Những đặc điểm của ngành xây dựng

Sự phát triển của quá trình đô thị hóa càng nhanh càng hiện đại thì bạn không thể nào bỏ qua được ngành xây dựng, nhất là nhận thức của con người thay đổi thì tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng sẽ được tăng lên. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được xây dựng là ngành như thế nào và ý nghĩa của chúng ra làm sao.

Ngành xây dựng: nói tới xây dựng thì chắc chắn ai cũng biết rồi, nhưng nếu nói về khái niệm cụ thể thì chưa hẳn bạn đã biết, có những ý kiến cho rằng xây dựng là cách để tạo ra một công trình nào đó cụ thể.

Ngành xây dựng là nói chung nhưng sẽ gồm rất nhiều quy trình ở bên trong, từ phần thiết kế cho đến tiến hành thực tiễn. Sản phẩm của ngành xây dựng hướng tới những khách hàng riêng biệt, có thể là cá nhân, tổ chức hoặc công cộng.

Xem thêm các loại Đá Thạch Anh Xây Dựng

//kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Dựa trên tiêu trí là cách sử dụng và đối tượng khách hàng thì chúng ta có thể chia xây dựng ra thành các loại như sau:

Xây dựng nhà: có thể là nhà cấp bốn, nhà chung cư, nhà nhiều tầng, hoặc cũng có thể là trường học, bệnh viện, công ty, nhà hàng, kho xưởng,…

Xây dựng công trình dân dụng: công trình liên quan tới giao thông, như đường – cầu và những thứ liên quan tới xã hội như ống dẫn, trạm, thủy lợi,..

Xây dựng chuyên dụng: nhằm đáp ứng được những phương thức sử dụng riêng biệt, như đèn, san lấp, bài trí,…

Hoạt động riêng của ngành xây dựng: nhiều người nghĩ rằng đây là một ngành riêng, nhưng trên thực tế thì lại có mối quan hệ của nhiều lĩnh vực, trong đó có thể kể đến những tổ chức quản lý dự án – nhà thầu – kỹ sư tư vấn thiết kế – kỹ sư thi công – kiến trúc sư – kỹ thuật viên giám sát.

Tất cả những nhân tố trên đều chiếm giữ một vị trí quan trong của mình trong ngành xây dựng, nhằm giúp công trình được hoàn thành tốt đẹp và có hiệu quả. Trong đó phần thiết kế là để tạo nên sự thích hợp – an toàn – đáp ứng yêu cầu – chi phí.

Vai trò của ngành xây dựng: đối với một nước nào đó được coi là phát triển thì mặt cơ sở vật chất hạ tầng là thứ thiết yếu, đương nhiên công việc này cần tới ngành xây dựng.

Ngành xây dựng sẽ tạo dựng phần hạ tầng cho rất nhiều tổ chức cá nhân khác nhau trong xã hội, khi xây dựng tăng trưởng thì các ngành khác cũng được tăng trưởng theo, nên chúng ta có thể hiểu được vai trò quan trọng của ngành xây dựng là như thế nào.

Hơn nữa ngành xây dựng còn tạo được sự thuận lợi và làm ổn định nền kinh tế của một đất nước.

Ở nước ta thì ngành xây dựng hiện tại nắm giữ vai trò quan trọng như: nâng cao khả năng cung ứng cho các ngành khác, tạo được sự cân bằng trong mối quan hệ giữa các ngành, tạo nên chất lượng cho các hoạt động trong xã hội, mang đến một nguồn tiền lớn về kinh tế.

Với những thông tin ở trên để thấy được tằng ngành xây dựng không chỉ mang những nét riêng mà còn có mối quan hệ mạt thiết với các ngành khác trong nền kinh tế xã hội của một đất nước.

Bình luận

comments

Xây dựng cơ bản [XDCB] là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước. Hơn thế nữa, đầu tư XDCB gắn liền với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại do đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật đối với các ngành sản xuất vật chất. Nó có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và quỹ tích luỹ nói riêng với vốn đầu tư, tài trợ của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực XDCB.

So với các ngành sản xuất khác, XDCB có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng, được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình sáng tạo ra sản phẩm của ngành.

Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn đòi hỏi các nhà xây dựng phải dự đoán trước xu hướng tiến bộ xã hội để tránh bị lạc hậu. Phong cách kiến trúc và kiểu dáng một sản phẩm cần phải phù hợp với văn hoá dân tộc. Trên thực tế, đã có không ít các công trình xây dựng trở thành biểu tượng của một quốc gia như chùa Một cột ở Hà nội, tháp Ephen ở Pari... và do đó chất lượng của các công trình xây dựng cũng phải được đặc biệt chú ý. Nó không chỉ ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình và còn ảnh hưởng tới sự an toàn cho người sử dụng.

Sản phẩm xây lắp mang tính tổng hợp phát huy tác dụng về mặt kinh tế, chính trị, kế toán, nghệ thuật... Nó rất đa dạng nhưng lại mang tính độc lập, mỗi một công trình được xây dựng theo một thiết kế, kỹ thuật riêng, có giá trị dự toán riêng và tại một địa điểm nhất định, nơi sản xuất ra sản phẩm cũng đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. Những đặc điểm này có tác động lớn tới giá trị sản xuất ngành xây dựng.

Quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời chịu tác dộng rất lớn của các nhân tố môi trường xấu như mưa, nắng, lũ, lụt... đòi hỏi các nhà xây dựng phải giám sát chặt chẽ những biến động này để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của nó.

Sản phẩm xây dựng là sản phẩm đơn chiếc và được tiêu thụ theo cách riêng. Các sản phẩm được coi như tiêu thụ trước khi được xây dựng theo giá trị dự toán hay giá thoả thuận với chủ đầu tư [giá đấu thầu] do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ bởi vì sản phẩm xây lắp là hàng hoá đặc biệt.

Thị trường bất động sản cả nước nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng phải chịu một áp lực lớn do hàng loạt chính sách điều tiết của Nhà nước. Với sự tác động của Luật đất đai 2003, Nghị định 181/CP và các văn bản hướng dẫn dưới luật khác đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần phải có quy mô lớn về vốn và sự linh động trong điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác quản lý của Nhà nước đối với thị trường này còn nhiều bất cập, một mặt có quá nhiều quy định phức tạp, mặt khác  Nhà nước không thể kiểm soát và điều tiết đối với thị trường giao dịch ngầm.

Trong hoạt động xây dựng cơ bản, thời gian thi công của các công trình thường kéo dài, việc nghiệm thu, bàn giao được thực hiện từng phần, và tại Việt Nam hiện nay việc giải ngân vốn thường chậm, quá trình hoàn tất hồ sơ thi công cũng như thống nhất phê duyệt quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu thường mất nhiều thời gian. Do vậy, đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của các công ty xây dựng, đặc biệt là tình hình công nợ phải thu, phải trả và dòng tiền hoạt động.

Bên cạnh đó, giá cả các yếu tố đầu vào của ngành xây dựng, đặc biệt là giá thép thường biến động, hiện nay đang ở mức cao và có xu hướng tăng trong thời gian tới làm ảnh hưởng đến chi phí của Công ty dẫn đến tăng giá vốn của các sản phẩm kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, nền kinh tế đang tăng trưởng cao, nhu cầu về nhà ở, thuê cao ốc, văn phòng và đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng lớn, thêm vào đó Công ty đã có uy tín trong ngành, kinh nghiệm trong đấu thầu và có nhiều khách hàng truyền thống, gắn bó với Công ty nên việc đảm bảo được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra là khả thi.


 


 

Chuỗi giá trị của ngành Xây Dựng được cấu thành 3 yếu tố chính
■       Yếu tố đầu vào: Vật liệu xây dựng [thép, xi măng, gạch, đá....], Nhân công, và Máy xây dựng.
■       Quy trình xây dựng: bao gồm các khâu như thiết kế, đấu thầu, làm móng, xây thô, hoàn thiện.
■       Thị trường xây dựng: bao gồm ba thị trường chính là dân dụng, công nghiệp, và cơ sở hạ tầng.

Giá thành của một công trình Xây Dựng thông thường bao gồm 60-70% chi phí Vật Liệu, 10-20% chi phí Nhân Công, và 10-20% chi phí máy xây dựng, trong đó thép chiếm 60-70% và Xi măng chiếm 10-15%, chi phí HSE là khoản 3% trong cơ cấu Vật Liệu Xây Dựng.
■  Thép: Do đặc điểm ngành nên giá thép trong nước bị tác động nhiều bởi giá thế giới. Và theo dự báo mới nhất của một số tổ chức uy tín thì giá thép xây dựng trong thòi gian sắp tới đang có xu hướng giảm do các nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, HRC, và thép phế có giá giảm trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh trong nước là khá lớn, cùng với rủi ro thép nhập khẩu. Do đó, tình hình ngành thép sẽ rất khó khăn trong những năm tới.
■  Xi măng: Trong thời gian sắp tới nhu cầu sử dụng xi măng là khá lớn, do các công trình cơ sở hạ tầng và BĐS được triển khai tương đối nhiều. Tuy nhiên, một số chi phí đầu vào chính như giá than và xăng dầu lại có xu hướng giảm, đồng thời tình trạng mất cân bằng cung cầu vẫn còn tiếp diễn. Do đo, giá xi măng dự đoán là giữ ở mức ổn định trong thòi gian tới.

■  Nhân công: Hiện tại, lượng nhân công trong ngành xây dựng đạt 3,2 triệu lao động, là ngành có lượng lao động cao thứ 4 cả nước. Theo Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam [VACC], khoảng 80% công nhân xây dựng hiện nay làm việc có tính thời vụ, chưa được đào tạo bài bản, thiếu chuyên môn và chưa đáp ứng được những yêu cầu về tính chuyên nghiệp trên công trường. So với các nước trong khu vực, năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng một nửa mức trung bình của các nước Đông Nam Á. Còn khi so sánh với các ngành khác, năng xuất lao động của ngành Xây dựng chỉ đứng thứ 16, vì vậy thu nhập của nhân công trong ngành cũng ở mức thấp hơn so với nhiều ngành kinh tế khác và so với các nước trong khu vực.

■  Chí phí nhân công: Theo tổ chức Landong Seah, Chi phí nhân công ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, do hiện tại giá lao động tại nước ta tương đối thấp so với các nước trên thế giới. Giá nhân công sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc tăng mức lương cơ bản hàng năm.Trong giai đoạn 2013-2015, lương cơ bản ở Việt Nam đã tăng trung bình 14%/năm, và dự kiến mức tăng này sẽ vẫn giữ trong những năm sắp tới.



■  Thiết bị, máy móc:Hàng năm, nước ta nhập khoảng 15.000 máy xây dựng trong đó 95% là máy cũ với kim ngạch nhập khẩu trung bình 300-400 triệu USD. Với lợi thế là giá chỉ bằng 25% máy mới, đồng thời phù hợp với điều kiện xây dựng ở Việt Nam, nên các dòng máy xây dựng cũ được khá nhiều các nhà thầu vừa và nhỏ ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng máy cũ cũng có những nhược điểm, như thủ tục rườm ra, thường xảy ra hỏng hóc, và hiệu suất làm việc không bằng những thiết bị mới. Ngoài ra, thông tư 20, áp dụng vào tháng 9/2014, đưa ra những quy định kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng của máy cũ nhập khẩu, cũng có thể sẽ gây ra tác động không nhỏ tới thị trường này


 
         b. Yếu tố quá trình xây dựng
Hoàn thiện công trình là khâu cuối cùng tạo nên chất lượng mỹ quan cũng như tiện nghi của công trình, so với các công tác khác trong xây dựng công tác hoàn thiện không đặt nặng về vấn đề chịu lực cho công trình nhưng lại đòi hỏi khắt khe về thẩm mỹ. Giai đoạn hoàn thiện bao gồm các công đoạn: trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét.

■  Đối với xây dựng nhà cao tầng hay cao ốc văn phòng thông thường sẽ chia làm 2 phần chính: Phần xây dựng và phần Cơ Điện [gọi tắt là M&E, Mechanical & Electrical], phần M&E có thể chiếm khoảng 40-60% tổng khối lượng của dự án. M&E thường sẽ chia thành 4 hạng mục chính bao gồm: [1] Hệ thống thông gió và điều hòa không khí, [2] Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh, [3] Phần điện, và [4] Hệ thống báo cháy và chữa cháy. Trong đó, phần điện chiếm khoảng 40-60% khối lượng phần M&E, tùy từng dự án, thậm chí có thể lên tới 70-80%.

■  Thiết kế nội thất là việc tìm kiếm các giải pháp thiết kế sáng tạo cho các không gian bên trong. Và đây cũng là 1 giai đoạn quan trọng trong khâu hoàn thiện, vì một căn nhà, văn phòng hay quán cafe đẹp không chỉ dừng lại ở việc có không gian bên ngoài đẹp mà còn cần có không gian nội thất hài hòa, tạo được sự thoải mái cho con người. Ngoài ra, thiết kế nội thất cũng có thể góp phần nâng cao giá trị của công trình xây dựng.


Chi Phí Xây Dựng
: Nếu xét theo từng khâu trong quy trình thực hiện dự án và tùy theo từng loại công trình khác nhau thì phần chi phí xây dựng thường chiếm giá trị nhiều nhất, trong đó phần nền móng chiếm 20-30%, xây thô chiếm 20-40%, và hoàn thiện chiếm 40-60%. Xét riêng về yếu tố đầu vào thì vật liệu xây dựng chiếm 60-70% giá thành, sau đó là nhân công [10-20%] và máy xây dựng [10-20%].Trong cơ cấu vật liệu xây dựng thì thép sẽ chiếm phần lớn, từ 60-70%.  

Thị trường xây dựng dân dụng chịu tác động và ảnh hưởng lớn từ thị trường nhà ở và BĐS. Trong đó 5 yếu tố chính ảnh hưởng tới thị trường này bao gồm: [1] nhân khẩu học [cơ cấu tuổi, thu nhập, tốc độ tăng dân số, và tốc độ đô thi hóa], [2] lãi suất, [3] sức khỏe nền kinh tế [tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, và niềm tin tiêu dùng], [4] chính sách hỗ trợ từ chính phủ,[5] nguồn vốn FDI.


■  Theo báo cáo từ tổ chức World urbanization Prospectives, nước ta có tốc độ tăng trưởng dân số trung bình 1,2 - 1,5%/năm và tốc độ đô thị hóa trung bình 3,4%/năm.
Theo ước tính thì đến năm 2030, nước ta sẽ có khoảng 105,45 triệu dân và dân số đô thị sẽ chiểm tỷ lệ 44,2%, tương đương với 46,6 triệu người tăng 48% so với hiện nay. Trong năm 2014, diện tích sàn nhà ở tăng thêm 92 triệu m2 so với năm 2013 và diện tích bình quân 20,6 m2/người. Tốc độ tăng trưởng sàn nhà ở bình quân cũng đạt 3-5%/năm. Và theo ước tính của “Chương trình phát triển đô thị quốc gia”, tới năm 2020 diện tích sàn nhà bình quân ở đô thị sẽ đạt 29 m2/người, tăng 48% so với hiện nay. Do đó, tiềm năng phát triển lĩnh vực xây dựng dân dụng sẽ còn rất cao trong thời gian tới.

■  Lãi suất cho vay và tiết kiệm đã giảm xuống còn 8% và 6%, mức thấp nhất trong những năm gần đây.

Bên cạnh tác động trực tiếp là việc vay mua nhà sẽ được giảm lãi suất, qua đó khích thích sự phục hồi của thị trường BĐS. Động thái này còn được các chuyên gia kỳ vọng sẽ là lực tác động tạo ra sự chuyển hướng của dòng vốn xã hội vào các kênh đầu tư khác, trong đó có thị trường BĐS. Nhưng việc hạ lãi suất cũng chưa thể tác động ngay lên thị trường BĐS, vì hiện tại nó chỉ ảnh hưởng chủ yếu lên nguồn vốn ngắn hạn. Còn các ngân hàng vẫn dùng phần lớn nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho các khoản vay trung và dài hạn, và tín dụng cho BĐS cũng chỉ chủ yếu là trung và dài hạn. Tuy nhiên, về dài hạn, thị trường BĐS sẽ vẫn hưởng lợi từ việc giảm lãi suất.

■  Trong năm 2014, GDP tăng trưởng ở mức 5,98% với sự tăng trưởng mạnh từ khu vực công nghiệp và xây dựng. Và theo đánh giá, kinh tế Việt Nam năm 2015 sẽ có tốc độ phục hồi cao hon và có khả năng đạt mức tăng trưởng từ 6% - 6,2%/năm.

■  Bên cạnh tình hình kinh tế đang được cải thiện cũng với mức lãi suất thấp, nhiều quy định và chính sách có lợi cho thị trường BĐS cũng đã được được ban hành trong thời gian qua.Điển hình như Luật Nhà ở [sửa đổi] cho phép cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Thông Tư 32 thúc đẩy việc giải ngân gói 30,000 tỷ, Thông tư 36 giảm hệ số rủi ro cho vay đối với BĐS từ 250% xuống 150%, và Luật kinh doanh BĐS quy định chặt chẽ hơn điều kiện kinh doanh BĐS giúp ổn định nguồn cung


   
 
         d. Yếu tố triển vọng thị trường đầu ra của các nhóm ngành xây dựng

         e. Về cạnh tranh


Ngành xây dựng và trang trí nội thất là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Cùng với xu hướng mở cửa nên đối thủ cạnh tranh của Công ty không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính rất mạnh.
         
f. Về yếu tố hội nhập

Việt Nam chính thức gia nhập WTO cũng là yếu tố ảnh hưởng lâu dài tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc thông thoáng hơn trong các chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài khi hội nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào  thị trường Việt Nam và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Công ty Việt Nhật.

Ngược lại, Công ty cũng đang đứng trước một vận hội lớn với sự tăng trưởng mạnh của nhu cầu nhà ở, văn phòng cho thuê khi hội nhập cũng như những cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài thực hiện những dự án lớn, mang tầm cỡ quốc tế nhằm nâng cao trình độ thi công hoàn thiện, trang trí nội thất, trình độ quản lý và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho Công ty. 

Đứng trước những cơ hội và thách thức hội nhập như vậy, CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HOÀNG LIÊN SƠN  đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực, năng lực quản lý, điều hành, chiến lược kinh doanh, từng bước củng cố tiềm lực tài chính để có thể chủ động nắm bắt thời cơ và vận hành phù hợp với tình hình mới.

Video liên quan

Chủ Đề