Ông chủ bán đồ trong pubg là ai

Krafton, công ty sở hữu PlayerUnknown’s Battlegrounds [PUBG] - một trong những tựa game thành công nhất thế giới mọi thời đại - có kế hoạch huy động 5.600 tỷ won [4,9 tỷ USD] trong đợt IPO vào tháng sau. Thương vụ sẽ giúp nhà sáng lập Chang Byung-gyu có thể sở hữu 3,5 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Dự kiến, sau khi niêm yết, ông Chang sẽ nắm giữ 14% cổ phần công ty.

Một loạt cổ đông khác cũng sẽ hưởng lợi không nhỏ như vợ của ông Chang là Chung Seung-hye, Giám đốc điều hành Kim Chang-han và Tencent Holdings. Cụ thể, cổ phần của bà Chung và CEO Kim có thể có giá trị lần lượt là 206 và 336 triệu USD. Trong khi 13% cổ phần của Tencent có thể trị giá tới 3,3 tỷ USD.

Đây là ví dụ mới nhất cho thấy sự giàu có đang thay đổi như thế nào ở Hàn Quốc, khi các doanh nhân công nghệ tự lập vươn lên hàng ngũ tỷ phú, vốn trước đây bị chi phối bởi những người từ các tập đoàn do gia đình đã tồn tại nhiều thập kỷ.

"Giàu có nhờ thừa kế không còn là cách duy nhất để làm giàu. Loại hình tạo ra của cải mới này bổ sung vào sự năng động của nền kinh tế Hàn Quốc", Park Ju-gun, Giám đốc công ty nghiên cứu doanh nghiệp Leaders Index ở Seoul nói.

Nhà sáng lập Krafton Chang Byung-gyu. Ảnh: Bloomberg.

Ông Chang Byung-gyu, 48 tuổi, bắt đầu kinh doanh riêng vào năm 1997 khi học tiến sĩ. Ông đã tạo ra một cộng đồng trò chuyện trực tuyến phổ biến với giới trẻ, nhưng sự nghiệp tạm dừng khi được gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Sau khi hoàn tất nghĩa vụ, ông thành lập một công cụ tìm kiếm và bán nó cho công ty tiền thân của cổng tìm kiếm lớn nhất Hàn Quốc hiện nay là Naver. Với nguồn vốn từ đó, ông thành lập một công ty đầu tư mạo hiểm, bắt đầu đầu tư vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu và thành lập Krafton.

Chang đã mua một số studio game vào năm 2015, trong đó có một studio do Giám đốc điều hành hiện tại của Krafton thành lập. Ông Kim Chang-han, một thần đồng máy tính đã giành chiến thắng trong các cuộc thi mã hóa quốc gia vào những năm 1980, đã đưa ra ý tưởng tạo ra một trò chơi chiến đấu sinh tồn [battle royale] trực tuyến, trong đó người chơi cạnh tranh với nhau để trở thành người sống sót cuối cùng.

"Tôi đã chờ đợi sự chấp thuận trong ba tháng", Kim nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12 và cho biết sau đó, anh nghe nói Chang cảm thấy khó tin vào ý tưởng này vì kế hoạch quá hoàn hảo một cách kỳ lạ.

Cuối cùng, Chang quyết định triển khai. Ông yêu cầu Brendan Greene từ Ireland về làm giám đốc sáng tạo của trò chơi. Greene chuyển đến Hàn Quốc, giúp phát triển PUBG trong khoảng một năm.

Tính đến tháng 3, phiên bản PC và console của trò chơi đã bán được hơn 75 triệu bản. Trong khi đó, phiên bản di động là trò chơi được tải xuống nhiều nhất tại hơn 150 quốc gia. Khoảng 94% doanh thu trong quý I/2021 của Krafton là 461 tỷ won, đến từ hoạt động bán hàng ở nước ngoài.

"Tôi chưa bao giờ hình dung được thành công này", Chang nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1/2018. "Đầu tiên tôi nghĩ rằng sẽ tốt nếu bán được 400.000 bản để kiếm lại số tiền chúng tôi đã đầu tư", ông nói thêm.

Tháng trước, ông Chang đã cam kết tặng số cổ phiếu trị giá tới 100 tỷ won cho nhân viên Krafton để "bày tỏ lòng biết ơn của ông ấy tới tất cả thành viên của công ty, những người đã đóng góp vào sự phát triển của Krafton," theo một tuyên bố của công ty.

Chang Byung-gyu là người mới nhất trong nhóm những tỷ phú tự thân của Hàn Quốc quyết định cho đi một phần tài sản. Chủ tịch Kakao Kim Beom-soo và Nhà sáng lập Woowa Brothers Kim Bong-jin đã ký kết sáng kiến Giving Pledge của Bill Gates và Warren Buffett trong năm nay, cam kết quyên góp phần lớn tài sản.

"Những doanh nhân tự xây dựng doan nghiệp của mình ngay từ đầu có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề bất bình đẳng. Họ cũng đã phải trải qua để đạt được vị trí ngày hôm nay", Park Ju-gun tại Leaders Index, bình luận.

Phiên An [theo Bloomberg]

Nhiều người có thể biết tới PUBG là tựa game được phát hành bởi Bluehole, nhưng có lẽ chẳng ai dành thời gian tìm hiểu xem "ông trùm" thực sự của tổ chức này là ai. Dành cho nhiều độc giả chưa biết thì đó chính là Chang Byung-Gyu - người vừa được tạp chí Forbes bình chọn là người giàu nhất Hàn Quốc.

