Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng

Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì. THÂN NHIỆT. Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể xác định cơ thể bình thường hay bị bệnh.

– Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

– Nhiệt độ cơ thể ở người khoẻ mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh thay đổi như thế nào?

Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể xác định cơ thể bình thường hay bị bệnh.

Quảng cáo

Nhiệt độ ở cơ thể bình thường là 37oC, và dao động không quá 0,5oC

Khi trời lạnh: nhiêt tỏa ra mạnh làm cho cơ thể mất nhiệt nên mao mạch ở da co lại làm giảm lượng máu tới da giúp giảm bớt sự mất nhiệt.

Khi trời nóng: cơ thể tăng tỏa nhiệt bằng phản xạ dãn mao mạch.

Đề bài

- Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

- Nhiệt độ cơ thể ở người khoẻ mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh thay đổi như thế nào?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Thân nhiệt

Lời giải chi tiết

Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể xác định cơ thể bình thường hay bị bệnh.

Nhiệt độ ở cơ thể bình thường là 37oC, và dao động không quá 0,5oC

Khi trời lạnh: nhiêt tỏa ra mạnh làm cho cơ thể mất nhiệt nên mao mạch ở da co lại làm giảm lượng máu tới da giúp giảm bớt sự mất nhiệt.

Khi trời nóng: cơ thể tăng tỏa nhiệt bằng phản xạ dãn mao mạch.

Loigiaihay.com

  • Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 105 SGK Sinh học 8.

  • Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào? Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?

    - Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào? - Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng? - Để chống rét, chúng ta phải làm gì? - Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh? - Việc xây nhà ở, công sở, ... cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh? - Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?

  • Bài 1 trang 106 SGK Sinh học 8

    Giải bài 1 trang 106 SGK Sinh học 8. Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp : Trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

  • Bài 2 trang 106 SGK Sinh học 8

    Giải bài 2 trang 106 SGK Sinh học 8. Hãy giải thích các câu sau: - " Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói" - " Rét run cầm cập"

  • Bài 3 trang 106 SGK Sinh học 8

    Giải bài 3 trang 106 SGK Sinh học 8. Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?

  • Da có những chức năng gì? Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện được chức năng bảo vệ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 133 SGK Sinh học 8.

  • Báo cáo thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước

    Thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước

  • Da bẩn có hại như thế nào? Da bị xây xát có hại như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 134 SGK Sinh học 8.

  • Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

    I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện.

  • Xem lời giải

    Phạm vi bình thường cho nhiệt độ cơ thể là từ 36,5 °C – 37,5 °C.

    Nhiệt độ cơ thể thường được đo ở vị trí nào?

    Nhiệt độ cơ thể được đo ở 3 vị trí như sau:

    • Ở miệng: Nhiệt độ bình thường dao động khoảng 36,4 °C – 37,2 °C. [Nhiệt độ cơ thể bình thường đo ở miệng đạt mức cao nhất khoảng 37,7 °C vào lúc 16 giờ].
    • Trực tràng: Trong điều kiện bình thường cao hơn 0,2 – 0,6 °C so với đo nhiệt độ ở miệng.
    • Ở nách: Thấp hơn nhiệt độ bình thường của cơ thể khoảng 0,5 – 1°C. Tuy dao động nhiều, nhưng lại là thuận tiện để theo dõi thân nhiệt bệnh nhân.

    Bình thường từ sáng sớm đến chiều tối, nhiệt độ cơ thể tăng 0,5 °C.

    Tìm hiểu về nhiệt độ cơ thể bình thường

    Nhiệt độ cơ thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố điển hình bao gồm:

    • Tuổi tác: Người già vận động kém. Người có nhu cầu chuyển hoá và hấp thu thấp nên thân nhiệt thường thấp so với người trẻ.
    • Khi hoạt động, sau khi ăn: Nhiệt độ cơ thể tăng.
    • Nội tiết: Trong thời kỳ rụng trứng và suốt quá trình mang thai, thân nhiệt trung bình của phụ nữ thường tăng nhẹ.
    • Stress: Khi bị căng thẳng có thể làm tăng hoặc hạ nhiệt độ.
    • Nhiệt độ môi trường tác động đến thân nhiệt nhưng thay đổi không nhiều khoảng 0,5°C.
    • Một số thuốc ảnh hưởng khả năng bài tiết mồ hôi, gây giãn mạch.
    • Thời gian đo thân nhiệt: Nhiệt độ cơ thể thay đổi từ 0,5°C đến 1°C trong ngày. Nhiệt độ cơ thể thấp nhất vào lúc 6 giờ sáng và cao nhất vào 4 – 6 giờ chiều.
    • Vị trí đo nhiệt độ cơ thể: Kết quả có thể khác nhau tùy theo vị trí đo thân nhiệt.

    Video liên quan

    • lý thuyết
    • trắc nghiệm
    • hỏi đáp
    • bài tập sgk

    - Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh thì khi trài nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thể nào?

    - Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

    - Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể đã đi đâu và để làm gì?

    - Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

    Các câu hỏi tương tự

    Khi trời nóng hoặc lao động nặng cơ thể thường tiết mồ hôi?

    A. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

    B. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co lại giúp giữ nhiệt, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

    C. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp giữ nhiệt , khi nhiệt độ đến mức tối đa thì tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

    D. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

    Năng lượng không ngừng được tạo ra trong cơ thể người thông qua quá trình chuyển hóa. Sự cân bằng thân nhiệt là điều kiện quan trọng cho sự hoạt động bình thường của các men tham gia vào chính quá trình chuyển hóa. Theo dõi nhiệt độ cơ thể nhằm giúp phát hiện ra sớm những thay đổi bất đường của cơ thể, để có hướng điều trị kịp thời.

    Một cơ thể khỏe mạnh duy trì nhiệt độ của nó trong một phạm vi hẹp bằng cách sử dụng các cơ chế cân bằng thân nhiệt. Phạm vi bình thường cho nhiệt độ cơ thể là từ 36°C - 37,5°C trong thực hành lâm sàng. Nhiệt độ cơ thể thường được đo ở ba vị trí:

    • Ở trực tràng: trong điều kiện bình thường dao động trong khoảng 36,3 - 37,1°C.
    • Ở miệng: thấp hơn ở trực tràng 0,2 - 0,6°C.
    • Ở nách: thấp hơn ở trực tràng 0,5 - 1°C, dao động nhiều song thuận tiện để theo dõi thân nhiệt bệnh nhân.

    Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể như:

    • Tuổi tác: ở trẻ em thông thường thân nhiệt sẽ cao hơn người lớn vì trung khu điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn chỉnh nên nếu có bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể cũng có thể gây sốt cao và đôi khi kèm co giật. Người già vận động kém, nhu cầu chuyển hoá và hấp thu thấp nên thân nhiệt thường thấp so với người trẻ.
    • Khi hoạt động nhiệt độ tăng.
    • Nội tiết: phụ nữ nhiệt độ cơ thể thường cao hơn nam giới đặc biệt trong thời kỳ rụng trứng.
    • Stress thường làm thay đổi nhiệt độ: tăng hoặc hạ nhiệt độ.

    • Nhiệt độ môi trường tác động đến thân nhiệt nhưng thay đổi không nhiều khoảng 0,5°C. Đặc biệt ở người già hay trẻ em thường nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ môi trường hơn so với người trẻ.
    • Một số thuốc ảnh hưởng khả năng bài tiết mồ hôi, gây dãn mạch.
    • Thời gian đo thân nhiệt: nhiệt độ cơ thể thay đổi từ 0,5°C đến 1°C trong ngày. Thông thường nhiệt độ cơ thể thấp nhất vào sáng sớm và cao nhất sau 6 giờ chiều.
    • Vị trí đo nhiệt độ cơ thể: kết quả nhiệt độ có thể khác nhau tùy theo vị trí đo thân nhiệt.

    Khi hoạt động cơ thể con người sẽ làm tăng nhiệt độ của cơ thể

    Rối loạn nhiệt độ cơ thể là do sự mất cân bằng thân nhiệt của hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt, sự mất cân bằng này có thể gây ra hai trạng thái: thân nhiệt giảmthân nhiệt tăng.

    a. Nhiệt độ cơ thể thấp [hạ thân nhiệt]

    Nếu nhiệt độ cơ thể thấp là triệu chứng duy nhất, thì đó không phải là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể thấp xảy ra với các triệu chứng khác, chẳng hạn như ớn lạnh, run rẩy, khó thở hoặc nhầm lẫn, thì có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng.

    Nhiệt độ cơ thể thấp thường xảy ra do:

    • Thời tiết lạnh.
    • Sử dụng rượu hoặc ma túy, bị sốc.
    • Một số rối loạn như bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp.

