Nước đun sôi để nguội để được bao lâu

Nhiều gia đình hiện nay vẫn có thói quen sử dụng nước uống đun sôi để nguội mà không biết sử dụng đúng cách cũng như mối nguy hại tiềm ẩn của nguồn nước này.

Nước uống đun sôi vẫn còn nguyên các tạp chất, tàn tích cặn bẩn, chỉ khác là vi khuẩn đã bị chết bởi nhiệt độ. Tuy nhiên, hiện tượng tái nhiễm khuẩn vẫn có thể xảy ra và nồng độ tạp chất trong nguyên nước đun sôi vẫn có thể gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Trong bài viết này, Điện máy Sakura sẽ cùng bạn lý giải chi tiết có nên uống nước đun sôi để nguội? Nước đun sôi để nguội để được bao lâu? Tác hại của nguồn nước đun sôi quá hạn và cách sử dụng nước đun sôi để nguội đúng cách.

Nước đun sôi để nguội để được bao lâu

Đặc tính của nước đun sôi để nguội

Nước đun sôi để nguội hay nước chín là nguồn nước sinh hoạt được đun sôi tới nhiệt độ 100 độ C, sau đó để nguội sử dụng dùng uống trực tiếp. Như vậy, nước đun sôi để nguội có bản chất là nước sinh hoạt thông thường (là nước giếng khoan, nước máy tùy gia đình).

Do đó, nguồn nước này còn nguyên các cặn bẩn, tạp chất, các chất hữu cơ dư thừa, clo có trong nước trước đó. Chỉ khác là nước đun sôi đã được diệt bỏ, làm chết các vi khuẩn, vi sinh vật.

Tuy nhiên, trong thời đại ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước như hiện nay, nguồn nước máy sinh hoạt hay nước giếng khoan đã bị biến đổi tính chất và chứa thành phần độc hại hơn rất nhiều so với trước đây.

Đun sôi nước để uống không còn là biện pháp an toàn khi nguồn "nước chín" vẫn chứa rất nhiều hóa chất độc hại từ hoạt động công nghiệp cùng với đó là kim loại nặng: sắt, chì, Asen,... những nhân tố có khả năng gây ung thư hàng đầu.

Chưa kể, nước đun sôi để nguội dễ bị tái nhiễm khuẩn sau một thời gian để trong bình, ấm đun. Nguyên nhân là do tác động của vi khuẩn  trong môi trường không khí bên ngoài và chất liệu không đảm bảo của bình thủy tinh, bình nhựa hay ấm đun sôi.

Lý giải có nên uống nước đun sôi để nguội không, các cán bộ viện Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách Khoa đã được nhận định rằng:

Nguồn nước đun sôi để nguội chỉ sau 2 giờ đồng hồ đã bắt đầu xuất hiện vi khuẩn và lượng vi khuẩn này tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, “nước chín” cũng bị biến đổi tính chất, phá vỡ cấu trúc, hao hụt lượng oxy hòa tan và khoáng chất.

Với nước máy chứa chất khử trùng clo dưới điều kiện nhiệt độ khi kết hợp hợp chất hữu như halogen hóa hydrocacbon là chất nguy hiểm có thể gây ung thư.

Nước đun sôi để nguội để được bao lâu

Sự biến đổi tính chất của nước để nguội sau đun sôi

Bên cạnh đó, thành phần của nước tự nhiên có chứa amoniac, khi đun sôi nước amoniac chuyển hóa thành nitrat là một tiền chất gây ung thư.

Như vậy, nước uống đun sôi hay nước đun sôi để lâu mang nhiều đặc tính biến đổi mà chúng ta không hề hay biết!

Nước đun sôi để nguội có tốt không?

Nếu là trước đây, khi nguồn nước ngầm, nước máy còn chưa bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm, nước đun sôi để nguội giàu khoáng chất và vẫn có thể an toàn sử dụng. Nhưng với thực trạng môi trường hiện nay, nguồn nước này là mối nguy hại tiềm ẩn cho sức khỏe.

Rất nhiều phân tích đã chỉ ra, nguy cơ tái nhiễm khuẩn của nước uống đun sôi để nguội rất cao, nước càng để lâu càng bẩn.

Giải thích chi tiết hơn về hiện tượng tái nhiễm khuẩn, có thể nói rằng: Khi ra đun sôi nước, các vi sinh vật, trứng ký sinh trùng bị tiêu diệt hoàn toàn, song chúng bị phân rã tạo thành các chất hữu cơ trong nước và trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho các vi sinh vật bên ngoài môi trường. Những vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào nước uống và nhân lên nhanh chóng.

Như vậy, sử dụng nước uống đun sôi để lâu là thói quen hoàn toàn không tốt và cần loại bỏ. Đặc biệt là thói quen uống nước đun sôi để nguội để qua đêm.

Tại sao không nên uống nước đun sôi để nguội qua đêm?

Nhiều gia đình thường đun nước sôi để nguội tích trữ trong bình thủy tinh, trong bình nhựa để uống ngày qua ngày mà không hề biết rằng nguồn nước này vô cùng độc hại.

Nếu cứ đổ chồng nước cũ vào nước mới với nhau sau khi đun, vô tình sẽ càng nhân số lượng vi khuẩn của nước tăng lên nhanh chóng, dễ sinh ra nấm mốc.

Nước đun sôi để nguội chỉ nên uống trong ngày, không để qua đêm 8 - 10 tiếng dẫn tới vi khuẩn trong nước sinh sôi gây các bệnh về đường ruột, tiêu hóa, tàn phá các hệ cơ quan cơ thể.

Nước đun sôi để nguội để được bao lâu

Mối nguy hại của nước uống đun sôi để nguội qua đêm

Cần có những biện pháp sử dụng và bảo quản “nước chín” đúng cách nếu bạn buộc phải sử dụng nước uống đun sôi để nguội.

Phần bên trên đã lý giải có nên uống nước đun sôi để nguội không cũng như những mối nguy hại của nguồn nước uống này.

Phần tiếp theo sẽ trình bày lưu ý uống nước đun sôi để nguội đúng cách để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng.

Uống nước đun sôi để nguội đúng cách để an toàn cho sức khỏe

Nguồn nước uống hiện nay cần được lọc sạch bằng các thiết bị lọc nước, máy lọc nước gia đình mới đảm bảo an toàn, sạch khuẩn, tươi mới.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa có điều kiện sử dụng máy lọc nước và vẫn sử dụng phương pháp xử lý truyền thống đun sôi để nguội thì đừng bỏ qua những lưu ý để uống nước đun sôi để nguội đúng cách sau đây:

  • Luôn đun nước tới nhiệt độ sôi hoàn toàn 100 độ C hơi nước và dòng nước chuyển động không ngừng, không uống nước tái hoặc nước sôi quá già
  • Sử dụng các vật dụng, dụng cụ đun nước, ấm đun sôi từ vật liệu inox an toàn, đạt chuẩn quy định an toàn vệ sinh và chứng nhận Bộ Y Tế. Hạn chế sử dụng các siêu nhôm bởi chúng thực sự không đảm bảo an toàn
  • Nước đun sôi để nguội đun tới đâu dùng hết tới đó, tích trữ nước trong bình thủy tinh, sành, sứ, nhựa nguyên sinh, kim loại có xuất xứ rõ ràng, dung tích vừa đủ và có nắp đậy kín hoặc vòi xả để thuận tiện cho việc lấy nước.
  • Tuyệt đối không sử dụng các bình nhựa tái chế đựng nước, đựng nước trong các chai nhựa sẽ càng nguy hiểm.
  • Không để nước đun sôi để nguội qua đêm, đổ chồng nước mới với nước cũ uống ngày ngày qua ngày khác.
  • Sử dụng cốc uống nước riêng biệt, nước trong chai, trong bình đã chạm vào miệng người dùng thì nên bỏ đi hoặc vệ sinh chai, sau đó cho nước mới vào để uống tiếp.
  • Thường xuyên vệ sinh, súc xả bình chứa nước, ấm đun sôi nước

Ngoài ra, bình nước uống đun sôi để nguội cần được đặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tối đa sự hình thành vi khuẩn trong môi trường xâm nhập vào nguồn nước.

Nước đun sôi để nguội để được bao lâu

Lưu ý uống nước đun sôi để nguội đúng cách

Nói chung, uống nước đun sôi để nguội cần rất cẩn thận và đặc biệt nhiều lưu ý để đảm bảo rằng nguồn nước uống của bạn không còn các vi khuẩn sống gây hại.

Tuy nhiên, sử dụng nước uống đun sôi để nguội đồng nghĩa với việc chấp nhận các rủi ro tiềm ẩn liên quan tới hóa chất trong nguồn nước sinh hoạt.

Do đó, nếu có thể hãy nâng cấp phương pháp xử lý nước uống trực tiếp bằng hệ thống lọc nước chuyên biệt gia đình để đảm bảo an toàn sức khỏe nhất cho gia đình.

Trên đây là thông tin về nước đun sôi để nguội những điều nên biết cùng với lý giải chi tiết có nên uống nước đun sôi để nguội không. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

>>> XEM THÊM: Uống nước qua máy lọc nước có tốt không <<<

Nhiều gia đình có thói quen đun nước sôi từ tối hôm trước để nguội đến sáng hôm sau uống. Tuy nhiên, đây là thói quen không hề tốt cho sức khỏe.

‘Hạn sử dụng’ của nước đun sôi bao lâu?

Nước đã đun sôi đúng cách và bảo quản đúng có thể bảo quản trong 6 tháng ở nhiệt độ thường.

Đun nước sôi đúng cách là đun cho đến khi nước sôi mạnh và tiếp tục đun thêm trong 1 phút nữa.

Bảo quản nước sôi đúng là đựng nước trong các hộp/chai đã được khử trùng, đặt ở những vị trí có nhiệt độ phòng không quá 21 độ C và tránh mở nhiều lần.

Nước đun sôi để nguội để được bao lâu

Tuy nhiên, nhiệt độ ở Việt Nam thường xuyên trên 21 độ, và việc bảo quản thường không đúng cách nên nước dễ bị nhiễm bẩn.

Do đó cách sử dụng nước đun sôi để nguội đúng cách là chỉ nên dùng trong vòng 24 giờ và để nước sôi nguội dần ở nhiệt độ phòng rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, tránh ánh nắng trực tiếp. Có thể cho nước vào bình to đã khử trùng, đậy nắp kín, sau đó rót ra bình nhỏ sử dụng để tránh mở nắp nhiều lần.

Nhiều người khi uống nước thường để lại một chút ở cốc. Đến ngày hôm sau, chỉ đổ nước đi và tráng qua lại nước rồi sử dụng tiếp cái cốc đó. Tuy nhiên, nếu nhìn qua kính hiển vi thì có thể thấy nước còn sót lại để qua đêm trong cốc chứa rất nhiều khuẩn E.coli.

Nếu bạn chưa biết thì, vi khuẩn E.coli có thể sinh sản 2 triệu con trong vòng một buổi tối khi ở trong môi trường thích hợp.

Vì vậy, những người có dạ dày mỏng hoặc trẻ nhỏ nên tránh uống nước đun sôi để qua đêm hoặc nước để quá 10 tiếng.

Nước đóng chai, nước tinh khiết đã được thực hiện các biện pháp khử trùng và đóng kín nên có hạn sử dụng rất dài.

Lưu ý khi uống nước

Cốc nước sau khi uống vào buổi tối thì nên rửa sạch và để khô.

Son môi dễ hấp thụ những chất và mầm bệnh trong không khí. Do vậy, bạn nếu vết son môi lưu lại trên cốc, chị em cũng phải rửa sạch nhé.