Nội dung tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước

Nhà nước là cụm từ mà chúng ta vẫn thường được nghe từ các phương tiện thông tin đại chúng hoặc đọc trên các báo, internet. Tuy nhiên trên thực tế nhà nước được định nghĩa như thế nào và bản chất của nhà nước là gì vẫn nhiều người chưa giải đáp được. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nhé!

Ngoài ra, nếu như bạn đang gặp khó khăn trong viết luận văn, tiểu luận quản lý nhà nước...bạn có thể sử dụng dịch vụ viết thuê tại Luận Văn 2S để có ngay những bài luận ưng ý một cách nhanh chóng. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ viết thuê tiểu luận của chúng tôi, hãy truy cập: //luanvan2s.com/viet-thue-tieu-luan-thac-si-bid8.html để tìm hiểu dịch vụ tốt nhất hiện nay nhé.

Bản chất của nhà nước là gì?

Bản chất là những cái bên trong của sự vật, sự việc, cái cốt lõi của sự vật gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của sự vật, sự việc đó. Từ đó, chúng ta liên tưởng được bản chất của nhà nước, đó là cốt lõi bên trong gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước.


Khái niệm bản chất nhà nước

Bản chất của nhà nước được thể hiện như thế nào?

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Bản chất của nhà nước được thể hiện qua hai thuộc tính: Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Bản chất giai cấp của nhà nước

Nhà nước được sinh ra trong xã hội có giai cấp nên bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của Nhà nước được thể hiện qua việc nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội. Nhà nước sinh ra là để thực hiện ý chí của giai cấp thống trị, củng cố và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Nhà nước thiết lập nên hệ thống pháp luật, các thiết chế xã hội, chính phủ, tòa án, quân đội… để duy trì trật tự xã hội theo ý muốn của giai cấp thống trị.

Bản chất xã hội của nhà nước

Ngoài bản chất giai cấp thì Nhà nước còn thể hiện bản chất xã hội của mình. Tính xã hội của Nhà nước hay còn được gọi là vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước. Bản chất này được thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, thiên tai… nhằm đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội.

Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước

Tính xã hội và giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất, chúng luôn có mối quan hệ tương tác, gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm thể hiện bản chất của của bất kỳ nhà nước nào. Dù ở trong xã hội nào, bản chất của nhà nước cũng đều thể hiện ở hai mặt: Một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Đồng thời, mặt còn lại vẫn sẽ chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, mức độ và sự thể hiện của hai thuộc tính này sẽ có sự khác nhau ở từng nhà nước và ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như: nhận thức của giai cấp cầm quyền, điều kiện kinh tế - xã hội…

Theo như lịch sử phát triển của nhà nước cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, của tri thức con người cho thấy, tính giai cấp trong bản chất của nhà nước thay đổi từ công khai thể hiện tới kín đáo hơn với vấn đề giai cấp và tăng dần vai trò, trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội. 

     >>> XEM THÊM: Khái niệm quản lý nhà nước là gì?

Trình bày bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tương tự như những Nhà nước khác, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng tồn tại bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Bản chất giai cấp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cụ thể: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và giới trí thức”.

Bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì dân được thể hiện qua các đặc trưng sau:

Nhân dân là chủ thể tối cao của Nhà nước

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức. Quyền lực của Nhà nước Việt Nam không phụ thuộc vào bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào mà thuộc về toàn thể nhân dân. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó hình thức cơ bản nhất là thông qua bầu cử để lập ra cơ quan đại diện cho quyền lực của mình. 

Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực của mình thông qua việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như trực tiếp trình bày hoặc đưa ra ý kiến, kiến nghị của mình đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống suốt dọc chiều dài của đất nước. Các dân tộc anh em đoàn kết một lòng, đó là truyền thống lâu dài, là nguồn sức mạnh to lớn của đất nước mỗi khi có ngoại xâm. Ngày nay, tính dân tộc ấy lại càng được thể hiện rõ nét, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống hàng ngày và trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân

Thực vậy, công dân có đầy đủ các quyền trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước. Công dân có quyền tự do, dân chủ trong việc quyết định những vấn đề sống còn của đất nước. Tuy nhiên, song song với quyền lợi thì công dân cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Đó là mối quan hệ được xác lập trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của nhau.

Tính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội

Về chính trị, nhà nước tạo ra cơ sở pháp lý, cụ thể là pháp luật để đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân.

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”. Nền kinh tế thị trường là phương tiện để Nhà nước và xã hội thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Đối với vấn đề văn hóa – xã hội, Nhà nước chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội như bệnh tật, giáo dục, thiên tai, tệ nạn xã hội, nghèo đói… Nhà nước cũng kiên quyết trừng trị các hành vi phá hoại, xâm hại đến an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Nhà nước thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới

Nhà nước mở rộng giao lưu văn hóa, hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trên cơ sở đôi bên cùng có lợi đồng thời ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân trên toàn thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam

Việc nghiên cứu bản chất của nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về mặt nhận thức và thực tiễn đối với công dân Việt Nam nói chung và đối với đội ngũ trí thức, nghiên cứu trẻ [nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên…] nói riêng. Đây là cơ hội để chúng ta tìm hiểu và nắm vững bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó củng cố niềm tin vào chế độ nhà nước và vào tương lai của đất nước “dân chủ– công bằng – văn minh - tiến bộ” trong tương lai gần.

Và hơn hết, nghiên cứu bản chất nhà nước sẽ giúp công dân thực hiện tốt quyền - nghĩa vụ của mình đối với đất nước và xã hội. Tạo tiền đề cho sự tham gia tích cực vào các hoạt động củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Góp phần nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm và ý thức thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc của công dân.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bản chất của Nhà nước nói chung và bản chất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nói riêng. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho những câu hỏi và thắc mắc của bạn trong vấn đề học tập và cuộc sống.

3/18/2014 2:53:41 PM

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là sự kết tinh giữa “ý Đảng với lòng Dân”, mang bản chất giai cấp công nhân và có tính xã hội sâu sắc; trong đó, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được hiến định đầy đủ, toàn diện.

Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 [Hiến pháp năm 2013] - văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng nhất của nước ta, được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28-11-2013; có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2014, đang được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân triển khai thực hiện. Theo dõi quá trình xây dựng, hình thành và thông qua, dư luận quốc tế và trong nước đánh giá cao Hiến pháp năm 2013 về nhiều khía cạnh, nổi bật là: bảo đảm tính thực tiễn, khoa học, phù hợp với giá trị, chuẩn mực của Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Và thực sự là bản Hiếp pháp hội tụ ý chí, nguyện vọng của toàn dân và Đảng cầm quyền, thể hiện sâu sắc tính giai cấp, tính xã hội và tính nhân dân. Song, một số “nhà khoa học”, “nhà chính trị”, “nhà hoạt động nhân quyền”,… ở trong và ngoài nước, với bản chất thù địch, chống phá đã “đăng đàn” cho rằng, bản Hiến pháp “nặng” về tính giai cấp, còn tính xã hội thì “mờ nhạt”, quyền con người, quyền công dân bị vi phạm. Đây là những quan điểm hoàn toàn sai trái, cố tình xuyên tạc, luận giải hồ đồ, thiếu trách nhiệm về Hiến pháp năm 2013.

Trước hết, bàn về tính giai cấp của hiến pháp. Từ thực tế lịch sử của xã hội tư sản Pháp những năm 1848-1851, C. Mác đã chỉ ra rằng, hiến pháp là kết quả sự vận động của đời sống chính trị, không những nội dung mà cả hình thức của nó đều chịu tác động trực tiếp của tiến trình đấu tranh giai cấp. Đó là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật để bảo vệ giai cấp mình. Vì vậy, nó mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội. Đây là một trong các phát kiến vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, đưa lại cho Học thuyết của hai ông tính khoa học, cách mạng sâu sắc. Lý luận cũng như lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới đã xác định, pháp luật nói chung, hiến pháp nói riêng là công cụ pháp lý mang tính cưỡng bức của giai cấp nắm quyền lực nhà nước, nhằm quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội; bảo vệ và duy trì trật tự công cộng phù hợp với ý chí, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nhà nước ta ra đời sau Cách mạng Tháng Tám thành công - cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo với nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, mà đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Do vậy, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân là điều hiển nhiên, không có gì phải bàn cãi. Song, hoàn toàn khác với bản chất giai cấp của hiến pháp các nhà nước tư sản, Hiến pháp năm 2013 là sự thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Ở nước ta, pháp luật nói chung, Hiến pháp nói riêng là thể hiện ý chí, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước XHCN, trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác chấp hành. Đó là công cụ pháp lý của Nhà nước để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của quốc gia, dân tộc; mang lại lợi ích cho số đông chứ không chỉ vì lợi ích của số ít nhà tư bản như trong xã hội tư sản.

Bên cạnh tính giai cấp, cần khẳng định rằng, Hiến pháp năm 2013 có tính xã hội sâu sắc. Trước hết, về mặt lợi ích, do sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, nên Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện đầy đủ lợi ích của toàn thể nhân dân. Cùng với đó, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: từ chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đến kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ Tổ quốc,... đều được hiến định trong Hiến pháp [cụ thể, tại Chương III có 14 điều về vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường]. Song, thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong Hiến pháp năm 2013 là quan điểm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân...” [khoản 1, 2, Điều 2]. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 bổ sung và phát triển nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [khoản 3, Điều 2]. Đây là điểm mới quan trọng của Hiến pháp năm 2013 so với các bản Hiến pháp trước đây. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận, là cơ sở để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quyền lực nhà nước và phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những tinh hoa, tư tưởng tiến bộ của các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, tổng kết việc thực hiện Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 thể hiện đầy đủ hơn “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”; xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước và những bảo đảm của Nhà nước; đó là: công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng: quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác [Điều 15].

Đặc biệt là, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một số quyền mới. Đó là: quyền sống [Điều 19]; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác [khoản 3, Điều 20]; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư [khoản 1, Điều 21]; quyền được bảo đảm an sinh xã hội [Điều 34]; quyền kết hôn và ly hôn [khoản 1, Điều 36]; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa [Điều 41]; quyền xác định dân tộc [Điều 42]; quyền được sống trong môi trường trong lành [Điều 43]. Những bổ sung này cho thấy, Nhà nước ta nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền con người và hết sức chú trọng đến bảo đảm thực hiện quyền con người theo cam kết và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cho đến nay, lịch sử lập nước [Tuyên ngôn độc lập năm 1945], lập hiến nước ta mới hơn nửa thế kỷ, kể từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, thế nhưng nội dung của nó thể hiện rõ tính ưu việt, phát triển và hoàn thiện không ngừng, nhất là về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Các quyền cơ bản đó mang đậm thuộc tính tự nhiên và bất khả xâm phạm, như: quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc,... thể hiện rõ bản chất dân chủ, nhân đạo và tiến bộ của chế độ XHCN, được các quốc gia trên thế giới thừa nhận, đánh giá cao. Điều đó, đồng thời cũng phản bác những luận điệu cho rằng tính xã hội của Hiến pháp năm 2013 “mờ nhạt”, vi phạm quyền con người là hoàn toàn không có cơ sở, phi thực tế, phiến diện.

Chính vì tính xã hội “đậm nét”, quyền con người được hiến định đầy đủ, toàn diện, nên nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều chung nhận xét: Hiến pháp năm 2013 của chúng ta là bản Hiến pháp cô đọng, khúc triết, mạch lạc, dễ hiểu và mẫu mực trên mọi phương diện. Đây cũng là minh chứng rõ ràng không ai có thể phủ nhận. Những luận điệu kích động, xuyên tạc hòng đánh tráo sự thật, đi ngược lại bản chất của vấn đề sẽ chỉ là vô vọng./.

Đại tá, PGS, TS. PHẠM XUÂN MÁT và Đại tá, TS. NGUYỄN HỮU PHÚC

Học viện Chính trị

Video liên quan

Chủ Đề