Phương pháp lập luận chính trong ý nghĩa văn chương là:

Đọc - hiểu nội dung

 1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

 

2. 

Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống…”. Hãy đọc lại chú thích (5) rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

 

3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý trả lời.

 

4. Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?

– Nghị luận chính trị – xã hội;
– Nghị luận văn chương.

b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;

– Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.
 

 

Luyện tập

 

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.

  Bố cục

 

Bố cục được hia làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu… muôn vật muôn loài) Nguồn gốc của thơ ca.

+ Phần 2 ( Còn lại): Nhiệm vụ và công dụng của văn chương đối với con người.

 

 Tóm tắt

 

 Văn chương giúp chúng ta hình dung ra cuộc sống muôn hình vạn trạng. Nguồn gốc của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Công dụng của vă chương là giúp khơi gợi tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

 

Câu 1: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

 

Trả lời:

– Theo Hoài Thanh: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”.

– Tuy nhiên, vẫn có quan niệm khác: “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”-> Các quan niệm này không trái ngược mà tương hỗ lẫn nhau.

 

Câu 2: Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống…”. Hãy đọc lại chú thích (5) rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

 

Trả lời:

Văn chương là:

– Hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú, phản ánh cuộc sống.

+ Cuộc sống đa dạng nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng

+ Ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác trên thế giới.

– Văn chương còn tạo ra sự sống+ Thông qua văn chương ta biết một cuộc sống mơ ước của con người.

 

Câu 3: Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì?

 

Trả lời:

Công dụng của văn chương là: giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.

 

Câu 4. Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?

– Nghị luận chính trị – xã hội;
– Nghị luận văn chương.

b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;

– Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.

 

Trả lời:

a) Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)

b) Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

– Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể… nguồn gốc của thi ca.”

+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

 

Luyện tập

 

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.

 

Trả lời:

+ Giải thích:

-> Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…

-> Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

 

+ Dẫn chứng:

-> Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.

-> Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

 

Ý nghĩa – Nhận xét:

Qua lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh của tác giả Hoài Thanh, học sinh thấy được luận điểm nổi bật: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha, văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có, đồng thời văn chương đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại, đời sống ấy sẽ trở nên nghèo nàn nếu không có văn chương.

(1)

Tuần 25


Tiết 93 Văn bản: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNGKhuyến khích Hs tự làm: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN


I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức


- Hiểu được q.niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và cơng dụngcủa văn chương trong lịch sử lồi người.


- Hiểu được phần nào trong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích văn nghị luận chứng minh.


3. Thái độ: Tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận chứng minh


II. Chuẩn bị của học sinh: Cần lưu ý đây là văn bản nghị luận văn chương cụ thể làbình luận các v.đề về văn chương nói chung.


NỘI DUNG GHI BÀI HỌC Văn bản: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG


Khuyến khích Hs tự làm: ƠN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN


I. Tìm hiểu chung:1. Tác giả:


- Hồi Thanh (1909-1982).



- Là nhà phê bình văn học xuất sắc.


2. Tác phẩm: Viết 1936, in trong sách "Văn chương và hoạt động". II. Đọc - hiểu văn bản.


1. Nội dung


a. Nguồn gốc của văn chương:


- Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt.


- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả mnvật, mn lồi.


b. Cơng dụng của văn chương:- Văn chương gây cho ta... nghìn lần.


=> Văn chương làm giàu tình cảm con người.


→ Nghệ thuật nghị luận giàu cảm xúc nên có sức lơi cuốn người đọc.=> Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống.


2. Nghệ thuật:


- Luận điểm rõ ràng, chứng minh thuyết phục- Lời văn giản dị, giàu hình ảnh và cảm xúc3. Ý nghĩa văn bản :

(2)

BÀI TẬP VỀ NHÀCâu 1. Nêu luận điểm chính của văn bản?


Câu 2. Văn bản đã sử dụng các phương pháp lập luận nào?Câu 3. Nêu ý nghĩa của văn bản?


HƯỚNG DẪN TỰ HỌC1. Hướng dẫn tự học:


- Tìm hiểu ý nghĩa của 1 số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích.- Học thuộc lịng 1 đoạn trong bi mà em thích.


- Khuyến khích Hs tự làm: Ơn tập văn nghị luận+ Dựa vào các câu hỏi gợi ý SGK các em tha khảo trả lời


+ Lập 1 bảng thống kê gồm: Tên văn bản- tác giả; luận điểm chính; Phương pháp lập luận; nôi dung- nghệ thuật


2. Hướng dẫn chuẩn bị: Luyện tập lập luận chứng minh; Luyện tập viết đoạnvăn chứng minh (Khuyến khích các em tự làm)


- Luyện tập lập luận chứng minh sgk/51+ Đọc kĩ đề văn.


+ Tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn ý.+ Viết đoạn MB, KB.


+ Tìm ý và gợi ý theo sgk.

(3)

Tuần 25


Tiết 94


Tự học có hướng dẫn


TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCHCÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH


I. Mục tiêu cần đạt:1. Kiến thức:


- Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luậngiải thích.


- Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm bài văn lập luận giải thích.- Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.2. Kĩ năng.


- Nhận diện và phân tích một bài văn nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểuvăn bản này.


- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.Rèn các kĩ năng làm văn: Tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài, sửa lỗi.3. Thái độ:


- Tìm hiểu, học hỏi về cách làm bài văn lập luận giải thích.


- Hiểu và nắm vững mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.II. Chuẩn bị học sinh : cần lưu ý giải thích là chỉ ra các nội dung của hiện tượng cầnđược giải thích, hay nói cách khác là phân tích nội dung ấy ra.


NỘI DUNG GHI BÀI HỌC
Tự học có hướng dẫn


TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCHCÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH


I. Mục đích và phương pháp giải thích (SGK/ 69, 70,71)


1. Giải thích trong đời sống: Khi cần tìm hiểu lí do, nguyên nhân nảy sinh một vấnđề, một hiện tượng nào đó, người ta có nhu cầu giải thích.


VD.


-Vì sao có lụt ?


-Vì sao lại có nguyệt thực ? -Vì sao nước biển mặn ? *Ghi nhớ 1: sgk (71 ).


2. Giải thích trong văn nghị luận:* Bài văn: Lòng khiêm tốn

(4)

b. Cách định nghĩa khiêm tốn là một cách giải thích: Khiêm tốn có thể coi là 1 bảntính căn bản, Khiêm tốn là chính nó tự nâng cao g.trị cá nhân, Khiêm tốn là biểu hiệncủa con người đứng đắn, Khiêm tốn là tính nhã nhặn,...


c. Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ khơngkhiêm tốn là 1 cách giải thích bằng h.tượng.


d. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của khơng khiêm tốn cũng là cách giảithích về lịng khiêm tốn.


* Ghi nhớ: sgk (71 ).


II. Các bước làm một bài văn lập luận giải thích (SGK/84,85,86)


* Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khơn". Hãygiải thích ND câu tục ngữ đó.


1.Tìm hiểu đề và tìm ý:- Kiểu bài: Giải thích.


- ND: Đi ra ngồi, đi đây , đi đó sẽ học được nhiều điều hay, mở rộng tầm hiểu biết,khôn ngoan từng trải.


2. Lập dàn ý: sgk (84-85).


a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm .b. Thân bài


- Nghĩa đen: Đi một ngày đàng là gì? Một sàng khơn là gì?


- Nghĩa bóng: Câu tục ngữ đúc kết một kinh nghiệm về nhận thức đó là đi nhiều, hiểu nhiều, mở rộng được tầm hiểu biết.


- Nghĩa sâu: Câu tục ngữ thể hiện khát vọng hiểu biết của nhân dân xưa, muốn đi ra khỏi nhà, khỏi làng để mở rộng tầm mắt.


- Liên hệ với một số câu tục ngữ khác.


c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ
3. Viết bài:


a. Cách viết phần MB:b. Cách viết phần TB:- Giải thích nghĩa đen.- Giải thích nghĩa bóng.- Giải thích nghĩa sâu.- Nêu dẫn chứng minh họa.c. Cách viết phần KB:


- Tổng kết ý nghĩa điều đã giải thích.- Rút ra bài học cho bản thân.


- Nêu suy nghĩ, ý nghĩa của vấn đề đã được giải thích.4. Đọc và sửa lại bài:


* Ghi nhớ: sgk (86 ).

(5)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌCa. Hướng dẫn tự học:


- Nắm được đặc điểm của kiểu văn giải thích


- Sưu tầm thêm một số văn bản giải thích để làm tài liệu học tập.


- Xác định nội dung giait thích và pp giải thích trong một văn bản viết theo pp lập luậngiải thích cụ thể..


b. Hướng dẫn chuẩn bị: Liệt kê- Đọc đoạn văn sgk/104


- Tác giả nêu hàng loạt sự việc có tác dụng gì?- Đọc ví dụ a,b sgk/105


- Xét về cấu tạo các phép liệt kê có gì khác nhau.

(6)

Tuần 26


Tiết 98 LIỆT KÊ


Khuyến khích Hs tự đọc: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNGI. Mục tiêu cần đạt.


1. Kiến thức- Khái niệm liệt kê.- Các kiểu liệt kê. 2. Kĩ năng


- Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.- Phân tích giá trị của phép liệt kê.- Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.


- Thảo luận nhóm, ra quyết định, giải quyết vấn đề.3. Thái độ


Tích cực nghe giảng bài để biết sử dụng phép liệt kê trong lời nói, bài viết nhằm tạogiá trị bổ sung cho lời nói, câu văn.


II. Chuẩn bị học sinh: SGK, vở bài soạn, tập ghi chép,....NỘI DUNG GHI BÀI HỌC


LIỆT KÊ


Khuyến khích Hs tự đọc: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNGI . Thế nào là phép liệt kê:


1. Ví dụ: (SGK)


* Nhận xét: Các bộ phận in đậm


- Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau.


- Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về các đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn.→ Là phép liệt kê


2. Ghi nhớ: sgk (105 ).II. Các kiểu liệt kê:* Ví dụ 1:


a. Tinh thần, tính mạng, lực lượng, của cải.→ liệt kê không theo từng cặp.


b. Tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải.→ liệt kê theo từng cặp có quan hệ điđơi trong nhận thức.


* Ví dụ 2:


a. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... → Liệt kê k tăng tiến.


b. Hình thành và trưởng thành; gia đình , họ hàng, làng xóm → liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến về ý nghĩa.


* Ghi nhớ 2: sgk (105 ).

(7)

- Tìm trong các văn bản đã học một đoạn văn và một đoạn thơ có sử dụng phép liệt kêvà phân tích giá trị của phép tu từ đó trong việc tạo nên giá trị nghệ thuật của đoạnvăn, đoạn thơ.


- Khuyến khích tự đọc: Ca Huế trên sơng Hương+ Đọc văn bản, chú thích


+ Xem các câu hỏi ở phần Đọc – hiểu tập trả lời để bổ sung kiến thức+ Đọc ghi nhớ


2. Hướng dẫn chuẩn bị: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang- Các em tập trung trả lời các câu hỏi ở phần I, II của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy,và phần I của bài dấu gạch ngang.


- Xem ghi nhớ