Phát ngôn trên không gian mạng là gì

.

Cập nhật lúc: 20:20, 12/08/2021 [GMT+7]

Quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng là quyền của cá nhân trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua việc sử dụng: email, Facebook, Zalo, YouTube…

Nội dung đăng trên trang Facebook Trần Khoa về vụ "bác sĩ Khoa" rút ống thở đã được cơ quan chức năng xác định là thông tin giả. Ảnh: chụp màn hình

Theo Luật An ninh mạng năm 2018 và các luật, văn bản có liên quan thì công dân sử dụng, bày tỏ quyền tự do ngôn luận trên mạng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

* Thông tin cá nhân khác thông tin báo chí

Chỉ cần sở hữu phương tiện điện tử [điện thoại thông minh, laptop] có kết nối internet, cá nhân có quyền tự do truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đến người khác mọi nơi, mọi lúc. Chính sự tiện lợi, tiện ích này, cá nhân thoải mái chuyện trò, truyền tải… tất cả các vấn đề, ý tưởng sáng tạo, suy nghĩ của mình lên mạng xã hội [MXH].

Luật sư Cao Sơn Hà, Đoàn Luật sư tỉnh cho biết, quyền tự do ngôn luận của cá nhân trên không gian mạng theo Luật An ninh mạng năm 2018 rộng hơn quyền tự do ngôn luận của cá nhân trên báo chí [theo Luật Báo chí năm 2016]. Bởi, phát ngôn quan điểm cá nhân trên phương tiện báo chí [báo in, báo hình, báo điện tử - loại hình này phải được cấp phép, đăng ký hoạt động theo một quy định rất chặt chẽ] luôn được các cơ quan này kiểm định, kiểm chứng tính hợp pháp, hợp hiến, sự thực khách quan, bởi một bộ phận khá chuyên nghiệp, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cao, sau đó mới cho phép đăng phát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cho đăng phát.

Trong khi đó, để sở hữu một hay nhiều tài khoản cá nhân trên không gian mạng thì thủ tục đăng ký rất đơn giản. Cá nhân có thể đăng tải, chia sẻ thông tin ngay cả khi chưa có kiểm chứng. Cho nên, tính chính xác của thông tin cá nhân trên không gian mạng không cao.

Chẳng hạn như vụ tài khoản Facebook Lan Nguyen Van đăng bài viết vào sáng 6-8 gây xôn xao dư luận về một người mặc đồ liên quan lĩnh vực mai táng, hỏa táng chở các hũ tro cốt người mất đi giao tại các khu vực phong tỏa phòng dịch ở TP.HCM. Khi báo chí chính thống vào cuộc xác minh thì sự việc không hoàn toàn đúng như bài viết. Thực tế không có hẻm 42 Âu Cơ như bài viết trên trang Facebook này đề cập. Những hũ tro cốt nhắc đến trong bài được giao trên địa bàn nhiều quận như: Tân Bình, Tân Phú, 11, 6, chứ không riêng gì P.Phú Trung, Q.Tân Phú như tài khoản này đăng. Chủ tài khoản Facebook này cũng thừa nhận với báo chí là chỉ thấy và viết theo cảm xúc…

* Không được làm nhục, vu khống người khác

Việc cá nhân sử dụng thông tin trên không gian mạng có hành vi làm nhục, vu khống người khác bị pháp luật nghiêm cấm. Người nào có hành vi vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chính vì vậy, tại Khoản 3, Điều 16 Luật An ninh mạng năm 2018 quy định rất rõ khái niệm, thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác. Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Theo luật sư Cao Sơn Hà, tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc thích bày tỏ quan điểm, chính kiến của cá nhân tùy tiện. Sự tự do ngôn luận phải đặt trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Các giới hạn này được thể hiện ở các hành vi bị nghiêm cấm, chế tài hành chính, hình sự trong Luật An ninh mạng năm 2018, Luật An toàn thông tin mạng năm 2018, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015…

Cụ thể, hành vi xúc phạm nhân phẩm, uy tín của người khác trên Facebook là vi phạm Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử [có hiệu lực từ ngày15-4-2020]. Hành vi này bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng và bị buộc gỡ bỏ thông tin vi phạm.

Về trách nhiệm hình sự, hành vi xúc phạm nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị xử lý theo Điều 155 [tội làm nhục người khác], Điều 156 [tội vu khống] của Bộ luật Hình sự năm 2015 nếu người đưa thông tin từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Việc sử dụng MXH xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác được Bộ luật Hình sự năm 2015 coi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội làm nhục người khác và có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.              

            Đoàn Phú

Thời gian qua, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều cá nhân đăng tải thông tin giả mạo về dịch bệnh này. Nhiều trường hợp đã bị cơ quan chức năng xử phạt vì tung tin giả. Tính đến ngày 24-2, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện, xử lý 85 trường hợp tung tin sai sự thật về dịch Covid-19, trong đó 11 trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính với số tiền 121,5 triệu đồng.

Mạng xã hội thu hút đông đảo người dùng.

Ngoài tin giả về dịch Covid-19, trên MXH cũng xuất hiện nhiều tin giả liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội. Ví như ngày 24-2, Sở Thông tin và Truyền thông [TT&TT] TP Hồ Chí Minh phạt bà Lương Hoàng Anh 12,5 triệu đồng do đăng tin sai sự thật về việc tỏi Lý Sơn nhiễm thuốc trừ sâu trênFacebook.

Thông tin được chia sẻ trênMXH cótốc độ tán phát rất nhanh, thu hút hàng trăm nghìn lượt người theo dõi, chia sẻ, bình luận, gây tác động rất lớn đối với đời sống xã hội, đặc biệt là những thông tin sai sự thật, thông tin giả. Môi trường mạng là không gian ảo nhưng phát ngôn trên không gian mạng không hề ảo, bởi đằng sau đó là những con người thật.Theo các chuyên gia, tin giả trênMXHthường được tán phát bởi hai nhóm chính: Thứ nhất là những người hạn chế hiểu biết về pháp luật, cho rằngMXHlà môi trường ảo nên có thể tự do phát ngôn mà không phải chịu trách nhiệm, do đó, họ đưa tin không kiểm chứng để đánh bóng tên tuổi, trục lợi. Nhóm thứ hai là những người cố tình đưa thông tin để gây hoang mang cho người khác nhằm phá hoại, gây mất ổn định trật tự xã hội.

Để ngăn chặn tình trạng tin giả, yếu tố đầu tiên chính là hành lang pháp lý. Về công tác quản lý,Điểm d, Khoản 1,Điều 8, Luật An ninh mạng quy định nghiêm cấm hành vi: "Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế-xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác".Trong Điều 9, Luật An ninh mạng cũng quy định rõ:“Người nào có hành vi vi phạm quy định của luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Ngoài Luật An ninh mạng, mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Theo Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, hành vi lợi dụngMXHđể cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống bị quy định mức phạt tiền 10-20 triệu đồng.Xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn cũng như răn đe các trường hợp khác. Đồng thời, cần tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về an ninh mạng.

Nhận định về thực trạng tin giả trênMXH, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, thông tin xấu, độc trênMXHlà vấn đề mang tính toàn cầu, không chỉ riêng nước ta mà cả thế giới đang phải đối diện. “Một ngày, bình quân có 100 triệu thông tin nên chúng ta không thể dùng người mà phải áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc, công nghệ để đánh giá. Hiện, Bộ TT&TT đã có trung tâm hệ thống đọc, đánh giá và phân loại 100 triệu tin/ngày”, Bộtrưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Trước tình trạng không ít người sử dụngMXHlan truyền thông tin thất thiệt về dịch Covid-19, Bộ TT&TT đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc chủ động đấu tranh, đàm phán với Facebook và Google để ngăn chặn, gỡ bỏ các video clip, thông tin sai sự thật về dịch bệnh, các tài khoản giả mạo đưa tin không đúng sự thật.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, truyền hình qua internet, các doanh nghiệp cung cấp nền tảng công nghệ số có đông người sử dụng tại Việt Nam, như:Zalo,Lotus,Coccoc… cần chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện lan truyền thông tin chính thống từ các cơ quan chức năng tới người dùng thông qua các nền tảng công nghệ.

Bên cạnh chế tài xử phạtnghiêm minh, giải pháp căn cơ để đẩy lùi nạn tin giảlà người dùngMXHnên tự trang bị kiến thức, kỹ năng sống trên không gian mạng, xây dựng văn hóa văn minh trong hành xử trênMXH. Mỗingười khi tham gia không gian mạng cần thể hiện trách nhiệm của bản thân với xã hội bằng chính những thông tin mình đăng tải; cần suy nghĩ các thông tin đó tác động tiêu cực hay tích cực tới cộng đồng, cùng với đó, không tùy tiện chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến xã hội, thậm chí an ninh quốc gia.

Bài và ảnh:TRÀ MY

Video liên quan

Chủ Đề