Phân tích tác động của các nhân to tự nhiên đối với cơ cấu ngành công nghiệp nước ta

Phân tích tác động của các nhân to tự nhiên đối với cơ cấu ngành công nghiệp nước ta

Cơ cấu kinh tế là gì là điều gây tò mò của rất nhiều người khi họ nghe quá nhiều nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa ra sao. Hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá để tìm ra câu trả lời chính xác nhé.

Cơ cấu kinh tế là gì?

“Cơ cấu kinh tế bao gồm các ngành nghề, lĩnh vực, các vùng, thành phần kinh tế khác nhau và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng”.

Có 3 bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế: ngành kinh tế, thành phần kinh tế và lãnh thổ

Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm các ngành hình thành nên nền kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế được chia thành 3 nhóm Nông – lâm – ngư nghiệp, Công nghiệp – Xây dựng và dịch vụ. Ở các nước phát triển có dịch vụ, công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong khi ở các nước đang phát triển thì nông nghiệp chiếm đa số, dù công nghiệp và dịch vụ đã tăng mạnh. 

Cơ cấu thành phần kinh tế được chia thành kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân.

Cơ cấu lãnh thổ (tỉnh, thành, khu vực…) là kết quả của quá trình phân công lao động theo địa lý. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế của một quốc gia

Cơ cấu kinh tế chịu nhiều tác động của các yếu tố khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm các khía cạnh sau:

-       Điều kiện tự nhiên: đất đai, khoáng sản, điều kiện thời tiết…

-       Sự tiến bộ của nền sản xuất: nếu trình độ sản xuất lạc hậu thì cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. 

-       Quan hệ kinh tế đối ngoại

-       Cơ chế chính sách của nhà nước

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì?

 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình khách quan làm thay đổi cơ cấu, tỷ trọng, tốc độ và chất lượng của các mối quan hệ kinh tế giữa các ngành và các vùng để đạt được cơ cấu hợp lý hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.

Quá trình này có thể rất đa dạng, nhiều khi không theo quy luật, do đó kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan hoặc khách quan.

 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa sâu sắc đối với năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các thành phố và khu vực. Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng đến nhân khẩu học bao gồm phân phối thu nhập, việc làm, các dịch vụ sản xuất chuyên biệt, sự di chuyển vốn, nền kinh tế phi chính thức, công việc không theo tiêu chuẩn và chi tiêu công…

 Khó khăn khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta

-       Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nhưng nguồn vốn phân bổ thấp, phương thức sản xuất cũ kỹ. 

-       Nguồn vốn tập trung chủ yếu vào công nghiệp, khai khoáng, xây dựng nhưng chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng. 

-       Sự phát triển không đồng đều giữa các ngành khi sự dịch chuyển lao động và nguồn vốn đầu tư giữa các ngành thiếu ổn định và không đồng bộ. 

-       Tỷ trọng đóng góp vào Tổng sản phẩm quốc nội của ngành dịch vụ chưa có sự tăng trưởng đáng kể mặc dù lực lượng lao động và vốn đầu tư tăng mạnh. 

-       Khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, có năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp

-       Căng thẳng thương mại, biến đổi khí hậu, đặc biệt là đại dịch COVID-19 

Kế hoạch cơ cấu kinh tế trong những năm tới

Với các khó khăn như trên thì các biện pháp để thu được hiệu quả khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì?

-       Giải quyết tình trạng thất nghiệp thời vụ bằng cách đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp

-       Phát triển nông lâm ngư nghiệp theo hướng bền vững, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ

-       Phát triển công nghiệp theo hướng tận dụng nguyên liệu có sẵn trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu thay vì nhập khẩu.

-       Tận dụng lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đặc sắc để phát triển du lịch.  

-       Cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách Nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị công lập.

-       Tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị lớn.

-       Khai thác hiệu quả hội nhập quốc tế, tăng cường kết nối khu vực tư nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước

-       Thúc đẩy kinh tế đô thị, nâng cao vai trò đổi mới, sáng tạo của các trung tâm, thành phố lớn cũng như phát huy vai trò chủ đạo đổi mới mô hình tăng trưởng của các vùng kinh tế trọng điểm.

-       Kế hoạch được thực hiện cùng với việc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid19. 

Trên đây là đôi điều sơ nét về cơ cấu kinh tế là gì, hi vọng đã phần nào giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Trâm Nguyễn

* Vị trí địa lí:

– Vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam. )

– Vùng có vị trí địa lí thuận lợi (giáp biển, gần vùng nguyên liệu, giao thông đô thị phát triển..) hoạt động công nghiệp phát triển mạnh mẽ; ngược lại vùng miền núi xa xôi có hoạt động công nghiệp

Ví dụ:

TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu giàu có (nông sản Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bô; dầu mỏ).

* Nhân tố tự nhiên:

– Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang).

– Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp như luyện kim (đen và màu), dệt, nhuộm, giấy, hóa chất, chế biến thực phẩm,… Ớ những vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lại chảy trên những địa hình khác nhau tạo nên nhiều tiềm năng cho công nghiệp thủy điện.

Ví dụ: Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta, góp phần cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh tế, đặc biệt là công nghiệp cả nước.

– Khí hậu: đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng nạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải nhiệt đới hóa trang thiết bị sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.

– Các nhân tố tự nhiên khác:

+ Đất đai – địa chất công trình để xây dựng nhà máy.

Ví dụ: Các trung tâm công nghiệp nước ta phân bố chủ yếu ở vùng thị trấn, đô thị, thành phố lớn..đây là những khu vực địa hình bằng phẳng, địa chất ổn định và giao thông dễ dàng.

+ Tài nguyên rừng: là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gổ, tre, nứa,..), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến giấy, gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc,…), dược liệu cho công nghiệp dược phẩm.

+ Tài nguyên biển (cá. dầu khí, cảng nước sâu,…), tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu,…

Ví dụ: Công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (nguồn thủy hải sản, nông sản…);  các tỉnh giáp biển hình thành các khu kinh tế ven biển phát huy thế mạnh tổng hợp kinh tế biển (Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu,..).

* Nhân tố kinh tế – xã hội:

– Dân cư và nguồn lao động:

+ Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt – may, giày – da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

+ Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử – tin học, cơ khí chính xác,…

+ Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và gí rẻ=> thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo…). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt -may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…