Phân tích nhân cách trong tâm lý học

Tâm lý học nhân cách là một nhánh của tâm lý học nghiên cứu tính cách và sự biến đổi của nó giữa các cá nhân. Đây là một nghiên cứu khoa học nhằm mục đích cho thấy mọi người khác nhau như thế nào do các lực lượng tâm lý.[1] Các lĩnh vực trọng tâm của nó bao gồm:

  • xây dựng một bức tranh mạch lạc của cá nhân và các quá trình tâm lý chính của họ
  • điều tra sự khác biệt tâm lý cá nhân
  • điều tra bản chất con người và sự tương đồng tâm lý giữa các cá nhân

"Tính cách" là một tập hợp các đặc điểm năng động[cần giải thích] và được tổ chức do một người nào đó sở hữu, mà có ảnh hưởng đến môi trường, nhận thức, cảm xúc, động lực và hành vi của họ trong các tình huống khác nhau. Từ personality (tính cách) bắt nguồn từ từ Latin personna, có nghĩa là " mặt nạ ".

Tính cách cũng đề cập đến mô hình suy nghĩ, cảm xúc, điều chỉnh xã hội và hành vi luôn được thể hiện theo thời gian có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kỳ vọng, nhận thức, giá trị và thái độ của một người. Tính cách cũng dự đoán phản ứng của con người với người khác, với các vấn đề và với sự căng thẳng.[2][3] Gordon Allport (1937) mô tả hai cách chính để nghiên cứu tính cách: nomothetic và idiographic. Tâm lý học nomothetic tìm kiếm các quy luật chung có thể được áp dụng cho nhiều người khác nhau, chẳng hạn như nguyên tắc tự thực hiện hoặc đặc điểm của sự lật đổ. Tâm lý học idiographic là một nỗ lực để hiểu các khía cạnh độc đáo của một cá nhân cụ thể.

Nghiên cứu về tính cách có một lịch sử rộng lớn và đa dạng trong tâm lý học với sự phong phú của các truyền thống lý thuyết. Các lý thuyết chính bao gồm quan điểm bố trí (đặc điểm), tâm lý học, nhân văn, sinh học, hành vi, tiến hóa và quan điểm học tập xã hội. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học không xác định rõ ràng bản thân với một quan điểm nhất định và thay vào đó có một cách tiếp cận chiết trung. Nghiên cứu trong lĩnh vực này được định hướng theo kinh nghiệm - chẳng hạn như mô hình thứ nguyên, dựa trên số liệu thống kê đa biến như phân tích nhân tố - hoặc nhấn mạnh sự phát triển lý thuyết, chẳng hạn như lý thuyết tâm động học. Ngoài ra còn có một sự nhấn mạnh đáng kể trong lĩnh vực ứng dụng kiểm tra tính cách. Trong giáo dục và đào tạo tâm lý, nghiên cứu về bản chất của tính cách và sự phát triển tâm lý của nó thường được xem xét như một điều kiện tiên quyết cho các khóa học về tâm lý học bất thường hoặc tâm lý học lâm sàng.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Friedman, Howard; Schustack, Miriam (2016). Personality: Classic theories and modern research. USA: Pearson. ISBN978-0-205-99793-0.
  2. ^ Winnie, J.F. & Gittinger, J.W. (1973) An introduction to the personality assessment system. Journal of Clinical Psychology, Monograph Supplement, 38,1=68
  3. ^ Krauskopf, C.J. & Saunders, D.R, (1994) Personality and Ability: The Personality Assessment System. University Press of America, Lanham, Maryland

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách

Cấu trúc là sự thống nhất toàn vẹn các phần tử và sự liên hệ về mọi mặt giữa chúng. Cấu trúc tâm lý của nhân cách cũng vậy Theo nhà tâm lý học Nga K.K. Platônốp thì nhân cách không phải là vô định, không phải là cái túi với những đặc điểm của nhân cách vô tình bị bỏ vào trong đó. Nhân cách có một cấu trúc nhất định. Nhân cách bao gồm các phần tử và các phần tử liên hệ với nhau theo cách thức khác nhau. Chính các phần tử kết hợp lại bằng sự liên hệ theo một cách thức tạo nên nhân cách toàn vẹn. Nhân cách cũng có ảnh hưởng ngược trở lại các phần tử và các mối liên hệ giữa các phần tử. Từ đó có thể nói, câu trúc nhân cách là sự sắp xếp các thuộc tính hay các thành phần của nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong một liên hệ và quan hệ nhất định. Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc nhân cách tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi tác giả về bản chất của nhân cách. Có tác giả xem xét cấu trúc nhân cách gồm ba, bốn hay năm thành phần. Có thể nêu ra một số loại cấu trúc nhân cách sau: Loại cấu trúc hai phần:

+ Trong tài liệu tâm lý học Việt Nam đưa ra quan niệm cho rằng cấu trúc nhân cách gồm hai thành phần cơ bản là đức và tài hay còn gọi là phẩm chất và năng lực.

+ Quan niệm cấu trúc nhân cách có hai tầng: Tầng "nổi" sáng tỏ gồm ý thức, tự ý thức, ý thức nhóm và tầng "sâu" tối tăm bao gồm tiềm thức, vô thức.

Loại cấu trúc ba thành phần:

+ S. Phrớt quan niệm cấu trúc nhân cách gồm ba phần: cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Mỗi bộ phận hoạt động theo nguyên tắc nhất định và có liên hệ chặt chẽ với nhau.

+ AG. Covaliốp cho rằng trong cấu trúc của nhân cách bao gồm ba thành phần là các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý cá nhân.

+ Quan điểm coi nhân cách bao gồm ba lĩnh vực cơ bản; nhận thức (bao gồm cả tri thức và năng lực trí tuệ), tình cảm (rung cảm, thái độ) và lí trí (phẩm chất ý chí, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen).

Loại cấu trúc bốn thành phần:

  • Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học (bao gồm khí chất, giới tính, lứa tuổi và có cả những đặc điểm bệnh lí).
  • Tiểu cấu trúc về đặc điểm của các quá trình tâm lý như các phẩm chất của cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy; những phẩm chất của ý chí; những đặc điểm của xúc cảm, tình cảm.
  • Tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm gồm các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, năng lực,...
  • Tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin...

+ Quan điểm coi nhân cách gồm bốn nhóm thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực (những thuộc tính này đang được thừa nhận tương đối rộng rãi nên sẽ được phân tích chi tiết ở mục 2).

+ Theo nhà tâm lý học Việt Nam, Phạm Minh Hạc thì nhân cách con người bao gồm bốn bộ phận sau:

  • Xu hướng của nhân cách: Đó là hệ thống những thúc đẩy quy định tính lựa chọn của các thái độ và tính tích cực của con người. Xu hướng của nhân cách bao gồm nhiều thuộc tính khác nhau, bao gồm một hệ thống các nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lí tưởng tác động qua lại với nhau. Trong đó có một thành phần nào đó chiếm ưu thế và có ý nghĩa chủ đạo, đồng thời các thành phần khác giữ vai trò làm chỗ dựa, làm nền.
  • Những khả năng của nhân cách: bao gồm một hệ thống các năng lực, đảm bảo cho sự thành công của hoạt động. Các năng lực cá nhân là tiền đề tâm lý đảm bảo cho những xu hướng của nhân cách trở thành hiện thực, chúng có liên quan và tác động qua lại với nhau. Thông thường, có một năng lực nào đó chiếm ưu thế còn những năng lực khác thì phụ thuộc vào nó và tăng cường cho nó (tức năng lực chủ đạo). Rõ ràng là, cấu trúc của xu hướng nhân cách sẽ ảnh hưởng đến tính chất của mối tương quan giữa các năng lực của nó. Về phần mình, sự phân hoá của các năng lực sẽ lại ảnh hưởng đến thái độ lựa chọn của nhân cách đối với hiện thực.
  • Phong cách, hành vi của nhân cách: Phong cách, cũng như các đặc điểm tâm lý trong hành vi của nhân cách là do tính cách và khí chất của nhân cách đó quy định. Tính cách là hệ thống thái độ của con người đối với thế giới xung quanh và bản thân. được thể hiện trong hành vi của họ. Tính cách tạo nên phong cách hành vi của con người trong môi trường xã hội và phương thức giải quyết những nhiệm vụ thực tế của họ. Khí chất là những thuộc tính cá thể quy định động thái của hoạt động tâm lý con người, quy định sắc thái thể hiện bên ngoài của đời sống tinh thần của họ.
  • Hệ thống điều khiển của nhân cách: Hệ thống này thường được gọi là cái "tôi" của nhân cách. "Cái tôi" là một cấu tạo tự ý thức của nhân cách, nó thực hiện sự điều chỉnh: tăng cường hay làm giảm bớt hoạt động, tự kiểm tra và sửa chữa các hành vi và hoạt động, dự kiến và hoạch định cuộc sống và hoạt động của cá nhân. Tuỳ theo mức độ phát triển mà hệ thống tự điều chỉnh này được củng cố và con người trở thành chủ nhân của các sức mạnh của mình. Tuỳ thuộc vào sự giáo dục và lối sống của đứa trẻ và người lớn mà phẩm chất của "cái tôi" được xác định, khả năng tự điều chỉnh các sức mạnh và phương tiện của bản thân được xác định Biểu tượng về "cái tôi" của bản thân sẽ quy định mức độ kì vọng, mức độ tính tích cực tương ứng của nhân cách cũng như mức độ phát triển của các năng lực.

- Loại cấu trúc năm thành phần:

Nhà tâm lý học Cộng hoà Séc J. Stêfanôvic đưa ra cấu trúc nhân cách gồm năm đặc điểm:

+ Đặc điểm tính tích cực - động cơ của nhân cách như xu hướng, nguyện vọng, hứng thú, kế hoạch sống.

+ Đặc điểm lập trường - quan hệ của nhân cách thể hiện mặt giá trị của nhân cách bao gồm lập trường, lí tưởng và quan điểm sống.

+ Đặc điểm về mặt hành động của nhân cách bao gồm tri thức kĩ xảo thói quen.

+ Đặc điểm tự điều chỉnh của nhân cách gồm tự ý thức, tự đánh giá, tự phê bình của nhân cách.

+ Đặc điểm về động thái của nhân cách thể hiện ở khí chất

Sau đây chúng ta phân tích chi tiết hơn về quan điểm cấu trúc nhân cách của các nhà tâm lý học Việt Nam để có thể dễ dàng vận dụng trong công tác giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta. Đó là quan điểm coi cấu trúc nhân cách gồm hai mặt thống nhất với nhau là đức và tài (phẩm chất và năng lực).

Có thể biểu diễn cấu trúc theo bảng sau:

Phẩm chất (Đức) Năng lực (Tài)
- Phẩm chất xã hội (đạo đức, chính trị) như: thế giới quan. lí tưởng. niềm tin, lập trường, thái độ... - Năng lực xã hội hoá: khả năng thích ứng. hoà nhập, tính mềm dẻo cơ động, linh hoạt trong cuộc sống
- Phẩm chất cá nhân (đạo đức tư cách: cái nết. thói quen. các ham muốn) - Năng lực chủ thể hoá: khả năng thể hiện tính độc đáo, đặc sắc, khả năng thể hiện cái riêng, cái “bản lĩnh” của cá nhân
- Phẩm chất ý chí: tính mục đích, tính tự chủ, tính kỉ luật, tính quả quyết, tính phê phán. - Năng lực hành động: khả năng hành động có mục đích, chủ động tích cực có hiệu quả
- Cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết, tính khí. - Năng lực giao tiếp: khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Văn Thạc - Trần Quốc Thành - Hoàng Anh - Lê Thị Bừng - Vũ Kim Thanh - Nguyễn Kim Quý - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn
  • Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007