Nên mua kính thiên văn khúc xạ hay phản xạ năm 2024

Với những ai say mê khám phá vũ trụ, chắc chắn sẽ cần một chiếc kính thiên văn. Nhưng không phải ai cũng biết lựa chọn một chiếc kính thiên văn phù hợp, đặc biệt là những người mới chơi. Thế Giới Thiên Văn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết cách chọn kính thiên văn phù hợp.

Kính thiên văn, hay còn được gọi là kính viễn vọng (telescope), đây là một dụng cụ giúp quan sát các vật thể ở khoảng cách xa với tầm nhìn của con người. Kính thiên văn được ứng dụng trong thiên văn học, hàng hải, hàng không, công nghệ vũ trụ và quân sự. Lần đầu tiên, kính thiên văn được chế tạo sử dụng dụng cụ quang học để thu thập ánh sáng từ các vật thể xa. Sau đó, các loại kính viễn vọng khác được phát triển, thu thập bức xạ điện từ với các bước sóng khác nhau, đến từ các vật thể ở xa mà mắt người không nhìn thấy được.

Nên mua kính thiên văn khúc xạ hay phản xạ năm 2024
kính thiên văn ngắm mưa sao băng

Các loại kính thiên văn phổ biến hiện nay

Có lẽ bạn sẽ rất phân vân khi chọn một kính thiên văn. Hiện nay có rất nhiều loại kính viễn vọng (telescope), do vậy bạn cần biết chiếc kính mình sắp mua sẽ thuộc loại nào. Hãy cùng Thế Giới Thiên Văn tìm hiểu chi tiết về cách chọn kính thiên văn phù hợp!

Kính thiên văn khúc xạ

Kính thiên văn khúc xạ là loại kính sử dụng các thấu kính để thay đổi đường truyền của ánh sáng, tạo ra ảnh rõ nét của các vật thể từ xa.

Ưu điểm của kính thiên văn khúc xạ

  • Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng
  • Độ bền cao
  • Hình ảnh sắc nét
  • Không bị lệch trục

Nhược điểm của kính thiên văn khúc xạ

  • Do đường kính nhỏ nên khả năng thu ánh sáng kém làm cho hình ảnh bị tối
  • Bị sai sắc (nhòe màu ở rìa vùng quan sát)
  • Màu sắc thiếu trung thực
    Nên mua kính thiên văn khúc xạ hay phản xạ năm 2024
    kính thiên văn khúc xạ

Kính thiên văn phản xạ

Kính thiên văn phản xạ hay còn được gọi là kính thiên văn catoptric. Đây là loại kính viễn vọng sử dụng gương phản xạ để tạo ra hình ảnh.

Kính viễn vọng phản xạ có vật kính là gương cầu hoặc gương Parabol gọi là gương sơ cấp

Ưu điểm của kính thiên văn phản xạ

  • Độ sáng cao (thu được ánh sáng tốt hơn)
  • Màu sắc trung thực
  • Độ phóng đại cao (giúp nhìn xa hơn)

Nhược điểm của kính thiên văn phản xạ

  • Cầu sai (bị méo hình nhẹ ở rìa)
  • Dễ bị lệch trục
  • Gương dễ bị oxy hóa
  • Khó vệ sinh
    Nên mua kính thiên văn khúc xạ hay phản xạ năm 2024
    kính thiên văn phản xạ

Kính thiên văn tổ hợp

Kính thiên văn tổ hợp được kết hợp dựa trên 2 loại kính thiên văn khúc xạ và kính thiên văn phản xạ. Loại kính thiên văn tổ hợp giúp tăng khả năng của kính như khử độ méo, tăng thị trường. Hệ kính hỗn hợp bao gồm cả những gương và thấu kính.

Ưu điểm của kính thiên văn tổ hợp

  • Chất lượng hình ảnh cao
  • Nhỏ gọn (tiêu cự dài trong ống kính ngắn)
  • Dễ kết hợp với các loại giá đỡ
  • Đa dạng về cấu tạo

Nhược điểm của kính thiên văn tổ hợp

  • Giá thành cao
  • Cấu tạo phức tạp
  • Dễ bị bám bụi, đọng sương
  • Trường nhìn hẹp
    Nên mua kính thiên văn khúc xạ hay phản xạ năm 2024
    kính thiên văn tổ hợp

Khả năng phóng đại

Tránh bất kỳ một kính thiên văn nào chào hàng bằng độ phóng đại. Những đòi hỏi về độ phóng đại 500X cho kính thiên văn là vô nghĩa,

Độ phóng đại lớn nhất đối với một kính thiên văn để hình ảnh còn sắc nét và rõ ràng, gọi là độ phóng đại hữu dụng (ko phải là độ phóng đại lớn nhất), độ phóng đại hữu dụng của 1 kính thiên văn được tính bằng cách nhân kích thước của ống kính hay đường kính vật kính tính bằng đơn vị inch với 50 (hoặc nhân với 2 nếu tính theo milimet).

Do đó, một kính viễn vọng 4-inch cung cấp độ phóng đại hữu dụng lên tới 200X. Và như vậy, một kính thiên văn 8-inch có độ phóng đại hữu dụng cao nhất là 400X.

Nếu bạn đòi hỏi về một kính thiên văn có độ phóng đại cao hơn độ phóng đại hữu dụng thì bạn phải chấp nhận chất lượng hình ảnh thu được sẽ thấp.

Cách chọn chân kính phù hợp

Bên cạnh chất lượng quang học, yếu tố quan trọng nhất của kính thiên văn chính là chân đế. Chân đế là phần nâng đỡ ống kính thiên văn của bạn. Mặc dù có thể mua được ống kính có chất lượng quang học tốt nhất thế giới, nhưng nếu đặt nó trên chân đế kém chất lượng, hiệu suất quan sát sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong điều kiện gió mạnh, một chân đế kém chất lượng có thể khiến ống kính rung lắc và không thể quan sát chính xác. Do vậy, hãy đảm bảo rằng ống kính của bạn được đặt trên một chân đế tốt.

Nếu đủ tài chính, bạn nên chọn một chân đế chắc chắn để có thể dễ dàng quan sát hơn.

Các loại chân kính phổ biến hiện nay

Chân kính thiên văn ATZ (Altitude – Azimuth mount)

Chân kính thiên văn ATZ là loại chân kính phổ biến được sử dụng cho kính viễn vọng nghiệp dư. Nó được thiết kế để điều chỉnh kính thiên văn theo hai trục phương vị kinh độ (azimuth) và độ cao (altitude).

Ưu điểm của chân kính thiên văn ATZ (Altitude – Azimuth mount)

  • Gọn nhẹ
  • Dễ sử dụng, tháo lắp
  • Giá thành rẻ
  • Khả năng quan sát đa dạng

Nhược điểm của chân kính thiên văn ATZ (Altitude – Azimuth mount)

  • Dễ bị rung lắc
  • Độ chính xác hạn chế
  • Rất dễ bị ảnh hưởng bởi gió (làm hình ảnh bị rung lắc và nhòe mờ)
  • Khó khăn trong việc quan sát các vật thể trên bầu trời
    Nên mua kính thiên văn khúc xạ hay phản xạ năm 2024
    chân kính thiên văn ATZ

Chân kính thiên văn EQ (Equatorian mount)

Chân đế xích đạo Equatorial mount là loại chân kính được thiết kế để mô phỏng chuyển động quay tự quay của Trái Đất.

Chân kính EQ sẽ có 2 trục

Trục cực được đặt song song chính xác với trục trái đất.

Trục nghiêng (vuông góc với trục cực) sẽ song song với xích đạo trời và xích đạo trái đất.

Cùng với đó, loại chân kính thiên văn EQ này sẽ có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của chân kính thiên văn EQ (Equatorian mount)

  • Cho phép quan sát vật trong hệ tọa độ xích đạo (tức là không phụ thuộc nhật động)
  • Khả năng bám mục tiêu tốt
  • Hình ảnh ổn định
  • Khả năng quan sát đa dạng (giúp quan sát các vật thể trên bầu trời ở mọi vị trí)

Nhược điểm của chân kính thiên văn EQ (Equatorian mount)

  • Giá thành cao

  • #### Cồng kềnh và nặng (nhưng có thể đem đi du lịch bằng xe ô tô)
    Nên mua kính thiên văn khúc xạ hay phản xạ năm 2024
    chân kính EQ

Những lưu ý cần quan tâm khi mua kính thiên văn

Để biết rõ về cách chọn kính thiên văn, bạn cần lưu ý quan tâm những điều sau khi mua kính thiên văn.

Hãy tìm hiểu khi nào thì họ tổ chức một buổi quan sát và tham gia nó. Cố gắng quan sát qua các kính thiên văn nhiều nhất bạn có thể , và hỏi càng nhiều câu hỏi bạn có thể nghĩ đến càng tốt.

Hãy hỏi về thời gian lắp ráp, bảo trì, phụ kiện, và chi phí. Nếu bạn không thể tìm thấy một câu lạc bộ thiên văn học gần đó, gọi điện thoại hoặc đến một cung thiên văn ở địa phương.

Các nhân viên ở đó sẽ chỉ cho bạn bất kỳ CLB thiên văn nào ở gần khu vực của bạn

Tìm một đại lý có uy tín

Một người bán hàng trong các đại lý sẽ quảng cáo một chút về kính thiên văn đến tất cả người mua. Một người bán hàng lâu năm sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi để xác định trình độ chuyên môn của bạn và sở thích của bạn.

Một người bán hàng tốt sẽ không cố gắng bán cho bạn nhiều kính thiên văn hơn bạn cần.

Tại Việt Nam cửa hàng bán kính thiên văn uy tín được nhiều người tin cậy và có kinh nghiệm hơn 10 năm là cửa hàng Thế Giới Thiên Văn. Bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết và được hỗ trợ kỹ thuật sau khi mua hàng.

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về cách chọn kính thiên văn phù hợp với mọi đối tượng từ những người chưa có kiến thức cho đến những người đã có kinh nghiệm trong việc chọn kính thiên văn. Để lựa chọn một chiếc kính thiên văn, hãy liên hệ cửa hàng

Kính thiên văn phản xạ và khúc xạ khác nhau như thế nào?

Điểm khác nhau cơ bản của kính phản xạ và kính khúc xạ nằm ở vật kính. Trong khi kính thiên văn khúc xạ có vật kính là 1 thấu kính hội tụ thì kính phản xạ dùng 1 gương cầu lõm làm vật kính. Kính phản xạ sử dụng gương để thu nhận và hội tụ ánh sáng.

Có bao nhiêu loại kính thiên văn?

Kính thiên văn phổ thông có 3 loại chính là: Khúc xạ, Phản xạ và Tổ hợp ngoài ra còn những loại kính dùng cho các nhà thiên văn chuyên nghiệp như kính thiên văn vô tuyến, kính thiên văn hồng ngoại…

Kính thiên văn được làm từ gì?

Kính thiên văn khúc xạ Được cấu tạo chủ yếu bởi 2 thành phần: Vật kính và thị kính. Vật kính là thấu kính hội tụ tiêu sắc được ghép từ 1 thấu kính phân kỳ và một thấu kính hội tụ. Thị kính có thể là thấu kính phân kỳ hoặc hội tụ tiêu sắc.

Kính viễn vọng phản xạ dùng để làm gì?

Kính viễn vọng phản xạ hay kính thiên văn phản xạ (tiếng Anh: reflecting telescope hay reflector) là loại kính viễn vọng sử dụng một hoặc một vài gương phản xạ phản chiếu ánh sáng và hình thành một hình ảnh. Nó còn được gọi là kính thiên văn catoptric.