Phân tích tế bào máu ngoài vi mono

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là một trong các xét nghiệm thường quy được thực hiện khi khám sức khỏe, khám bệnh, cấp cứu và theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân. Sau đây là cách đọc và ý nghĩa của sự thay đổi các chỉ số trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu được thực hiện trên máy tự động:


1. RBC (Red Blood Cell – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu):
- Giá trị bình thường: Nữ: 3.8 – 5.0 T/L; Nam: 4.2 – 6.0 T/L.
- Tăng: mất nước, chứng tăng hồng cầu.
- Giảm: thiếu máu.
2. HBG (Hemoglobin – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu):
- Huyết sắc tố là một loại phân tử protein của hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trao đổi và nhận CO2 từ các cơ quan vận chuyển đến phổi trao đổi để thải CO2 ra ngoài và nhận oxy. Huyết sắc tố đồng thời là chất tạo màu đỏ cho hồng cầu.
- Giá trị bình thường: Nữ: 120 - 150 g/L; Nam: 130-170 g/L.
- Tăng: mất nước, bệnh tim và bệnh phổi,...
- Giảm: thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu,...
3. HCT (Hematocrit – Tỷ lệ thể tích hồng cầu/ thể tích máu toàn bộ):
- Giá trị bình thường: Nữ: 0.336-0.450 L/L; Nam: 0.335-0.450 L/L.
- Tăng: dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, ở trên núi cao, mất nước, chứng giảm lưu lượng máu,...
- Giảm: mất máu, thiếu máu, thai nghén,...
4. MCV (Mean corpuscular volume - Thể tích trung bình của hồng cầu):
- Được tính từ hematocrit và số lượng hồng cầu.
- Giá trị bình thường: 75 - 96 fL
- Tăng: thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, xơ hoá tuỷ xương,…
- Giảm: thiếu hụt sắt, hồng cầu thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì,...
5. MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin – Lượng huyết sắc tố trung bình có trong một hồng cầu):
- Giá trị bình thường: 24- 33pg.
- Tăng: thiếu máu đa sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.
- Giảm: bắt đầu thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nói chung, thiếu máu đang tái tạo
6. MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration – Nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một thể tích máu):
- Giá trị này được tính bằng cách đo giá trị của hemoglobin và hematocrit.
- Giá trị bình thường: 316 – 372 g/L
- Tăng: thiếu máu đa sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.
- Trong thiếu máu đang tái tạo, có thể bình thường hoặc giảm do giảm folate hoặc vitamin B12,…
7. RDW (Red Cell Distribution Width – Độ phân bố hồng cầu):
- Giá trị bình thường: 9 -15%.
- Giá trị này càng cao nghĩa là độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều.
+ RDW bình thường và:
. MCV tăng, thường gặp trước bệnh bạch cầu.
. MCV bình thường: Thiếu máu trong các bệnh mạn tính, mất máu hoặc tan máu cấp tính, bệnh enzym hoặc bệnh hemoglobin không thiếu máu.
. MCV giảm: thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thalassemia dị hợp tử
+ RDW tăng và:
. MCV tăng: thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, …
. MCV bình thường: thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin,...
. MCV giảm: thiếu sắt, bệnh HbH, thalassemia,...
8. WBC (White Blood Cell – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu):
- Giá trị bình thường: 4.0 đến 10.0G/L.
- Tăng: viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu,...
- Giảm: giảm sản hoặc suy tủy, thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn,...
9. NEUT (Neutrophil - Bạch cầu trung tính):
- Giá trị tăng cao trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, ung thư, bệnh bạch cầu dòng tuỷ,…
- Giảm: nhiễm virus, giảm sản hoặc suy tủy, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị,...
10. LYM (Lymphocyte - Bạch cầu Lymphô):
- Giá trị bình thường: 19- 48% (0.9 – 5.2 G/L).
- Tăng: nhiễm khuẩn mạn, lao, nhiễm một số virus khác, bệnh CLL, bệnh Hogdkin,…
- Giảm: giảm miễn nhiễm, nhiễm HIV/AIDS, ức chế tủy xương do các hóa chất trị liệu, các ung thư, tăng chức năng vỏ thượng thận, sử dụng glucocorticoid…
11. MONO (Monocyte - Bạch cầu Mono)
- Giá trị bình thường: 3.4 - 9% (0.16 -1 G/L).
- Tăng: chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn của nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng mono, trong rối loạn sinh tủy,…
- Giảm trong các trường hợp thiếu máu do suy tủy, các ung thư, sử dụng glucocorticoid…
12. EOS (Eosinophil – Bạch cầu đa múi ưa axit)
- Giá trị bình thường: 0- 7% (0- 0.8 G/L).
- Tăng: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,…
13. BASO (Basophil – Bạch cầu đa múi ưa kiềm)
- Giá trị bình thường: 0 - 1.5% ( 0 - 0.2G/L)
- Tăng: một số trường hợp dị ứng, bệnh bạch cầu, suy giáp.
14. LUC (Large Unstained Cells)
- Có thể là các tế bào lympho lớn hoặc phản ứng, các monocyte hoặc các bạch cầu non.
- Giá trị bình thường: 0- 4% (0- 0.4G/L).
- Tăng: bệnh bạch cầu, suy thận mạn tính, phản ứng sau phẫu thuật và sốt rét, nhiễm một số loại virus (LUC bình thường ko loại trừ nhiễm virus vì không phải tất cả các virus có thể làm tăng số lượng LUC),…
15. PLT (Platelet Count – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu):
- Tiểu cầu không phải là một tế bào hoàn chỉnh, mà là những mảnh vỡ của các tế bào chất (một thành phần của tế bào không chứa nhân của tế bào) được sinh ra từ những tế bào mẫu tiểu cầu trong tủy xương.
- Tiểu cầu đóng vai trò sống còn trong quá trình đông máu, có tuổi thọ trung bình 5- 9 ngày.
- Giá trị bình thường: 150–350G/L.
- Số lượng tiểu cầu quá thấp có thể gây ra chảy máu. Còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, làm cản trở mạch máu có thể gây nên đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi, tắc nghẽn mạch máu,...
- Tăng: rối loạn tăng sinh tuỷ xương, bệnh tăng tiểu cầu vô căn, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, các bệnh viêm.
- Giảm: ức chế hoặc thay thế tuỷ xương, các chất hoá trị liệu, phì đại lách, đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh...
16. PDW (Platelet Disrabution Width – Độ phân bố tiểu cầu):
- Giá trị bình thường: 6 - 11%.
- Tăng: K phổi, bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm.
- Giảm: nghiện rượu.
17. MPV (Mean Platelet Volume - Thể tích trung bìnhcủa tiểu cầu):
- Giá trị bình thường: 6,5 - 11fL.
- Tăng: bệnh tim mạch, tiểu đường, hút thuốc lá, stress, nhiễm độc do tuyến giáp...
- Giảm: thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bạch cầu cấp...

