Phương pháp cải chính số liệu được áp dụng khi

Trong quá trình ghi chép các nghiệp vụ kinh tế vào sổ kế toán có thể phát sinh những sai sót, do vậy, để đảm bảo yêu cầu số liệu kế toán chính xác, trung thực, kế toán cần phải sửa chữa những sai sót trên. Tùy theo thời điểm phát hiện sai sót cũng như nội dung, tính chất và hình thức của sai sót sẽ có cách sửa chữa sổ kế toán khác nhau cho phù hợp.

>> Xem thêm: Quy định về mở sổ và ghi sổ kế toán

1. Sửa chữa sai sót trên sổ

Đối với những đơn vị kế toán cơ sở thực hiện ghi sổ kế toán thủ công, khi phát hiện những sai sót trên sổ kế toán và thực hiện chữa sổ kế toán theo một trong ba phương pháp phù hợp nhưng đều phải tuân thủ nguyên tắc là không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin. học nguyên lý kế toán ở đâu tại hà nội

Thứ nhất, phương pháp cải chính:

theo phương pháp này, kế toán dùng một đường thẳng xóa bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Sau đó, trên chỗ trống của phần bị xóa bỏ, kế toán ghi lại thông tin đúng bằng mực thường và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp sai sót phát hiện sớm, chưa cộng sổ hoặc chưa chuyển sổ kế toán cũng như gồm các sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản.

Thứ hai, phương pháp ghi số âm (còn gọi là phương pháp ghi đỏ): 

Theo phương pháp này, kế toán sửa chữa sai sót bằng cách ghi bút toán âm bằng mực đỏ hay ghi lại số liệu đã ghi sai nhưng đặt trong ngoặc đơn để hủy bút toán đã ghi sai. Sau đó, kế toán ghi lại bút toán đúng bằng mực thường; phương pháp này áp dụng cho các trường hợp sai sót phát hiện muộn kể cả trường hợp phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền. khoa hoc chuyen vien tuyen dung

Phương pháp này còn được sử dụng trong trường hợp sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính hoặc trường hợp sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền thành nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng. Khi dùng phương pháp này, kế toán cần lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính: do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.  khóa học lập báo cáo tài chính

Thứ ba, phương pháp ghi bổ sung: phương pháp này áp dụng cho trường hợp số tiền ghi sai trong bút toán ít hơn số đúng hoặc kế toán bỏ sót nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Khi sửa chữa theo phương pháp này, kế toán phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung” để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ. khóa học xuất nhập khẩu tại hà nội

Đối với những đơn vị thực hiện ghi sổ bằng máy vi tính và phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính. Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót điều kiện học chứng chỉ kế toán trưởng

2.Khóa sổ kế toán

Phương pháp cải chính số liệu được áp dụng khi

Cuối kỳ, kế toán phải thực hiện khóa sổ, bên cạnh đó, kế toán cũng phải khóa sổ trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp như chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Trước khi khóa sổ, kế toán cần thực hiện kiểm tra và các đối chiếu cần thiết đảm bảo tính chính xác của số liệu trong sổ. Khi khóa sổ kế toán, cần tính tổng số phát sinh và tính số dư cuối kỳ của từng sổ, thực hiện kiểm tra tính chính xác việc ghi chép trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết trước khi sử dụng thông tin phục vụ cho việc lập các chỉ tiêu trên các báo cáo kế toán nguyên lý kế toán

>>Bài viết được quan tâmHọc kế toán thực hành ở đâu tốt

   Sổ kế toán là một trong những tài liệu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Việc có một vài sai sót trong quá trình tổng hợp thông tin, lưu trữ dữ liệu và xử lý kế toán là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, để sửa nó làm sao cho đúng và hợp pháp không phải là một chuyện đơn giản.

Sau đây, ACMan sẽ chia sẻ cùng các bạn về các hình thức ghi sổ và sửa chữa sổ kế toán.

1. Các hình thức sổ kế toán

Doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau:

  • Hình thức kế toán Nhật ký chung;
    Phương pháp cải chính số liệu được áp dụng khi
  • Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái;
  • Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
  • Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ;
  • Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Trong mỗi hình thức của sổ kế toán sẽ có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Trong thực tế hiện nay đa số các doanh nghiệp lựa chọn hình thức Nhật ký chung.

Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó. Các tiêu chí bao gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán, quan hệ đối chiếu kiểm tra.

2. Các phương pháp sửa chữa

   Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết của số liệu, các thông tin ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:

a. Phương pháp cải chính:

Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:

  • Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
  • Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.

b. Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):

   Phương pháp này được dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách là: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng cách sử dụng mực thường để thay thế.

Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:

  • Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
  • Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29, đó là “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
  • Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.

Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.

c. Phương pháp ghi bổ sung

   Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền đã được ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung” để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.

3. Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính

  • (1)- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên các phần mềm quản lý dữ liệu;
  • (2)- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối cùng của sổ kế toán năm có sai sót;
  • (3)- Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.

Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại dữ liệu trên BCTC liên quan đến số liệu đã ghi của sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại số dư của những tài khoản kế toán có liên quan và sổ kế toán.

Việc sửa chữa phải được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán hành chính, sự nghiệp của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào dòng cuối cùng của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện ra sai sót BCTC đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.

4. Điều chỉnh sổ kế toán

   Trường hợp doanh nghiệp phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan.

Trên đây, ACMan vừa chia sẻ cùng các bạn quy trình ghi sổ kế toán. Để có thể quản lý sổ kế toán một cách khoa học và hiệu quả nhất, quý khách hàng có thể sử dụng giải pháp phần mềm kế toán ACMan của chúng tôi.

Không chỉ tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả trong quản trị dữ liệu tài chính, phần mềm kế toán ACMan còn hỗ trợ xuất báo cáo nội bộ, báo cáo tài chính chỉ với vài thao tác đơn giản. Nếu quý khách cần tư vấn về các vấn đề liên quan tới thuế, kế toán, hóa đơn điện tử,… xin hãy liên hệ với chúng tôi:

Xem thêm: 

  • Phần mềm kế toán 
  • Hóa đơn điện tử
  • tư vấn hoán thuế giá trị gia tăng.

CÔNG TY CỔ PHẦN ACMAN

  • Điện thoại: 1900 63 66 85; hotline 0966 04 34 34
  • Email: – Website: acman.vn