    Nhiệt độ cơ thể thấp có thể xảy ra với nhiễm trùng. Thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi hoặc những người có sức đề kháng yếu. Chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, cũng gây ra giảm nhiệt độ cơ thể bất thường.

    b. Nhiệt độ cơ thể cao [say nắng]

    Say nắng xảy ra khi cơ thể không kiểm soát được nhiệt độ và nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng. Các triệu chứng say nắng bao gồm những thay đổi về tinh thần như:

    • Nhầm lẫn
    • Mê sảng hoặc bất tỉnh
    • Da đỏ, nóng và khô, ngay cả dưới nách

    Người bị say nắng có thể xuất hiện dấu hiệu da đỏ và nóng

    Say nắng có thể gây tử vong nếu không được điều trị y tế khẩn cấp. Nó gây mất nước nghiêm trọng và có thể khiến các cơ quan trong cơ thể ngừng hoạt động.

    Có hai loại say nắng:

    • Say nắng cổ điển có thể xảy ra ngay cả khi một người không làm gì nhiều, miễn là trời nóng và cơ thể không thể tự làm mát đủ tốt bằng cách đổ mồ hôi. Người thậm chí có thể ngừng đổ mồ hôi. Say nắng cổ điển có thể phát triển trong vài ngày.
    • Say nắng khi một người đang làm việc hoặc tập thể dục do gắng sức có thể xảy ra ở nơi nóng. Cơ thể có thể đổ nhiều mồ hôi, mất nước gây suy nhược. Điều này khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên mức cao.

    c. Sốt

    Ở hầu hết người trưởng thành, sốt là nhiệt độ miệng trên 38°C hoặc nhiệt độ trực tràng hoặc tai trên 38,3°C. Trẻ bị sốt khi nhiệt độ trực tràng từ 38°C trở lên.

    Sốt có thể xảy ra như một phản ứng với:

    • Sự nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của sốt. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc một bộ phận cơ thể.
    • Thuốc: Chúng bao gồm kháng sinh, opioids, thuốc kháng histamine và nhiều loại khác làm tăng nhiệt độ cơ thể trực tiếp.
    • Chấn thương nặng: Điều này có thể bao gồm đau tim, đột quỵ, say nắng hoặc bỏng.
    • Các bệnh lý khác bao gồm: viêm khớp, cường giáp và thậm chí một số bệnh ung thư, chẳng hạn như bệnh bạch cầuung thư phổi.

    Sốt được phân loại theo các mức:

    • Sốt nhẹ: khi nhiệt độ cơ thể từ 37 - 38°C.
    • Sốt vừa: khi nhiệt độ cơ thể từ 38 - 39°C.
    • Sốt cao: khi nhiệt độ cơ thể từ 39 - 40°C.
    • Sốt quá cao: khi nhiệt độ cơ thể trên 40°C.

    Chỉ số sốt được chia ra làm nhiều mức độ khác nhau

    Theo dõi nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế là phương pháp kiểm soát nhiệt độ cơ thể đơn giản và dễ dàng thực hiện.

    Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau:

    • Nhiệt kế thủy ngân: tiện dùng, giá rẻ. Thời gian: tùy theo vị trí đặt, trung bình 3 phút nhưng dễ vỡ gây nguy hiểm do chứa thủy ngân [Hg]. Nguy cơ lây nhiễm nếu đặt ở miệng hoặc ở hậu môn.
    • Nhiệt kế điện tử: cho kết quả trong thời gian ngắn 4 giây. Nguy cơ lây nhiễm nếu đặt ở miệng hoặc ở hậu môn.
    • Nhiệt kế bằng hóa chất: Dùng một lần rồi bỏ. Thường dùng cho người bệnh cần cách ly. Thời gian trung bình 3 phút, khó đọc kết quả do phải quan sát màu sắc thay đổi.
    • Nhiệt kế đặt ở tai [dạng nhiệt kế điện tử]: Dễ dùng, đọc kết quả chính xác trong thời gian ngắn 2 - 5 giây, không gây khó chịu cho người bệnh, thay lớp áo phủ bên ngoài đầu nhiệt kế sau khi dùng cho người bệnh.
    • Nhiệt kế hậu môn: Cho ra kết quả phản ánh nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, thời gian: 2 phút. Không dùng nhiệt kế này cho người có bệnh lý về tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, vết thương vùng hậu môn, tình trạng dễ xuất huyết [trĩ].
    • Nhiệt kế miệng: Phản ảnh nhiệt độ chính xác sau 3 phút, tiện dùng hơn nhiệt kế hậu môn.
    • Nhiệt kế nách: An toàn, ít có nguy cơ gây nhiễm. Kết quả nhiệt độ thấp hơn ở miệng, có thể dùng cho trẻ sơ sinh, áp dụng cho những người bệnh không đặt được ở các vị trí khác. Thời gian đặt 3 – 5 phút.

    a. Cách đo nhiệt độ cơ thể ở miệng

    • Là phương pháp phổ biến nhất để đo nhiệt độ cơ thể.
    • Đặt nhiệt kế dưới lưỡi, chỉ sang một bên của miệng. Khép chặt môi của mình xung quanh nó.
    • Để nhiệt kế tại chỗ trong khoảng thời gian cần thiết. Một số nhiệt kế kỹ thuật số cho một loạt tiếng bíp ngắn khi đọc xong.
    • Tháo nhiệt kế và đọc nó.
    • Làm sạch nhiệt kế kỹ thuật số bằng nước mát, xà phòng và rửa sạch trước khi cất đi.

    Đo nhiệt độ cơ thể ở miệng cần thực hiện đúng kỹ thuật

    b. Cách đo nhiệt độ cơ thể ở trực tràng

    • Đây là cách chính xác nhất để đo nhiệt độ cơ thể. Khuyến cáo cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người không thể giữ nhiệt kế an toàn trong miệng.
    • Áp dụng một thạch bôi trơn hoặc dầu, chẳng hạn như Vaseline, trên đầu bóng của nhiệt kế. Điều này sẽ làm cho nó dễ dàng để chèn vào hậu môn.
    • Với một em bé hoặc một đứa trẻ nhỏ, xoay đứa trẻ úp mặt vào lòng bạn hoặc trên đệm phẳng. Chọn một nơi yên tĩnh nhằm giúp cho trẻ không bị phân tâm hoặc di chuyển quá nhiều.
    • Nhẹ nhàng đưa đầu bóng đèn của nhiệt kế vào hậu môn. Đẩy nó vào khoảng 1,25cm đến 2,5 cm. Đừng ép nó vào trực tràng. Giữ nhiệt kế tại chỗ với hai ngón tay gần hậu môn [không gần cuối nhiệt kế]. Nhấn mông của trẻ với nhau sẽ giúp giữ nhiệt kế tại chỗ.
    • Để nhiệt kế tại chỗ trong khoảng thời gian cần thiết.
    • Tháo nhiệt kế và đọc nó.
    • Làm sạch nhiệt kế kỹ thuật số bằng nước mát, xà phòng và rửa sạch trước khi cất đi.
    • Không sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ miệng sau khi đã sử dụng nhiệt độ trực tràng.

    c. Cách đo nhiệt độ cơ thể ở nách

    • Việc đo nhiệt độ ở nách có thể cho ra kết quả không chính xác như lấy nhiệt độ miệng hoặc trực tràng.
    • Đặt nhiệt kế dưới cánh tay ở giữa nách.
    • Ấn cánh tay vào cơ thể và để nhiệt kế tại chỗ trong khoảng thời gian cần thiết.
    • Tháo nhiệt kế và đọc nó. Chỉ số nhiệt độ nách có thể thấp hơn 0,6°C so với đọc nhiệt độ miệng.
    • Làm sạch nhiệt kế kỹ thuật số bằng nước mát, xà phòng và rửa sạch trước khi cất đi.

    d. Cách đo nhiệt độ cơ thể ở tai

    Nhiệt độ cơ thể đo ở tai tương đối chính xác. Nhiệt kế tai cần được làm sạch trước khi sử dụng.

    • Kiểm tra xem đầu dò có sạch và không có mảnh vụn không. Nếu bẩn, lau nhẹ nhàng bằng vải sạch. Không đặt nhiệt kế dưới nước.
    • Để giữ cho đầu dò sạch, nên sử dụng nắp đầu dò dùng một lần. Sử dụng nắp mới mỗi khi bạn đo nhiệt độ tai.
    • Bật nhiệt kế.
    • Đối với bé dưới 12 tháng tuổi, nhẹ nhàng kéo dái tai xuống và trở lại. Đối với trẻ lớn hơn 12 tháng tuổi và đối với người lớn, hãy kéo dái tai lên và quay lại. Điều này sẽ giúp bạn đặt đầu dò trong ống tai.
    • Đặt đầu dò vào tai và đẩy nhẹ vào trong màng nhĩ. Đừng ép nó vào.
    • Nhấn nút "bật" để hiển thị số đọc nhiệt độ.
    • Tháo nhiệt kế, và vứt bỏ nắp đã sử dụng.

    Đo nhiệt độ cơ thể ở tai cần dùng loại nhiệt kế điện tử chuyên dụng

    Trong quá trình theo dõi nhiệt độ cơ thể nếu phát hiện nhiệt độ cơ thể có những thay đổi bất thường kèm theo các triệu chứng tiêu cực thì cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

    Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

    Hướng dẫn đo nhiệt độ đúng cách cho trẻ

    XEM THÊM:

    Video liên quan

    Chủ Đề