Phần hành kế toán tài sản cố định năm 2024

Phần hành kế toán tài sản cố định năm 2024

  • Giới thiệu Mimosa 2022
  • HD khai thác tài liệu
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Kế toán kho bạc
    • Kho bạc điện tử
    • Kế toán tiền mặt
    • Kế toán tiền gửi
    • Kế toán Tài sản cố định
    • Kế toán Công cụ dụng cụ
    • Kế toán Vật tư hàng hóa
    • Kế toán Bán hàng
    • Kế toán Tiền lương
    • Kế toán Mua hàng
    • Hóa đơn
    • Thuế
    • Hợp đồng
    • Tổng hợp
  • Đào tạo miễn phí
    • Xem Video đã đào tạo
  • Các kênh tư vấn hỗ trợ
    • Cộng đồng hỗ trợ miễn phí MISA Mimosa (facebook)
    • Diễn đàn MISA
    • Chat với nhân viên MISA
    • Hướng dẫn qua Youtube

Danh sách các kênh hỗ trợ

Kế toán tài sản cố định là công việc đòi hỏi nhân viên kế toán tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước, lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp; tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.mô tả công việc của một kế toán tài sản cố định

Công ty kế toán Thiên Ưng xin trình bày cụ thể công việc của một kế toán TSCĐ cần phải làm trong doanh nghiệp :

  • Nhận và cập nhật chứng từ về TSCĐ, kiểm tra xác nhận TSCĐ khi nhập.
  • Lập biên bản bàn giao và bàn giao TSCĐ cho các bộ phận của công ty.
  • Lập và giao biên bản bàn giao trách nhiệm sử dụng tài sản.
  • Tập hợp chi phí XDCB, chi phí sửa TSCĐ, chi phí sửa chữa nhà xưởng, lập quyết toán XDCB, chi phí sửa chữa hoàn thành.
  • Cập nhật tăng giảm TSCĐ, lập danh sách tăng giảm TSCĐ theo từng tháng, năm.
  • Xác định thời gian khấu hao TSCĐ( theo khung quy định nhà nước ), tính khấu hao TSCĐ, chuyển số liệu khấu hao tháng cho từng bộ phận để hạch toán.
  • Lập biên bản thanh lí TSCĐ.
  • Lập thẻ TSCĐ,sổ TSCĐ, hồ sơ TSCĐ.
  • Lập danh mục hồ sơ, tài liệu tài sản, sắp xếp và lưu hồ sơ TSCĐ.
  • Kiểm kê TSCĐ 6 tháng hoặc cuối năm.
  • Cung cấp tài liệu và số liệu liên quan về TSCĐ khi có yêu cầu của phòng kế toán.

Tiêu chuẩn yêu cầu đối với một kế toán tài sản cố định :

- Hiểu biết về nghiệp vụ kế toán, chế độ kế toán.

- Biết học hỏi và thu thập kiến thức về máy móc thiết bị đang sử dụng tại công ty.

- Hiểu biết về nghiệp vụ kế toán TSCĐ.

Các Tin Khác

  • Các hình thức khuyến mại Doanh nghiệp cần biết### Đăng ký Hộ kinh doanh và công ty cùng một địa chỉ được không?### Một địa chỉ đăng ký nhiều công ty được không?### Nên đặt trụ sở chính công ty ở đâu?### Quy định về địa chỉ công ty bạn cần biết

    Nắm bắt nhu cầu cần củng cố và trang bị các kiến thức về kế toán CCDC và TSCD. khóa học này được xây dựng với mục tiêu giúp người học nắm bắt được những kiến thức nền tảng về kế toán CCDC - TSCD cũng như biết cách thao tác, thực hành trên phần mềm kế toán MISA SME để áp dụng vào thực tiễn công việc.

    Tài sản cố định thường là khoản mục có giá trị lớn. Tuy nhiên mức độ rủi ro sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như loại hình doanh nghiệp. Các thủ tục sẽ khá “gọn gàng” với phần …

    Phần hành kế toán tài sản cố định năm 2024

    Tài sản cố định thường là khoản mục có giá trị lớn. Tuy nhiên mức độ rủi ro sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như loại hình doanh nghiệp. Các thủ tục sẽ khá “gọn gàng” với phần hành này nhưng sẽ trở nên phức tạp nếu có sự xuất hiện thêm các đầu khoản mục liên quan đến xây dựng cơ bản dở dang hoặc vốn hóa chi phí.

    1. Để kiểm soát phần hành tài sản cố định, kiểm toán viên cần được cung cấp những tài liệu gì?

    • Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan tài sản cố định; Báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh;
    • Danh sách chi tiết tài sản cố định tăng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong kỳ theo từng loại;
    • Bảng khấu hao tài sản cố định trong kỳ;
    • Chứng từ liên quan đến tài sản cố định trong kỳ.

    2. Kiểm soát phần hành tài sản cố định cần trải qua những thủ tục nào?

    Bước 1: Rà soát, đối chiếu giữa sổ cái và sổ chi tiết tài sản cố định (Reconciliation of subledgers with general ledger)

    Đối chiếu các số liệu trên Báo cáo tài chính với các số liệu trên Sổ cái, Sổ chi tiết, Sổ cân đối số phát sinh, bảng tính khấu hao theo từng phân mục tài sản như:

    • Nhà cửa, vật kiến trúc;
    • Máy móc, thiết bị;
    • Phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn;
    • Thiết bị, dụng cụ quản lý;
    • Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc;
    • Các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng;
    • Các tài sản cố định khác.

    Bạn cần đối chiếu toàn bộ các số đầu kỳ, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm và số cuối kỳ của từng khoản mục để đảm bảo tính thống nhất giữa các loại sổ sách chứng từ. Đây là thủ tục đơn giản nhưng khá quan trọng do nếu không cân và sai số ngay từ đầu thì bạn có làm thủ tục gì cũng không thể đảm bảo số dư của tài sản là đúng.

    Bước 2: Rà soát tăng, giảm tài sản trong kỳ (Test additions and disposals)

    Cho tất cả những lần mua thêm và thanh lý tài sản trọng yếu, bạn đều cần kiểm tra các chứng từ đi kèm để đảm bảo nguyên giá của tài sản cố định được ghi nhận tăng / giảm đúng trên sổ sách.

    Với tăng tài sản cố định do mua mới, các chứng từ cần xem xét bao gồm:

    • Hợp đồng mua bán;
    • Hóa đơn;
    • Biên bản bàn giao tài sản;
    • Biên bản thanh lý hợp đồng;
    • Các chứng từ khác liên quan đến chi phí hình thành nên tài sản bao gồm các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử.

    Với giảm tài sản cố định, các chứng từ cần xem xét bao gồm:

    • Quyết định thanh lý tài sản cố định;
    • Hợp đồng mua bán;
    • Hóa đơn;
    • Biên bản bàn giao tài sản;
    • Các chứng từ liên quan khác để đảm bảo giá trị bán, lỗ lãi trong quá trình thanh lý tài sản;

    Với tăng tài sản từ xây dựng và vốn hóa: Bạn vẫn cần xem các chứng từ như hợp đồng, hóa đơn nhưng cần xem thêm các chi phí nhân công và chi phí khác được vốn hóa vào trong tài sản cố định.

    Bước 3: Chi phí thuê, sửa chữa và bảo dưỡng (Review repair and maintainance fee)

    Với các chi phí liên quan đến thuê hoạt động, sửa chữa và bảo dưỡng. Rủi ro vốn hóa chi phí có thể gặp phải là chi phí bị ghi tăng dẫn tới lợi nhuận giảm khi chi phí này không được vốn hóa.

    Rà soát lại các khoản chi phí thuê dưới hợp đồng thuê hoạt động, các khoản chi phí sửa chữa và bảo dưỡng lớn để xác định liệu rằng các chi phí này có nên được vốn hóa vào tài sản hay không

    Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03, tất cả những chi phí liên quan trực tiếp đến tài sản cố định và làm tăng khả năng sinh lời của tài sản so với trạng thái ban đầu đều đủ điều kiện ghi nhận tăng vào giá trị tài sản.

    Bước 4: Khấu hao (Depreciation and amortization)

    Rà soát tính hợp lý của các chi phí khấu hao bằng cách rà soát các chính sách kế toán khách hàng đang sử dụng (khấu hao đường thẳng hay khấu hao nhanh), thời gian khấu hao theo thông tư 45 quy định.

    Thông qua việc rà soát các phương pháp kế toán mà khấu hao đang sử dụng (như khấu hao đường thẳng hay khấu hao nhanh…), thời gian khấu hao theo thông tư 45 để xác định tính hợp lý của các chi phí khấu hao.

    Bước 5: Rà soát các tài sản bị giảm giá trị (Impairment review)

    Sử dụng các thông tin thu thập trong suốt quá trình kiểm toán để xác định xem ban quản trị có nhận diện được các dấu hiệu của việc giảm giá trị tài sản hay không.

    3. Kết

    Như đã nói, tài sản cố định chiếm giá trị lớn trong các báo cáo tài chính. Vì vậy, với từng đặc điểm của doanh nghiệp mà mức độ rủi ro của mà phần hành sẽ khác nhau. Điều này đòi hỏi các kiểm toán viên cần linh hoạt trong việc áp dụng các thủ tục kiểm toán để phù hợp với tính chất của doanh nghiệp đó.