Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc nhà xuất bản Kim Đồng, 2009

Tràn lan truyện dịch nước ngoài

Hiện nay, rất nhiều ấn phẩm dịch từ tiếng nước ngoài được phép lưu hành có nội dung không phù hợp với lứa tuổi và văn hóa Việt Nam. Điều đáng nói là, việc khai thác truyện tranh diễn ra một cách tràn lan, thiếu chọn lọc khiến cho thị trường ngày càng xuất hiện nhiều bộ truyện tranh kém chất lượng, ít được chú trọng tính văn hóa, giáo dục mà nặng về thương mại. Không ít bộ truyện tranh có những yếu tố tình dục, bạo lực, không phù hợp với văn hóa người Việt.

Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc nhà xuất bản Kim Đồng, 2009

Năm 2012, nhiều bậc phụ huynh đã ngỡ ngàng khi phát hiện ra những lời lẽ phản cảm trong cuốn "Truyện cổ tích về các loài chim và muông thú" được cho là của nhà xuất bản VH-TT. Cuốn truyện là tập hợp những câu chuyện cổ tích về các loài chim và thế giới muông thú. Trang sách đó kể về cuộc gặp của nhân vật được gọi là "nàng" với một chú chim trắng.

Tuy nhiên, ngôn từ và cách kể chuyện trong đoạn truyện này không giống với ngôn từ thường sử dụng trong những câu chuyện cổ tích, khiến người ta dễ có những liên tưởng thiếu lành mạnh, không phù hợp với thiếu nhi.

Hay như năm 2013, Cuốn sách “Vẽ truyện tranh phong cách Nhật Bản” với tựa đề "Tổng hợp màu sắc trong Manga" của nhà xuất bản Hồng Đức sau khi phát hành tại Nhà sách Minh Lâm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã nhận được sự quan tâm của nhiều em học sinh từ 8 đến 14 tuổi. Nhưng cuốn sách cũng khiến nhiều phụ huynh giật mình và bất bình khi nội dung đề cập nhiều nội dung kích động bạo lực với những hình ảnh thô tục như: học sinh cầm dao đâm cô giáo trường cũ.

Ngoài ra còn có rất nhiều những hình vẽ kích dục như các hình ảnh và lời bình về “động tác vắt chân tạo cảm giác dễ thương vô cùng” hay “Trang phục bơi để lộ đường cong cơ thể, khi vẽ cần thể hiện các đường nét ở phần ngực và mông của nhân vật”, "nhìn trộm khi tắm"… Nhiều bậc phụ huynh khi xem cuốn sách trên lo sợ rằng, nếu con cái mình học theo những hình ảnh và nội dung trong cuốn sách sẽ rất nguy hiểm.

Đến truyện cổ tích trong nước

Không chỉ sách dịch, ngay cả truyện cổ tích trong nước, khi chuyển thể sang truyện tranh cũng bị phóng tác thái quá, xuyên tạc, dùng những ngôn từ thô tục, yêu đương dung tục... Thậm chí, ngay cả những câu chuyện được đưa vào chương trình học của các em cũng bị xuyên tạc một cách "trắng trợn". Điều đáng nói là những cuốn sách này lại thuộc bản quyền của nhiều nhà xuất bản uy tín như Kim Đồng, Văn hóa Thông tin... khiến không ít phụ huynh cảm thấy hoang mang mỗi lần chọn sách cho con.

Những độc giả đã từng yêu mến những truyện cổ tích xưa hẳn sẽ rất sốc khi xem qua một vài trang truyện tranh cổ tích “Tấm Cám”, “Ăn khế trả vàng” (Tên nguyên tác là Cây khế) hay “Cây tre trăm đốt”, “Sự tích quả dưa hấu” mới xuất bản khi nhân vật ăn nói quá “khác xưa”.

