Trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay. Cạnh tranh để sinh tồn là việc mà doanh nghiệp nào cũng phải làm. Phân đoạn thị trường phục vụ cho mục tiêu cạnh tranh để tổn tại và phát triển. Cũng như mọi doanh nghiệp khác, khi bắt đầu kinh doanh Cà phê Trung Nguyên cũng tiến hành phân đoạn thị trường để từ đó lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường.

Phân đoạn thị trường cà phê theo vị trí địa lý

Phân tích khách hàng của cafe Trung Nguyên
Thị trường Cà Phê Trung Nguyên

Số lượng tiêu thụ cà phê theo vùng miền

Bình quân người dân Việt Nam tiêu thụ 1,25 ki lô gam cà phê mỗi năm. Số tiền người dân trong nước bỏ ra cho ly cà phê khoảng 9.000 đồng/người/năm. Hầu hết các vùng miền ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê nhưng mức độ chênh lệch rất lớn giữa các vùng.

Trong khi duyên hải Nam Trung bộ và ĐBSCL là những khu vực tiêu thụ cà phê khối lượng lớn thì Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng tiêu thụ rất ít, thậm chí vùng Tây Bắc hầu như tiêu thụ không đáng kể với 30 gam/người/năm.

Người dân thành thị mua cà phê uống tới 2,4 ki lô gam/năm, nhiều gấp 2,72 lần so với người dân nông thôn và số tiền mà cư dân đô thị bỏ ra cho ly cà phê mỗi sáng tới 20.280 đồng/năm, cao gấp 3,5 lần so với nông thôn

So sánh thị trường cà phê khu vực thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Khẩu vị uống cà phê cũng khác giữa hai đô thị: Người Sài Gòn uống cà phê bột pha phin nhiều nhất với 38%. Kế đến là cà phê bột pha phin có thêm sữa với 27% và 20% uống cà phê hòa tan. Hà Nội thì tới 67% uống cà phê hòa tan.

Số lần mua cà phê trong dân ở TP.HCM cũng nhiều hơn so với Hà Nội. Có tới 12% người dân TPHCM mua cà phê uống vài lần trong tuần. 40% mua uống vài lần trong tháng. Trong khi ở Hà Nội, chỉ có 0,6% số người mua cà phê uống vài lần trong tuần. Lượng cà phê tiêu thụ ở TPHCM tăng 21%. Tỷ lệ thấp hơn Hà Nội với 25%.

Người Hà Nội uống theo mùa, lễ Tết uống nhiều hơn. Theo thống kê: Hà Nội tiêu thụ chủ yếu vào mùa đông (31%) và lễ tết (62%) còn TP HCM tiêu thụ chủ yếu vào lễ tết (84%), nhưng hầu hết số họ không tiêu thụ khác biệt theo mùa và gần như uống quanh năm (chỉ có 16% tiêu thụ khác biệt theo mùa).

Sự tập trung hệ thống cửa hàng cà phê

Cà phê Trung Nguyên chủ yếu tập trung hệ thống cửa hàng của mình. Đa số làcác thành phố lớn, tập trung đông dân như: TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, … Trong đó Cà phê Trung Nguyên lựa chọn cho mình hai thị trường trọng điểm là Hà Nội và TP.HCM. Việc phân đoạn thị trường này thể hiện cái nhìn tổng thể về thị trường của Cà phê Trung Nguyên, đó là bước xác định đoạn thị trường khá chính xác mang lại thương hiệu và vị thế như ngày hôm nay.

Phân đoạn thị trường cà phê theo nhân khẩu học

Phân đoạn thị trường Cà phê Trung Nguyên dựa trên các cơ sở là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp.

Lứa tuổi

Nghiên cứu sâu về tiêu thụ cà phê ở hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội. Gần 800 hộ dân được lấy mẫu điều tra. Điều đáng chú ý ở cả hai thành phố là người thường uống cà phê nằm trong độ tuổi dưới 40. Như Hà Nội tuổi trung bình 36,3  còn TPHCM trẻ hơn chút ít. Điều này cho thấy: thói quen uống cà phê theo độ tuổi ở mỗi vùng miền khác nhau.

Thu nhập

Việt Nam là một nước đang phát triển. Mức thu nhập bình quân trên đầu người thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Cà phê Trung Nguyên chú trọng đến người tiêu dùng có thu nhập khá và ổn định.

Một điều khá đặc biệt là: người dân Sài Gòn tiêu thụ cà phê nhiều hay ít không do thu nhập của họ cao hay thấp. Còn ở Hà Nội, thu nhập càng cao thì uống càng nhiều. Những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên. Song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của Cà phê Trung Nguyên. Tuy nhiên mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên.

Nghề nghiệp

Phần lớn người uống cà phê ở Hà Nội là người có trình độ đại học hay chí ít cũng là tốt nghiệp cấp III. Tầng lớp người về hưu uống cà phê nhiều nhất, tới 19,8%. Còn sinh viên thì ít nhất, chỉ có 8% người uống.

Nhưng TPHCM thì gần như uống cà phê ở mọi trình độ. Dân kinh doanh uống nhiều nhất với 26,3%. Kế đến là sinh viên học sinh, người về hưu uống ít nhất.

Phân đoạn thị trường cà phê theo tâm lý

Việt Nam cũng như một số nước láng giềng châu Á có tập quán uống trà từ lâu đời. Uống cà phê là một thói quen mới du nhập vào nước ta chưa lâu. Trừ một số người đã có thói quen uống cà phê theo phong cách của người Pháp trước đây.

Việt Nam đang từng bước phát triển và hội nhập. Nền kinh tế thị trường đã kéo theo những lối sống mới; những xu hướng mới. Người trẻ tuổi là những người tiếp thu rất nhanh lối sống này.

Cà phê tiêu dùng tiêu thụ của Việt Nam chưa nhiều nhưng lại rất đa dạng. Gu thưởng thức cà phê của người Việt Nam phổ biến là đặc, sánh.

Người Hà Nội có tâm lý thích uống cà phê hòa tan (67%). Trong khi đó người Sài Gòn thường uống cà phê bột pha phin nhiều nhất khoảng 38%. Kế đến là cà phê bột pha phin có thêm sữa với 27% và 20% uống cà phê hòa tan.

Phân đoạn thị trường cà phê theo hành vi

Lý do mua hàng

Trong hộ gia đình: Cà phê được mua nhằm mục đích phục vụ tiêu thụ trong gia đình; được cho hoặc tặng…

Ngoài hộ gia đình: Các cơ quan; doanh nghiệp mua cà phê nhằm mục đích phục vụ nhu cầu công việc hoặc sinh hoạt của người lao động. Hoặc có thể mang biếu, tặng, cho vào các dịp lễ Tết…

Lợi ích tìm kiếm

Cà phê đã trở thành thức uống thông dụng nhất trên thế giới. Nó chỉ sau nước uống thông thường. Ngày càng nhiều chứng cứ khoa học và lâm sàng cho thấy: tác dụng tích cực và toàn diện của cà phê đối với sức khỏe của loài người. Như hạn chế các bệnh: Tim mạch; ung thư; loét dạ dày và tá tràng; chứng loãng xương; bệnh sỏi mật; hen suyễn; giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson;…

Thói quen sử dụng cà phê

Thói quen sử dụng cà phê của người dân Việt Nam được nghiên cứu và thống kê như sau: 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần. Nghiêng về nam giới (59%). Về cà phê hòa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần/tuần. Nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%). Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà và bên ngoài là ngang nhau 49%/50%. Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7-8 giờ sáng.

Lợi ích của việc phân đoạn thị trường cà phê

Theo Cà phê Trung Nguyên, những đoạn thị trường như đã phân đoạn rất hấp dẫn. Cà phê Trung Nguyên luôn lấy đó làm mục tiêu phục vụ. Mục tiêu thị trường phục vụ lứa tuổi thanh thiếu niên và trung tuổi. Việt Nam được đánh giá là một thị trường triển vọng. Do thu nhập người Việt Nam còn thấp, sự cạnh tranh từ các sản phẩm truyền thống, thói quen tiêu dùng, …

Chính nhờ vào việc lựa chọn thị trường mục tiêu chính. Chất lượng sản phẩm và chiến lược kinh doanh hợp lí. Cà phê Trung Nguyên ngày càng được nhiều người biết đến. Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước. 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina.

Phân tích khách hàng của cafe Trung Nguyên

Tôi là Hạnh Phương chuyên gia bán lẻ và nghiên cứu chuyên sâu về kinh doanh siêu thị tại ISAAC. Tôi cùng đội ngũ ISAAC mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích liên quan đến các nền tảng bán lẻ, kinh doanh, setup siêu thị chuyên nghiệp tại Việt Nam.