Những quốc gia phải cắt giảm khí nhà kính theo Nghị định Kyoto là

Ngày 16/2 đánh dấu 15 năm kể từ khi Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực. Năm 2020 cũng là năm văn kiện này sẽ hết hiệu lực, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức thay thế Nghị định thư Kyoto với kỳ vọng có thể làm cơ sở cho các nỗ lực chống biến đổi khí hậu mạnh mẽ và thực chất hơn.

Nghị định thư Kyoto được thông qua tại Hội nghị lần thứ ba các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc [LHQ] về biến đổi khí hậu [COP-3] tháng 12/1997 ở Kyoto [Nhật Bản] và chính thức có hiệu lực ngày 16/2/2005. 

Thời điểm ra đời, Nghị định thư Kyoto được coi là một bước ngoặt mang tính lịch sử bởi đây là thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính do hoạt động của con người và đây cũng là thành quả đầu tiên kể từ khi các nước ký Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu [UNFCCC] tại Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất, được tổ chức tại Brazil năm 1992. 

Điều đáng lưu ý là Nghị định thư Kyoto ra đời chỉ 2 năm sau Hội nghị lần thứ nhất các bên tham gia UNFCCC tổ chức tại Berlin [Đức] vào năm 1995 [COP-1], cho thấy các nước đã ý thức được tính cấp bách của vấn đề chống biến đổi khí hậu. Trên thực tế, kể từ khi Nghị định thư Kyoto được đàm phán, mực nước biển đã tăng trung bình hơn 6cm, và số lượng các thảm họa khí hậu trên toàn cầu đã tăng 42%. 

Đây là văn kiện đánh dấu lần đầu tiên các nước trên thế giới đưa ra các cam kết mang tính ràng buộc, giới hạn lượng khí phát thải nhằm cứu hành tinh, thể hiện nỗ lực và trách nhiệm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Văn kiện này đặt khung thời gian 2008 - 2012 để các nước công nghiệp phát triển giảm lượng khí thải nhà kính khoảng 5,2% so với mức của thập niên 1990.

Nhưng không ít vấn đề đặt ra trong quá trình tồn tại đầy trắc trở của Nghị định thư Kyoto. Các nền kinh tế đang phát triển không phải thực hiện nghĩa vụ trong Kyoto. Nói cách khác, mặc dù được hơn 150 nước phê chuẩn, nhưng quy định của Nghị định thư Kyoto thì chỉ áp dụng đối với 35 nước công nghiệp phát triển, và các nước này có 10 năm để chuẩn bị cho nhiệm vụ giảm khí thải nhà kính. Trong thập niên đó, nền kinh tế Trung Quốc phát triển vũ bão, xả lượng khí thải nhà kính khổng lồ. Năm 2006, Trung Quốc chính thức vượt qua Mỹ, trở thành nước thải khí thải lớn nhất thế giới. Bởi vậy, Quốc hội Mỹ đã từ chối phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vì cho rằng thỏa thuận này thiếu công bằng. 

Tháng 3/2001, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ khi đó George W. Bush đã tuyên bố rút Mỹ khỏi Nghị định thư Kyoto, với lý do Nghị định thư này sẽ làm ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ. Mãi tới tháng 11/2004, việc Nga phê chuẩn Nghị định thư mới tạo điều kiện để thỏa thuận này có hiệu lực vào ngày 16/2/2005.

Trái đất đang ngày một nóng lên vì biến đổi khí hậu. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, tiến trình thực hiện Nghị định thư Kyoto không hề suôn sẻ. Bất chấp nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên kể từ đó, ngoài Mỹ, các cường quốc khác như Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Nga cũng từ chối thực hiện giai đoạn hai của Nghị định thư Kyoto [từ năm 2013-2020]. Canada tuyên bố rút khỏi Nghị định thư  năm 2011. Và thực tế là rất nhiều nước phát triển sau đó đã phớt lờ các cam kết giảm khí thải nhà kính của mình. Đặc biệt, mâu thuẫn giữa các nước giàu và các nước phát triển liên quan tới mục tiêu cắt giảm khí thải cũng gia tăng. 

Các nước đang phát triển muốn thúc đẩy nền kinh tế, tiếp tục sử dụng những nguồn năng lượng truyền thống gây ô nhiễm nhưng chi phí thấp, cho rằng các nước công nghiệp tiên tiến đã xả rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ hàng trăm năm qua, là bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng biến đổi khí hậu, cụ thể là các nước này phải chi tiền cứu khí hậu Trái Đất. 

Trong khi đó, các nước giàu vẫn lo ngại nguy cơ kinh tế suy yếu, đồng thời chỉ trích Nghị định thư Kyoto đã bỏ sót vài nước là nguồn xả khí thải nhiều nhất thế giới. Đó cũng là lý do các hội nghị từ COP-11 năm 2005, thời điểm Nghị định Kyoto có hiệu lực và các nước bắt đầu thảo luận việc gia hạn thỏa thuận này sau năm 2012, đến Hội nghị COP-17 năm 2011, đều không thu được kết quả mong muốn. Đỉnh điểm là COP-15 ở Copenhagen [Đan Mạch] năm 2009, các nước đã không thể nhất trí gia hạn cho thỏa thuận này.

Ngay trước thời điểm Nghị định thư Kyodo hết hiệu lực ngày 31/12/2012, tại COP- 18 ở Doha [Qatar] các nước mới nhất trí gia hạn thỏa thuận tới năm 2020. Tuy nhiên, ngay cả Văn kiện sửa đổi Doha năm 2012 quy định giai đoạn cam kết thứ hai của Nghị định thư Kyoto từ năm 2013 đến 2020, cũng nhưng chưa có hiệu lực do chưa đủ số thành viên phê chuẩn. Trong quá trình đó, nhiệm vụ của các nước là tìm kiếm thỏa thuận thay thế Nghị định thư Kyoto. 

Năm 2015, tại COP-21 ở Paris [Pháp] cả các nhà lãnh đạo trên thế giới đã nhất trí thông qua Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu để thay thế Nghị định thư Kyoto hết hạn năm 2020. Quá trình tồn tại đầy gian nan của Nghị định thư Kyoto khiến văn kiện này bị đánh giá là “thỏa thuận trên giấy”. Thực tế này cho thấy từ quyết tâm đến hành động là khoảng cách khá xa mà cản trở chính luôn là vấn đề lợi ích.

Nhiều kỳ hội nghị COP diễn ra trong bầu không khí căng thẳng khi các quốc gia quyết liệt bảo vệ lợi ích riêng của mình và đây luôn là lý do khiến các bên không thể đạt được tiếng nói chung trong vấn đề cắt giảm khí phát thải. Ngay cả các hội nghị đạt được thỏa thuận, mà điển hình là COP-3 với Nghị định thư Kyodo và COP-21 với Hiệp định Paris, việc thực hiện những thỏa thuận này thực sự rất khó khăn. Điều đó khiến cộng đồng quốc tế lo ngại Hiệp định Paris có thể lặp lại số phận của Nghị định thư Kyoto, hai văn kiện đều được coi là đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhằm tìm kiếm giải pháp chung hạn chế khí thải nhà kính gập ghềnh và đầy thử thách.

Thế giới không còn nhiều thời gian nữa. “Quả bom” khí hậu đang chực nổ, và không có “hành tinh B” cho chúng ta. Trái Đất cần lắm một quyết tâm mạnh mẽ tại COP-26 ở Glasgow [Scotland] vào năm 2021, nơi những vấn đề khó khăn nhất sẽ được đưa lên bàn thảo luận.

PV [tổng hợp]

Nhằm theo đuổi mục tiêu của Công ước, Nghị định thư Kyoto đã tăng cường các cam kết liên quan đến thải khí nhà kính đối với các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I UNFCCC và mở rộng các cam kết liên quan đến hỗ trợ tài chính cho các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục II UNFCCC. Điều này cho thấy Nghị định thư đã tính đến việc các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I và II UNFCCC  là những nước đóng góp chính vào hiện tượng biến đổi khí hậu do hoạt động của con người trong giai đoạn công nghiệp hóa trước khi có Công ước.

Nghị định thư quy định những vấn đề gì?                                                                                          

Nhằm theo đuổi mục tiêu của Công ước, Nghị định thư Kyoto đã tăng cường các cam kết liên quan đến thải khí nhà kính đối với các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I UNFCCC và mở rộng các cam kết liên quan đến hỗ trợ tài chính cho các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục II UNFCCC. Điều này cho thấy Nghị định thư đã tính đến việc các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I và II UNFCCC  là những nước đóng góp chính vào hiện tượng biến đổi khí hậu do hoạt động của con người trong giai đoạn công nghiệp hóa trước khi có Công ước.

Mục tiêu

Nghị định thư Kyoto chia sẻ mục tiêu chung với Công ước là ổn định mức độ tích tụ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được các tác động nguy hiểm cho hệ thống khí hậu [xem Phần II.13]. Để đạt được mục tiêu này, Nghị định thư Kyoto đã đề ra và tăng cường rất nhiều cam kết của Công ước.

Nội dung

Nội dung của Nghị định thư bao gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh để hiểu Nghị định thư, các điều khoản ghi nhận cam kết của các thành viên, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về bảo đảm tuân thủ.

Với Nghị định thư Kyoto, các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I UNFCCC chấp nhận chịu ràng buộc bởi các cam kết cụ thể về cắt giảm phát thải khí nhà kính. Mục tiêu cắt giảm của tất cả các Quốc gia thành viên này được liệt kê ở Phụ lục B của Nghị định thư. Chúng được tính toán sao cho tổng lượng phát thải của các nước này giảm ít nhất 5% so với mức cơ cở của năm 1990, được dùng làm năm cơ sở. Mục tiêu cắt giảm phải đạt được cho giai đoạn cam kết5 năm lần thứ nhất, từ năm 2008 đến năm 2012.

Cách tiếp cận

Các cơ chế linh hoạt

Văn kiện sửa đổi Doha năm 2012 quy định giai đoạn cam kết thứ hai của Nghị định thư Kyoto từ năm 2013 đến 2020, nhưng chưa có hiệu lực do chưa đủ số thành viên phê chuẩn.

Nhằm cho phép các Quốc gia thuộc Phụ lục I có được sự linh hoạt trong việc thực thi cam kết cắt giảm của từng nước, Nghị định thư Kyoto thiết lập ba cơ chế. Các cơ chế này cho phép các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I có thể tận dụng những cơ hội cắt giảmít tốn kém hơn bên ngoài lãnh thổ của mình.

Các thiết chế của Công ước khung, bao gồm Hội nghị các Bên, Ban thư ký và các Cơ quan giúp việc, cũng phục vụ cho việc thực thi Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, một số thiết chế khác cũng được thành lập.

Thể chế

Tuân thủ

Nghị định thư Kyoto quy định các thủ tục báo cáo và đánh giá liên quan đến các mục tiêu cắt giảm khí thải của các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I, thiết lập cơ chế đảm bảo tuân thủ và lồng ghép cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước vào trong Nghị định thư.

Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì?                                                                                       

Trọng tâm của Nghị định thư Kyoto nằm ở các cam kết cắt giảm khí thải của các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I và các cam kết của các Quốc gia thuộc Phụ lục II về cung cấp thêm các nguồn tài chính. Các quốc gia không nằm trong phụ lục chưa phải cam kết cắt giảm khí thải, với lí do các quốc gia này không phải là những nước đóng góp chính vào việc phát thải khí nhà kính trong giai đoạn công nghiệp hóa trước khi có Công ước. Tuy nhiên, mặc dù là một nước đang phát triển không thuộc phụ lục, Việt Nam vẫn phải thực hiện các cam kết bắt buộc theo Điều 10 dành cho tất cả các Quốc gia thành viên. Các cam kết này được xây dựng dựa trên các cam kết của Điều 4 UNFCCC và cụ thể hóa chúng.

Đối với các nước thành viên đang phát triển, nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng khác biệt và các ưu tiên phát triển quốc gia cụ thể cần phải được xem xét đến khi đánh giá các cam kết.

Chi tiết nội dung Nghị định tải tại đây.

 Tìm hiểu thêm :

Cổng thông tin của Nghị định thư:

- //unfccc.int/kyoto_protocol/items/2830.php

Ân phẩm chính:

- UNFCCC, 2008, Kyoto Protocol Reference Manual [Sách tham khảo về Nghị định thư Kyoto] //unfccc.int/resource/docs/publications/08_unfccc_kp_ref_manual.pdf

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề