Quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí

Bài 29 - 30: Qúa trình hình thành loài

I. Hình thành loài khác khu vực địa lý

1. Vai trò của cách li địa lý trong việc hình thành loài mới- Các trở ngại về mặt địa lí [núi, biển, sông] làm nhiều quần thể sống cách biệt về mặt địa lí khác nhau nên CLTN và các nhân tố tiến hóa khác dễ dàng làm thay đổi cấu trúc di truyền của các quần thể theo những hướng khác nhau.- Khi sự sai khác về cấu trúc di truyền giữa các quần thể đến một lúc nào đó xuất hiện sự cách li sinh sản à hình thành loài mới [thường xảy ra ở động vật].

Ví dụ: sự hình thành loài mới do cách li bởi các quần đảo rất dễ nhận thấy, Vì giữa các đảo có sự cách li tương đối, các sinh vật giữa các đảo ít trao đổi vốn gen cho nhau.  Khi 1 nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới thì điều kiện sống mới, sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ biến quần thể nhập cư thành loài mới.

2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí [thí nghiệm của Dodd]
- Thí nghiệm: chia quần thể ruồi giấm ra nhiều quần thể nhỏ và nuôi trong môi trường nhân tạo khác nhau trong những lọ qua nhiều thế hệ [một số được nuôi bằng môi trường tinh bột, một số khác bằng môi trường có đường mantôzơ]
- Kết quả: từ 1 quần thể ban đầu chia thành 2 quần thể thích nghi với việc tiêu hóa tinh bột và đường mantôzơ. Cho 2 loài ruồi này sống chung và nhận thấy sự cách li địa lí và khác biệt về điều kiện môi trường sống làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể ruồi.
-  Tóm lại: CLTN chỉ giúp hình thành nên những tính trạng thích nghi, cách li SS là sản phẩm phụ của quá trình tiến hóa. Tuy nhiên cách li SS lại trực tiếp quyết định sự phân hóa của quần thể thành loài mới. 

II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí

1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái+ Hình thành loài bằng cách li tập tính:- Trong cùng 1 vùng phân bố có sự cách li về tập tính giao phối giữa các quần thể à loài mới.- Ví dụ: hai quần thể cá trong cùng 1 hồ nhưng lại có tập tính sinh sản khác nhau, 1 quần thể thường đẻ trứng trong các khe đá, 1 quần thể lại thường đẻ trứng ven bờ dẫn đến cách li về mặt tập tính. Nếu sự cách li này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến hình thành loài mới.+ Hình thành loài bằng cách li sinh thái:- Do có sự cách li nơi ở giữa các quần thể trong cùng 1 vùng phân bố địa lí cũng có thể dẫn đến hình thành loài mới.

- Ví dụ: quần thể cá hồi [Salmo trutta] trong hồ Xêvan [Acmêni] phân hóa về mùa đẻ trong năm và chỗ đẻ đã làm hình thành những nòi sinh thái khác nhau. Nếu sự cách li này diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến hình thành loài mới.


2. Hình thành loài nhờ cơ chế tự đa bội- Hiện tượng tự đa bội có thể nhanh chóng hình thành loài mới từ 1 loài ban đầu mà không cần cách li địa lí. Tự đa bội thường xảy ra ở thực vật: trong giảm phân vì 1 lí do nào đó các cặp NST không phân li tạo thành giao tử 2n.- Vd: chuối nhà 3n được hình thành từ chuối rừng 2n theo con đường tự đa bội.         Bước 1: Giao tử 2n x giao tử 2n à hợp tử 4n à cây 4n         Bước 2: Cây 4n tự thụ phấn à loài mới. [loài tứ bội 4n]Kiểm tra: Cây 4n x cây 2n à cây 3n [bất thụ].

Theo tiêu chuẩn cách li sinh sản, quần thể 4n cách li sinh sản với quần thể 2n. [2 loài khác nhau]

3. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa
- Hình thành loài mới trong cùng 1 khu vực địa lí do sai khác NST à cách li sinh sản à loài mới- Cơ thể lai khác loài thường bất thụ, đa bội hóa cơ thể lai khác loài để có cơ thể lai chức 2 bộ NST của bố mẹ, quá trình giảm phân bình thường và trở nên hữu thụ à loài mới. Loài mới đa bội cách li sinh sản với bố mẹ.Vd: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa từ loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ.- Lai xa và đa bội hóa tạo nên loài mới thường xảy ra ở thực vật [vì ở thực vật có khả năng tự thụ phấn, sinh sản sinh dưỡng], ít xảy ra ờ động vật vì:+ Hệ thần kinh của động vật phát triển.+ Cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp.

+ Đa bội hóa thường gây nên rối loạn về giới tính.


Table of Contents

Khái niệm: cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li và không thể giao phối với nhau.

Diễn biến:

Ví dụ:

Do trở ngại về mặt địa li, một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau.

Những quần thể nhỏ sống trong các môi trường khác nhau dần dần được CLTN và các nhân tố khác làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen.

Xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản.

Loài mới được hình thành.

Một loài ở đất liền đã phát tán ra các đảo trong một quần đảo nên quần thể ban đầu đã được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau bởi trở ngại địa lí là biển.

Những quần thể nhỏ sống trong các đảo có môi trường sống khác nhau dần dần được CLTN và các nhân tố khác làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen.

Xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản giữa các quần thể ở các đảo.

Ở các đảo hình thành loài mới.

Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình loài: Cách li địa lí không là cách li sinh sản. Cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hoá tạo ra.

Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí:

  • Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
  • Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
  • Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường gắn liền với cách li sinh thái.

B. Bài tập luyện tập quá trình hình thành loài của trường NK - LTT

Phần I: Câu hỏi tự luận:

Câu 1: Cách li địa lí là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

Câu 2: Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hoá tạo ra.

Câu 3: Sự cách li địa lí có phải là cách li sinh sản hay không?

Hướng dẫn trả lời:

Cách li địa lí không phải là cách li sinh sản.

Câu 4: Cách li sinh sản có thể được nhận biết bằng những hiện tượng nào?

Hướng dẫn trả lời:

Cách li sinh sản có thể được nhận biết khi các quần thể khác nhau sống cùng nhau nhưng không giao phối với nhau hoặc giao phối với nhau nhưng không sinh ra con hoặc sinh ra con bị bất thụ.

Câu 5: Các chủng tộc người hiện nay thuộc mấy loài? Tên của các loài? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

Các chủng tộc người hiện nay thuộc cùng 1 loài, là loài Homo sapiens, vì các đặc diểm khác biệt về hình thái, kích thước cơ thể, màu da,... là do thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau nhưng sự khác biệt về các đặc điểm thích nghi này chưa đủ dẫn đến cách li sinh sản.

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong các kiểu gen?

  1. Cách li tập tính.
  2. Cách li sinh sản.
  3. Cách li sinh thái.
  4. Cách li địa lí.

Câu 2: Câu nào đúng nhất về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài?

  1. Cách li địa lí chắc chắn dẫn tới cách li sinh sản.
  2. Không có sự cách li địa lí thì không thể có sự hình thành loài mới
  3. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể cách li.
  4. Cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.

Câu 3: Quan sát hình sau và chọn đáp án đúng nhất.

  1. Đảo là điều kiện lí tưởng để một loài phát sinh thành nhiều loài khác nhau.
  2. Trên các đảo đại dương hay tồn tại các loài đặc trưng [loài chỉ có ở một nơi nào đó và không có ở nơi nào khác trên Trái Đất].
  3. Khi một số ít cá thể thuộc một loài di cư đến đảo thì các cá thể này sẽ chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa và sẽ tạo nên một loài mới có các đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường tại đảo đó.
  4. Khi một nhóm cá thể của một loài di cư đến đảo khác tương đối cách biệt thì sẽ chịu tác động của các nhân tố tiến hóa hình thành quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi mới.

Câu 4: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là không đúng?

[1] Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển…ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

[2] Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

[3] Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

[4] Cách li địa lí có thể được tạo ra một cách tình cờ và góp phần hình thành nên loài mới.

[5] Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.

[6] Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.

Số phương án đúng là

Câu 5: Cho các phát biểu nào sau đây về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí [hình thành loài khác khu vực địa lý]:

[1] Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.

[2] Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.

[3] Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.

[4] Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở cả động vật và thực vật.

[5] Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.

[6] Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

[7] Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

[8] Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

Số phát biểu không đúng là

Câu 6: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, giải thích nào sau đây về sự xuất hiện bướm sâu đo bạch dương màu đen [Biston betularia] ở vùng Manchetxtơ [Anh] vào những năm cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX là đúng?

  1. Dạng đột biến quy định kiểu hình màu đen ở bướm sâu đo bạch dương đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ trước và được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
  2. Môi trường sống là các thân cây bạch dương bị nhuộm đen đã làm phát sinh các đột biến tương ứng màu đen trên cơ thể sâu đo bạch dương.
  3. Khi sử dụng thức ăn bị nhuộm đen do khói bụi đã làm cho cơ thể bướm bị nhuộm đen.
  4. Tất cả bướm sâu đo bạch dương có cùng một kiểu gen, khi cây bạch dương có màu trắng thì bướm có màu trắng, khi cây có màu đen thì bướm có màu đen.

Câu 7: Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét nào sau đây là không đúng?

  1. Chướng ngại vật địa lí là điều kiện đầu tiên tạo điều kiện cho sự phân li của các quần thể trong loài gốc.
  2. Các quần thể sau một thời gian bị cách li, chúng cùng chung sống trở lại, giao phối với nhau và sinh con lai có sức sống tốt, sinh sản bình thường. Ta có thể kết luận quá trình hình thành loài không xảy ra.
  3. Các quần thể sau một thời gian bị cách li, chúng cùng chung sống trở lại nhưng không giao phối với nhau. Ta có thể kết luận quá trình hình thành loài đã xảy ra.
  4. Các quần thể bị cách li địa lí một thời gian kéo dài sẽ luôn dẫn đến cách li sinh sản và loài mới được hình thành.

Câu 8: Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí ở kỳ giông từ quần thể kỳ giông Oregon.  Hãy nghiên cứu hình ảnh và sắp xếp các giai đoạn sau theo trình tự đúng.

[1]. Các quần thể sống trong hai môi trường khác nhau, không giao phối được với nhau và được chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến, các biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau.

[2]. Hình thành các nòi địa lí khác nhau.

[3]. Quần thể Oregon[quần thể ban đầu] sống trong môi trường tương đối đồng nhất mở rộng khu phân bố.

[4]. Các nòi địa lí trải qua những thay đổi di truyền đến mức vốn gen của mỗi quần thể được cách li hoàn toàn không thể giao phối với các cá thể của quần thể khác và với quần thể ban đầu thì loài mới hình thành.

[5]. Các quần thể bị cách li bởi các chướng ngại vật địa lí.

  1. [2]→ [1]→ [3]→ [5]→ [4].
  2. [1]→ [3]→ [4]→ [5]→ [2].
  3. [3]→ [5]→ [1]→ [2]→ [4].
  4. [5]→ [3]→ [1]→ [2]→ [4].

Câu 9: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới?

[1]. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể.

[2]. Cách li địa lí làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

[3]. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

[4]. Cách li địa lí hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.

[5]. Cách li địa lí làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau.

[6]. Cách li địa lí làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng biến dị di truyền trong quần thể

Câu 10: Hình ảnh dưới đây mô tả con đường hình thành loài khác khu vực địa lí. Hãy nghiên cứu hình ảnh sau và cho biết trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét đúng?

[1]. Hai quần thể bị phân tách sẽ được chọn lọc tự nhiên tích lũy những đột biến, biến dị tổ hợp theo hai hướng khác nhau dẫn đến vốn gen của hai quần thể sẽ bị phân hóa.

[2]. Mực nước biển dâng cao làm cho quần thể ban đầu bị phân tách thành hai quần thể khác nhau. Hai quần thể này chịu tác động của điều kiện tự nhiên khác nhau và không thể giao phấn với nhau do chướng ngại vật địa lí được gọi là cách li sinh sản.

[3]. Khi chướng ngại vật không còn, hai quần thể thực vật cùng sinh sống ở vùng tiếp giáp nhưng không tạo được cây lai gọi là cách li di truyền.

[4]. Mực nước biển dâng cao làm quần thể ban đầu bị phân tách thành hai quần thể khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự khác biệt vốn gen giữa hai quần thể này.

Câu 11: Hình ảnh mô tả hai loài sóc đất ở Hoa kì phân bố ở hai vùng khác nhau do bị chia cắt bởi khe núi sâu. Quan sát hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

[1]. Khe núi sâu là chướng ngại vật địa lí chia cắt các quần thể của tất cả các loài sinh vật.

[2]. Khe núi sâu là nguyên nhân trực tiếp làm phân hóa vốn gen của các quần thể sóc.

[3]. Hai quần thể sóc sống trong hai môi trường khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các biến dị di truyền theo hai hướng khác nhau, dần dần tạo thành hai nòi địa lí rồi đến loài mới.

[4]. Khe núi sâu ngăn cản sự giao phối giữa hai quần thể, góp phần phân hóa vốn gen.

[5]. Chọn lọc tự nhiên là tác nhân gián tiếp gây ra sự phân hóa vốn gen giữa hai quần thể.

[6]. Hai quần thể sóc không giao phối được với nhau nên phát sinh các đột biến, biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau; từ đó hình thành hai loài khác nhau.

Câu 12: Hình ảnh mô tả quá trình hình thành loài trên các đảo đại dương. Hãy nghiên cứu hình ảnh và giải thích tại sao trên các đảo đại dương lại hay tồn tại các loài đặc hữu [loài chỉ có ở một nơi nào đó mà không có ở nơi nào khác trên trái đất]. Trong các cách giải thích sau đây, tổ hợp cách giải thích đúng là

[1]. Một số ít cá thể di cư tới đảo thành lập quần thể mới; lúc này số lượng cá thể trong quần thể còn ít nên xảy ra hiện tượng giao phối cận huyết đã làm phân hóa vốn gen của các quần thể.

[2]. Do khoảng cách của đất liền và đảo đại dương là khá lớn nên hiện tượng di - nhập gen hầu như đã không xảy ra. Đây là một nhân tố góp phần làm phân hóa vốn gen giữa các quần thể.

[3]. Điều kiện sống trên đảo và đất liền khác nhau nên các quần thể sống trên đó phát sinh những đột biến theo các hướng khác nhau, đo đó vốn gen các quần thể bị phân hóa.

[4]. Do điều kiện sống đảo đại dương và đất liền có sự khác nhau nên chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị di truyền theo các hướng khác nhau đã làm phân hóa vốn gen giữa các quần thể.

[5]. Môi trường trên đảo và đất liền khác nhau, các cá thể phải biến đổi để thích nghi với mỗi loại môi trường cụ thể. Do đó vốn gen của các quần thể sẽ bị phân hóa theo nhiều hướng khác nhau.

[6]. Một số ít di cư tới đảo thành lập quần thể mới. Ban đầu, do số lượng cá thể ít nên các yếu tố ngẫu nhiên đóng vai trò làm phân hóa vốn gen của quần thể mới với quần thể gốc.

  1. [1], [2], [4], [6]. 
  2. [1], [3], [4], [5].           
  3. [2], [3], [5], [6].                                
  4. [1], [3], [4], [6].
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án - D.

Hướng dẫn giải:

Cách li địa lí là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong các kiểu gen, khi có cách li sinh sản sẽ dẫn đến hình thành loài mới.

Câu 2:

Đáp án - D.

Hướng dẫn giải:

Cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.

Đáp án A sai vì cách li địa lí có thể dẫn tới cách li sinh sản.

Đáp án B sai vì không có sự cách li địa lí thì vẫn có sự hình thành loài mới qua các con đường như cách li sinh thái, cách li tập tính, lai xa và đa bội hóa.

Đáp án C sai vì môi trường địa lí khác nhau là không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể cách li mà nguyên nhân trực tiếp là các nhân tố tiến hóa.

Câu 3:

Đáp án - D.

Hướng dẫn giải:

Khi một nhóm cá thể của một loài di cư đến đảo khác tương đối cách biệt thì sẽ chịu tác động của các nhân tố tiến hóa hình thành quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi mới.

Đáp án A sai vì không phải đảo mà là quần đảo mới là điều kiện lí tưởng để một loài phát sinh thành nhiều loài khác nhau.

Đáp án B sai vì trên các đảo mà còn có quần đảo đại dương cũng hay tồn tại các loài đặc trưng [loài chỉ có ở một nơi nào đó và không có ở nơi nào khác trên Trái Đất].

Đáp án C sai vì khi một số ít cá thể thuộc một loài di cư đến đảo thì các cá thể này sẽ chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa và sẽ tạo nên một quần thể mới có các đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường tại đảo đó chứ chưa hình thành loài mới vì chưa có sự cách li sinh sản.

Câu 4:

Đáp án - A.

Hướng dẫn giải:

2 phát biểu sau đây là không đúng:

  • Phát biểu [2] sai vì cách li địa lí trong một thời gian dài chỉ có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
  • Phát biểu [6] sai vì cách li sinh sản mới là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.

Câu 5:

Đáp án - B.

Hướng dẫn giải:

2 phát biểu không đúng là:

  • Phát biểu [3] sai vì điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà do các nhân tố tiến hóa.
  • Phát biểu [6] sai vì cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể chứ không tạo ra sự khác biệt.

Câu 6:

Đáp án: C.

Hướng dẫn giải:

Bướm sâu đo bạch dương màu đen [Biston betularia] ở vùng Manchetxtơ [Anh] vào những năm cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX là đột biến xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ trước và được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

B sai vì môi trường sống là các thân cây bạch dương bị nhuộm đen đã làm không  làm phát sinh các đột biến màu đen trên cơ thể sâu đo bạch dương, các đột biến này phát sinh ngẫu nhiên từ trước.

C sai vì khi sử dụng thức ăn bị nhuộm đen không thể làm cho cơ thể bướm bị nhuộm đen.

D sai vì ở bướm sâu đo bạch dương không có sự mềm dẻo kiểu hình về màu sắc thân.

Câu 7:

Đáp án - D.

Hướng dẫn giải:

Các quần thể bị cách li địa lí một thời gian kéo dài không phải luôn dẫn đến cách li sinh sản và loài mới được hình thành.

Câu 8:

Đáp án - C.

Hướng dẫn giải:

Quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí ở kỳ giông theo trình tự sau:

[3]. Quần thể Oregon[quần thể ban đầu] sống trong môi trường tương đối đồng nhất mở rộng khu phân bố.

→ [5]. Các quần thể bị cách li bởi các chướng ngại vật địa lí.

→ [1]. Các quần thể sống trong hai môi trường khác nhau, không giao phối được với nhau và được chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến, các biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau.

→  [2]. Hình thành các nòi địa lí khác nhau.

→ [4]. Các nòi địa lí trải qua những thay đổi di truyền đến mức vốn gen của mỗi quần thể được cách li hoàn toàn không thể giao phối với các cá thể của quần thể khác và với quần thể ban đầu thì loài mới hình thành.

Câu 9:

Đáp án - B.

Hướng dẫn giải:

4 phát biểu sau không đúng:

  • [2]. Cách li địa lí không phải là nhân tố tiến hóa nên không làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
  • [4]. Cách li địa lí hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài. Các cá thể khác loài sẽ bị hạn chế giao phói bởi cơ chế cách li sinh sản.
  • [5]. Cách li địa lí không phải là nhân tố tiến hóa nên không làm biến đổi tần số alen của quần thể.
  • [6]. Cách li địa lí không làm phát sinh các alen mới, không làm tăng biến dị di truyền trong quần thể. Đây là vai trò của đột biến.

Câu 10:

Đáp án - B

Hướng dẫn giải:

Các nhận xét đúng là [1] và [3].

Nhận xét [2] sai vì mực nước biển dâng cao làm cho quần thể ban đầu bị phân tách thành hai quần thể khác nhau. Hai quần thể này chịu tác động của điều kiện tự nhiên khác nhau và không thể giao phấn với nhau do chướng ngại vật địa lí được gọi là cách li địa lí.

Nhận xét [4] sai vì mực nước biển dâng cao làm quần thể ban đầu bị phân tách thành hai quần thể khác nhau không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự khác biệt  mà sẽ duy trì sự khác biệt vốn gen giữa hai quần thể này. Nguyên nhân trực tiếp gây ra sự khác biệt về vốn gen là các nhân tố tiến hóa.

Câu 11:

Đáp án - A.

Hướng dẫn giải:

Có 2 phát biểu đúng là phát biểu số 3 và 4.

  • [1] sai vì khe núi sâu là chướng ngại vật địa lí chia cắt các quần thể của nhiều loài sinh vật, sẽ có loài không bị chia cắt bởi khe núi này.
  • [2] sai vì khe núi sâu là chỉ duy trì sự phân hóa vốn gen của các quần thể sóc chứ không gây ra sự phân hóa.
  • [5] sai vì chọn lọc tự nhiên là tác nhân trực tiếp gây ra sự phân hóa vốn gen giữa hai quần thể.
  • [6] sai vì hai quần thể sóc không giao phối được với nhau thì không ảnh hưởng đến quá trình phát sinh các đột biến.

Câu 12:

Đáp án - A.

Hướng dẫn giải:

Tổ hợp cách giải thích đúng là [1], [2], [4], [6].

[3] sai vì điều kiện sống trên đảo và đất liền khác nhau nên các quần thể sống trên đó sẽ bị chọn lọc tự nhiên tác động theo các hướng khác nhau, đo đó vốn gen các quần thể bị phân hóa.

[5] sai vì môi trường trên đảo và đất liền khác nhau nên chọn lọc tự nhiên diễn ra heo các hướng khác nhau phù hợp với mỗi loại môi trường. Do đó vốn gen của các quần thể sẽ bị phân hóa theo nhiều hướng khác nhau.

Giáo viên biên soạn: Lê Đình Hưng

Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến

Video liên quan

Chủ Đề