BS CKII. Trương Thị Minh Nguyệt
Khoa Huyết học - Bệnh viện TƯQĐ 108

Phân tích tế bào máu ngoài vi mono

1. Định nghĩa
    Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi hay xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC: Complete Blood Count) là một xét nghiệm máu thường quy được sử dụng rất nhiều trong y khoa để đo các thành phần và đặc điểm của máu, bao gồm tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bất thường về tế bào máu, đánh giá tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng và rối loạn đông máu.   
    Hầu hết chúng ta khi đi khám bệnh sẽ được thực hiện xét nghiệm này. Đây là một xét nghiệm cơ bản, thực hiện đơn giản, thời gian xét nghiệm nhanh chóng.
    Mời các bạn cùng tìm hiểu các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi và ý nghĩa của chúng trong phần dưới đây.
2. Các chỉ số tế bào máu trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

- Số lượng hồng cầu (RBC: Red Blood Cell): Là số lượng hồng cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 4.2-5.4 T/l; Nữ: 4.0-4.9 T/l.
+ Số lượng hồng cầu tăng: Gặp trong trường hợp cô đặc máu, đa hồng cầu nguyên phát…
+ Số lượng hồng cầu giảm: Gặp trong mất máu, thiếu sắt, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy…

+ Thể tích khối hồng cầu tăng: Gặp trong trường hợp cô đặc máu, đa hồng cầu…
+ Thể tích khối hồng cầu giảm: Gặp trong trường hợp thiếu máu.

+ Lượng huyết sắc tố tăng: Nghĩ đến bệnh đa hồng cầu.
+ Lượng huyết sắc tố giảm: Nghĩ đến thiếu máu.

+ Đánh giá là hồng cầu to khi MCV > 100fl, thường gặp trong thiếu vitamin B12 và acid folic, có thể gặp trong tan máu tự miễn.
+ Đánh giá là hồng cầu nhỏ khi MCV < 80fl: Gặp trong bệnh Thalassemia, các thiếu máu thiếu sắt
- Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH: Mean Corpuscular Hemoglobine): Là lượng hemoglobin chứa trong một hồng cầu. Công thức tính: MCH = HGB/RBC. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 28-32 pg (pg=10­­­-12g).
+ Khi MCH thấp nguyên nhân có thể do: thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu của bệnh mãn tính,...
+ Khi MCH cao có thể là kết quả của việc không có đủ vitamin B12 hoặc acid folic trong cơ thể, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như bệnh gan, tuyến giáp hoạt động quá mức, lạm dụng rượu bia,... 
- Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC: Mean Corpuscular Hemoglobine Concentration): Là lượng huyết sắc tố chứa trong 1 lít hồng cầu. Công thức tính: MCHC= HGB/HCT. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 320-360 g/l.
    Giá trị MCHC hữu ích trong việc chẩn đoán thiếu máu, nhưng được sử dụng cùng với số lượng hồng cầu và các chỉ số hồng cầu khác như thể tích trung bình hồng cầu (MCV), lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH) và dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW) để giúp chẩn đoán các tình trạng sức khỏe khác nhau.
- Dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW: Red Distribution Width): Giá trị bình thường: 11-14%, thể hiện các hồng cầu có kích thước đồng đều. Khi RDW >14%: hồng cầu kích thước to nhỏ không đều, gặp trong: Thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu vitamin B12 và acid folic, rối loạn sinh tuỷ, tan máu miễn dịch…
- Tỷ lệ hồng cầu lưới (%RET: % Reticulocyte): Là số lượng hồng cầu lưới có trong 100 hồng cầu trưởng thành. Chỉ số này thể hiện khả năng hồi phục sinh máu của tuỷ xương. Bình thường tỷ lệ này là 0.5-1.5%. Hồng cầu lưới tăng trong các bệnh thiếu máu lành tính: mất máu cấp, tan máu… Giảm trong các bệnh thiếu máu do nguyên nhân tại tuỷ xương như: suy tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, lơ xê mi cấp (ung thư máu)…

- Số lượng bạch cầu (WBCWhite Blood Cell): Là số lượng bạch cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường: 4.0-10.0 G/l.
+ Số lượng bạch cầu giảm trong một số tình trạng nhiễm độc, sốt virus, nhiễm khuẩn nặng, suy tủy, rối loạn sinh tủy, lơ-xê-mi cấp…
+ Số lượng bạch cầu tăng trong tình trạng nhiễm trùng, lơ-xê-mi cấp, lơ-xê-mi kinh, ở phụ nữ sau kỳ kinh, khi mang thai. Cần lưu ý, với một số máy đếm tế bào, có tình trạng đếm nhầm hồng cầu non vào số lượng bạch cầu. Điều này có thể được loại trừ khi kiểm tra trên lam nhuộm giemsa.
    Sự khác biệt về bạch cầu là sự phân tích số lượng của từng loại trong số năm loại bạch cầu khác nhau:

+ Giảm khi số lượng thấp hơn 2 G/l hoặc tỷ lệ % thấp hơn 40%, thường gặp trong những tình trạng nhiễm độc nặng, sau điều trị một số thuốc và bệnh lý cơ quan tạo máu (suy tủy, rối loạn sinh tủy…).
+ Tăng khi số lượng trên 6.5 G/l hoặc tỷ lệ % trên 80%, gặp trong nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa…).

+ Tăng khi > 4 G/l hoặc >50%: gặp trong bệnh lao, nhiễm virus, lơ-xê-mi kinh lympho…
+ Giảm khi < 1 G/l hoặc < 20%: gặp trong nhiễm khuẩn cấp, bệnh tự miễn, bệnh máu…
- Bạch cầu mono (MONO: Monocyte): hoạt động kết hợp với bạch cầu trung tính để chống lại nhiễm trùng và các bệnh khác đồng thời loại bỏ các tế bào bị hư hỏng hoặc chết. Giá trị bình thường từ 1 đến 4%, số lượng tuyệt đối từ 0.05 đến 0.4 G/l. Bạch cầu mono tăng khi số lượng trên 0.5 G/l: Gặp trong những trường hợp nhiễm virus, sốt rét, bệnh lơ-xê-mi dòng mono…
- Bạch cầu ưa bazơ (BASO: basophil): Có liên quan đến việc xác định sớm các bệnh nhiễm trùng cũng như sửa chữa vết thương và các phản ứng dị ứng. Giá trị bình thường từ 0.1 đến 1.2 % và số lượng tuyệt đối từ 0.01 đến 0.12 G/l. Bạch cầu ưa bazơ tăng trong nhiễm độc, hội chứng tăng sinh tủy; Giảm trong bệnh suy tủy xương.
- Bạch cầu ưa acid (EOS: eosinophil): Là các bạch cầu được kích hoạt để phản ứng với dị ứng và một số loại nhiễm trùng. Giá trị bình thường từ 4 đến 8% và số lượng tuyệt đối từ 0.16 đến 0.8 G/l.
+ Tăng khi > 1.5 G/l, gặp khi nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, bệnh máu…
+ Giảm: Gặp khi nhiễm khuẩn cấp, tình trạng sốc, bệnh Cushing…

- Số lượng tiểu cầu (PLT: Platelet): Là số lượng tiểu cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường: 150-450 G/l.
+ Số lượng tiểu cầu giảm: Gặp trong sốt virus, sốt Dengue, xuất huyết giảm tiểu cầu, DIC, xơ gan, suy tủy xương, lơ-xê-mi cấp, rối loạn sinh tủy.
+ Số lượng tiểu cầu tăng: Gặp trong hội chứng tăng sinh tủy, sau cắt lách, tăng do một số bệnh lý khác (K phổi, K di căn phổi…)
- Thể tích trung bình tiểu cầu (MPV: Mean Platelet Volume): Thể tích trung bình của một tiểu cầu. Giá trị bình thường: 5-8 fl.
+ Khi MPV >12fl: Tiểu cầu to, gặp trong hội chứng tăng sinh tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng Bernard Soulier.
+ Khi MPV <2 fl: Tiểu cầu nhỏ, gặp trong suy tuỷ xương.
- Một số chỉ số khác: Thể tích khối tiểu cầu (PCT: Plateletcrit), Độ phân bố tiểu cầu (PDW:Platelet Distribution Width).
3. Một số lưu ý
    Bệnh nhân không cần nhịn ăn nếu chỉ thực hiện riêng xét nghiệm này. Nếu xét nghiệm công thức máu được thực hiện chung với các xét nghiệm sinh hóa hoặc miễn dịch khác thì cần nhịn ăn theo hướng dẫn của nhân viên y tế. 
    Mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch cánh tay hoặc mu bàn tay, sau đó được phân tích tại phòng xét nghiệm. Kết quả thường được trả trong vòng 2 giờ sau khi lấy máu.
    Khoảng giá trị của các chỉ số xét nghiệm máu có sự khác biệt giữa các lứa tuổi và có sự thay đổi tùy theo tình trạng tổng thể, hay bệnh lý của mỗi cá nhân… Do vậy, việc phân tích kết quả xét nghiệm này phải do bác sĩ thực hiện và đưa ra lời khuyên dựa trên việc tổng hợp khám lâm sàng và các xét nghiệm khác.
4. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
    Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi thường được thực hiện cùng với xét nghiệm khác để:
- Đánh giá sức khỏe tổng thể: Xét nghiệm công thức máu được đưa vào gói khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Chẩn đoán bệnh lý: Tìm kiếm nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh lý thực thể.
- Theo dõi một số tình trạng bệnh lý: Theo dõi tình trạng và tiến triển của một số bệnh lý đã được chẩn đoán có ảnh hưởng đến tế bào máu.
- Theo dõi quá trình điều trị bệnh: Đánh giá hiệu quả điều trị và ảnh hưởng của thuốc đến tế bào máu.
Hiện nay, xét nghiệm này đang được thực hiện trên hệ thống máy đếm laser tự động hiện đại tại Khoa Huyết học-Truyền máu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị. Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn nội kiểm và ngoại kiểm của Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học-Trường Đại học Y Hà Nội. 
Để có một kết quả chính xác và tin cậy nhất các bạn cần lưu ý rằng nên chọn nơi uy tín để làm xét nghiệm. Đến với Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị với đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị tiên tiến hiện đại sẽ cho kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu chính xác và những lời khuyên đúng đắn nhất về tình trạng sức khỏe của bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2022), Quyết định số 1832/QĐ-BYT “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học”.
2. Nguyễn Ngọc Dũng (2020), Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, Viện Huyết học – Truyền máu TW.
3. Đỗ Trung Phấn (2016), Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu ứng dụng trong lâm sàng.
4. Williams Manual of Hematology, 9th Edition 2016.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn