Phân tích tình bà cháu trong bài thơ bếp lửa

Bằng Việt là thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông thường đi sâu khai thác những kỉ niệm thời thơ ấu, gợi nên những khao khát, ước mơ tuổi trẻ. Bếp lửa là một bài thơ im đậm dấu ấn phong cách của ông. Tác phẩm là dòng kỉ niệm đầy xúc động về tình bà cháu được ông ghi lại khi đang học tập tại nước ngoài. Qua đó cho thấy tấm lòng kính yêu và niềm biết ơn vô hạn với bà, cũng chính là đối với quê hương, đất nước.

Tác phẩm là dòng kỉ niệm, thấm đẫm nỗi nhớ của cháu về những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên, luôn có bà ở bên. Để khơi nguồn cho chuỗi kỉ niệm thiêng liêng ấy, tác giả bắt đầu bằng hình ảnh bếp lửa lung linh :

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Điệp từ một bếp lửa vang lên đầy da diết ngay từ những dòng thơ đầu tiên. Hình ảnh bếp lửa bập bùng trong mỗi sáng mai là một hình ảnh quen thuộc, gần gũi với mỗi gia đình Việt Nam trước kia. Bếp lửa chứa chan biết bao tình yêu thương của bà, của mẹ, chứa đựng những vất vả, tảo tần của người phụ nữ Việt Nam. Hai từ láy chờ vờn và ấp iu được tác giả sử dụng tài tình, vừa gợi hình lại vừa thể hiện tình cảm: chờn vờn cho thấy hình ảnh ngọn lửa bập bùng cháy; còn ấp iu lại gợi nên sự tảo tần, đôi bàn tay gầy gò, xương xương những rất đỗi khéo léo của bà. Nhớ về bếp lửa, lòng cháu chợt trào dâng những kỉ niệm, cảm xúc về bà, bởi vậy câu thơ tiếp theo nỗi nhớ được gọi thành tên: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Sau ánh lửa khơi nguồn cảm xúc, những kỉ niệm về bà như thước phim quay chậm cứ thế lần lượt hiện về trong tâm tưởng cháu. Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói cay xè mắt, mùi khói đượm vào trong kí ức, đượm vào trong tâm tưởng nhắc cháu nhớ về những năm đòi mòn đói mỏi, Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy. Đó là những kỉ niệm cay đắng, đau thương, là bóng đen lịch sử ghê rợn khi nạn đói 1945 đã khiến hai triệu đồng bào ta chết đói. Dù cuộc đời nhiều gian nan, khổ cực song chính trong khoảng thời gian ấy, bếp lửa vẫn không thôi bập bùng, vẫn cháy sáng, nồng ấm tình bà. Bởi vậy, cho đến những ngày của hiện tại nhớ về quá khứ, Bằng Việt vẫn thấy Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.

Đó còn là kỉ niệm về người bà hiền hậu, tảo tần, nuôi và dạy cháu khôn lớn, trưởng thành: Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế/ Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế !/ Mẹ cùng cha bận công tác không về/ Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe/ Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Tám năm ròng sống bên bà, những ngày sống xa cha mẹ nhưng cháu vẫn nhận được tình yêu thương đong đầy, khỏa lấp những chỗ trống từ bà. Bà chi chút từng miếng ăn, giấc ngủ, không chỉ vậy bà còn bảo ban, dạy dỗ cho cháu nên người. Bằng thủ pháp liệt kê, tác giả đã ca ngợi công ơn trời biển của bà, bà đã thay cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ cháu từ tấm bé. Nếu không có bà có lẽ cũng sẽ không có cháu thành công như ngày hôm nay.

Đọng lại trong kí ức cháu còn là hình ảnh của một người bà giàu đức hi sinh, gánh vác lo toan mọi chuyện trong gia đình. Những năm giặc càn quét, dưới sự giúp đỡ của hàng xóm bà trở về dựng lại túp lều tranh: Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi/ Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh, câu thơ cho thấy truyền thống đoàn kết, bao bọc nhau của dân tộc ta, họ luôn tắt lửa tối đèn có nhau. Nhưng điều làm cháu xúc động nhất chính là dù phải chống chọi một mình, thân đã già yếu nhưng bà không một lời kêu ca, oán thán, vẫn vững lòng dặn cháu : Mày có viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên. Bà là tượng đài vĩ đại, là chỗ dựa vững chắc để cho các con yêu tâm công tác chiến đấu. Đọc câu thơ ta có thể cảm nhận được biết bao sự kính trọng, lòng biết ơn vô hạn của người cháu dành cho bà.

Từ những kỉ ức tuổi thơ, cháu suy nghĩ về bà, về tình yêu thương, sự hi sinh và sự tiếp lửa của bà cho thế hệ tương lai: Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ/ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm/ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm/ Nhóm niềm yêu thương, khoai sẵn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ/ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !. Từ nhóm được tác giả điệp lại bốn lần, vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng về đức hi sinh của bà. Mỗi sớm mai, bà tảo tần nhen lên trong cháu tình yêu thương, san sẻ niềm vui, hạnh phúc với mọi người và hơn cả bà vun đắp, khơi dậy những tâm tình, mơ ước tuổi nhỏ của cháu. Bà chính là người khơi nguồn cho tất cả, tình yêu thương, niềm mơ ước, tương lai và hi vọng trong cháu. Bởi vậy câu thơ cuối vang lên đầy xúc động, tự hào: Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa. Từ ôi kết hợp dấu chấm than thể hiện niềm xúc động trào dâng; kì lạ là biểu tượng cho tình cảm của bà, cho sức mạnh niềm tin và nghị lực. Nó đã thắp lên trong cháu niềm tin, đã giữ tuổi thơ vẹn nguyên hạnh phúc cho cháu; hai từ thiêng liêng lại gợi liên hình ảnh bếp lửa ấm áp, là biểu tượng của tổ ấm, gia đình và rộng ra là quê hương đất nước. Bởi vậy, dù cháu đã đi xa có lửa trăm nhà, có niềm vui trăm ngả, cuộc đời đã có nhiều biến thiên thay đổi nhưng tình yêu và nỗi nhớ của cháu về bà vẫn vẹn nguyện, hiện hữu từng ngày: Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:/ – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?. Khi càng khôn lớn trưởng thành tác giả lại càng cảm nhận rõ sự quan trọng của hơi ấm, tình cảm gia đình, điều đó càng khiến ơn với công lao to lớn của bà và thêm yêu cuộc đời, yêu đất nước hơn.

Với những hình ảnh chân thực gần gũi, giàu giá trị biểu tượng, Bằng Việt đã thể hiện tình cảm bà cháu sâu sắc, nồng đượm. Tình bà cháu, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân trọng nhất bởi vậy bài thơ cũng là lời nhắc nhở chúng ta phải biết sống yêu thương, trân trọng những tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý.

CHUYÊN ĐỀ 9: “Bếp lửa” – Bằng ViệtA. Kiến thức trọng tâm:1. Cảm nhận đư ợc tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt.2. Cảm nhận đư ợc hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ“Bếp lửa” – Bằng Việt.3. Thấy được nghệ thuật của bài thơ.B. Phân tích:* Khái quát về tác giả, tác phẩm:- Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chố ng Mỹ.- Thơ ông giàu cảm xúc tinh tế, giọng điệu tâm tình, mư ợt mà sâu lắng. Thơ Bằng Việtthư ờng khai thác những kỉ niệm thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.- Trong nền thơ hiện đại, Bếp lửa được đánh giá là một trong không nhiều những bài thơviết về tình bà cháu hay nhất.* Hình ảnh trong bài thơ:Trong bài thơ có hai hình ảnh nổi bật, gắn bó mật thiết với nhau, vừa tách bạch, vừa nhòelẫn trong nhau,tỏa sáng bên nhau. Đó là hình ảnh người bà và bếp lửa. Vì sao trong dònghồi tưởng và suy nghĩ của nhà thơ, hai hình ảnh ấy lại luôn gắn bó, song hành, đồ ng hiện?Vì bà luôn hiện diện cùng bếp lửa. Bên bếp lửa là bóng hình bà. Bà nhóm bếp lửa mỗisáng, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời trong từng cảnh ngộ: từ những ngày khó khăn giankhổ đến lúc bình yên. Bếp lửa còn là biểu tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể vàđầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con.Bếplửa là tình bà ấm nồng. Bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọcđời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống niềm vui, tình yêu thư ơng, niềmtin, và hi vọng cho cháu con, cho mọi người.* Ý nghĩa triết lí của bài thơ:Từ những suy ngẫm của người cháu, bài thơ biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thânthiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốthành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà,cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.* Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:-Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.-Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suyngẫm về bà.-Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.-Sáng tạo hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tư ợng.Đề bài: Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt.I.M ở bài:- Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ củadân tộc ta. Thơ ông trong trẻo, mư ợt mà và tràn đầy cảm xúc, thường khai thác những kỉniệm thời thơ ấu và gợi những ước mơ của tuổi trẻ. “Bếp lửa” là bài thơ in đậm dấu ấnphong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Ra đời năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học tậpở nư ớc ngoài, thi phẩm là dòng kỉ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu, thể hiệnlòng kính yêu trân trọng, biết ơn của ngư ời cháu đối với bà, cũng là đối với gia đình, quêhương, đất nước.II. Thân bài:1.Khái quát ( Dẫn dắt vào bài):- Là một trong những sáng tác đầu tay của Bằng Việt, “Bếp lửa” được đánh giá là một bàithơ hay về tình bà cháu. Tình cảm ấy thể hiện qua dòng hồi tưởng của người cháu vềnhững năm tháng tuổi thơ với biết bao kỉ niệm. Mỗi kỉ niệm lại được bao bọc trong mộtnỗi nhớ thư ơng vừa dâng trào, vừa sâu lắng.2. Phân tích, cảm nhận:- Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa lung linh, chập chờn:Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa.Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc da diết ngay từ nhữngdòng thơ đầu tiên. “Bếp lửa chờn vờn sư ơng sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi giađình Việt Nam trước đây. Bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”,thậtthân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đư ợm”.Từ láy“chờn vờn” rất thực như gợi nhớ,gợi thư ơng đến dáng hình bập bùng của ngọn lửa, mờ ảo trong làn sư ơng buổi sớm. “Ấpiu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của ngư ời nhóm bếp. Hình ảnhbếp lửa hiện lên huyền ảo, hình ảnh người bà hiện ra tảo tần – bà đã chịu đựng bao“nắngmưa” để nuôi cháu thành người. Nhớ về bà, cảm xúc của cháu được gọi thành tên: “Cháuthư ơng bà biết mấy nắng mưa”.Vậy nên, trong tâm tưởng của người cháu nơi xa, sự xuấthiện của hình ảnh bếp lửa đã khơi gợi mạch nguồn cảm xúc để cháu nhớ về bà, nhớ vềtình bà cháu. Bếp lửa gợi dậy cả một ký ức của tuổi ấu thơ – như một thư ớc phim quaychậm tất cả đã ùa về:Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏiBố đi đánh xe khô rạc ngựa gầyChỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.Mùi khói cay nhèm của bếp rơm, bếp rạ đã đi vào kí ức của Bằng Việt từ những ngày cònthơ bé. Đó cũng là một tuổi thơ cay cực gắn liền với gian đoạn đau thư ơng, khủng khiếp .Đau thương bởi bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945.Trong làn khói sương của kỉniệm, nhà thơ nhớ lại những kí ức bi thương nhất. Đó là cái “đói mòn đói mỏi”,hìnhảnh “khô rạc ngựa gầy” của hơn hai triệu ngư ời dân ở làng quê Việt Nam, là dáng hìnhcủa người cha trong lao động vất vả. Song, cũng chính trong khoảng thời gian ấy, bếp lửavẫn cháy sáng,vẫn ấm nóng nồng đư ợm bởi tình bà. Cảm xúc hiện tại, kỉ niệm năm xưahòa lẫn “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.Đó còn là kỉ niệm về người bà lụi cụi, chắt chiu, nhóm lên ngọn lửa ấm ấp để nuôidưỡng, bao bọc, chở che cho đứa cháu:Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửaTu hú kêu trên những cánh đồng xaTu hú kêu bà con nhớ không bà?Bà hay kể chuyện những ngày ở HuếTiếng tu hú sao mà tha thiết thế!Mẹ cùng cha công tác bận không vềCháu ở cùng bà, bà bảo cháu ngheBà dạy cháu làm, bà chăm cháu họcTu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bàKêu chi hoài trên những cánh đồng xa?Tám năm sống cùng bà là tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, dưỡng nuôitâm hồn từ tấm lòng bà – “bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Cảmơn cái công ơn ấy, người cháu càng thương bà: “Nhóm bếp lửa nghĩ thư ơng bà khónhọc”. Bà và bếp lửa là chỗ dựa tình thần, là sự chăm chú, đùm bọc dành cho cháu. Bếplửa của quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một kỉ niệm của tuổi thơ – kỉ niệmgắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về. Tiếng chim như giục giã, như k hắckhoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong. Đưa âmthanh tiếng chim tuhú vào dòng hồi tưởng là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ Bằng Việt– nó khiến cho không gian kỉ niệm như có chiều sâu, và nỗi nhớ thương bà của cháu càngtrở nên thăm thẳm, vời vợi. Tiếng chim tu hú đã trở thành một mảnh tâm hồn tuổi thơcháu. Có thể nói, ngời sáng từ những dòng thơ là hình ảnh người bà tần tảo,giàu tình yêuthư ơng. Bà là cha, là mẹ của đứa cháu trong những năm tháng gian khổ.Đọng lại trong kỉ niệm của người cháu là:Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụiHàng xóm bốn bên trở về lầm lụiĐỡ đần bà dựng lại túp lều tranhĐoạn thơ có sự kết hợp giữa tự sự và miêu tả, đã tái hiện một cách chân thực cuộc sốngđầy những mất mát, đau thư ơng của dân tộc ta những năm chống Pháp. Và cũng thấmthía tình làng nghĩa xóm đoàn kết, bao bọc lúc hoạn nạn, khó khăn. “Mẹ cùng cha côngtác bận không về”, cháu sống trong sự cưu mang, dạy bảo của bà, sớm có ý thức tự lập,sớm phải lo toan. Điều khiến cháu xúc động nhất là một mình bà già nua, nhỏ bé đãchống chọi để trải qua những năm tháng gian nan, đau khổ mà không hề kêu ca, phànnàn. Bà mạnh mẽ, kiên cường trong hoàn cảnh chiến tranh đạn lửa. Đặc biệt là lời dặncháu của bà đã làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của ngư ời phụ nữ Việt Nam giàu lòng vịtha, giàu đức hi sinh:Mày có viết thư chớ kể này kể nọCứ bảo nhà vẫn được bình yênVậy là bà đã gồng mình gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm công tác. Bà không chỉlà chỗ dựa cho đứa cháu thơ, là điểm tựa cho các con đang chiến đấu mà còn là hậuphương vững chắc cho cả tiền tuyến, góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chungcủa dân tộc. Bà thật là giàu lòng yêu thương.Chan chứa trong từng lời thơ, ta cảm nhậnmột lòng biết ơn, niềm tự hào của đứa cháu đã trưởng thành khi nghĩ về người bà thânyêu.Từ những hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã suy ngẫm về bà, vềcuộc đời bà:Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đượmNhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùiNhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vuiNhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏNếu từ đầu bài thơ, hình ảnh bà và bếp lửa song hành thì đến đây hoà vào làm một, nhòelẫn, tỏa sáng bên nhau. Những từ láy gợi cảm “lận đận, nắng mưa” kết hợp với cụm từchỉ thời gian “mấy chục năm rồi” và các phó từ “tận, vẫn” gợi tả một cách sinh động cuộcđời gian nan, vất vả và sự tần tảo, đức hi sinh, chịu thương,chịu khó của bà. Từ“nhóm” được nhắc lại nhiều lần với cả nghĩa gốc, nghĩa chuyển tạo cho đoạn thơ cógiọng điệu thiết tha, sâu lắng. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhen lên tình yêu thương,niềm vui sưởi ấm, sự san sẻ tình làng nghĩa xóm, những tâm tình, ước vọng của tuổithơ.Như vậy, có tới mười lần tác giả nhắc tới bếp lửa và hiện diện cùng hình ảnh ấy làngười bà – người phụ nữ Việt Nam muôn thưở giàu đức hi sinh. Bếp lửa là tình bà ấmsáng, bếp lửa là bàn tay bà chăm chút, bếp lửa gắn với khó khăn,gian khổ đời bà. Chínhvì thế, nhà thơ đã cảm nhận được sự kì diệu thiêng liêng từ bếp lửa bình dị và quenthuộc: “Ôi, kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”Bằng Việt đã phát hiện bếp lửa được bà nhenlên không chỉ bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên trong ngọn lửa lòng bà,ngọn lửa của sự sống, tình yêu thương, niềm tin bất diệt. Bởi vậy, từ hình ảnh bếp lửa, bàithơ gợi đến hình ảnh ngọn lửa có ý nghĩa trừu tư ợng và khái quát:Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dằng.Tóm lại, bà không chỉ là ngư ời nhóm lửa, giữ lửa mà còn là ngư ời truyền lửa – truyềncho cháu niềm tin, tình yêu thương để cháu vững vàng trong hành trình dài rộng của cuộcđời.Với tất cả những ý nghĩa trên, hình ảnh người bà và bếp lửa đã trở thành điểm tựa vànỗi nhớ khi cháu đi xa:Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu,Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở:- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?Điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với bao điều mới mẻ. Tuổi thơ đã lùi xa, đứacháu nhỏ năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay xa đến những chân trời caorộng có “ khói trăm tàu”,”lửa trăm nhà”,”niềm vui trăm ngả” nhưng vẫn không quên bếplửa của bà, không nguôi nhớ thương bà, nên vẫn“không quên nhắc nhở”: “Sớm mai nàybà nhóm bếp lên chưa”.Nỗi nhớ bà trở thành nỗi nhớ thường trực,hình ảnh bà trở thànhhình ảnh thiêng liêng trong tâm hồn, làm ấm lòng, nâng bước người cháu trên suốt chặngđường dài rộng của cuộc đời. Hình ảnh bà cũng chính là hình ảnh quê hương đất nướcmột thời gian khó, đạn lửa.3. Ý kiến đáng giá, bình luận:- Có thể nói rằng qua bài thơ, bằng việc sáng tạo nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểutượng, đặc biệt là hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa; thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồitưởng và suy ngẫm; Bằng Việt đã để lại trong người đọc chúng ta tình bà cháu vô cùngcao đẹp. Tình cảm ấy là sự khởi đầu của tình yêu thương con người, tình yêu đất nước.Ngọn lửa của tình bà theo suốt những năm tháng cuộc đời nhà thơ, nuôi dưỡng, ấp ủ, chởche, mang đến cho cháu nghị lực.Ngọn lửa ấy sưởi ấ m tấm lòng nhà thơ cũng như mỗingười đọc chúng ta.III. Kết bài:- Tình bà cháu là tình cảm cao đẹp được Bằng Việt thể hiện rất sâu sắc trong bài thơ “Bếplửa”.Bếp lửa – tình bà, tấm lòng yêu thư ơng của bà trong mỗi chúng ta là những gì thiêngliêng nhất. Nó nhắc nhở ta biết sống, biết yêu thương, xứng đáng với tầm lòng b à.Đề bài: Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt.I.M ở bài:- Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mỹ cứu nước của dântộc. Thơ ông trong trẻo, giàu trải nghiệm, khai thác kỉ niệm và ước mơ thuở hoa niên nêngần gũi, dễ đem lại cảm xúc cho người đọc, nhất là các bạn đọc trẻ tuổi. “Bếp lửa” là bàithơ in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Ra đời năm 1963, khi ấy tác giả họctập ở nước ngoài, thi phẩm là dòng kỉ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu, thểhiện lòng kính yêu trân trọng, biết ơn của người cháu đối với bà, cũng là đối với gia đình,quê hương, đất nước. Hình ảnh người bà trong bài thơ đã để lại bao ấn tượng sâu lắngtrong lòng người đọc.II. Thân bài:1.Khái quát ( Dẫn dắt v ào bài):- Hình ảnh ngư ời bà trong kí ức tuổi thơ mỗi người là hình ảnh gẫn gũi, thiêng liêng, làbao yêu thương, chở che và đùm bọc. Với Bằng Việt, bao điều xúc động về người bà tầntảo, hi sinh cứ vẹn nguyên trong kí ức và tỏa sáng trong tâm hồn tuổi thơ, trong tấm lòngyêu kính của người cháu đối với bà, nhất là khi xa bà, nhớ về bà.2.Phân tích:- Trước hết, hình ảnh người bà được gợi ra từ hình ảnh bếp lửa với những hồi tưởng ấmáp:Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa.Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc đi nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc da diết ngay từnhững dòng thơ đầu tiên. Bếp lửa được nhóm lên vào buổi sáng sớm, rung rinh, mờ tỏ.Hình ảnh ấy gợi cái ấm áp giữa “chờn vờn sương sớm”, gợi cái thân thương với biếtbao “ấp iu nồng đượm”. Từ láy “chờn vờn” giúp ta hình dung được ngọn lửa bập bùng,lay động, khi tỏ khi mờ; hai chữ “ấp iu” không chỉ diễn tả thật chính xác công việc nhómbếp cụ thể mà còn gợi liên tưởng tới đôi bàn tay kiên trì, khéo léo và tấm lòng ấm áp, đônhậu của người nhóm lửa. Từ hình ảnh bếp lửa, rất tự nhiên, dòng hồi tưởng về bà chợt ùavề: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Khổ thơ đầu kết thúc trong cảm xúc của ngườicháu. Cảm xúc ấy bật ra bằng một chữ “thương”,nó lan toả trong câu thơ và thấm sâu vàolòng ngư ời đọc. Cả bài thơ có hai chữ “thư ơng”, Bằng Việt đã dành trọn để “thương bà”(Cháu thương bà biết mấy nắng mưa, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc).“Biết mấynắng mưa”, chỉ 4 chữ đã gợi ra hình ảnh của bà với bao lo toan,vất vả, lặng lẽ, âm thầm.Người cháu hiếu thảo cũng đôi lần nhắc lại: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” - nỗivất vả nhọc nhằn của bà trở thành nỗi ám ảnh day dứt khôn nguôi trong lòng cháu suốtđời. Hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí tác giả rất nhẹ nhàng, sâu lắng, mỗi lúc mộtrõ ràng và trở thành hình ảnh trung tâm trong các khổ thơ tiếp theo.- Hình ảnh ngư ời bà hiện lên trong kí ức tuổi thơ cháu với biết bao gian khổ, thiếu thốn.nhọc nhằn:Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏiBố đi đánh xe khô rạc ngựa gầyChỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.Đó là bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Cái đói cơ hồ đã ám ảnh trong vănchương một thời của ta, đói đến nỗi phải ăn đất sét ( trong văn của Ngô Tất Tố), nhữngtrăn trở về miếng ăn luôn dằn vặt trang viết của Nam Cao…Đến nỗi nhà thơ Chế LanViên đã từng tổng kết trong một câu thơ đau đớn: “Cả dân tộc đói nghèo trong rơmrạ”. Ấn tượng nhất đối với cháu trong những năm đói khổ là mùi khói bếp của bà – mùikhói đã hun nhèm mắt cháu để đến bây giờ nghĩ lại “sống mũi còn cay”. Cái cay vì khóibếp của cậu bé bốn tuổi và cái cay bởi xúc động của người cháu đã trưởng thành khi nhớvề bà hòa quyện. Quá khứ và hiện tại cùng động hiện trên những dòng thơ. Điều này chothấy, mùi khói bếp của bà có sức ám ảnh, làm lay động cả thế chất và tâm hồn cháu. Khổthơ không nhắc tới bà, nhưng sao bà đẹp và lặng thầm thế! Bà chở che cho cháu và chocả gia đình, là cây cao bóng cả suốt những ngày đói khổ, những giông tố ập đến phũphàng và dai dẳng Bà nhỏ bé mà vĩ đại, lớn lao như thế đấy Trong lòng cháu !- Tới đây, dòng cảm xúc hòa vào dòng chảy của những câu thơ tự sự, tưới đẫm chất trữtình cho giọng thơ, góp phần làm cho hình ảnh bà trong bài thơ hiện ra rõ hơn và đẹp hơncả:Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửaTu hú kêu trên những cánh đồng xaTu hú kêu bà con nhớ không bà?Bà hay kể chuyện những ngày ở HuếTiếng tu hú sao mà tha thiết thế!Mẹ cùng cha công tác bận không vềCháu ở cùng bà, bà bảo cháu ngheBà dạy cháu làm, bà chăm cháu họcNhóm bép lửa nghĩ thương bà khó nhọc,Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bàKêu chi hoài trên những cánh đồng xa?Tám năm sống cùng bà là tám năm cháu nhận được sự yêu thương, dạy bảo, dưỡng nuôitâm hồn– “bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Cảm cái công ơnấy,người cháu càng thương bà: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khóc nhọc”. Bà và bếp lửalà chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Bếp lửa của quê hương,của tình bà còn gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ – kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quêmỗi độ hè về.Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòngngười trỗi dậy những hòa niệm, nhớ mong. Phải chăng, đó chính là tiếng đồng vọng củađất trời để an ủi, sẻ chia với cuộc đời lam lũ của bà? Câu hỏi tu từ “Tu hú ơi chẳng đến ởcùng bà/Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” diễn tả nỗi lòng da diết của tác giả khinhớ về tuổi thơ, nhớ về bà. Có thể nói, ngời sáng từ những dòng thơ là hình người bà tầntảo, trọn vẹn yêu thương. Bà vừa là cha, vừa là mẹ của đứa cháu trong nhữ ng năm thánggian khổ, bần hàn.- Đặc biệt, hình ảnh người bà bỗng trở nên cao lớn, vĩ đại khi Bằng Việt nhớ về nhữngnăm đau thương, vất vả. Mặc kệ “Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, mặc cho chiến tranhtàn phá, khổ đau chất chồng, bà vẫn vững lòng trước tai họa, thử thách:Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninhBố ở chiến khu bố còn việc bốMày có viết thư chớ kể này kể nọCứ bảo nhà vẫn được bình yên.Có thể nói, những câu thơ chẳng có gì là hình, là nhạc, kĩ xảo cũng không, chỉ như lời nóithư ờng thôi mà như có một thứ gió lay động tâm hồn ta mãi. Hình ảnh bà lặng lẽ, âmthầm gánh vác mọi loan toan để các con yên tâm công tác. Bà không chỉ là chỗ dựa chođứa cháu thơ, là điểm tựa cho các con đang chiến đấu mà còn là hậu phương vững chắccho cả tiền tuyến, góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc. Bà thậtgiàu lòng yêu thương! Đó cũng là vẻ đẹp của những ngư ời phụ nữ Việt Nam anh hùng.Chúng ta nhớ tới hình ảnh người bà trong bài thơ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy: Bom Mĩgiội, nhà bà tôi bay mất/ đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền/ thánh với Phật rủ nhau điđâu hết/bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”.Trước cái liệt của chiến tranh đạn lửa,khi màdường như các đấng tối cao, linh thiêng cũng khó mà trụ vững thì ngư ời bà vẫn dũngcảm, kiên cường đi bán trứng để nuôi cháu. Phải chăng, tấm lòng thơm thảo, yêu thươngcháu chính là sức mạnh giúp bà chống chọi lại những khó khăn,gian k hổ?- Bếp lửa gợi người cháu nghĩ đến bà ngày ngày âm thầm làm công việc nhóm bếp. “Bếplửa” được bà nhen lên thành “ngọn lửa” mang nhiều ý nghĩa tượng trưng.Đó là ngọn lửađược nhóm lên từ trong lòng bà – ngọn lửa của sức sống, tình yêu thương, niềm tin vàotương lai cháu, tương lai của quê hương, dân tộc và cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâmlư ợc:Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.- Kỉ niệm tuổi thơ lắng xuống, mạch thơ chuyển từ cảm xúc nhớ thư ơng của người cháuvới bà sang những suy nghĩ sâu sắc về bà, về gia đình và những ân nghĩa sâu nặng:Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đượmNhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùiNhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vuiNhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏÔi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!Cụm từ chỉ thời gian “đời bà”, “mấy chục năm”, từ láy tượng hình “lận đận”, hình ảnh ẩndụ “nắng mưa”diễn tả cảm nhận của nhà thơ về sự tần tảo, đức hi sinh, tâm lòng yêuthư ơng,sẻ chia của bà. Suốt cuộc đời bà luôn chăm chút cho cháu cả về vật chất và tinhthần để cháu lớn lên. Bà là người nhóm lửa, cũng là người luô n giữ cho ngọn lửa luôn ấmnóng, tỏa sáng trong gia đình. Điệp từ “nhóm” với những ý nghĩa phong phú, gợi nhiềuliên tư ởng. Từ hành động nhóm lửa, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhấtcủa con người. Bà nhóm bếp mỗi sớm mai là nhóm lên tình yê u thư ơng, niềm vui sưởiấm,sự san sẻ tình làng nghĩa xóm, những tâm tình, ước vọng của tuổi thơ. Người cháuyêu bà, nhờ hiểu bà mà hiểu thêm cả dân tộc mình, nhân dân mình. Bằng những từ ngữcó giá trị biểu cảm “ôi”,”kì lạ”,”thiêng liêng”, cấu trúc thơ đặc biệt,” bếp lửa” được táchriêng thành một vế câu chốt lại ý khái quát của cả đoạn, hình ảnh người bà luôn gắn vớihình ảnh “bếp lửa”,”ngọn lửa”. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, là tay bà chăm chút, gắn vớinhững khó khăn, gian khổ của đời bà. Bếp lửa vốn gần gũi với mỗi gia đình bỗng trở nênkì lạ bởi ngọn lửa được bà nhóm lên không chỉ từ nhiên liệu củi rơm, mà còn được nhenlên từ chính tấm lòng nhân hậu “ấp iu nồng đượm” của bà đối với cháu con.Ngọn lửa ấycó sức sống mãnh liệt, cháy sáng trong mọi hoàn cảnh. Chính vì vậy, nhà thơ đã cảmnhận được hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng.3. Ý kiến đánh giá, bình luận:- “Bếp lửa” là một bài thơ hay và độc đáo. Với nghệ thuật miêu tả kết hợp tự sự, biểucảm; giọng thơ hồi tư ởng và đầy chất suy ngẫm; bài thơ ngợi ca tình bà cháu, ngợi cahình ảnh người bà tần tảo,giàu tình yêu thư ơng và đức hi sinh. Đó cũng là người bàtrong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, là bao người mẹ, người chị dịu dàng, đằm thắmđã tô đậm trang sử vàng chói lọi của truyền thống người phụ nữ Việt Nam anh hùng.Người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” phải có sự trải nghiệm sâu sắc thì mới có những vẫnthơ xúc động về người bà như vậy! Phơi bày những hạt ngọc ẩn kín trong tâm hồn ngườicháu có nghĩa ấy đã thể hiện lòng biết ơn bà sâu sắc. Tình cảm yêu quí, kính trọng bà làcội nguồn của tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.III. Kết bài:- Hình ảnh ngư ời bà trong cái nhìn đầy trân trọng, kính yêu của nhà thơ qua bài “Bếplửa” là lời nhắc mỗi chúng ta luôn biết ơn, kính trọng bà, bởi:Bà như quả đã chín rồiCàng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.Tấm lòng của bà, tình yêu thương bà dành cho mỗi người là tình cảm cao đẹp.C. Bài tập vận dụng:Bài tập 1: Theo cách tổng – phân – hợp, viết đoạn văn từ 7 –10 câu phân tích cái haytrong đoạn thơ sau:Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa.(“Bếp lửa” – Bằng Việt)Bài tập 2: Cho đoạn thơ:Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụiHàngxóm bốn bên trở về lầm lụiĐỡ đần bà dựng lại túp lều tranhVẫn vững lòng, bà dặn cháuđinh ninh:“Bốở chiến khu,bố còn việc bốMày có viết thư chớ kể này,kể nọ,Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửabà nhenMột ngọn lửa,lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…a. Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả của bài thơ đó là ai?b. So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một phương châmhội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Sự không tuân thủ phương châm hộithoại như vậy có ý nghĩa gì?c. Hai câu cuối đoạn thơ không nhắc lại “bếp lửa” mà thay bằng từ “ngọn lửa”. Điều đócó ý nghĩa như thế nào?d. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu với nội dung: Cảm nhận của em về hình ảnhngười bà trong đoạn thơ đã trích ở trên theo cách lập luận tổng – phân – hợp. Trong đoạncó một câu dùng thành phần phụ chú, một câu dùng thành phần tình thái.Bài tập 3: Cho câu thơ:Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo câu thơ trên.b. Đoạn thơ vừa chép trích từ bài thơ nào? Tác giả bài thơ đó là ai?c. Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những ý nghĩa nào?d. Hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?Bài tập 4: Trong bài thơ “Bếp lửa”, Bằng Việt viết:Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…a. Vì sao ở hai câu dưới, tác giả lại dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếplửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì?b. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Viết đoạn văn ngắn phântích hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp tu từ đó.Bài tập 5: Có ý kiến cho rằng hai câu thơ: “Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:/-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? ” thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” củangười dân Việt Nam.Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?Bài tập 6: Những từ in đậm trong các câu dưới đây thuộc loại từ nào? Nêu ý nghĩa của sựthay đổi của những từ đó:Một bếp lửa chờn vờn sươngsớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmGiờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảD. Chữa bài tập:Bài tập 1:* Về nội dung, cần chỉ ra đư ợc:- Điệp ngữ “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ vớigiọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh bếp lửa như một dấu ấn không bao giờ phai mờtrong tâm tưởng của nhà thơ.- Từ láy “chờn vờn”rất thực, như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng của ngọnlửa trong bếp qua làn sương sớm mờ ảo.- Hai chữ “ấp iu” gợi bàn tay khéo léo, tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rấtchính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.- Hình ảnh bếp lửa, rất tự nhiên đã đánh thức dòng cảm xúc,hồi tưởng của cháu về ngườibà tần tảo, vất vả triền miên:“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”=> Ba câu thơ mở đầu đã diễn cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức của tác giảvề bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ vất vả củabà.* Về hình thức: trình bày đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp, giới hạn 7 – 10 câu.Bài tập 2:a. Những câu thơ đó trích trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt.b. Phương châm hội thoại đã bị vi phạm là phương châm về chất.Sự không tuân thủ ấy là để thể hiện mục đích khác: Bà không muốn cháu thông báocho cha mẹ biết những khó khăn ở nhà, để bố mẹ yên tâm công tác. Từ đó, thấy được sựhi sinh của bà vì con cháu và tình cảm của bà đối với kháng chiến, với đất nước.c. Việc thay “bếp lửa”bằng “ngọn lửa” ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa:* Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửu trừu tượng và khái quát hơn:bếp lửa đã cháy sáng lên.- Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sựsống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.- Hình ảnh bà luôn gắn bó và là linh hồn của bếp lửa.* Ngọn lửa lòng bà là ẩn dụ chỉ niềm tin, tình yêu của bà với kháng chiến, với Đảng.d. Viết đoạn văn:* Về nội dung: cần nêu được những cảm nhận về hình ảnh người bà trong đoạn thơ. Cóthể xoay quanh các ý:- Nỗi vất vả.- Tình yêu thương, đức hi sinh của bà- Niềm tin vào kháng chiến* Về hình thức: trình bày đoạn văn theo cách tổng – phân –hợp, giới hạn 10 câu, trongđoạn có một câu dùng thành phần phụ chú, một câu dùng thành phần tình thái.Bài tập 3:a. Chép thuộc đoạn thơ.b. Đoạn thơ vừa chép trích trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt.c. Từ “nhóm” trong đoạn thơ được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần với cả nghĩa đen và nghĩabóng.- Nghĩa đen: nhóm là làm cho lửa và chất đốt bén vào nhau cho cháy lên.- Nghĩa bóng: khơi dậy, gợi lên trong tâm hồn con ngư ời những tình cảm tốt đẹpd.* Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa:- Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh bà, nhớ đến bếp lửa làcháu nhớ đến bà và cuộc sốnggian khổ.- Bếp lửa bàn tay bà nhóm mỗi sớm mai là nhóm tình yêu thương, niềm vui sưởi ấm, sựsan sẻ tình làng nghĩa xóm, những tâm tình và ước vọng của tuổi thơ.- Bếp lửa là tình cảm yêu thương, bình dị mà thiêng liêng của bà.* Hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ có ý nghĩa:- Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bư ớc cháutrên hành trình dài, rộng của cuộc đời.- Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.Bài tập 4:a.- Ở hai câu dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”. Vì nóiđến “bếp lửa” là nói đến một vật hữu hình,cụ thể của mỗi gia đình. Còn hình ảnh “ngọnlửa” mang ý nghĩa khái quát, rộng lớn hơn.- Mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa cháy sáng lên mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. Đó làngọn lửa được nhóm từ lòng bà – ngọn lửa của sức sống,tình yêu thương, niềm tin, tìnhyêu của bà với kháng chiến, với Đảng. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà cònlà người truyền lửa – truyền cho cháu những kỉ niệm ấm lòng, những niềm tin thiêngliêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.b.* Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:- Liệt kê “rồi sớm rồichiều”.- Ẩn dụ “ngọn lửa”- Điệp ngữ “một ngọn lửa”* Viết đoạn văn.Bài tập 5:Có ý kiến cho rằng hai câu thơ “Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:/-Sớm mai nàybà nhóm bếp lên chưa? ” thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người dân ViệtNam.Em đồng ý với ý kiến đó bởi vì hai câu thơ là lòng biết ơn, là sự khắc ghi hình ảnhngười bà cùng với công việc quen thuộc là nhóm bếp. Hình ảnh ấy sẽ theo ngư ời cháu đisuốt cuộc đời. Nhớ về bà, nhớ về bếp lửa chính là người cháu nhớ về cội nguồn của tìnhyêu thương, của mái ấm gia đình. Hình ảnh ấy không chỉ hiện lên trong nỗi nhớ của cháumà còn như “nhắc nhở” người cháu phải sống sao cho xứng đáng với công lao dạy dỗ,với những hi sinh của bà dành cho cháu. Đạo lí ấy đã được người Việt Nam lưu truyềnqua các thế hệ “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn”, hay “Ngólên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”.Bài tập 6:- Những từ in đậm trong các câu trên “một”,”trăm” là số từ.- Sự biến đổi từ số từ số ít sang số từ số nhiều có ý nghĩa hết sức sâu sắc. Ở đây, BằngViệt muốn nói đến ý nghĩa khái quát của hình ảnh.Mở đầu bài thơ là hình ảnh “một bếplửa”.Đó là bếp lửa cụ thể, bếp lửa của bà, của gia đình, bếp lửa gắn với những kí ức tuổithơ. Tuổi thơ cháu được bao bọc trong hơi ấm của bếp lửa đó. Nhưng kết thúc bài thơ,người cháu đã biết cuộc sống rộng lớn hơn rất nhiều, ở đó cũng có lửa, có khói, có niềmvui “’ngọn khói trăm tàu”,”lửa trăm nhà”,”niềm vui trăm ngả”. Con số “trăm” ở đây làbiểu tượng cho những nơi mà ngư ời cháu đã đến. Hành trình đi từ “một bếp lửa” đến “lửatrăm nhà” là một hành trình đánh dấu sự trưởng thành của người cháu. Để đi đến và vư ợtqua hành trình đó, ngư ời cháu đã đư ợc tiếp thêm sức mạnh rất nhiều của người bà. Bởithế, dù đến với cuộc đời rộng lớn mênh mang, người cháu vẫn luôn hướng về một bếp lửađơn sơ,giản dị của bà với tấm lòng biết ơn vô hạn “Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắcnhở:/-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? ”.Qua đó, ta thấy, số từ nếu sử dụng đúngchỗ, sẽ đem đến những hiệu quả nghệ thuật hết sức bất ngờ.E. Tư liệu tham khảo:Bài thơ "Bếp lửa" được viết năm 1963, lúc nhà thơ Bằng Việt đang học năm thứ hai tạiĐại học Tổng hợp Quốc gia Kiev (Ukraina, hồi đó còn thuộc Liên Xô).Nhà thơ Bằng Việt kể lại. “Những năm đầu theo học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng.Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoàicửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đôngở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớmđi học, tôihay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớmnấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”.Trong hoàn cảnh đó nhà thơ Bằng Việt nhớ lại thói quen bao nhiê u năm của bà; những kỷniệm ấu thơ như một cuốn phimcứ lần lần hiện lại, từ những năm nhà còn nhỏ xíu, đi tảncư kháng chiến, rồi xa hơn nữa, là thời cả gia đình ông từ Huế đi ra Bắc trên chuyến tàugần như cuối cùng trước thời tiêu thổ kháng chiến. Nhà thơ Bằng Việt thú nhận: “Tôichẳng nhớ được gì ngoài tiếng hú còi tàu và tiếng chim tu hú kêu khắc khoải. Rồi lạicũng tiếng chim tu hú ấy vẫn kêu suốt những mùa vài chín dọc những triền sông và bờ đêcủa cả vùng quê tôi”.Tất cả những điều đó đã gợi cảm hứng cho nhà thơ Bằng Việt viết nên bài thơ “Bếp lửa”.Ông nói: “Bếp lửa” của tôi được đưa vào giảng dạy trong nhà trường có lẽ cũng bởi nómang tính khái quát và tiêu biểu cho một lớp người trong cuộc kháng chiến ngày ấy. Bàithơ là một câu chuyện thật về những nhân vật có thật, ngôn ngữ không cách điệu mà nômna, bình dân, nhưng không tự nhiên chủ nghĩa và khác hoàn toàn với ngôn ngữ thơ mớilúc bấy giờ, hay nói cho đúng hơn là bài thơ mang hơi thở công nông binh".* Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy là chuyện thật!Sau khi ra Bắc, cụ thân sinh nhà thơ Bằng Việt thoát ly lên Việt Bắc tham gia khángchiến, mẹ tham gia hội phụ nữ, nhà chỉ còn hai anh em. Có thời gian, cụ về quê phụ giúpnghề chở xe ngựa để nuôi gia đình. Chi tiết này về sau nhà thơ cũng đưa vào bà i thơ "Bếplửa", mà nhiều bạn cứ tưởng là hư cấu:Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏiBố đi đánh xe khô rạc ngựa gầyChỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cayNói đến câu thơ “Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”, bỗng nhiên ông buồn buồn. Ông giảithích: “Nhiều người sau khi đọc đến câu thơ này gọi điện cho tôi hỏi: “Ông có bịa khôngđấy vì nhà ông làm gì đến nỗi ông cụ đi “đánh xe khô rạc ngựa gầy”, hay ông giả vờnghèo, kể khổ để mọi người phải thông cảm cho gia đình ông? Tôi khẳng định với họrằng chẳng việc gì phải bịa hay cách điệu hoàn cảnh để xin mọi người thông cảm cả. Giađình tôi có gì tôi đã đưa hết vào thơ rồi”.Nhà thơ kể tiếp: “Bố mẹ tôi ở trong Huế 18 năm và sinh tôi trong ấy. Sau khi cách mạngbùng nổ, cả nhà chuyển ra Bắc, tản cư về một vùng quê ở chân núi Ba Vì – Hà Tây. Bốtôi chưa có việc gì làm cho dù ông là một trí thức ngành luật. May sao trong lúc khókhăn đó bác tôi có cỗ xe ngựa chuyên chạy tuyến Phùng (Đan Phượng, Hà Tây) đi HàNội nên bố tôi nhận lời mời của bác đi phụ xe kiếm tiền nuôi gia đình. Những năm giankhổ ấy, người còn đói nữa huống hồ ngựa nên chuyện tôi nói trong thơ“Bố đi đánh xe,khô rạc ngựa gầy” không có gì là sai hay cường điệu hoàn cảnh cả”.Rất nhiều chi tiết, cứ tưởng như ngẫu nhiên, đến khi tập họp lại, tự nhiên lại như nhữngnét chấm phá để hình thành nên cả một khung cảnh, cả một không gian sống, thậm chílàm nên cái nền chân thật, sinhđộng cho cả một thời. Từ đó nhà thơ chỉ còn có việc dựngnên trên cái nền ấy một hình ảnh xuyên suốt, hình ảnh đã được điển hình hoá và phổ quáthoá, từ bà nội thực của mình trở thành bà nội của bao người khác, thành biểu tượng mộtngười bà, người mẹ hậu phương tận tuỵ, hy sinh, làm chỗ dựa cho con cháu, làm điểm trụvững chắc ở phía sau để làm yên lòng những người ra tiền tuyến.“Bếp lửa” sau khi “bay” từ Nga về ngay lập tức được nhà thơ Khương Hữu Dụng chọnđăng trên báo Văn nghệ, số tháng 9 năm 1963. “Bếp lửa” cũng chính là bài thơ đầu tiênông đổi bút danh từ Việt Bằng thành Bằng Việt (tên thật của ông là Nguyễn Việt Bằng)và là bài thơ thứ hai được đăng báo sau bài “Qua Trường Sa” – Báo Văn nghệ năm 1961.Thơ của nhà thơ Bằng Việt được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông có 3 bài, đólà “Về Nghệ An thăm con” lớp 7 cũ, “Mẹ” lớp 4 cũ và “Bếp lửa”. Nhưng sau này cảicách SGK, hai bài: “Về Nghệ An thăm con” và “Mẹ” không còn “hợp gu” nên đành phải“loại”. Còn với “Bếp lửa” thì có lẽ dù có “cải cách chương trình” đến cỡ nào thì người tacũng không thể bỏ đi những câu thơ giản dị, chân thật và nồng đư ợm như những kỷ niệmbên bếp lửa với ngư ời bà của mình.Nhà thơ Bằng Việt tâm sự: “Trong cả hai cuộc kháng chiến, chống Pháp và chống Mỹ,có lẽ vai trò của những người bà, người mẹ, người chị như thế là không có gì thay thếnổi. Và có thể nói không ngoa rằng chính những con người hiền hoà, nhân hậu, khiêmnhường ấy đã cùng nhau gánh cả cuộc kháng chiến lên trên đôi vai gầy guộc, bé nhỏ củamình. Tôi tự hào dù chỉ làm được một chút gì an ủi những năm đằng đẵng vất vả, dài dặcấy của bà, như tiếng chim tu hú cộng hưởng với nỗi cô đơn lo toan của bà, gắng làm chobà được nhẹ nhõm hơn.Nhà thơ bồi hồi đọc lại khổ cuối bài thơ: Giờ cháu đã đi xaCó ngọn khói trăm tàuCó niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng khi nào quên nhắc nhởSớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?