Chang Byung-Gyu vốn là Founder [người sáng lập] và là chủ tịch của công ty trò chơi điện tử, nhà phát hành game mang tên Krafton - cũng là tiền thân của Bluehole. Được biết, Chang Byung-Gyu sở hữu khối tài sản ước tính lên tới con số 890 triệu đô la Mỹ. Và nên nhớ rằng, thứ tạo nên con số này phần nhiều nằm ở một trò chơi duy nhất: PlayerUnknown's Battlegrounds, hay còn được biết tới là PUBG.

Chân dung của Chang Byung Gyu - người giàu nhất Hàn Quốc nhờ PUBG

Và không bao lâu sau đó, trước thành công của PUBG, Krafton cũng đổi tên thành Bluehole và trở thành một trong những thương hiệu toàn cầu. Chỉ với một phong cách chơi game sáng tạo, nơi 100 người tranh đấu chỉ để tìm ra người sống sót cuối cùng còn lại, PUBG đã thật sự tạo nên một cơn địa chấn, phá vỡ không biết bao nhiêu kỷ lục cả về lượng người chơi lẫn doanh thu trên toàn thế giới. Ngay cả Fortnite, tựa game nổi tiếng nhất thế giới hiện tại cũng được coi là một phiên bản ăn theo của PUBG.

Đương nhiên, nhờ vào thành công ấy, khối tài sản của Chang Byung-Gyu cũng gia tăng nhanh chóng. Vào năm 2018, gã khổng lồ của làng game Trung Quốc, Tencent đã cắn răng chi ra tới hơn 500 triệu đô la Mỹ chỉ để đổi lấy 10% cổ phần. Cũng trong quãng thời gian này, PUBG phát triển cực thịnh, thu hút lượng người chơi cực lớn và có doanh thu 100 triệu đô chỉ sau 79 ngày. Để rồi khi tổng kết, doanh thu của Bluehole đã đạt tới cột mốc gần 1 tỷ đô, lợi nhuận ròng 220 triệu đô. Nên nhớ, đây có thể coi là khúc cua lịch sử của Bluehole, khi mà một năm trước đó, họ vẫn đang ôm một khoản lỗ khổng lồ.

PUBG vẫn đang giữ được doanh thu ở mức khá tốt dù không còn cao như hồi 2018

Chang Byung-Gyu, người đang nắm giữ 20% cổ phần của Bluehole đương nhiên cũng trở thành một trong những tỷ phú dựa trên thương hiệu này, tới mức được Forbes bình chọn là người đàn ông giàu có nhất Hàn Quốc trong năm 2019.

Mặc dù PUBG đã bắt đầu có dấu hiệu sa sút và không còn giữ được phong độ như xưa, thế nhưng lợi nhuận mà nó mang lại vẫn là rất lớn, đặc biệt là từ thị trường các nước châu Á, nhất là ở Hàn Quốc, quê hương của PUBG. Thậm chí, dựa theo các thống kê, PUBG vẫn giữ được số lượng bán hàng tương đối ổn định trong năm còn Fortnite thì đang dần có dấu hiệu tụt dốc. Thế mới thấy, cuộc chiến tranh giành ngôi vị số một trong làng game sinh tồn vẫn còn căng thẳng lắm.

PUBG Mobile là tựa game bắn súng sinh tồn nổi tiếng nhất nhì thị trường game mobile hiện nay. Nó là phiên bản di động của PUBG PC với lối chơi cuốn hút. Kể từ khi ra mắt, PUBG Mobile nhanh chóng thể hiện vị thế khi đánh bật cả Free Fire, tựa game ra mắt trước đó.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, khi tình hình giữa Ấn Độ và Trung Quốc diễn biến căng thẳng, quốc gia Nam Á đã tẩy chay hàng loạt ứng dụng, trò chơi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dù chưa chính thức bị xóa sổ tại Ấn Độ nhưng PUBG Mobile vẫn có nguy cơ phải vào danh sách đen. Điều này khiến nhiều người thắc mắc: PUBG Mobile có nguồn gốc từ Trung Quốc?

Bắt đầu từ nơi tạo ra ý tưởng, PUBG Mobile là phiên bản di động của tựa game đình đám PlayerUnknown's Battlegrounds [PUBG]. Nó được phát hành vào ngày 20/12/2017 bởi một công ty Hàn Quốc có tên PUBG Corporation - một công ty con của Bluehole. Đây cũng là tên chủ sở hữu của PUBG Mobile. Vậy tại sao nói PUBG Mobile có liên quan đến Trung Quốc?

Trước sự phát triển thần tốc của PUBG, PUBG Corp nhận thấy tiềm năng của tựa game này nếu nó càng được phổ biến rộng rãi trên thiết bị di động. Đến năm 2018, PUBG Mobile xuất hiện và từng bước chiếm lĩnh thị trường game mobile.

Tuy nhiên, đối với thị trường Trung Quốc, PUBG đã bị cấm vì có hình ảnh máu me, bạo lực nên PUBG Corp đã hợp tác cùng Tencent Games để tạo ra phiên bản mobile dành riêng cho Trung Quốc với tên gọi Game for Peace. Thực tế, Tencent Games là nhà phát triển chứ không phải chủ sở hữu như nhiều người vẫn nghĩ. Đây cũng là lý do tại sao logo Tencent xuất hiện trên màn hình khởi động của PUBG Mobile.

Hiện tại, người chơi tại Ấn Độ vẫn có thể tìm và tải PUBG Mobile. Nhưng trong tương lai, tựa game này có biến mất tại quốc gia này không thì đó vẫn còn là ẩn số. Ấn Độ đang điều tra về các ứng dụng của Trung Quốc vì mối lo ngại an ninh quốc gia nên việc có liên quan đến Tencent, dù là phần nhỏ cũng có thể khiến PUBG Mobile bị liệt vào danh sách cấm.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề