Phương pháp đẻ không đau gây tê ngoài màng cứng

       Đau trong quá trình chuyển dạ ở mỗi sản phụ sẽ được cảm nhận một cách rất khác nhau, tùy vào tình trạng sinh lý hay tâm lý của sản phụ. Cơn đau sẽ tăng dần trong quá trình chuyển dạ và đạt cường độ tối đa ở giai đoạn sổ thai.

       Ngày nay, sinh không đau thông qua phương pháp gây tê ngoài màng cứng - là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất, áp dụng trong quá trình chuyển dạ tự nhiên đang được nhiều sản phụ lựa chọn. Phương pháp này được tiến hành khi cơn co tử cung trở nên mạnh hơn, chuyển dạ vào giai đoạn hoạt động và sản phụ không có chống chỉ định về chuyên môn – giúp sản phụ đỡ mất sức trong quá trình chuyển dạ từ đó phối hợp tốt hơn với Bác sĩ Sản khoa để vượt cạn thành công.

       Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện bởi Bác sĩ chuyên khoa Gây mê hồi sức khi cổ tử cung của sản phụ mở từ 4cm, tức là khi chuyển dạ vào giai đoạn hoạt động. Bác sĩ sẽ đặt một ống thông rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng ở cột sống lưng của sản phụ, ông thông này sau đó sẽ được dán cố định dọc theo lưng về phía vai của sản phụ. Thuốc gây tê được duy trì qua ống thông vào khoang ngoài màng cứng, cơn đau chuyển dạ của sản phụ sẽ giảm sau khoảng 10 phút, tác dụng của thuốc giảm đau sẽ kéo dài trong suốt quá trình chuyển dạ. 

Ưu điểm của phương pháp sinh không đau   

  • Phương pháp sinh không đau gây tê ngoài màng cứng không bắt buộc đối với sản phụ, sản phụ sẽ được tư vấn và thực hiện khi có nhu cầu. 
  • Gây tê ngoài màng cứng có lộ trình giảm đau hiệu quả xuyên suốt cuộc chuyển dạ.
  • Sau khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ giảm cảm giác đau bụng nhưng vẫn tỉnh táo để nhận biết khi có cơn gò tử cung, 2 chân vẫn cử động được và vẫn trải qua quá trình rặn đẻ bình thường.
  • Bác sĩ Gây mê hồi sức có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau thông qua điều chỉnh linh hoạt, liều lượng thuốc. Thông qua đó Bác sĩ Sản khoa có thể chỉ huy được cuộc sinh theo chiều hướng tốt nhất cho sản phụ và thai nhi.

Phương pháp sinh không đau gây tê ngoài màng cứng có hại không?

•    Đối với sản phụ: 

      Những tác dụng phụ mà sản phụ có thể gặp phải như: cảm thấy một chút khó chịu tạm thời, lạnh run, ngứa, tê chân,.. tuy nhiên những tác dụng phụ này thường rất ít khi xảy ra.
       Đau lưng chính là điều lo lắng nhất của sản phụ cũng như người thân khi họ tìm hiểu về phương pháp sinh không đau bằng gây tê ngoài màng cứng. Về phương diện khoa học, không một nghiên cứu nào chỉ ra rằng đau lưng sau sinh là do gây tê ngoài màng cứng. Trên thực tế, 50% sản phụ không dùng phương pháp sinh không đau khi sinh vẫn gặp chứng đau lưng. Đau lưng có thể do những nguyên nhân sau: biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai, giãn dây chằng vùng cột sống lưng, tư thế không phù hợp trên bàn sinh... Nếu đau do gây tê ngoài màng cứng tại vị trí tiêm, cơn đau sẽ tự hết trong 48 giờ.

•    Đối với em bé sơ sinh 


       Thuốc tê sử dụng để gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn không gây nguy hiểm gì cho bé. Gây tê ngoài màng cứng chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (cảm giác đau) ở người mẹ, không gây độc cho bé sơ sinh.

Phương pháp đẻ không đau gây tê ngoài màng cứng

Với những mẹ đã có dấu hiệu đau bụng, gây tê ngoài màng cứng sẽ tạo điều kiện cho xương chậu “thư giãn”, âm đạo có thể giãn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu thuốc được đưa vào quá sớm, quá trình sinh con có thể kéo dài hơn, thậm chí chậm tới 20 phút.

5/ Gây tê ngoài màng cứng cũng có biến chứng

Đa số các trường hợp gây tê ngoài màng cứng đều rất an toàn. Nếu có biến chứng xảy ra cũng ngắn hạn, ít trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Một số phản ứng phụ phổ biến của phương pháp đẻ không đau này có thể bao gồm: tụt huyết áp, buồn nôn, khó chịu, đau lưng, đau đầu.

Những biến chứng hiếm gặp gây nguy hiểm nghiêm trọng khác bao gồm: nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, thở chậm, ngừng thở, co giật, thậm chí có thể gây tử vong nếu thuốc được tiêm vào đột ngột.

6/ Cử động của mẹ bị ảnh hưởng

Nếu chọn lựa phương pháp đẻ không đau này, thuốc gây tê sẽ gây ảnh hưởng đến vùng lưng và chi dưới nên sau khi sinh nhiều mẹ sẽ gặp khó khăn khi đứng thẳng hoặc đi lại. Cảm giác này có thể kéo dài đến 5 giờ sau khi mẹ sinh xong.

Gây tê ngoài màng cứng khá an toàn cho mẹ và bé. Vai trò của Bác sĩ gây mê giảm đau rất quan trọng, cần trình độ chuyên môn cao. Nếu được thực hiện bởi đội ngũ Bác sĩ gây mê giảm đau chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ giúp các sản phụ trải qua một cuộc đẻ không đau an toàn nhất.


Khi chuyển dạ, cơn gò tử cung tăng dần cả số lần lẫn cường độ làm cho sản phụ có cảm giác đau. Cảm giác đau khác nhau tùy theo ngưỡng chịu đau của từng người. Ông bà ta vẫn nói  “đau như đẻ” để ví mức độ cơn đau khi sinh con. Y học đã phân hạng cường độ đau của người chuyển dạ là đứng đầu trong các loại đau khác như: đau chấn thương, cắt bỏ chi…, ví dụ cơn đau do cắt bỏ một ngón tay không gây tê cường độ chỉ bằng 2/3 của đau đẻ.

Kỹ thuật Đẻ không đau - một trong những phương pháp giảm cơn đau đẻ cho người phụ nữ 


Có khá nhiều phương pháp giúp giảm đau đẻ, tựu trung xếp trong hai nhóm:

Cách giảm cơn đau đẻ không cần dùng thuốc:

- Xoay chuyển tư thế

- Kích thích điện qua da

- Thôi miên tạo giấc ngủ nhân tạo

- Châm cứu

- Vật lý trị liệu

- Chồng vào động viên vợ

- Đẻ trong nước. 
 

Cách giảm cơn đau đẻ bằng kỹ thuật “đẻ không đau”

Hiện nay hầu hết các cơ sở sản khoa dùng phương pháp gây tê ngoài màng cứng hoặc tê tủy sống để giảm đau.

Kỹ thuật “đẻ không đau” thực chất là phương pháp gây tê ngoài màng cứng, tiêm thuốc gây tê vào vùng cột sống ở thắt lưng, nơi có các dây thần kinh nhận cảm giác đau vùng bụng dưới. Thuốc tê giúp sản phụ không đau đớn, trong khi cơn co tử cung thúc đẩy chuyển dạ vẫn xảy ra.

Ngoài ra, thuốc tê có thể kéo dài khả năng giảm đau cho việc khâu tầng sinh môn sau đẻ. Thuốc tê tại chỗ cũng có ưu điểm là không qua nhau thai để vào cơ thể thai nhi vì vậy kỹ thuật "sinh không đau" không ảnh hưởng đến cơ thể bé.

Trong quá trình sinh nở, nếu sản phụ không thể tự sinh thường thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để an toàn cho cả mẹ và con. Khi phải sinh mổ, chỉ cần thêm liều thuốc tê qua đường truyền thuốc có sẵn ở ngoài màng cứng để giảm đau trong lúc mổ.

Phương pháp đẻ không đau gây tê ngoài màng cứng
Cơn chuyển dạ sẽ không còn đáng sợ như mẹ nghĩ với dịch vụ đẻ không đau tại khoa Sản - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Trường hợp nào có thể sử dụng kỹ thuật đẻ không đau? 


Kỹ thuật đẻ không đau trên thực tế không hề giới hạn đối tượng thai phụ sử dụng, mọi thai phụ đều có thể sử dụng phương pháp này để hỗ trợ quá trình sinh nở của bản thân diễn ra suôn sẻ và nhẹ nhàng hơn. 


Với những sản phụ có ngưỡng chịu đau thấp thường gặp nhiều khó khăn: mệt mỏi, vật vã, lo lắng, thậm chí bị ngất,… hoặc có bệnh lý tim mạch, nội tiết, cơn đau khi chuyển dạ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ vì nó có thể làm tăng huyết áp kiểu “hội chứng áo choàng trắng”, cuồng nhĩ, “cơn bão giáp”… Cơn đau còn làm thay đổi nhu cầu tiêu thụ oxy, rối loạn lưu lượng máu đến tử cung và nhau thai cuối cùng có thể gây suy thai.

Trong những trường hợp này, đẻ không đau được xem như biện pháp hiệu quả nhất để mẹ có thể vượt qua cơn chuyển dạ một cách dễ chịu và an toàn nhất có thể.

Trường hợp nào không cần dùng kỹ thuật đẻ không đau? 


Với những sản phụ có ngưỡng chịu đau cao, họ thường dễ dàng vượt qua cuộc chuyển dạ và sinh đẻ diễn biến thuận lợi, không cần dùng thêm phương pháp giảm đau nào. Do vậy, trong những trường hợp này, mẹ có thể không cần dùng đến phương pháp đẻ không đau nếu cảm thấy vẫn trong ngưỡng chịu đựng. 


Bên cạnh đó, sản phụ mắc một số bệnh lý liên quan đến cột sống, rối loạn động máu hoặc đang có tình trạng nhiễm trùng,…cũng không nên sử dụng phương pháp này. 

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng - Một trong những bệnh viện đầu tiên thực hiện phương pháp đẻ không đau tại Đà Nẵng


Hiện nay, phương pháp giảm đau trong chuyển dạ bằng cách gây tê ngoài màng cứng được các bác sĩ thống nhất là phương pháp an toàn, hiệu quả cao và được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Mĩ. Hàng năm, tại Anh có khoảng 100.000 sản phụ được thực hiện gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ.

Ở Việt Nam, kỹ thuật đẻ không đau trong chuyển dạ được áp dụng thành công tại các trung tâm sản khoa lớn như: Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện phụ sản Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ,…

Còn ở Đà Nẵng kỹ thuật đẻ không đau đã được thực hiện tại Bệnh viện Hoàn Mỹ từ năm 2007. Khi mới triển khai kỹ thuật này, nhiều chị em còn hoài nghi và lo lắng về việc sử dụng kỹ thuật đẻ không đau sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, đến nay nhiều sản phụ đã yên tâm lựa chọn hình thức đẻ không đau. Với phương pháp này các sản phụ sẽ không còn cảm giác đau khi mà chuyển dạ sinh con là một cực hình, và đây thực sự là món quà ý nghĩa mà y học tiến bộ dành cho người phụ nữ.

Sử dụng phương pháp đẻ không đau có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé?


Hơn cả việc có thể giảm đau đớn khi vượt cạn, điều mà gia đình và mẹ quan tâm là “Lượng thuốc tê được tiêm vào bên ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé?”


ThS.BS Nguyễn Văn Hạc, Trưởng khoa gây mê Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, cho biết: “Khi thực hiện kỹ thuật "đẻ không đau" bác sĩ chỉ cần một liều thuốc tê nhỏ pha loãng, bơm qua kim tiêm điện nên không gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của mẹ và bé".


Đến nay tại Khoa sản - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã có hàng trăm sản phụ sử dụng phương pháp đẻ không đau và tỷ lệ sinh con an toàn gần như tuyệt đối. 


Hi vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, mẹ có thể vững tâm và tự tin hơn trong hành trình vượt cạn sắp tới của mình.

Mọi thắc mắc, thông tin chi tiết xin mời liên hệ 
Tổng đài CSKH: 02363 509 808 
Thư Ký khoa sản: 02363 991 451 
Email:

Ban tư vấn Khoa Sản
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Bảng giá chi phí sinh Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Gói khám tiền sản Tam Cá Nguyệt – Cho một thai kỳ khỏe mạnh

>> Tầm quan trọng của sàng lọc sơ sinh

>> Thông tin về dịch vụ đẻ không đau tại bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng