Ở hệ tuần hoàn hở sau khi tràn vào khoang cơ thể máu sẻ

Đề bài

Dựa vào hình dưới đây, so sánh sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn kín và mở. Mô tả đường đi của máu trong mỗi hệ tuần hoàn (bắt đầu từ tim).
Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở.

Ở hệ tuần hoàn hở sau khi tràn vào khoang cơ thể máu sẻ

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sự khác nhau giữ 2 hệ tuần hoàn dựa vào các tiêu chí: có sự tiếp xúc trực tiếp với tế bào của máu. áp lực máu trong động mạch, vận tốc máu chảy, khả năng điều hòa phân phối máu...

Lời giải chi tiết

a) Sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

-Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

-Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.

-Có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai...) và chân khớp (côn trùng, tôm...).

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôxianin).

-Máu tiếp xúc gián tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

-Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.

-Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ: hêmôglôbin).

b) Mô tả đường đi của máu trong mỗi hệ tuần hoàn (bất đầu từ tim)

- Hệ tuần hoàn hở: Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang máu. Ở đây, máu trộn lẫn với dịch mô để tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào của cơ thể, sau đó trở về tim và lại được tim bơm đi.

- Hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

c) Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở

Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

Loigiaihay.com

Đề bài

Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) và hệ tuần hoàn kín (hình 18.2).

- Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn mở.

- Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

+ Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở: Máu xuất phát từ tim → qua hệ thống động mạch → tràn vào khoang máu và trộn lẫn với nước mô tạo thành hỗn hợp máu - nước mô  Sau khi tiếp xúc và trao đổi chất với tế bào, hỗn hợp máu - nước mô chui vào → tĩnh mạch → để về tim.

→ Hệ tuần hoàn có một đoạn máu không chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn hở.

+ Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim → bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín → từ động mạch → qua mao mạch, tĩnh mạch  về tim. Máu và tế bào trao đổi chất qua thành mao mạch.

→ Hệ tuần hoàn có máu chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn kín.

- Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

- Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là bơm máu, đẩy máu chảy trong mạch và hút máu về.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Nội dung Bài 18: Tuần Hoàn Máu thuộc Chương I: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng môn Sinh Học Lớp 11. Ở bài học này các bạn cần nêu được các hệ thống tuần hoàn ở giới động vật. Trình bày đặc điểm tuần hoàn của hệ tuần hoàn hở và của tuần hoàn kín. Phân tích ưu thế của tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở. Nêu được sự khác biệt về tuần hoàn máu của lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Về kỹ năng, giúp rèn luyện kỹ năng so sánh giữa các vấn đề, so sánh về đặc điểm cấu tạo thông qua phân tích tranh vẽ và nghiên cứu sách giáo khoa. Mời các bạn theo dõi ngay dưới đây.

Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau đây:

– Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.

– Tim: là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.

– Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

Ở động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể dẫn đến các động vật đó có hệ tuần hoàn.

Hệ tuần hoàn ở động vật gồm các dạng sau:

Ở hệ tuần hoàn hở sau khi tràn vào khoang cơ thể máu sẻ

Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,…) và chân khớp (côn trùng, tôm…)

Ở hệ tuần hoàn hở sau khi tràn vào khoang cơ thể máu sẻ
Hình 18.1. Sơ đồ hệ tuần hoàn hở
Ở hệ tuần hoàn hở sau khi tràn vào khoang cơ thể máu sẻ
Hình 18.2. Sơ đồ hệ tuần hoàn kín

Hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) có 2 đặc điểm chủ yếu sau đây:

– Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây, máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

– Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống. Hệ tuần hoàn kín (hình 18.2) có 2 đặc điểm chủ yếu sau đây:

– Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

– Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

Câu hỏi 1 bài 18 trang 78 SGK sinh học lớp 11:

– Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) và hệ tuần hoàn kín (hình 18.2).

– Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở.

– Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu.

Giải:

– Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở: Máu xuất phát từ tim → qua hệ thống động mạch → tràn vào khoang máu và trộn lẫn với nước mô tạo thành hỗn hợp máu – nước mô → Sau khi tiếp xúc và trao đổi chất với tế bào, hỗn hợp máu – nước mô chui vào → tĩnh mạch → để về tim.

→ Hệ tuần hoàn có một đoạn máu không chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn hở.

– Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim → bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín → từ động mạch → qua mao mạch, tĩnh mạch → về tim. Máu và tế bào trao đổi chất qua thành mao mạch.

→ Hệ tuần hoàn có máu chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn kín.

– Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

– Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là bơm máu, đẩy máu chảy trong mạch và hút máu về.

Hệ tuần hoàn kín của động vật có xương sống là hệ tuần hoàn đơn (hình 18.3A) hoặc hệ tuần hoàn kép (hình 18.3B). Hệ tuần hoàn đơn có ở cá. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Ở hệ tuần hoàn hở sau khi tràn vào khoang cơ thể máu sẻ
Hình 18.3. Hệ tuần hoàn kín; A – Hệ tuần hoàn đơn của cá; B – Hệ tuần hoàn kép của chim và thú.

Ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha trộn máu giàu \(\)\(O_2\) với máu giàu \(CO_2\), ở tâm thất vì tim lưỡng cư có 3 ngăn, tim bò sát có 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

Câu hỏi 2 bài 18 trang 79 SGK sinh học lớp 11:

– Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá (xuất phát từ tim) và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn (hình 18.3A).

– Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thủ và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thủ được gọi là hệ tuần hoàn kép (hình 18.3B).

– Cho biết ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.

Giải:

– Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch, sau đó về tĩnh mạch và trở về tim. Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn.

– Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú qua hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu \(O_2\) được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu \(CO_2\) đi theo tĩnh mạch về tim.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu \(CO_2\) được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu \(O_2\) quay trở lại tim. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.

– Ưu điểm của tuần hoàn máu trong hộ tuần hoàn kép so với hộ tuần hoàn đơn là:

+ Ở hệ tuần hoàn đơn của cá, khi máu từ tim đi qua hệ thống mao mạch ở mang thì huyết áp giảm nhanh, do vậy, máu chảy trong động mạch lưng đi đến các cơ quan dưới áp lực trung bình.

+ Ở hệ tuần hoàn kép, sau khi trao đổi khí ở mao mạch phổi, máu quay về tim và được tim bơm đến các cơ quan dưới áp lực cao, máu chảy nhanh, đi xa, tạo ra áp lực thuận lợi cho quá trình trao đổi chất ở mao mạch.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Bài 18: Tuần Hoàn Máu thuộc Chương I: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng môn Sinh Học Lớp 11. Các bài giải có kèm theo phương pháp giải và cách giải khác nhau.

Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?

Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?

Đánh dấu X vào ô \(\Box\) cho ý đúng về nhóm động vật KHÔNG có sự pha trộn giữa máu giàu \(O_2\) và máu giàu \(CO_2\) ở tim.

\(\Box\) A. cá xương, chim, thú

\(\Box\) B. lưỡng cư, thú

\(\Box\) C. bò sát (trừ cá sấu), chim, thú

\(\Box\) D. lưỡng cư, bò sát, chim

Lý thuyết Bài 18: Tuần hoàn máu Sách giáo khoa sinh học lớp 11 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu, có sơ đồ tư duy tóm tắt lý thuyết.

Hệ tuần hoàn gồm:

– Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.

– Tim: là cơ quan hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.

– Hệ thống mạch máu bao gồm: hệ thống động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

– Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể.

– Hệ tuần hoàn của động vật đa bào có các dạng sau:

– Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai…) và chân khớp (côn trùng, tôm…).

– Đặc điểm:

+ Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

Ở hệ tuần hoàn hở sau khi tràn vào khoang cơ thể máu sẻ
Hình 18.1. Sơ đồ hệ tuần hoàn hở
Ở hệ tuần hoàn hở sau khi tràn vào khoang cơ thể máu sẻ
Hình 18.2. Sơ đồ hệ tuần hoàn kín

– Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống.

– Đặc điểm:

+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

– Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn có ở cá; hoặc hệ tuần hoàn kép ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Câu 1: Hệ tuần hoàn bao gồm

A. Tim

B. Hệ thống mạch máu

C. Dịch tuần hoàn

D. Cả ba ý trên

Câu 2: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận :

A. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn

B. hồng cầu

C. máu và nước mô

D. bạch cầu

Câu 3: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận:

A. hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

B. tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

C. máu và dịch mô

D. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.