Nhân vật Mai An Tiêm trong Sự tích dưa hấu, khiến nhiều người bất ngờ với tạo hình na ná như nhân vật truyện tranh hiện đại Nhật Bản, vợ Mai An Tiêm được tạo hình với yếm và đầm dài, với mái tóc dài xổ tung nhìn không khác gì nàng tiên cá. Tuy nhiên người xem còn bị “sốc” hơn nữa với những lời thoại do người làm sách tự “chế” hết sức nhảm nhí của các nhân vật.

Hay như bộ truyện tranh "Ăn khế trả vàng" có đoạn chim phượng hoàng khi ăn xong vừa bay đi vừa hát: “Là lá la, nếu hỏi rằng em yêu ai…” hay “Làm người ai làm thế”. Và tình tiết nhí nhố trong truyện cổ tích Tấm Cám với lời thoại của mụ dì ghẻ với Tấm: “Tấm! Mày hâm à? Mày câm à? Sao mày làm thủng cái mâm”, “Tao cấm mày xào nấm với dấm rồi cơ mà. Đầu mày có bị ấm không. Cẩn thận tao cho vài đấm”.

Đến đây thật sự không còn nhận ra hồn cốt của truyện cổ tích Việt Nam trong những truyện tranh kiểu này nữa!

Đáng buồn hơn, nhiều truyện tranh cổ tích còn bị "biên tập" rất nhiều về mặt nội dung so với nguyên tắc. Nhân vật đại diện cho cái thiện có những hành động “đặc trưng” cho cái ác. Có thể kể tới cô Tấm chua ngoa, độc ác có ý định đổ đỉa vào người cô Cám. Trong “Cây tre trăm đốt” con gái phú ông gặp anh Khoai ở chợ rồi dụ dỗ “Về ở nhà ta nghen, nhà ta có nhiều đồ ăn ngon lắm!” và anh Khoai thay vì đi ở như trước đã “tham ăn” đi theo cô.

Trên đây chỉ là một trong số những "hạt sạn" trong thị trường sách thiếu nhi ở Việt Nam được phát hiện. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều, rất nhiều nữa những "hạt sạn" còn tồn tại mà người chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất chính là những em nhỏ. Hy vọng, các nhà xuất bản nên "có tâm" hơn trong việc kiểm duyệt và phát hành sách, nhất là sách dành cho thiếu nhi.

Bởi tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, chính người lớn sẽ quyết định “vẽ” gì trên “tờ giấy trắng” ấy. Cho nên cần có thái độ nghiêm túc trong làm sách thiếu nhi, để tâm hồn trẻ thơ được phát triển toàn diện, không bị lệch lạc về suy nghĩ từ những bộ truyện đó. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng nên có những biện pháp mạnh nếu nội dung cuốn sách mang tính chất phản giáo dục.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan tâm đến nội dung những truyện mà con em mình đọc để cùng đọc, cảm nhận nó, từ đó có những định hướng, hướng trẻ đến với những cuốn sách hay, bổ ích. Và để trẻ ham đọc, mỗi gia đình nên có tủ sách gia đình được người lớn hướng dẫn cụ thể.

Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc nhà xuất bản Kim Đồng, 2009
Nghị luận về tình yêu thương con người  (Ngữ văn - Lớp 9)

Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc nhà xuất bản Kim Đồng, 2009

1 trả lời

So sánh sự việc xảy ra (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

CÁ CHÉP VÀ CON CUA

Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi:

- Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?

Cua trả lời:

- Tớ đang lột xác bạn ạ.

- Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ?

- Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.

- À, bây giờ thì tớ đã hiểu.

(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc - NXB Kim Đồng, 2009)

Câu 1 (2 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau:

1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Ngôi thứ nhất số nhiều

D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

2. Các nhân vật xuất hiện trong văn bản là?

A. Thỏ và rùa

B. Thỏ và ếch

C. Cáo và cua

D. Cá chép con và cua

3. Văn bản trên sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nghệ thuật nào?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

4. Vì sao họ hàng nhà cua phải lột xác dù rất đau đớn?

A. Vì phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được

B. Vì lột xác xong sẽ có bộ vỏ có màu sắc rất đẹp

C. Vì càng lột xác thì vỏ sẽ càng cứng hơn

D. Vì để ngụy trang với các loài vật to lớn hơn

Câu 2 (1 điểm): Tìm trong văn bản lời của người kể chuyện và lời nhân vật.

Câu 3 (1 điểm): Từ câu chuyện trên, em nhận được thông điệp nào? Trình bày bằng 2-3 câu văn.

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)

Viết một đoạn văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

Đáp án

Phần I:

Câu 1:

1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Ngôi thứ nhất số nhiều

D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên được kể theo ngôi thứ ba

=> Đáp án: B

2. Các nhân vật xuất hiện trong văn bản là?

A. Thỏ và rùa

B. Thỏ và ếch

C. Cáo và cua

D. Cá chép con và cua

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý các nhân vật xuất hiện

Lời giải chi tiết:

Các nhân vật trong văn bản là cá chép con và cua

=> Đáp án: D

3. Văn bản trên sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nghệ thuật nào?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ và xác định biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Văn bản sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa là chủ yếu có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc

=> Đáp án: C

4. Vì sao họ hàng nhà cua phải lột xác dù rất đau đớn?

A. Vì phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được

B. Vì lột xác xong sẽ có bộ vỏ có màu sắc rất đẹp

C. Vì càng lột xác thì vỏ sẽ càng cứng hơn

D. Vì để ngụy trang với các loài vật to lớn hơn

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý lời của nhân vật cua

Lời giải chi tiết:

Họ hàng nhà cua phải lột xác dù rất đau đớn vì phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được

=> Đáp án: A

Câu 2:

Tìm trong văn bản lời của người kể chuyện và lời nhân vật.

Phương pháp giải:

Đọc và xác định lời kể của người kể chuyện và lời kể của nhân vật

Lời giải chi tiết:

- Lời người kể chuyện: Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi, cua trả lời.

- Lời nhân vật: Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? Tớ đang lột xác bạn ạ. Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế? Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ. À, bây giờ thì tớ đã hiểu.

Câu 3:

Từ câu chuyện trên, em nhận được thông điệp nào? Trình bày bằng 2-3 câu văn.

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản rút ra thông điệp

Lời giải chi tiết:

Thông điệp:

- Con người cần đối diện với khó khăn để trưởng thành và đạt được thành công trong cuộc sống.

- Con người muốn trưởng thành và đạt được thành công trong cuộc sống cần trải qua những chông gai, thử thách.

Phần II:

Viết một đoạn văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Trải nghiệm là những món quà quý giá trong cuộc đời mỗi người, nó giống như những người thầy dạy dỗ chúng ta, giúp mỗi người có thêm bài học và kinh nghiệm trên đường đời. Em cũng có một trải nghiệm mà có lẽ suốt cuộc đời này sẽ không bao giờ quên. Năm lớp Năm em cùng các bạn trong xóm nhân buổi học về sớm đã rủ nhau đi tắm biển. Trong nhóm 4 bạn thì có một bạn bị sóng cuốn ra xa, lúc đó dường như đầu óc em quay cuồng không còn biết điều gì khi chứng kiến bạn mình như thế. May mắn hai bạn còn lại của nhóm em bình tĩnh hô hoán người đến cứu giúp và có một chú tốt bụng đã cứu được bạn em lên bờ. Lần đó bạn em mặt tái mét và chuyện đó khiến em sợ đến tận bây giờ. Vì cha mẹ đã nhiều lần giáo dục em về sự nguy hiểm khi đi tắm biển nô nghịch mà không có người lớn. Sau tai nạn này, em cố cẩn thận hơn khi làm bất cứ việc gì, và thầm cảm ơn ông trời vì đã được bình an. Với em, không gì quý giá hơn mạng sống.