Nồng độ cồn cho phép khi lái xe là bao nhiêu?

[Dân trí] - Người điều khiển ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe hai năm.

Những cuộc vui bên gia đình, bạn bè ngày Tết sẽ khó tránh khỏi lời mời uống rượu bia, chúc tụng. Tuy nhiên, đã uống rượu, bia thì không lái xe, bởi điều khiển phương tiện lúc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và sẽ bị xử phạt.

Hiện nay, mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy đã ở mức rất cao. Không chỉ vậy, người vi phạm còn có thể bị tước giấy phép lái xe [GPLX], theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi tại Nghị định 123/2021-NĐ-CP], cụ thể như sau:

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp

- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 80.000 đồng cho đến 100.000 đồng [Điểm q Khoản 1 Điều 8].

- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 300.000 đồng cho đến 400.000 đồng [Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP].

Nhiều chốt kiểm tra vi phạm nồng độ cồn được tổ chức trong dịp Tết Nguyên Đán 2023 nhằm đảm bảo an toàn giao thông [Ảnh: Nguyễn Hải].

- Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng [Điểm c Khoản 4 Điều 8].

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy

- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng [Điểm c Khoản 6 Điều 6]; tước GPLX từ 10 - 12 tháng [Điểm d Khoản 10 Điều 6].

- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/1 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng [Điểm c Khoản 7 Điều 6]; tước GPLX từ 16 - 18 tháng [Điểm e Khoản 10 Điều 6].

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy hiện đang rất cao [Ảnh: Nguyễn Hải].

- Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng [Điểm e Khoản 8 Điều 6]; tước GPLX từ 22 - 24 tháng [Điểm g Khoản 10 Điều 6].

Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô

- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng [Điểm c Khoản 6 Điều 5]; tước GPLX từ 10 - 12 tháng [Điểm e Khoản 11 Điều 5].

- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng [Điểm c Khoản 8 Điều 5]; tước GPLX từ 16 - 18 tháng [Điểm g Khoản 11 Điều 5].

GPLX đặc biệt quan trọng đối với tài xế ô tô nên đã uống rượu, bia thì tuyệt đối không điều khiển phương tiện [Ảnh: Nguyễn Hải].

- Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng [Điểm a Khoản 10 Điều 5]; tước GPLX từ 22 - 24 tháng [Điểm h Khoản 11 Điều 5].

Tin liên quan

Trời lạnh và sương mù, lái xe cần lưu ý gì để du xuân an toàn

Khi lái xe trong điều kiện thời tiết sương mù dày đặc, tài xế cần tập trung quan sát nhưng cũng có một số lưu ý để giúp hành trình được an toàn hơn.

Lưu ý về áp suất lốp ô tô để có những chuyến du xuân an toàn, thuận lợi

Việc giữ áp suất lốp ô tô ở mức độ chuẩn không chỉ giữ an toàn cho người dùng mà còn góp phần tiết kiệm nhiên liệu, giúp chuyến du xuân cùng gia đình trở nên trọn vẹn.

Bọc nilon cho trần xe: Lợi trước mắt nhưng hại cũng chẳng ít

Bọc nilon cho trần xe ngoại trừ giúp giữ được sạch sẽ cho trần xe, còn lại chủ yếu đem đến sự khó chịu cho những người ngồi trong xe nhiều hơn.

Hiện nay, tình trạng người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông đang diễn ra phổ biến, dẫn đến các vụ tai nạn giao thông ngày một gia tăng đặc biệt là trong các dịp lễ, tết. Rượu, bia không chỉ có tác hại đối với sức khỏe của con người mà còn gây ảnh hưởng đến một số hoạt động của bộ não, gây rối loạn tâm thần, dẫn đến người sử dụng rượu, bia rơi vào tình trạng mất khả năng phán đoán và làm chủ hành vi của mình. Nhằm giảm thiểu, hạn chế tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, pháp luật đã đặt ra các quy định cụ thể bao gồm các quy định về mức nồng độ cồn được phép khi tham gia giao thông; mức phạt tiền và các hình phạt bổ sung đối với các hành vi vi phạm. Vậy việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông được quy định như thế nào? Nồng độ cồn cho phép lái xe ô tô hiện nay là bao nhiêu? Vi phạm nồng độ cồn khi lái xe ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Nồng độ cồn là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019: “Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C”.

Như vậy, nồng độ cồn được hiểu là chỉ số hàm lượng cồn thực phẩm được tính theo phần trăm thể tích và nồng độ này thường có trong rượu, bia.

Các hành vi nghiêm cấm về nồng độ cồn khi lái xe ô tô

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia trong đó có quy định nghiêm cấm về nồng độ cồn như sau:

“1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.

13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định”.

Nồng độ cồn cho phép lái xe ô tô

Nồng độ cồn cho phép lái xe ô tô là bao nhiêu?

Căn cứ vào khoản 6 Điều 5 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, việc điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn đối với các trường hợp điều khiển ô tô khi tham gia giao thông được áp dụng tùy theo từng trường hợp nồng độ cồn cao hay thấp, cụ thể như sau:

–  Mức phạt nhẹ nhất được áp dụng đối với trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Mức phạt trung bình được áp dụng đối với  trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Mức phạt cao nhất được áp dụng đối với trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nồng độ cồn cho phép lái xe ô tô là trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là bằng 0. Theo đó,  khi tham gia giao thông, để đảm bảo an toàn cũng như không vi phạm quy định về nồng độ cồn thì người điều khiển ô tô sẽ không được phép sử dụng rượu, bia. 

Lái xe ô tô có nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có thể bị phạt tiền như sau:

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Lái xe ô tô có nồng độ cồn bị giữ bằng mấy tháng?

Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm về nồng độ cồn còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng bằng lái xe, cụ thể như sau:

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị  tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Theo đó, nếu vi phạm về nồng độ cồn thì lái xe ô tô có thể bị giữ bằng ít nhất là 10 tháng và lâu nhất là 2 năm.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nồng độ cồn cho phép lái xe ô tô”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về tư vấn ly hôn nhanh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người ngồi trên xe ô tô uống rượu khi tham gia giao thông có vi về nồng độ cồn không?

Theo quy định pháp luật hiện nay thì trường hợp bị xử phạt vi phạm về nồng độ cồn chỉ áp dụng đối với người điều khiển phương tiện. Vì vậy, chỉ trừ người lái xe không được uống rượu khi tham gia giao thông thì còn lại những người khác ngồi trên xe nếu có uống rượu thì cũng sẽ không bị phạt vi phạm về nồng độ cồn.

Uống rượu, bia trước khi lái xe ô tô có vi phạm nồng độ cồn không?

Việc uống rượu, bia trước hay trong lúc lái xe đều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người lái xe. Dù là uống trước hay là uống trong lúc lái xe thì khi CSGT kiểm tra có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở thì người lái xe đều sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Lái xe ô tô có nồng độ cồn bị đi tù không?

Thông thường, việc có nồng độ cồn khi lái xe sẽ chỉ bị phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên nếu trong trường hợp người lái xe có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông làm chết người, gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác theo quy định tại các Điều 260, Điều 263 của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nồng độ cồn bao nhiêu thì không được lái xe?

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Nồng độ cồn bao nhiêu là phạm luật?

1.2 Mức phạt lỗi nồng độ cồn 0,49 mg/lít khí thở:.

Nồng độ cồn 0 26 Phạt bao nhiêu tiền?

Cụ thể, phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/ 100ml máu hay chưa có 0,25mg/ l khí thở. Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn vượt quá mức 50 - 80mg/ 100ml máu hay vượt quá 0,25 - 0,4mg/ l khí thở.

Nồng độ cồn 03 Phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, với nồng độ cồn vượt quá 0,3 mg/lít khí thở thì bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Chủ Đề