Câu 4: Hệ tuần hoàn có chức năng

A. Vận chuyển các chất vào cơ thể

B. Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể

C. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể

D. Dẫn máu từ tim đến các mao mạch

Câu 5: Hệ tuần hoàn có vai trò:

A. Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể

B. Chuyển hóa vật chất trong cơ thể

C. Vận chuyển các chất trong nội bộ cơ thể

D. Đem chất dinh dưỡng và oxi cung cấp cho toàn cơ thể và lấy các sản phẩm không cần thiết đến cơ quan bài tiết

Câu 6: Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?

A. Chim

B. Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp

C. Động vật đơn bào

D. Cả B và C

Câu 7: Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua.

A. Hệ tuần hoàn kín

B. Màng tế bào một cách trực tiếp

C. Qua dịch mô quanh tế bào

D. Hệ tuần hoàn hở

Câu 8: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm

A. Máu chảy hoàn toàn trong hệ mạch

B. Tim có nhiều ngăn

C. Máu có một đoạn chảy ra khỏi hệ mạch đi vào xoang cơ thể

D. Có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ

Câu 8: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì để được gọi là hở?

A. Vì tốc độ máu chảy chậm.

B. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.

C. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối

D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô – máu.

Câu 9: Điền vào chỗ trống: Sơ đồ sau mô tả vòng tuần hoàn ….. và cấu trúc số 1 là …..

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 18 có đáp án năm 2021 mới nhất

Ở hệ tuần hoàn hở sau khi tràn vào khoang cơ thể máu sẻ

A. …hở,.. xoang cơ thể

B. …nhỏ…phế nang phổi

C. …kín…xoang cơ thể

D. …kín…phế nang phổi

Câu 10: Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?

A. Vì không có mao mạch

B. Vì có mao mạch

C. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn

D. Vì tốc độ máu chảy nhanh.

Câu 11: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:

A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)

B. Tốc độ máu chảy chậm, máu không đi được xa.

C. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp.

D. Máu đến các cơ quan chậm.

Câu 12: Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm nào sau đây:

A. Máu chảy ra khỏi hệ mạch và hòa vào dịch mô.

B. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín

C. Máu không chảy trong hệ mạch.

D. Máu chảy chậm.

Câu 13: Đường đi của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?

A. Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch → Tim.

B. Tim → Động mạch → Trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Tĩnh mạch → Tim.

C. Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Trao đổi chất với tế bào → Tĩnh mạch → Tim.

D. Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch →Tim.

Câu 14: Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở?

A. Tim ⇒ khoang cơ thể ⇒ động mạch ⇒ tĩnh mạch.

B. Tim ⇒ tĩnh mạch ⇒ khoang cơ thể ⇒ động mạch.

C. Tim → động mạch ⇒ tĩnh mạch ⇒ khoang cơ thể

D. Tim ⇒ động mạch ⇒ khoang cơ thề ⇒ tĩnh mạch.

Câu 15: Hệ mạch máu gồm:

I. Máu từ tim, II, động mạch,

III, khoang cơ thể; IV. tĩnh mạch;

V. máu về tim; VI. Mao mạch. Đường đi của máu ở hệ tuần hoàn hở là

A. I→II→III→IV→V.

B. I→II→VI→IV→V.

C. I→II→IV→III→V.

D. I→IV→III→I→V.

Câu 16: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?

A. Tim → Động Mạch →Tĩnh mạch → Mao mạch → Tim.

B. Tim → Động Mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim.

C. Tim → Mao mạch → Động Mạch → Tĩnh mạch → Tim.

D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động Mạch → Tim.

Câu 17: Mỗi chu kì hoạt động của hệ tuần hoàn kín đơn diễn ra theo trật tự nào?

A. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

B. Tâm nhĩ → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm thất

C. Tâm thất → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

D. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

Câu 18: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao

B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh

D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 19: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở có những đặc điểm nào sau đây?

1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp

2. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao

3. Tốc độ máu chảy nhanh.

4. Tốc độ máu chảy chậm.

A. 1, 4

B. 1, 3

C. 2, 4

D. 2, 3

Câu 20: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?

A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

Ở trên là nội dung Bài 18: Tuần Hoàn Máu thuộc Chương I: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng môn Sinh Học Lớp 11. Trong bài học này các bạn được tìm hiểu về hệ tuần hoàn ở động vật thông qua: cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Biết được một số dạng hệ tuần hoàn xuất hiện trong giới động vật chứng minh cho sự tiến hóa của hệ tuần hoàn qua từng giai đoạn phát triển của giới động vật. Chúc các bạn học tốt Sinh Học Lớp 11.

Bài Tập Liên Quan: