Quan điểm của tâm lý học Mácxít về sự phát triển tâm lý trẻ em

ThS. Lý Minh Tiên - TS. Nguyễn Thị Tứ [Chủ biên]ThS. Bùi Hồng Hà - ThS. Huỳnh Lâm Anh ChươngGIÁO TRÌNH: Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạmNHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINHGiáo trình: Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học Sư phạmThS. Lý Minh Tiên - TS. Nguyễn Thị Tứ [Chủ biên] - ThS. Bùi Hồng Hà - ThS. Huỳnh Lâm Anh ChươngChỉ đạo tổ chức biên soạn giáo trình: TS. Bạch Văn Hợp,Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí MinhQuyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình: số 1676/QĐ- ĐHSP do Phó Hiệu Trưởng - PGS. TS.Nguyễn Kim Hồng ký Ngày 12/9/20 ỉ 2Quyết định phê duyệt sử dụng giáo trình: số 1821/QĐ-ĐHSP do Hiệu Trưởng - TS. Bạch Văn Hợp kýngày 25/9/2012Mã số sách chuẩn quốc tế ISBN: 978-604-918-025-5MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦUHọc phần Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm được đưa vào giảng dạy cho sinh viên cáctrường Sư phạm và học viên các lớp nghiệp vụ sư phạm giáo viên phổ thông trong nhiều năm qua. Đây làhọc phần nối tiếp học phần Tâm lý học đại cương, nhằm cung cấp những tri thức chung nhất về tâm lý lứatuổi, chủ yếu là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, những cơ sở tâm lý của việc dạyhọc và giáo dục đạo đức cho học sinh, các phẩm chất và năng lực của giáo viên. Bằng sự tích hợp hệthống lý luận của khoa học tâm lý và những kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học trong và ngoàinước, học phần giúp người học có những hiểu biết khá sâu sắc về tâm lý lứa tuổi cũng như những cơ sởtâm lý của dạy học và giáo dục, từ đó có thể rút ra các kết luận sư phạm cần thiết cho công tác tương lai.Những năm gần đây xuất hiện một số tài liệu dịch và biên soạn nội dung của học phần này, tuynhiên các tài liệu hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy bộ môn này theo hệ thống tínchỉ ở các cơ sở đào tạo trong ngành Sư phạm. Vì vậy, nhằm đáp ứng yêu cầu về giảng dạy, học tập vànghiên cứu cho sinh viên các trường Sư phạm và cho học viên các lớp nghiệp vụ sư phạm giáo viên phổthông, bộ môn Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức biên soạn giáotrình này. Giáo trình được biên soạn theo hướng tinh lọc những kiến thức cơ bản và thiết thực phù hợp vớiđào tạo theo hệ thống tín chỉ. cấu trúc của giáo trình gồm 6 chương với sự đầu tư biên soạn của các cán bộgiảng dạy thuộc bộ môn Tâm lý học như sau:Chương 1: Nhập môn Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm [TS. Nguyễn Thị Tứ]Chương 2: Tâm lý học tuổi thiếu niên [TS. Nguyễn Thị Tứ]Chương 3: Tâm lý học tuổi thanh niên học sinh [ThS. Huỳnh Lâm Anh Chương]Chương 4: Tâm lý học dạy học [ThS. Lý Minh Tiên]Chương 5: Tâm lý học giáo dục đạo đức [ThS. Lý Minh Tiên]Chương 6: Tâm lý học nhân cách giáo viên [ThS. Bùi Hồng Hà]Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm tác giả có tham khảo nhiều tài liệu, và do bảo đảmtính kế thừa các thành tựu tâm lý học đã có, nhóm đã sử dụng một số nội dung trong các giáo trình Tâm lýhọc lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm đã xuất bản trước đây. Chúng tôi rất trân trọng các thông tin đó vàxin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các tác giả, những nhà khoa học đi trước.Nhóm tác giả đã cố gắng đến mức tối đa để giáo trình có những ưu điểm mới nhưng vẫn khôngthể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Bộ môn Tâm lý học và nhóm tác giả rất mong nhận được sự đónggóp và chia sẻ của các nhà khoa học, các cán bộ giảng dạy, sinh viên, học viên và những độc giả khác đểgiáo trình được tiếp tục hoàn thiện hơn.Bộ môn Tâm lý học và nhóm tác giảChương 1: NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯPHẠMMỤC TIÊUSau khi học xong chương này, người học :Về kiến thức-Biết, hiểu rõ đối/ tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.Biết, hiểu rõ bản chất của các học thuyết tâm lý về sự phát triển tâm lý trẻ em, cùng với sự phânchia các giai đoạn lứa tuổi.Về kỹ năng-Vận dụng các học thuyết về sự phát triển tâm lý trẻ em để giải thích một số hiện tượng tâm lýthường gặp ở trẻ em trong các giai đoạn lứa tuổi khác nhau.Về thái độ-Quan tâm nhiều hơn đối với các vấn đề trẻ em và cách thức giáo dục trẻ em.Thể hiện thái độ tích cực khi xem xét các vấn đề của trẻ em.1.1 Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của Tâm lý h ọc lứa tuổi và Tâm lý h ọc s ưphạmTừ khi Tâm lý học ra đời và phát triển mạnh mẽ với tư cách là một khoa học độc lập năm [1879]thì cũng nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi việc nghiên cứu tâm lý phải được tiến hành một cách chuyên sâu,khiến cho rất nhiều ngành tâm lý học ứng dụng phát sinh. Ba năm sau sự ra đời của tâm lý học, vào năm1882, nhà tâm lý học người Đức Preier lần đầu tiên cho xuất bản cuốn sách “Tâm hồn trẻ thơ” đánh dấusự ra đời của ngành Tâm lý học lứa tuổi, nhưng Tâm lý học lứa tuổi chỉ trở thành một ngành khoa học độclập vào cuối thế kỉ thứ XIX, đầu thế kỉ XX khi nó có xu hướng làm sáng tỏ những đặc điểm tâm lý lứatuổi và tiến trình phát triển nhân cách cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi, với sự xuất hiện của bốn họcthuyết lớn về sự phát triển tâm lý của trẻ em: Thuyết phân tâm, Thuyết hành vi, Thuyết phát sinh nhậnthức và Thuyết hoạt động tâm lý.Tâm lý học lứa tuổi không thể nghiên cứu con người một cách độc lập, tách rời khỏi những điềukiện tự nhiên và xã hội của đời sống, mà nó phải được nghiên cứu trong những điều kiện cụ thể của việcdạy học và giáo dục vì tách khỏi những điều kiện đó thì con người không thể phát triển bình thường được.Nhưng đồng thời việc dạy học và giáo dục cũng không thể xem xét tách rời khỏi đối tượng được giáo dục,vì thế Tâm lý học sư phạm cũng ra đời ngay sau đó. Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm có thểnói là những chuyên ngành tâm lý học ứng dụng được phát triển sớm nhất của khoa học tâm lý.1.1.1 Đối tượng của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm1. 1.1.1. Đối tượng của Tâm lý học lứa tuổiĐối tượng nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi là các hiện tượng tâm lý con người trong từng giaiđoạn lứa tuổi từ bào thai đến tuổi già. Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu :Động lực của sự phát triển tâm lý theo lứa tuổi, làm rõ nguyên nhân, điều kiện, các yếu tố gâyảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự hình thành và phát triển tâm lý con người trong mỗi giai đoạn lứatuổi, chỉ ra nhân tố nào đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển tâm lý. Cụ thể, đó chính là những điềukiện về thể chất, điều kiện sống và các dạng hoạt động [học tập, giao tiếp...], những mâu thuẫn nảy sinhtrong quá trình sống và hoạt động của cá nhân trong từng giai đoạn lứa tuổi.Những đặc điểm các quá trình tâm lý và phẩm chất tâm lý của cá nhân ở các lứa tuổi khác nhauvà sự khác biệt của chúng ở mỗi cá nhân trong phạm vi một lứa tuổi, nghiên cứu khả năng lĩnh hội trithức, kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hành vi và những giá trị tương ứng của các cá nhân trong từngđộ tuổi. Đây là cơ sở quan trọng để tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục sao cho nội dungvà phương pháp phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau.Ví dụ: Tâm lý học lứa tuổi chỉ ra đặc điểm tư duy ở tuổi thiếu niên là tư duy trừu tượng phát triểnmạnh, nhờ đó mà thiếu niên có thể lĩnh hội được các tri thức lí luận mang tính khái quát cao. Do vậy, cóthể đưa vào giảng dạy những môn học mang tính trừu tượng cao như Đại số, Hình học,...Những quy luật hình thành và phát triển của các quá trình tâm lý và nhân cách con người, xemxét sự phát triển tâm lý của con người được phát triển ra sao, quá trình con người trở thành nhân cách nhưthế nào. Việc tìm ra các quy luật phát triển tâm lý sẽ giúp ta thấy rõ được quá trình nảy sinh, hình thành vàphát triển của các hiện tượng tâm lý người, từ đó dự đoán trước được sự phát triển hoặc lý giải đượcnhiều hiện tượng tâm lý khác nhau trong từng giai đoạn lứa tuổi.Ngày nay do yêu cầu của thực tiễn và thành tựu khoa học ngày càng mở rộng, Tâm lý học lứatuổi cũng chia thành nhiều phân ngành: Tâm lý học trẻ em trước tuổi học, Tâm lý học nhi đồng, Tâm lýhọc thiếu niên, Tâm lý học thanh niên,...Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học sư phạmTrẻ em không thể tự lớn lên mà ngay từ khi mới chào đời trẻ em đã nhận được những tác độnggiáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. vấn đề là những tác động đó nên [được tổ chức ra sao chophù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi và những quy luật phát triển chung của con người, đó là những vấnđề mà Tâm lý học sư phạm cần phải giải đáp.Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học sư phạm là các hiện tượng tâm lý, các quy luật tâm lý [củangười dạy - người học] trong quá trình dạy học và giáo dục, đảm bảo cho quá trình đó đạt hiệu quả tối ưu.Cụ thể, Tâm lý học sư phạm nghiên cứu những vấn đề tâm lý của việc tổ chức, điều khiển quá trình dạyhọc và giáo dục, nghiên cứu các quá trình nhận thức, tìm tòi những tiêu chuẩn đáng tin cậy của sự pháttriển trí tuệ và xác định những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển trí tuệ được hiệu quả trong quá trìnhdạy học, xem xét những vấn đề và mối quan hệ qua lại giữa giáo viên với học sinh cũng như giữa họcsinh với học sinh.Tâm lý học sư phạm được chia thành nhiều phân ngành, chủ yếu là các phân ngành chính nhưTâm lý học dạy học, Tâm lý học giáo dục và Tâm lý học nhân cách giáo viên.Tâm lý học dạy học đi sâu vào nghiên cứu cơ chế của việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, cácđiều kiện tâm lý bên trong ảnh hưởng đến quá trình đó [nhu cầu, động cơ, hứng thú, vốn kinh nghiệm,trình độ phát triển trí tuệ, kỹ năng học tập...]; ngoài ra còn nghiên cứu quá trình học tập với những hìnhthức khác nhau, theo dõi sự phù hợp của chúng với các đặc điểm cá nhân khác nhau trong từng giai đoạnlứa tuổi. Từ đó góp phần tổ chức, điều khiển quá trình dạy học sao cho hiệu quả nhất.Tâm lý học giáo dục [theo nghĩa hẹp là giáo dục đạo đức] đi sâu vào nghiên cứu quy luật hìnhthành và phát triển những phẩm chất nhân cách của học sinh dưới tác động của giáo dục đạo đức, phântích về mặt tâm lý cấu trúc của hành vi đạo đức và làm rõ cơ sở tâm lý học của công tác giáo dục đạo đứccho học sinh.Tâm lý học nhân cách giáo viên đi sâu vào nghiên cứu những phẩm chất và năng lực cần thiết đốivới người làm công tác dạy học và giáo dục.Nhiệm vụ của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạmNhiệm vụ của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm là nghiên cứu những đối tượng trên, từđó rút ra những quy luật chung của sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi, những nhân tố chỉ đạo sự pháttriển nhân cách theo lứa tuổi; rút ra những quy luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình dạyhọc và giáo dục, những biến đổi tâm lý của học sinh dưới ảnh hưởng của dạy học và giáo dục... Từ đócung cấp những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và ứng dụng cần thiết, nhằm tổ chức hợp lý quá trìnhsư phạm, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục.Ý nghĩa của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạmViệc nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong dạy học, giáo dục và trong đời sống. Việc hiểu biết những đặc điểm tâm lý con người ở từng độ tuổikhác nhau giúp chúng ta biết cách cư xử, có thái độ thích hợp khi giao tiếp với họ. Nắm bắt được nhữngquy luật phát triển tâm lý sẽ giúp chúng ta theo dõi được sự phát triển, dự tính trước sự phát triển, đồngthời phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất bình thường ở trẻ em và người lớn, lý giải được nguyên nhân,từ đó có sự hỗ trợ cần thiết để giúp đỡ cho họ. Nắm bắt được những đặc điểm tâm lý và các quy luật tâmlý của người i dạy và người học trong các quá trình dạy học và giáo dục sẽ giúp chúng ta tổ chức quátrình sư phạm một cách hợp lý, đạt hiệu quả tối ưu.Những kiến thức về Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm cũng sẽ giúp chúng ta lý giảiđược những nguyên nhân thành công hay thất bại trong giao tiếp, ứng xử với người lớn và trẻ em, đặc biệttrong các quá trình dạy học và giáo dục trẻ em, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời, giúp ta xâydựng được những phương pháp giáo dục hiệu quả, thích ứng với trẻ em trong từng giai đoạn lứa tuổi khácnhau.Mối liên hệ giữa Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạmTâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chúng quan hệmật thiết với nhiều ngành khoa học khác, đặc biệt là Tâm lý học đại cương, Giáo dục học, Giải phẫu sinhlý, Bệnh nhi học, Phương pháp giảng dạy bộ môn vv ...Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm có sự gắn bó thống nhất với nhau vì cả hai ngành đềulà những chuyên ngành ứng dụng của khoa học tâm lý, đều sử dụng những khái niệm cơ bản của Tâm lýhọc đại cương khi đi sâu vào nghiên cứu đối tượng của mình, đều có chung một khách thể nghiên cứu lànhững con người bình thường trong các giai đoạn phát triển, đặc biệt là trẻ em. Hai ngành đều đi sâunghiên cứu về trẻ em và cùng phục vụ đắc lực cho sự phát triển của chính đứa trẻ đó.Tuy nhiên. Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm cũng có sự tách rời nhau để đi vào nghiêncứu những vấn đề chuyên sâu. Tâm lý học lứa tuổi chủ yếu nghiên cứu các đặc điểm tâm lý, động lựcphát triển tâm lý, các quy luật của sự phát triển tâm lý con người trong từng giai đoạn lứa tuổi, còn Tâmlý học sư phạm đi sâu vào nghiên cứu những con đường, những quy luật hình thành nhận thức, những vấnđề thuộc về dạy học và giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em.Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư- phạm có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Những thành tựucủa Tâm lý học lứa tuổi sẽ là những cơ sở quan trọng để Tâm lý học sư phạm vận dụng nhằm vạch ranhững cơ sở tâm lý cho việc tổ chức và điều khiển quá trình sư phạm đạt hiệu quả tối ưu. Ngược lại, Tâmlý học sư phạm sẽ làm cho những kiến thức của Tâm lý học lứa tuổi sẽ cụ thể hơn khi xem xét nó trongquá trình dạy học và giáo dục con người qua từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau.1.2 Lý luận về trẻ em và sự phát triển tâm lý trẻ emTâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm nghiên cứu tâm lý con người qua các giai đoạn lứa tuổi khácnhau, tuy nhiên những công trình nghiên cứu về tâm lý trẻ em và cách thức giáo dục trẻ em luôn áp đảoso với các giai đoạn lứa tuổi khác, bởi trẻ em là những con người đang trưởng thành và là đối tượng cầnđược giáo dục hơn cả.1.2.1 Quan niệm về trẻ em1.2.1.1 Các tư tưởng cổ xưa và phong kiến về trẻ emTừ xa xưa, cả ở phương Đông và phương Tây, vấn đề bản tính trẻ em và giáo dục trẻ em đã đượcxã hội đặt ra và tìm cách giải quyết. Tuy đã có nhiều quan niệm khác nhau nhưng đại đa số đều cho rằng,bản tính [tốt hay xấu] của trẻ em từ khi mới sinh ra đã có sẵn, trẻ em và người lớn chỉ khác nhau về lượngchứ không khác nhau về chất. Do quan niệm như vậy nên trong suốt thời kỳ phong kiến, trẻ em được đốixừ như một “người lớn thu nhỏ”, mọi sinh hoạt và phương tiện sinh hoạt đều rập theo khuôn mẫu ngườilớn [nhưng có kích cỡ nhỏ hơn]. Trẻ em cùng được lao động, sản xuất, ăn uống, vui chơi, hội hè bên cạnhngười lớn mà không được quan tâm chăm sóc và giáo dục riêng.1.2.1.2. Các quan niệm và nghiên cứu về trẻ em từ thế kỷ XVIIBước sang thế kỷ XVII, ở phương Tây xuất hiện hai khuynh hướng giải quyết vấn đề về bản tínhtrẻ em và giáo dục trẻ em:Khuynh hướng thứ nhất là quan điểm của các nhà triết học duy cảm Anh thế kỷ XVII - XVIII, họcho rằng trẻ em thụ động trước tác động của môi trường vì thế họ đề cao quá mức vai trò của môi trườngxã hội đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em.Khuynh hướng thứ hai quan niệm ngược lại rằng, trẻ em tích cực trước tác động của môi trường.Đại biểu của khuynh hướng này là nhà văn, nhà triết học lớn người Pháp J.J. Rousseau [1712 -1778]. ôngquan niệm rằng trẻ em và người lớn khác nhau không chỉ về lượng mà còn về chất, “trẻ em có những cáchnhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó. Ông cho rằng trẻ em từ khi mới sinh ra đã có nhữngkhuynh hướng tự nhiên và tích cực, chúng tham gia tích cực vào việc hình thành trí tuệ và nhân cách củamình như một nhà thám hiểm bận rộn, biết phân tích và có chủ định. Mọi sự can thiệp của người lớn vàosự phát triển tự nhiên của trẻ đều có hại. Vì vậy ông đề nghị nên có một nền giáo dục xã hội theo nguyêntắc tự nhiên và tự do cho trẻ. Tuy nhiên, ông chưa đi sâu vào nghiên cứu về trẻ em, chưa cho chúng tahiểu biết nhiều về trẻ em.1.2.1.3 Quan niệm duy vật biện chứng về trẻ emCuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Tâm lý học lứa tuổi ra đời và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt dòngTâm lý học hoạt động ra đời đã giúp ta nhìn nhận rõ hơn về bản tính trẻ em và cách thức giáo dục trẻ em.Những nhà Tâm lý học hoạt động khẳng định rằng:Trẻ em và người lớn khác nhau cả về lượng và chất [khác nhau cả về mặt hình thức lẫn nội dung].Trẻ em có đặc điểm tâm lý riêng của trẻ em, những đặc điểm tâm lý này vận động và phát triển theo quyluật riêng củà trẻ em, cũng như người lớn vận động và phát triển riêng theo quy luật của người lớn. Vì thếngười lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu được suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng, tình cảm,... của trẻmặc dù người lớn cũng đã trải qua thời thơ ấu và thời niên thiếu như trẻ em. Người lớn muốn dạy học vàgiáo dục trẻ em thì cần phải có ngôn ngữ và cách thức riêng để giao tiếp với trẻ.Trẻ em là con đẻ của thời đại. Thời đại nào thì sẽ sản sinh ra trẻ em của thời đại đó. Những thànhtựu trong tâm lý học đại cương đã khẳng định, tâm lý người có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.Con người sống trong thời đại nào thì tâm lý sẽ chịu sự chế ước của các điều kiện xã hội [kinh tế, chínhtrị, pháp quyền...] của thời đại đó, vì vậy trẻ em thế hệ ngày hôm ngy sẽ khác với trẻ em thế hệ trước. Vìvậy, muốn nghiên cứu trẻ em không được nghiên cứu trẻ em một cách chung chung trừu tượng, mà phảinghiên cứu trẻ em trong những điều kiện xã hội cụ thể.Trẻ em là một thực thể đang phát triển. Trẻ em là những con người đang trường thành, tâm sinh lýđang phát triển mạnh mẽ. Tốc độ và cường độ phát triển về tâm sinh lý ở trẻ em mạnh hơn tất cả các giaiđoạn lứa tuổi khác. Do các em chưa trưởng thành về tinh thần và thể lực nên cần phải có người bảo hộ vàchăm sóc đặc biệt, các em cần phải được dạy học và giáo dục để trưởng thành.Trẻ em là một thực thể tích cực trước tác động của môi trường. Trẻ em không thụ động trước tácđộng của người lớn mà trẻ em luôn tích cực, chủ động trong mọi hành vi và hoạt động, vì vậy người lớnphải có những phương pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của trẻ em.1.2.2 Lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ emCác nhà Tâm lý học chuyên nghiên cứu về trẻ em đều mong muốn tìm hiểu bản chất, cơ chế, nguồn gốc,động lực của sự phát triển tâm lý trẻ em. Xuất phát điểm từ những quan điểm triết học, tâm lý học khácnhau về trẻ em, và nguồn gốc, động lực của sự phát triển tâm lý trẻ em mà hình thành nên những quanđiểm khác nhau về sự phát triển tâm lý trẻ em. Dưới đây là một số học thuyết khá phổ biến.1.2.2.1 Những quan niệm sai lầm về sự phát triển tâm lý trẻ ema] Thuyết tiền định líĐại diện tiêu biểu cho Thuyết tiền định là những nhà di truyền học, những người có quan niệm rằngsự phát triển trẻ em có nguồn gốc sinh vật [S. Auerbac, E. Thơndike,...].Những người theo quan điểm của thuyết này cho rằng di truyền [những đặc điểm bẩm sinh hoặc gen]là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển tâm lý trẻ em, còn môi trường chỉ là “yếu tố điềuchỉnh ”, "yếu tố thể hiện ” một nhân tố bất biến nào đó của tính di truyền mà thôi. Nghĩa là, động lực củasự phát triển tâm lý là do các tiềm năng sinh vật bám sinh gây ra [ngày ngy sinh học phát triển, người tacho rằng tiềm năng sinh vật đó là sự mã hóa, chương trình hóa được trang bị trong gen], còn cơ chế củasự phát triển là quá trình trưởng thành, chín muồi của những thuộc tính bẩm sinh đó. Phát triển chẳng qualà sự bộc lộ dần dần những tiềm năng bẩm sinh sẵn có. Bản chất của sự phát triển chính là sự gia tăng vềlượng của các hiện tượng tâm lý được bộc lộ đó. Tất cả là do di truyền quyết định. Tính tích cực cá nhân,giáo dục, giáo dưỡng... chỉ làm tăng lên hoặc giảm đi những yếu tố đã được tiền định từ trước đó mà thôi.Thuyết tiền định là chỗ dựa cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc với sự lý giải phản khoa học rằng “dân tộcthượng đẳng” ưu việt hơn “dân tộc hạ đẳng”, và điều đó do gen di truyền quyết định.Các nhà khoa học theo Thuyết tiền định thường dẫn ra những người nổi tiếng để minh chứng cho họcthuyết của mình, rằng di truyền quyết định tất cả. Chẳng hạn, Đalămbe [Jean le Rond d’Alembert, 1717 1783, nhà Toán học, Vật lý học nổi tiếng người Pháp] là con hoang của nữ văn sĩ nổi tiếng, cháu ngoạicủa Hồng y giáo chủ được hưởng sự thông minh do ông ngoại và bà mẹ di truyền lại. Thế nhưng, lại cónhững dẫn chứng khác: Pharađây [M. Faraday, 1791 - 1867, nhà vật lý học Anh] là con của người thợ rèn,nhạc sĩ Sôpanh [F. Chopin, 1810-1849] là con người kế toán, vv... Vì thế coi di truyền bẩm sinh quyếtđịnh sự phát triển tâm lý là không chính xác vì nó không bao quát được hết các trường hợp.Ngày nay, Thuyết tiền định đã có những thay đổi mềm mỏng hơn để mọi người dễ chấp nhận, chẳnghạn, nhà di truyền học S. Auerbac cho rằng sự phát triển của con người được quyết định bởi gen, tuynhiên có lúc gen có sự phân bố xấu đến mức thậm chí khó chờ đợi một kết quả vừa phải, càng hiếm có sựphân bố ưu việt đến mức khó có thể đạt được kết quả cao mà không đòi hỏi sự cố gắng nào. Nhà Tâm lýhọc Mỹ E. Thơndike cho rằng, tự nhiên ban cho mỗi người một vốn nhất định, giáo dục cần phải làm bộclộ vốn đó là vốn gì và phải sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất. Cũng theo ông thì vốn đó đặt ra giớihạn cho sự phát triển, cho nên một bộ phận học sinh tỏ ra không đạt được kết quả nào đó “dù giảng dạytốt” số khác lại tỏ ra lại có thành tích cao “dù giảng dạy tồi”.Tâm lý học hiện đại đã khẳng định không một tư chất nào mang sẵn những năng lực và những nétnhân cách nhất định. Các yếu tố bẩm sinh, di truyền là tiền đề quan trọng cho sự phát triển tâm lý, nó quyđịnh chiều hướng của sự phát triển tâm lý nhưng không quyết định trình tự cũng như mức phát triển trítuệ và nhân cách của trẻ em.Như vậy, một mặt Thuyết tiền định có những đóng góp nhất định cho khoa học tâm lý, giúp chúng tathấy được những ảnh hưởng của di truyền đối với sự phát triển tâm lý. Mặt khác, Thuyết tiền định còn rấtnhiều hạn chế. Những người theo học thuyết này đã hạ thấp vai trò của giáo dục và phủ nhận tính tích cựchoạt động của cá nhân. Họ cho rằng trẻ tốt hay xấu, học giỏi hay kém không phải do giáo dục mà do gentốt hay xấu. Vì thế, mọi sự can thiệp vào quá trình phát triển tự nhiên của trẻ đều không cần thiết. Đề caoquá mức vai trò của di truyền khiến họ cổ súy cho giáo dục tự phát, giáo dục tự do.b] Thuyết duy cảmThuyết duy cảm được khởi xướng bởi các nhà triết học duy cảm người Anh ở thế kỷ XVII - XVIIInhư Thơngs Hobbes [1586 - 1679] và John Lock [1632 - 1704], ... Họ quan niệm rằng sự phát triển tâm lýcon người có nguồn gốc là môi trường sống.Những người theo Thuyết duy cảm quan niệm rằng môi trường là nhân tố quyết định sự phát triểntâm lý của trẻ em. Chẳng hạn, John Lock đưa ra nguyên lý “tấm bảng sạch” [tabula rasa] cho rằng trẻ emkhi mới sinh ra, giống như một tờ giấy trắng, rồi dưới ảnh hưởng của môi trường sống mà người lớnmuốn vẽ trên đó cái gì thì sẽ nên cái đó. Ông cho rằng mọi tri thức của con người không phải là bẩm sinhmà là kết quả của nhận thức. Quan điểm của ông về trẻ em và nguyên lý “tấm bảng sạch” là cơ sở triếthọc của các xu hướng quá đề cao vai trò của môi trường xã hội đối với sự phát triển tâm lý trẻ em. Nghĩalà, theo họ, động lực của sự phát triển tâm lý chính là những tác động của môi trường. Cơ chế của sự pháttriển tâm lý chính là sự ‘‘sao chụp” lại môi trường sống. Môi trường xung quanh như thế nào thì hành vi,nhân cách của con người sẽ như thế ấy. Bởi thế, muốn nghiên cứu trẻ em chỉ cần phân tích môi trường xãhội xung quanh là có thể hiểu được nó. Nhưng họ lại hiểu môi trường xã hội một cách bất biến, quyếtđịnh số phận con người.So với Thuyết tiền định, Thuyết duy cảm dường như đối lập với Thuyết tiền định, về hình thức, quanđiểm của hai học thuyết này không giống nhau, nhưng thực chất cả hai đều xem trẻ em như là một thựcthể thụ động trước tác động của di truyền hay môi trường. Nếu Thuyết tiền định bảo vệ sự tồn tại của giaicấp và chủng tộc thống trị trong xã hội bằng tính di truyền thi Thuyết duy cảm bảo vệ họ bằng những điềukiện đặc biệt của môi trường. Vì lẽ đó, khi phân tích nguyên nhân trẻ em phạm pháp thì những người theoThuyết tiền định cho rằng mầm mống phạm tội đã có sẵn trong di truyền, còn những người theo Thuyếtduy cảm lại cho rằng trẻ em phạm tội vì nó sống trong môi trường tội lỗi.Như vậy, Thuyết duy cảm có ưu điểm là nhìn thấy được sự ảnh hưởng của môi trường đối với sự pháttriển tâm lý trẻ em, nhưng lại quá đề cao vai trò của giáo dục mà hạ thấp sự ảnh hưởng của di truyền,đồng thời phủ nhận tính tích cực của chủ thể, vì thế không thể giải thích được vì sao trong một môitrường sống như nhau lại có những nhân cách khác nhau.c] Thuyết hội tụ hai yếu tốNhằm khắc phục sự phiến diện và sai lầm của hai học thuyết trên, V. Stecnơ [nhà Tâm lý học ngườiĐức] đã xây dựng Thuyết hội tụ hai yếu tố.Theo thuyết này thì sự tác động qua lại giữa môi trường và di truyền quyết định sự phát triển tâm lýtrẻ em. Trong hai yếu tố trên, di truyền giữ vai trò quyết định còn môi trường là điều kiện để biến nhữngyếu tố có sẵn của di truyền trở thành hiện thực. Nghĩa là, theo họ, động lực của sự phát triển tâm lý trẻemlà sự tác động qua lại giữa di truyền và môi trường. Cơ chế của sự phát triển là sự trưởng thành, chínmuồi của những tiềm năng sinh vật bẩm sinh có sẵn, trong đó nhịp độ và giới hạn của sự phát triển là tiềnđịnh.Như vậy, lắp ghép hai quan niệm sai lầm thành một học thuyết mới, về thực chất không có gì hơnthuyết sai lầm đứng riêng lẻ. Những người theo thuyết này có đề cập đến vai trò của môi trường đối vớitốc độ chín muồi của năng lực và nét tính cách được truyền lại cho trẻ em. Nhưng theo họ, “môi trường”không phải là toàn bộ những điều kiện và hoàn cảnh trẻ em đang sống mà chỉ là gia đình của trẻ... Môitrường này mang tính riêng biệt và gần như tách rời với đời sống xã hội. “Môi trường xung quanh” nàythường xuyên ổn định và ảnh hưởng một cách định mệnh đến sự phát triển tâm lý của trẻ, mà không phụthuộc vào hoạt động sư phạm của nhà giáo dục và tính tích cực của trẻ.Quan niệm như trên là không hợp lý, bởi trên thực tế có nhiều trẻ em sinh đôi cùng trứng, cùng sốngtrong một môi trường gia đình như nhau nhưng tâm lý lại phát triển khác nhau. Chính vì vậy mà họcthuyết này cũng không được thừa nhận rộng rãi, cho dù ưu điểm của học thuyết là có đề cập đến sự ảnhhưởng của di truyền và môi trường sống nhưng còn mang tính máy móc và chưa cụ thể, do đó cũng chưathấy hết được vai trò của giáo dục và dạy học đối với sự phát triển tâm lý trẻ em. Hơn nữa, học thuyết phủnhận tính tích cực của trẻ em, vì vậy không thể giải thích được nhiều trường hợp trong thực tiễn.1.2.2.2 Quan niệm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý trẻ emĐây là quan điểm của các nhà Tâm lý học thuộc trường phái Tâm lý học hoạt động với các đại diệntiêu biểu: L. X. Vưgốtxki, A. N. Leônchiev, D. B. Encônhin,...Khi xem xét các vấn đề về sự phát triển tâm lý trẻ em các nhà Tâm lý học hoạt động chủ yếu dựa trênnguyên lý phát triển của triết học Mác - Lê nin.Nguyên lý phát triển trong triết học Mác - Lê nin thừa nhận sự phát triển là quá trình biến đổi của sựvật hiện tượng từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đó là quá trình tích lũy dần về lượng dẫn đến sựnhảy vọt về chất, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằmngay trong bản thân sự vật, hiện tượng.Khi nói đến khái niệm phát triển người ta hay đề cập đến những khái niệm có liên quan như lượng vàchất, tăng trưởng, chín muồi và phát triển, cần phân biệt rõ những khái niệm này.Thay đổi về lượng là thay đổi về mặt hình thức các thuộc tính của sự vật hiện tượng [số lượng baonhiêu, mức độ nhiều hay ít, khối lượng, kích thước, tốc độ,...].Thay đổi về chất là thay đổi về mặt nội dung, thay đổi những thuộc tính bản chất của sự vật hiệntượng.Tăng trưởng là sự biến đổi dần dần và tăng thêm về số lượng hoặc mức độ của một cấu trúc đã có.Chín muồi là để chỉ sự tăng trưởng đạt đến “độ” [mức độ đỉnh]. Tại thời điểm đó sẽ xảy ra sự biến đổivề chất.Phát triển là sự biến đổi về bản chất của cái được phản ánh và phương thức phản ánh của cấu trúc đãcó đó, nghĩa là có sự cấu tạo lại, điều chỉnh lại cấu trúc đó và kết quả là tạo ra cái mới cả về phương diệnhình thức lẫn nội dung.Quan hệ giữa tăng trưởng, chín muồi với phát triển là quan hệ về mặt số lượng và chất lượng. Tăngtrưởng, chín muồi dẫn đến sự biến đổi nhảy vọt về chất [phát triển].Vận dụng quan điểm Mác xít này để xem xét sự phát triển tâm lý trẻ em. Như vậy, sự phát triển tâmlý trẻ em cũng là quá trình biến đổi tâm lý của trẻ em từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, cũng làquá trình tích lũy dần về lượng, dẫn đến sự nhảy vọt về chất, là quá trình nảy sinh những nét tâm lý mớitrên nền những nét tăm lý cũ do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong chính bản thân đứa trẻ.Quan điểm của các nhà tâm lý học Mác xít về sự phát triển tâm lý trẻ em có một số điểm đáng chúý sau:Bản chất của sự phát triển tâm lý chính là quá trình tích lũy dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chấttrong các hoạt động tâm lý và nhân cách của trẻ. Sự phát triển tâm lý trẻ em được thể hiện ở hai mặt sốlượng và chất lượng. Sự thay đổi về lượng của các chức năng tâm lý đạt đến độ “chín muồi” sẽ dẫn đếnsự biến đổi nhảy vọt về chất và đưa đến cấu tạo tâm lý mới được hình thành.Ví dụ: tư duy con người đi từ tư duy trực quan hành động đến tư duy trực quan hình tượng rồi đến tưduy trừu tượng. Mỗi một loại tư duy sau đó có sự thay đổi về chất so với loại tư duy trước đó.Sự phát triển tâm lý tuân theo quy luật phủ định của phủ định, gắn liền với sự xuất hiện những cấu tạotâm lý mới ở những giai đoạn lứa tuổi khác nhau. Sự phát triển tâm lý diễn ra theo chiều hướng đi lên,trong đó sẽ có những nét tâm lý mới được hình thành, những nét tâm lý cũ mất đi, nhưng không phải làmất đi hẳn mà là sự cấu tạo lại, cải tổ lại cấu trúc tâm lý cũ đó, kế thừa những yếu tố tích cực của cấu trúccũ, gạt bỏ những yếu tố không phù hợp và cải tạo lại chúng cho phù hợp với sự phát triển của cấu trúctâm lý mới, kết quả là những cấu tạo tâm lý mới được hình thành trên cơ sở cấu trúc tâm lý cũ ở một giaiđoạn lứa tuổi nhất định, cấu tạo tâm lý mới ấy, sau khi xuất hiện lại tiếp tục phát triển và đến một lúc nàođó sẽ bị phủ định bởi cấu tạo tâm lý mới xuất hiện từ trong lòng nó và quá trình đó cứ thế tiếp tục mãi. Sựphát triển như vậy luôn diễn ra liên tục, theo chiều hướng đi lên, nhưng không theo đường thẳng mà theohình xoáy trôn ốc. Vì thế, sự phát triển tâm lý còn tuân theo quy luật kế thừa.Ví dụ: tự ý thức về bản thân được hình thành từ tuổi mẫu giáo và phát triển qua các giai đoạn lứa tuổikhác nhau. Sự tự ý thức của thiếu niên khác với sự tự ý thức của tuổi nhi đồng, tuổi mẫu giáo về chất.Như vậy, trong mỗi giai đoạn lứa tuổi sẽ có sự cải tổ về chất của các quá trình tâm lý và toàn bộ nhâncách của trẻ. Sự xuất hiện những nét cấu tạo tâm lý mới đã làm cho mỗi giai đoạn lứa tuổi tâm lý conngười sẽ mang những nét đặc trưng riêng.Ví dụ: các em học sinh THPT có những nét tâm lý đặc trưng riêng khác với các giai đoạn lứa tuổikhác như là sự hình thành thế giới quan khoa học và xu hướng nghề nghiệp. Dù muốn hay không muốnthì trước cánh cổng vào đời, các em cũng phải suy nghĩ để lựa chọn cho mình một hướng đi, điều đókhiến các em đặc biệt quan tâm đến các loại hình nghề nghiệp và lựa chọn cho mình một nghề nghiệp,một hướng đi trong tương lai.Sự phát triển tâm lý diễn ra không phẳng lặng mà có khủng hoảng và đột biến. Sự phát triển tâm lý cónhững giai đoạn phát triển cân bằng ổn định tạm thời xen kẽ với những thời kỳ “khủng hoảng” và độtbiến với những đổi thay sâu sắc.Ví dụ: khủng hoảng tuổi lên 3, khủng hoảng tuổi dậy thì.Sự phát triển tâm lý có tính liên tục, kéo dài suốt cả cuộc đời và tuân theo một quy luật tuần tự vớinhững giai đoạn nối tiếp nhau theo một trật tự cố định.Cụ thể là các giai đoạn: Bắt đầu từ bào thai - sơ sinh - hài nhi - nhi đồng - thiếu niên - thanh niên người trưởng thành - già lão. Sự phát triển tuân theo trình tự của các giai đoạn đó, không có sự đốt cháygiai đoạn, hoặc nhảy cóc qua các giai đoạn. Nếu con người chết đi ở giai đoạn nào thì đời người dừng lạiở giai đoạn đó.Sự phát triển tâm lý trẻ em là một quá trình trẻ em tích cực hoạt động để-lĩnh hội nền văn hóa xã hộiloài người. L.x. Vưgốtxki đã đi sâu nghiên cứu về vai trò của việc sử dụng các công cụ lao động ở ngườivà nêu ra tư tưởng: việc sử dụng các công cụ lao động dẫn đến sự biến đổi hành vi con người, khiến conngười khác với động vật. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất ở tính gián tiếp của hoạt động. Trong hoạtđộng, con người biết sử dụng công cụ lao động và các kí hiệu [từ ngữ, chữ số...]. Công cụ hướng ra bênngoài, tác động vào đối tượng nhằm biến đổi nó phục vụ cho những nhu cầu của con người, còn kí hiệuhướng vào bên trong, tác động đến hành vi con người, có vai trò điều khiển, điều chỉnh hành vi và hoạtđộng của con người. Sự phát triển diễn ra trong chính quá trình con người nắm vững các loại công cụ vàcác loại kí hiệu đó. Trải qua các giai đoạn phát triển, con người sử dụng các loại ký hiệu để ghi lại nhữngkinh nghiệm về các loại công cụ và cách thức sử dụng chúng. Đó là kho tàng kinh nghiệm mang tính xãhội lịch sử của loài người. Để phát triển, đứa trẻ phải tích cực lĩnh hội được những kinh nghiệm đó thôngqua hoạt động và giao tiếp. Nhưng đứa trẻ không tự lớn lên giữa môi trường mà thông qua vai trò trunggian của người lớn. Người lớn truyền thụ những kinh nghiệm đó bằng con đường đặc trưng là giáo dục[theo nghĩa rộng]. Chính vì vậy, L. X. Vưgôtxki coi giáo dục chiếm vị tri trung tâm hàng đầu trong toànbộ hệ thống tổ chức cuộc sống của trẻ em [26, tr. 21 ]Quan điểm trên của L.x. Vưgốtxki đã được hàng loạt các nhà Tâm lý học Liên Xô nổi tiếng như: X.L.Rubinstêin, B.G. Angnhev, A.R. Luria, A.N. Leônchiev, P.J. Galpêrin, I.v. Zankôv, D.B. Elcônhin, B.B.Đavưđốp thừa nhận, triển khai nghiên cứu trên thực tiễn và chứng minh tính đúng đắn của nó. Khôngnhững thế, quan điểm hoạt động tích cực của chủ thể để lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử là động lựccủa sự phát triển tâm lý trẻ Cĩậ còn được nhiều nhà tâm lý học châu Âu, Mỹ thừa nhận [A.I. Walon, J.Piaget, p. Jangt, B.F. Skingr, J.B. Watson...] [26, tr. 22].Quan điểm của L.x. Vưgốtxki đã làm sáng tỏ nguồn gốc của sự phát triển tâm lý là môi trường vănhóa xã hội, cụ thể là những kinh nghiệm lịch sử xã hội. Cơ chế của sự phát triển tâm lý là quá trình conngười tiếp thu và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử đó.Theo L.x. Vưgốtxki, động lực của sự phát triển tâm lý chính là hoạt động tích cực của cá nhân để giảiquyết các mâu thuẫn. Nói một cách cụ thể hơn, chính những mâu thuẫn xuất hiện bên trong bản thân đứatrẻ trong quá trình sống và hoạt động có tác dụng thúc đẩy đứa trẻ tích cực hoạt động để giải quyết nhữngmâu thuẫn đó và kết quả là dẫn đến sự phát triển tâm lý. “Nội dung thực sự của sự phát triển tâm lý chínhlà sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân đứa trẻ, đó chính là cuộc đấu tranh giữa cácmâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn giữa những cái cũ [nội dung và hình thức của các hoạt động tâm lý] đãlỗi thời và những cái mới được sản sinh trong quá trình sống và hoạt động của trẻ [L.x. Vưgốtxki, A.N.Leônchiev, X.L. Rubinstêin]” [47, tr.19].Ví dụ: theo Liubinxkaia có 4 nhóm mâu thuẫn ở trẻ mẫu giáo:Thứ nhất, mâu thuẫn giữa nhu cầu mới với khả năng cũ chưa thể đáp ứng nhu cầu đó. Đơn cử như:trẻ mẫu giáo bắt đầu đi học, chúng muốn giao thiệp rộng rãi hơn, chúng muốn mọi người hiểu đượcchúng, nhưng ngôn ngữ còn nghèo nàn, vốn từ quá ít ỏi dẫn đến trẻ phải tích cực hoạt động để có thể lĩnhhội ngôn ngữ được nhiều hơn, kết quả là cuối tuổi mẫu giáo hầu hết các trẻ đều biết sử dụng tiếng mẹ đẻmột cách thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày.Thứ hai, mâu thuẫn giữa khả năng mới với hình thức cũ của hoạt động đang cản trở sự phát triển khảnăng đó. Chẳng hạn, trẻ ba tuổi có thể tự mặc quần áo, tự ăn cơm, nhưng người lớn không cho dẫn đếnkhủng hoảng tuổi lên ba, đòi “con tự” làm.Thứ ba, mâu thuẫn giữa hình thức cũ và hình thức mới của những mâu thuẫn: muốn vẽ nhưng chưabiết vẽ, biết vẽ nhưng vẽ không đẹp, vẽ không đẹp nên muốn vẽ đẹp hơn, vẽ đẹp rồi lại muốn vẽ gì đómới hơn, lạ hơn,... Những mâu thuẫn nảy sinh không ngừng đó thôi thúc trẻ tích cực lĩnh hội những trithức, kỹ năng, kỹ xảo mới, từ đó dẫn đến sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động.Thứ tư, mâu thuẫn giữa khả năng cũ với hình thức mới của hoàn cảnh [khả năng hiện có chưa đápứng được với những đòi hỏi mới của hoàn cảnh]: khi trẻ bắt đầu đi mẫu giáo, giáo viên đòi hỏi trẻ phảituân theo những yêu cầu của trường mầm non, nhưng trẻ chưa quen, chưa có khả năng thực hiện điều đónên trẻ phải tích cực hoạt động để đáp ứng yêu cầu của giáo viên.Tóm lại, có rất nhiều loại mâu thuẫn, chúng khác nhau trong từng thời điểm và từng giai đoạn lứatuổi, nhưng mâu thuẫn chủ yếu nhất vẫn là mâu thuẫn giữa một bên là cái “tôi muốn" [nhu cầu] và mộtbên là cái “tôi có thể” [khả năng]. Một mặt, trẻ có nhu cầu được hòa nhập vào đời sống của người lớn,được giống như người lớn, muốn có một vị trí xã hội nhất định trong đời sống, mong muốn thể hiện sựđộc lập nhưng mặt khác, trẻ lại thiếu đi những khả năng hiện thực để đáp ứng nhu cầu đó. Trong nhậnthức của trẻ nó xuất hiện như một sự không tương thích giữa nhu cầu và khả năng hiện có. Để giải quyếtmâu thuẫn, trẻ phải tích cực hoạt động để lĩnh hội những kiến thức mới, hình thành kỹ năng, kỹ xảomới..., nhằm mở rộng quyền tự lập và nâng cao khả năng, dẫn tới sự khai phá những điều mới mẻ trongxã hội người lớn, cái xã hội mà hiện giờ chúng chưa đủ trình độ để hiểu nhưng là cái xã hội mà chúngmuốn được bước vào.Sự phát triển tâm lý chịu tác động của nhiều yếu tố: bẩm sinh, di truyền, môi trường sống và hoạtđộng, dạy học - giáo dục và hoạt động cá nhân. Trong đó yếu tố bẩm sinh, di truyền đóng vai trò là tiền đềcủa sự phát triển tâm lý, môi trường xã hội và hoạt động là điều kiện, dạy học - giáo dục đóng vai trò chủđạo, còn hoạt động tích cực của cá nhân đóng vai trò quyết định sự phát triển tâm lý.1.2.3 Những quy luật chung về sự phát triển tâm lý trẻ em1.2.3.1 Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lýĐây là quy luật chung của sự phát triển tâm lý. Quy luật này được thể hiện ở chỗ những biểu hiệntâm lý, những chức năng tâm lý ở trẻ em không thể phát triển ở mức độ như nhau dù trong điều kiệngiống nhau. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý được xem xét kỹ hơn ở hai khía cạnh sau:Xét trong tiến trình phát triển tâm lý cá nhân:Sự phát triển tâm lý cá nhân diễn ra không đồng đều qua các giai đoạn lứa tuổi, mà có những giaiđoạn hội tụ những điều kiện tối ưu cho sự phát triển một hiện tượng tâm lý nào đó vượt trội hơn hẳn sovới các hiện tượng tâm lý khác. Giai đoạn thuận lợi đó gọi là giai đoạn phát cảm.Ví dụ: 1-5 tuổi: giai đoạn phát cảm ngôn ngữ, 6-11 tuổi giai đoạn phát cảm kỹ xảo vận động, 1520 tuổi: giai đoạn phát cảm tư duy logic.Tốc độ, nhịp độ phát triển tâm lý của một cá nhân [trí tuệ, tình cảm. đạo đức,...] qua các giai đoạnlứa tuổi cũng diễn ra không đồng đều. Có những giai đoạn phát triển nhanh, mạnh, có giai đoạn phát triểnêm ả, chậm hơn. Chẳng hạn, giai đoạn dậy thì trẻ phát triển rất nhanh, rất mạnh.Các cấu trúc tâm lý của cá nhân cũng phát triển không đều về thời điểm hình thành, tốc độ vàmức độ phát triển. Chẳng hạn, trẻ phát triển nhận thức trước phát triển ngôn ngữ, phát triển ý thức về cácsự vật bên ngoài trước khi phát triển ý thức về bản thân.Xét trong quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác.Trong cùng một lứa tuổi, tốc độ và mức độ phát triển tâm lý của các cá nhân [nhận thức, tìnhcảm, sở thích, tính cách,...] cũng không đều nhau. Có những trẻ phát triển sớm hơn hoặc muộn hơn các trẻkhác. Nguyên nhân là do di truyền, điều kiện sống và hoạt động khác nhau, tính tích cực hoạt động cũngkhác nhau giữa các trẻ. Điều này đặt ra vấn đề giáo dục trẻ em không chỉ tôn trọng sự khác biệt cá nhânmà còn phải tạo điều kiện thuận lợi để các em có thể phát huy đến mức tối đa mọi tiềm năng của mình.1.2.3.2 Tính toàn vẹn của sự phát triển tâm lýCon người càng phát triển thì tâm lý con người ngày càng trở nên trọn vẹn, thống nhất và bềnvững hơn. Tâm lý trẻ nhỏ phần lớn là một tổ hợp các quá trình tâm lý và phẩm chất tâm lý thiếu hệ thốngvà rời rạc nhau. Càng phát triển, tâm lý trẻ ngày càng trở nên trọn vẹn hơn, nghĩa là các thành tố trong cấutrúc của nhận thức và nhân cách ngày một nhiều hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn. Chúng cũng thống nhất vớinhau hơn, đồng nghĩa với việc chúng liên kết và phối hợp với nhau chặt chẽ thành một kết cấu tổng thể,có hệ thống và hoàn chỉnh hơn. Như vậy giữa nhận thức, tình cảm và hành động có sự nhất quán nhiềuhơn và hành vi con người cũng trở nên có ý thức hơn. Hơn nữa, cùng với sự lớn lên, các quá trình tâm lýcũng dần biến đổi trở thành những thuộc tính tâm lý ổn định và bền vững trong nhân cách cá nhân. Việcnhận thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc, tình cảm phong phú, đa dạng và mãnh liệt sẽ khiến cho hànhđộng, ý chí càng kiên cường hơn, nghĩa là nhân cách con người cũng trở nên rõ nét hơn.Ví dụ: khi nhỏ, nhận thức ở trẻ còn non nớt, thơ ngây, xúc cảm, tình cảm bồng bột, hành vi bốcđồng thiếu ý thức [chẳng hạn, trẻ thấy đồ chơi, trẻ đòi lấy ngay, nếu không cho trẻ sẽ khóc,...]. Trẻ chưahiểu và cũng không hiểu nhiều điều. Nhưng càng lớn, trẻ càng nhận thức đầy đủ hơn, tình cảm sâu sắchơn, hành động có ý thức và ổn định hơn, đồng thời các mặt nhận thức, thái độ, hành vi cũng liên kết vớinhau trong một cấu trúc nhân cách chặt chẽ, có hệ thống hơn.Tính trọn vẹn của tâm lý phụ thuộc khá nhiều vào động cơ chỉ đạo hành vi của trẻ. Càng lớn độngcơ của trẻ càng trở nên tự giác, có ý nghĩa xã hội và bộc lộ rõ trong nhân cách của trẻ. Ví dụ: trò ấu nhithường hành động vì muốn thỏa mãn một điều gì đó, và động cơ đó thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Trongkhi đó, thanh thiếu niên thường hành động do động cơ cá nhân hoặc động cơ xã hội thúc đẩy và nhữngđộng cơ đó cũng ổn định hơn.1.2.3.3 Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ trong sự phát triển tâm lýTính mềm dẻo của sự phát triển tâm lý trẻ em được thể hiện ở chỗ trẻ em có thể thay đổi, có khảnăng lĩnh hội kiến thức, kĩ năng... để phát triển bản thân, nhờ vậy tâm lý con người không ngừng pháttriển và khác hẳn về chất so với động vật. Chính tính mềm dẻo của hệ thần kinh tạo điều kiện cho ngườilớn có những tác động giáo dục phù hợp làm thay đổi tâm lý trẻ em.Tính mềm dẻo tạo ra khả năng bù trừ, nghĩa là các chức năng tâm lý và sinh lý có khả năng bùđắp cho nhau. Trong tiến trình phát triển cá nhân, khả năng bù trừ được thể hiện khi một chức năng tâm lýhoặc sinh lý nào đó yếu hoặc thiếu thì các chức năng tâm lý và sinh lý khác sẽ được tăng cường hoặc pháttriển mạnh hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt đó. Điều này thể hiện rất rõ đối với sự phát triển tâm lý của trẻem bình thường và càng thể hiện rõ hơn nữa với trẻ em khuyết tật. Ví dụ: trẻ khiếm thị thì sẽ được bù đắpbởi sự phát triển mạnh mẽ của thính giác.Trên đây là một số quy luật cơ bản trong sự phát triển tâm lý trẻ em. Những quy luật đó biểu hiệnvới mức độ cao hay thấp, mờ nhạt hay rõ rệt còn phụ thuộc rất nhiều vào nhũng điều kiện khác của sựphát triển tâm lý như điều kiện sinh lý, điều kiện xã hội.1.2.4 Dạy học, giáo dục và sự phát triển tâm lýL.x. Vưgốtxki nhấn mạnh về mối quan hệ tương hỗ giữa dạy học và phát triển, ông khẳng định vịtrí trung tâm của dạy học và giáo dục đối với sự phát triển tâm lý, nhưng cũng thừa nhận không phải tất cảmọi cái đã học [hoặc được dạy] đều giúp ích cho sự phát triển.L.x. Vưgôtxki cho rằng dạy học phải đi trước sự phát triển và lôi cuốn sự phát triển, hướng sựphát triển của trẻ vào vùng phát triển tương lai [vùng phát triển gần nhất]. Ông cho rằng có hai mức độcủa sự phát triển.+ Mức 1: Vùng phát triển hiện tại. Ở mức độ này, học sinh hiện đang có một số tri thức, kỹ năng,kỹ xảo,... và có thể tự giải quyết được vấn đề mà không cần sự hỗ trợ của người lớn.+ Mức 2: Vùng phát triển gần nhất. Ở mức độ này, học sinh cần có sự giúp đỡ của người lớn thìmới giải quyết được vấn đề.Ở “vùng phát triển gần nhất” học sinh dưới sự tổ chức, điêu khiển của ngườithầy có thể tiếp thu được những tri thức mới gần gũi với tri thức cũ để đạt tới một trình độ phát triển caohơn. Khi học sinh đạt được trình độ ở “vùng phát triển gần nhất” thì cũng có nghĩa là vùng phát triển gầnnhất đó đã biến thành “vùng phát triển hiện tại” của vùng phát triển tương lai kế tiếp.Tâm lý học hiện đại này hôm ngy đã khẳng định tính ưu việt của việc dạy học đi trước sự pháttriển, hướng sự phát triển vào tương lai. Với cách thức dạy học này càng thấy rõ hơn vai trò chủ đạo củadạy học, và giáo dục đối với sự phát triển tâm lý. Vai trò chủ đạo của dạy học và giáo dục còn được minhchứng bởi những lí do sau:Trẻ em chỉ có thể lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội thông qua hoạt [tộng và giao tiếp với ngườilớn tức qua cơ chế dạy học và giáo dục. Người lớn đóng vai trò trung gian giữa trẻ em và thế giới đồ vật.Ngay từ khi mới ra đời, trẻ đã được người lớn chăm sóc về mặt thể chất, được dạy dỗ về mặt tinh thần đểphát triển trí tuệ, năng lực,... thông qua nhiều hình thức khác nhau: dạy ăn, dạy nói, dạy theo phương thứcnhà trường,...Dạy học và giáo dục tác động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung đối với sự phát triển tâm lýcủa trẻ. Dạy học và giáo dục sẽ định hướng cho trẻ phát triển theo một hướng nhất định đáp ứng yêu cầucủa xã hội. Nhờ cơ chế dạy học và giáo dục đứa trẻ sẽ tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, ... một cáchnhanh nhất, ngắn nhất và có chọn lọc nhất.Dạy học và giáo dục tổ chức các dạng hoạt động cho trẻ góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trìnhhình thành và phát triển tâm lý của trẻ.Khi khẳng định vai trò chủ đạo của dạy học và giáo dục đối với sự phát triển tâm lý của trẻ chúngta cần lưu ý, trẻ em là một thực thể tích cực trước tác động của môi trường, vì vậy sức ảnh hưởng của dạyhọc và giáo dục tuy mạnh mẽ, rộng lớn, nhưng không quyết định hoàn toàn được sự phát triển của trẻ.Muốn tâm lý trẻ phát triển đúng đắn rất cần có sự tự giáo dục của bản thân trẻ trong suốt các giai đoạnphát triển.1.3 Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý lứa tuổi1.3.1 Quan niệm về giai đoạn phát triển tâm lý lứa tuổi1.3.1.1 Lứa tuổi là gì?Tâm lý học Mác xít, đại diện là L.x. Vưgốtxki quan niệm lứa tuổi là một thời kỳ phát triển tâm lýnhất định của đời người “đóng kín một cách tương đối”, và ở đó những quy luật phát triển chung bao giờcũng được thể hiện một cách độc đáo về chất. Khi chuyển từ lứa tuổi này sang lứa tuổi khác bao giờ cũngxuất hiện những cấu tạo tâm lý mới chưa từng có trong các thời kỳ trước. Những cấu tạo tâm lý mới nàycải tổ lại và làm biến đổi chính tiến trình phát triển.Sự phân chia ranh giới về độ tuổi của một giai đoạn phát triển được “đóng kín một cách tươngđối”, như vậy nó có thể xê dịch, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn,tuổi dậy thì của trẻ thời trước thường bắt đầu vào khoảng 13, 14 tuổi, nhưng thời ngy thì sớm hơn nhiều.Ý nghĩa của một giai đoạn lứa tuổi sẽ được quyết định bởi vị trí của thời kỳ đó trong cả quá trìnhphát triển chung. Chẳng hạn, vị trí tuổi thiếu niên là thời kỳ quá độ từ trẻ em sang người lớn, vậy ý nghĩacủa nó trong tiến trình phát triển chung cũng sẽ quan trọng hơn những giai đoạn lứa tuổi khác.Các yếu tố đặc trưng cho lứa tuổiMỗi một giai đoạn lứa tuổi được đặc trưng bởi nhiều yếu tố, đó là những đặc điểm về sinh lý [sựphát triển thể chất, sinh lý], đặc điểm xã hội [điều kiện sống và các dạng hoạt động, các mối quan hệ cùngnhững yêu cầu đặt ra cho trẻ trong giai đoạn đó] cùng những nét tâm lý đặc trưng về nhận thức, tình cảm,nhân cách,...Mỗi giai đoạn lứa tuổi thể hiện một mức độ phát triển tâm lý độc đáo về chất, được đặc trưng bởimột loạt những thay đổi trong toàn bộ hệ thống cấu trúc nhân cách của con người trong giai đoạn pháttriển đó.Ví dụ: thanh niên sinh viên có những nét tâm lý đặc trưng sau: sự hoàn thiện cái tôi [sự tự ý thức],sự hoàn thiện thế giới quan khoa học, khả năng thiết lập các kế hoạch cuộc đời - chuẩn bị nghề nghiệpcho tương lai, khả năng thiết lập cuộc sống độc lập hoàn toàn, khả năng dần dần xâm nhập sâu vào cáclĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Những nét tâm lý này khác về chất so với tâm lý của học sinh phổthông trung học.1.3.1.3. Đặc điểm của việc chuyển tiếp các giai đoạn lứa tuổiViệc chuyển tiếp từ giai đoạn lứa tuổi này sang giai đoạn lứa tuổi khác bao giờ cũng gắn liền vớicác yếu tố sau:Sự thay đổi tình huống xã hội của sự phát triển [L.x. Vưgốtxki, A.N. Leonchiev,...].Tình huống xã hội của sự phát triển theo L.x. Vưgốtxki là sự phối hợp đặc biệt giũa các điều kiệnphát triển bên trong [sự phát triển về thể chất, vốn tri thức, kỹ năng,...] và các điều kiện phát triển bênngoài [điều kiện sống và hoạt động, các mối quan hệ,...]. Những điều kiện này đặc trưng cho từng giaiđoạn lứa tuổi và chúng thúc đẩy sự phát triển tâm lý trong suốt giai đoạn lứa tuổi đó, dẫn tới sự xuất hiệnnhững nét cấu tạo tâm lý vào cuối giai đoạn lứa tuổi.Tình huống xã hội của sự phát triển đạt đến độ “chín muồi” [thường đánh dấu bằng sự thay đổi vịtrí của đứa trẻ trong hệ thống các mối quan hệ xã hội của trẻ] thì sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy trẻ bướcsang một giai đoạn phát triển mới.Sự xuất hiện những nét cấu tạo tâm lý mớiCấu tạo tâm lý mới đặc trưng cho lứa tuổi là những nét tâm lý lần đầu tiên xuất hiện ở giai đoạnlứa tuổi đó. Chúng làm thay đổi bộ mặt nhân cách của con người trong giai đoạn ấy và cho ta thấy rõ mộtsự khác biệt tâm lý về chất so với giai đoạn lứa tuổi trước.Tình huống xã hội của sự phát triển xuất hiện vào thời kỳ đầu của mỗi giai đoạn lứa tuổi. Cuốigiai đoạn lứa tuổi sẽ xuất hiện những nét cấu tạo tâm lý mới, trong số đó sẽ có một nét cấu tạo tâm lý mớitrung tâm, có ý nghĩa quan trọng hơn cả đối với sự phát triển tâm lý ở giai đoạn lứa tuổi kế tiếp.Ví dụ: “Cảm giác mình là người lớn” ở cuối tuổi thiếu niên sẽ rất có ý nghĩa đối với sự phát triểntâm lý của tuổi đầu thanh niên. Xu hướng nghề nghiệp ở tuổi đầu thanh niên sẽ có ý nghĩa lớn với tuổigiữa thanh niên.Xoay quanh cấu tạo tâm lý mới trung tâm sẽ có những cấu tạo tâm lý mới bộ phận khác, gắn liềnvới các thành tố bộ phận khác trong cấu trúc nhân cách của trẻ. Quá trình hình thành những cấu tạo tâm lýmới ở giai đoạn lứa tuổi này sẽ gắn liền với sự phát triển những cấu tạo tâm lý mới của giai đoạn lứa tuổitrước [L.x. Vưgổtxki]. Gác quá trình tâm lý đang phát triển gắn liền với những nét cấu tạo tâm lý mới đặctrưng được gọi là tuyến trung tâm [hạt nhân] của sự phát triển, tất cả những quá trình khác được hoàn tấttrong giai đoạn lứa tuổi này sẽ là những tuyến phụ [vệ tinh] của sự phát triển. Tuyến phát triển trung tâmcủa lứa tuổi này có thể trở thành tuyến phụ của giai đoạn lứa tuổi khác và ngược lại. Như vậy, vị trí và ýnghĩa của chúng luôn thay đổi trong tiến trình phát triển tâm lý cá nhân.Sự thay đổi của hoạt động chủđạoTheo Leônchiev, hoạt động chủ đạo là “hoạt động quy định những biến đổi trong các quá trìnhtâm lý và trong các đặc điểm tâm lý của nhân cách đứa trẻ ở trong giai đoạn phát triển của nó”. Còn theomột số nhà Tâm lý học hoạt động khác, “hoạt động chủ đạo là hoạt động luôn gắn liền với những biến đổichủ yếu nhất trong tâm lý, làm xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới trong giai đoạn phát triển của nó” [47,tr. 15].Như vậy, hoạt động chủ đạo là hoạt động quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong tâm lý conngười trong giai đoạn phát triển của nó.Ví dụ hoạt động chủ đạo của trẻ sơ sinh - hài nhi là hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp vớingười lớn, của trẻ ấu nhi là hoạt động với đồ vật, của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi, của nhi đồng làhoạt động học tập,... và của nhà trường thành là hoạt động nghề nghiệp. Nhũng hoạt động này sẽ làm nảysinh những nét cấu tạo tâm lý mới trong từng giai đoạn lứa tuổi, khiến cho các giai đoạn lứa tuổi khác biệtvới nhau về chất.Hoạt động chủ đạo có một số đặc điểm cơ bản như sau:+ Là hoạt động chủ yếu nhất, cơ bản nhất, có ý nghĩa nhất. Hoạt động chủ đạo có thể không phảilà hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất nhưng là hoạt động chi phối mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của conngười và gây ra những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và nhân cách của con người ởgiai đoạn phát triển của nó.+ Làm xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới đặc trưng cho lứa tuổi đó. Dưới sự tác động của hoạtđộng chủ đạo các quá trình tâm lý, các đặc điểm tâm lý chủ yếu nhất sẽ được hình thành hay được cải tổlại, dẫn đến sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới đặc trưng cho lứa tuổi.+ Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác diễn ra đồng thời với nó và tạo tiền đềcho sự hình thành một dạng hoạt động chủ đạo mới của lứa tuổi kế tiếp, phát sinh ngay từ trong lòng củahoạt động này.Ví dụ: việc học được xuất hiện lần đầu tiên trong trò chơi của trẻ mẫu giáo [khi chơi trẻ đã phảihọc], sang tuổi nhi đồng hoạt động học tập sẽ trở thành hoạt động chủ đạo.Khủng hoảng lứa tuổiSự xuất hiện những nét cấu tạo tâm lý mới khiến cho toàn bộ cấu trúc nhân cách được cải tổ lại,dẫn đến sự phát triển tâm lý có tính nhảy vọt, đột biến về chất. Điều đó có thể dẫn đến những sự “khủnghoảng” lứa tuổi.Trong Tâm lý học lứa tuổi vẫn chưa có sự thống nhất ý kiến về vấn đề khủng hoảng lứa tuổi, vị trívà vai trò của nó trong sự phát triển tâm lý của đứa trẻ. Có nhóm nghiên cứu cho rằng, khủng hoảng lứatuổi là hiện tượng không bình thường, có dấu hiệu bệnh lý. Số khác lại cho rằng, khủng hoảng trong sựphát triển của trẻ em là quy luật. Trẻ em, không thực sự trải nghiệm khủng hoảng, không thể phát triểntoàn diện tiếp theo.Khủng hoảng lứa tuổi là thuật ngữ dùng để chỉ các giai đoạn lứa tuổi phát triển đầy biển động xengiữa các giai đoạn ổn định. Đó là giai đoạn lứa tuổi có sự phát triển rất nhanh, mạnh và trong thời gianngắn lượng đã biến thành chất.Theo L.x. Vưgôtxki, sự phát triển tâm lý trong giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi này sang lứa tuổikhác có thể diễn ra từ từ, chậm chạp hoặc rất nhanh chóng, đầy biển động, ông chia các giai đoạn pháttriển thành hai loại: giai đoạn bình ổn và giai đoạn khủng hoảng.Giai đoạn bình ổn: là giai đoạn tương đối dài, sự phát triển tâm lý diễn ra từ từ, không có thànhtựu nổi bật, không gây được sự chú ý đối với người xung quanh.Giai đoạn khủng hoảng [biến động]: là giai đoạn diễn ra những biến đổi bản chất trong quá trìnhphát triển tâm lý. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi này sang lứa tuổi khác. Giai đoạn này thườngdiễn ra ngắn, vài tháng, nhưng nếu dưới tác động không tốt của ngoại cảnh có thể kéo dài từ một đến hainăm hoặc lâu hơn nữa và kết quả là trong sự phát triển của trẻ có được những thành tựu nổi bật và có ýnghĩa.Khủng hoảng bắt đầu và kết thúc không rõ ràng, nó thường gắn liền với sự thay đổi hành vi ở trẻ.Đặc biệt đó là sự xuất hiện thái độ ương bướng, khó bảo “khó giáo dục”... Các trẻ em trải qua giai đoạnkhủng hoảng khác nhau. Có trẻ rất khó khăn, có trẻ rất nhẹ nhàng. Những thay đổi quan trọng nhất diễn ratrong giai đoạn khủng hoảng là những thay đổi bên trong. Đứa trẻ xuất hiện những biểu hiện tiêu cực nhưmất hứng thú, khó chịu, từ chối những giá trị và các mối quan hệ trước đây... Nhưng cùng với sự triệt tiêucái cũ sẽ sản sinh ra những cái mới. Những cấu tạo tâm lý mới xuất hiện trong thời kỳ khủng hoảngthường không bền vững, nó sẽ được thay đổi trong giai đoạn bình ổn, và tạo ra những cấu tạo tâm lý mớibền vững hơn.Trong giai đoạn khủng hoảng, trẻ em hay gặp hai mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn giữa những nhucầu đang lớn dần lên với những hạn chế trong khả năng, mâu thuẫn giữa những nhu cầu mới của trẻ vớinhững môi quan hệ đã hình thành trước đây với người lớn. Những mâu thuẫn này thường được xem nhưlà động lực của sự phát triển.Những khủng hoảng tiêu biểu ở trẻ em: khủng hoảng chào đời, 1 tuổi, 3 tuổi, 7 tuổi, 13 tuổi [dậythì], 17 tuổi [đầu thanh niên] [L.x. Vưgốtxki].Khủng hoảng 3 tuổi và khủng hoảng ở tuổi dậy thì gọi là khủng hoảng quan hệ. Khủng hoảng 1tuổi và khủng hoảng 7 tuổi gọi là khủng hoảng thế giới quan [D.B. Encônhin].1.3.2 Sự phân chia các giai đoạn lứa tuổiKhi phân chia các giai đoạn lứa tuổi các nhà Tâm lý học dựa trên các tiêu chí khác nhau, chẳnghạn như Jean Piaget căn cứ vào sự hình thành và phát triển của các cấu trúc nhận thức và trí tuệ của cánhân để phân chia thành 4 giai đoạn lứa tuổi ở trẻ em, E. Erikson lại căn cứ vào đặc điểm tâm lý - xã hộicủa cá nhân để chia làm 8 giai đoạn trong một đời người, S. Freud dựa vào bản năng tình dục để phânchia thành 5 giai đoạn.Các nhà Tâm lý học hoạt động cũng có rất nhiều cách phân chia các giai đoạn lứa tuổi khác nhau,nhưng tựu trung lại thì thường căn cứ vào các tiêu chí chủ yếu như tình huống xã hội của sự phát triển,cấu tạo tâm lý mới của lứa tuổi, hoạt động chủ đạo và cả khủng hoảng lứa tuổi để xác định các giai đoạnlứa tuổi.Như vậy, có nhiều cách phân chia các giai đoạn lứa tuổi khác nhau. Mọi sự phân chia lứa tuổicũng chỉ mang tính chất tương đối mà thôi.Ở nước ta các nhà Tâm lý học thường phân chia các giai đoạn lứa tuổi dựa theo tiêu chí của cácnhà Tâm lý học hoạt động. Dưới đây là các giai đoạn lứa tuổi được thừa nhận rộng rãi ở Việt Ngm.Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi:1.Giai đoạn thai nhi2.Giai đoạn sơ sinh - hài nhi [0 - 1 tuổi]3.Giai đoạn vườn trẻ [1 - 3 tuổi]4. Giai đoạn mẫu giáo [3-6 tuổi]5. Giai đoạn nhi đồng [6-11 tuổi]6. Giai đoạn thiếu niên [11-15 tuổi]7.Giai đoạn thanh niên [15 - 25, 28 tuổi]. Gồm 3 giai đoạn cụ thể:- Giai đoạn đầu thanh niên [15-18 tuổi]- Giai đoạn giữa thanh niên [18 - 22, 23 tuổi]- Giai đoạn cuối thanh niên [22, 23 - 25, 28 tuổi]8. Giai đoạn trưởng thành [25, 28 tuổi - 60 tuổi]9. Giai đoạn tuổi già [sau 60 tuổi].Mỗi giai đoạn lứa tuổi có một vai trò và vị trí nhất định trong tiến trình phát triển tâm lý cá nhân.Mỗi giai đoạn lứa tuổi cũng có những nét đặc trưng riêng về điều kiện phát triển tâm lý, hoạt động chủđạo và những nét tâm lý điển hình. Khi xem xét sâu hơn một giai đoạn lứa tuổi nào đó chúng ta phải chúý đến những điểm cơ bản này. Hai chương tiếp theo chúng ta sẽ xem xét cụ thể những đặc điểm đó ở giaiđoạn lứa tuổi thiếu niên và thanh niên học sinh.TÓM TẮTĐối tượng nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi là các hiện tượng tâm lý con người trong từng giaiđoạn lứa tuổi từ bào thai đến tuổi già. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học sư phạm là các hiện tượngtâm lý, các quy luật tâm lý [của người dạy - người học] trong quá trình dạy học và giáo dục, đảm bảo choquá trình đó đạt hiệu quả tối ưu.Nhiệm vụ của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm là nghiên cứu những đối tượng trên, từđó rút ra những quy luật chung, cung cấp những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, nhằm tổchức hợp lý quá trình sư phạm, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục.Thuyết tiền định, Thuyết duy cảm, Thuyết hội tụ hai yếu tố có những, quan niệm sai lầm giốngnhau về sự phát triển tâm lýtrẻ em : họ đều thừa nhận đặc điểm tâm lý của con người là bất biến hoặc dotiền định hay do ảnh hưởng của môi trường. Họ đánh giá không đúng vai trò của giáo dục hoặc phủ nhậnhoặc quá đề cao, họ đều phủ nhận tính tích cực hoạt động của cá nhân nên không giải thích được nhiềutrường hợp trong thực tiễn, vì vậy dẫn đến những phương pháp giáo dục sai lầm.Ngày ngy, Tâm lý học Mác xít thừa nhận nguồn gốc của sự phát triển tâm lý là môi trường vănhóa xã hội, cụ thể là những kinh nghiệm lịch sử xã hội. Cơ chế của sự phát triển tâm lý là quá trình conngười tiếp thu và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử đó. Những mâu thuẫn xuất hiện bên trong bản thânđứa trẻ trong quá trình sống và hoạt động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển tâm lý.Dạy học và giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển tâm lý. Dạy học phải đi trước sựphát triển, lôi cuốn sự phát triển, hướng sự phát triển vào vùng phát triển gần nhất.Mỗi một giai đoạn lứa tuổi được đặc trưng bởi nhiều yếu tố, đó là những đặc điểm về sinh lý, vềxã hội, về tâm lý. Mỗi giai đoạn lứa tuổi có sự phát triển tâm lý độc đáo về chất. Sự chuyển tiếp từ giaiđoạn lứa tuổi này sang giai đoạn lứa tuổi khác gắn liền với sự thay đổi tình huống xã hội của sự phát triển,sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới và sự thay đổi dạng hoạt động chủ đạo. Trong tiến trình phát triểntâm lý nói chung sẽ có những giai đoạn phát triển bình ổn đan xen với những giai đoạn phát triển khủnghoảng.CÂU HỎI ÔN TẬP1. Trình bày tóm tắt luận điểm của Thuyết tiền định,Thuyết duy cảm và Thuyết hội tụ hai yếu tố vềsự phát triển tâm lý trẻ em và chỉ ra những mặt ưu điểm và hạn chế của những học thuyết đó.2. Trình bày quan điểm của dòng Tâm lý học hoạt động về sự phát triển tâm lý trẻ em.3. Trình bày quan hệ giữa dạy học, giáo dục và sự phát triển tâm lý trẻ em.4. Trình bày quan niệm về các giai đoạn phát triển tâm lý và sự phân chia các giai đoạn lứa tuổi.Chương 2: TÂM LÝ HỌC TUỔI THIẾU NIÊNMỤC TIÊUSau khi học xong chương này, người học có thể :Về kiến thức-Biết, hiểu những điều kiện phát triển tâm lý của thiếu niên, đặc biệt cần nắm vững những đặcđiểm trong hoạt động giao tiếp của thiếu niên.Nắm vững những nét tâm lý cấu tạo tâm lý mới đặc trưng về nhận thức, tình cảm, nhân cách củathiếu niên.Về kỹ năng-Vận dụng kiến thức đã học để phân tích các hiện tượng tâm lý, các tình huống tâm lý thường gặpở thiếu niên, biết đề ra được các biện pháp phù hợp để giải quyết các tình huống ấy.Vận dụng kiến thức trong giao tiếp, ứng xử với thiếu niên.Về thái độ-Tích cực quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề của thiếu niên.Thể hiện thái độ đúng đắn trong giao tiếp ứng xử với thiếu niên.2.1 Những điều kiện phát triển tâm lý của thiếu niên2.1.1 Khái niệm tuổi thiếu niênTuổi thiếu niên là một giai đoạn phát triển tâm lý đầy biến động của một đời người. Ngay từ cuốithế kỷ XIX khi ngành Tâm lý học phát triển mới sơ khai, nhiều nhà Tâm lý học đã nhấn mạnh đến vị trívà ý nghĩa đặc biệt của nó. Tuy nhiên tên gọi và giới hạn độ tuổi vẫn chưa được xác lập một cách rõ ràng,chuẩn xác.Trong đời sống xã hội, ta có thể gặp rất nhiều cụm từ khác nhau để gọi tên lứa tuổi này. Có nhữngtên gọi phản ánh những biểu hiện tiêu cực của lứa tuổi này như: tuổi khủng hoảng, tuổi khó bảo, tuổi bấttrị, tuổi lì lợm,... nhưng cũng có rất nhiều tên gọi thể hiện sự thơ ngây, hồn nhiên, trong sáng và đẹp đẽcủa lứa tuổi này như: tuổi dậy thì, tuổi mới lớn, tuổi mực tím, tuổi ô mai, tuổi hồng, tuổi ngọc, tuổi hoaniên,...Tâm lý học phát triển phương Tây thường quan niệm đây là giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên.Tâm lý học phát triển Liên Xô thường quan niệm đây là tuổi thiếu niên hoặc tuổi học sinh trung học cơsở. Ở Việt Ngm, tên gọi và giới hạn độ tuổi cũng mang tính chuẩn tương đối mà thôi.Về thể chất, dấu hiệu cơ bản để nhận biết một trẻ em đã bước sang tuổi thiếu niên là hiện tượngdậy thì. Về độ tuổi, đa số thiếu niên ở trong độ tuổi 11,12 tuổi đến 14,15 tuổi, ở Việt Ngm, lứa tuổi nàygần trùng với thời điểm trẻ học ở bậc trung học cơ sở, vì vậy tuổi thiếu niên còn được gọi là tuổi học sinhtrung học: cơ sở. Có nhiều trẻ bắt đầu dậy thì vào đầu cấp học, bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ dậy thì sớmhơn hoặc muộn hơn.Về thời điểm kết thúc tuổi thiếu niên, các chỉ số thường gắn liền với sự trường thành về mặt cơthể và sinh dục, còn về phương diện xã hội thì không rõ ràng, ở các nước phát triển, trẻ em dậy thì và cótính tự lập sớm nên thời điểm chấm dứt tuổi thiếu niên thường sớm hơn so với trẻ em ở nước ta.2.1.2 Điều kiện về sinh lýSự phát triển về mặt sinh lý ở thiếu niên có đặc điểm là tốc độ phát triển cơ thể rất nhanh, mạnh, nhưngkhông đồng đều về mọi mặt, đồng thời xuất hiện hiện tượng dậy thì đánh dấu sự trưởng thành về hệ sinhdục. Ở lứa tuổi thiếu niên diễn ra sự cải tổ rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể, về sinh lý, đây là giai đoạnbứt phá lần thứ hai trong cuộc đời, sau giai đoạn sơ sinh.2.1.2.1 Sự phát triển về chiều cao và cân nặngChiều cao của thiếu niên tăng lên một cách đột ngột, xuất hiện hiện tượng “trổ giò”. Tầm vóc củacác em lớn lên trông thấy, bộ đồ mẹ mới mua cho hôm Tết rất vừa vặn, mùa hạ đã trở nên ngắn cũn cỡn.Chiếc xe đạp mới mua, cha phải hạ thấp yên cho chân chạm đất, thế mà chẳng mấy chốc khi đạp xe thìđầu gối đã chạm phải ghi đông ...Tốc độ phát triển về thể chất biểu hiện rất rõ trong lứa tuổi thiếu niên. Vào thời điểm bùng phátdậy thì, trung bình một năm, các em gái cao thêm 5 - 6cm, các em trai cao thêm 6 - 7cm. Cân nặng hàngnăm tăng từ 2,4 - 6kg. Những năm gần đây, cân nặng và chiều cao của thiếu niên phát triển với nhịp độnhanh hơn, mạnh hơn, các em trở nên cao hơn, to hơn so với trẻ em 20 - 30 năm trước, thậm chí còn cóhiện tượng béo phì. Một nghiên cứu từ năm 2004 - 2009 trên 759 học sinh cấp 2 ở các quận nội thànhTPHCM cho thấy, trẻ thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng. Tỷ lệ thừa cân tăng gấp 1,5 và tỷ lệbéo phì tăng gấp 3. Tỷ lệ trẻ thừa cân năm 2004 là 12,5%, đến năm 2009 tăng lên 18.4%. Trong khi đó, tỷlệ trẻ béo phì tăng từ 1,7% lên 6,2%. Nghiên cứu này cũng cho thấy, tỷ lệ số trẻ ngm béo phì luôn cao hơnnhiều so với trẻ nữ và tăng đều trong từng năm.2.1.2.2 Sự phát triển của hệ cơ xươngHệ xương đang diễn ra quá trình cốt hóa về hình thái. Ở các bé gái đang diễn ra quá trình hìnhthành các mảnh của xương chậu đáp ứng chức năng làm mẹ sau này, vì vậy nên tránh cho các em đi giàyquá cao để không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Thiếu niên dưới 14 tuổi, hệ xương sống vẫn cònnhiều các đốt sụn đang cốt hóa, nên cột sống rất dễ bị cong, vẹo khi ngồi, vận động và mang vác vật nặngkhông đúng tư thế. Sự hỏng tư thế diễn ra nhiều nhất ở tuổi 12-15, vì vậy cần chú ý nhắc nhở các em.Sự gia tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối thời điểm dậythì khiến sức mạnh cơ bắp được tăng cường. Cơ thể các em khỏe lên rõ rệt [các em trai rất hiếu động,thích chạy nhảy, thi thố tài năng, đọ tay, chơi bóng đá để thể hiện sức mạnh cơ bắp...]. Tuy nhiên, thiếuniên thường chóng mệt và không có sức chịu đựng dẻo dai như người lớn. Nên chú ý điều đó khi tổ chứccác dạng hoạt động cho các em.Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra không cân đối. Hệ xương, nhất là xương ống tay, ốngchân phát triển mạnh, chiều cao tăng nhanh, nhưng xương lồng ngực và hệ cơ phát triển chậm hơn khiếnthân hình thiếu niên đa số nhìn cao, gầy ốm, mất cân đối. Xương bản tay và các đốt ngón tay phát triểnkhông đều làm cho sự phối hợp vận động không nhịp nhàng, khiến các em cảm thấy tay chân lóng ngóng,vụng về, đụng đâu bể đó. Điều đó khiến các em thấy không thoải mái, mất tự tin. Các em ý thức được sựlóng ngóng của mình, sợ mọi người chế giễu nên cố tìm mọi cách che giấu, điệu bộ không tự nhiên. Cóem tỏ vẻ rụt rè, nhút nhát ít dám tham gia các hoạt động, có em tỏ ra cầu kì làm việc chậm chạp, có em tỏra mạnh bạo, can đảm, hành động hấp tấp,... Nếu người lớn không thông cảm mà thường mắng nhiếc thìcác em càng mất tự nhiên hơn.Tóm lại, hệ cơ xương phát triển mạnh nên đa số các em có sức lực tương đối khá, rất hiếu độngvà thích thử sức mình làm những công việc nặng [khuân vác ti vi, dịch chuyển đồ đạc, ...] nhưng do bộxương chưa cốt hóa hoàn toàn nên cơ thể dễ bị biến dạng, vì thế người lớn nên chú ý để các em không laođộng quá sức.2.1.2.3 Sự phát triển của hệ tim mạchHệ tim - mạch phát triển mạnh, nhưng cũng không cân đối:thể tích tim tăng nhanh, hoạt động củatim mạnh mẽ hơn nhưng đường kính của các mạch máu lại phát triển chậm hơn dẫn đến sự rối loạn tạmthời của hệ tuần hoàn máu. Do đó, thiếu niên thường hay mỏi mệt, chóng mặt, nhức đầu, tim đậpnhanh,huyết áp không ổn định khi phải làm việc gì đó quá sức hoặc quá lâu.2.1.2.4 Sự phát triển của hệ thần kinhTrọng lượng não phát triển gần bằng người lớn, đặc biệt các vùng chức năng phát triển mạnh mẽ.Các vùng thái dương, vùng đỉnh, vùng trán, các tua nhánh nơron phát triển rất nhanh, tạo điều kiện nốiliền các vùng này với vỏ não, các nơron thần kinh được liên kết với nhau, hình thành những phản xạ cóđiều kiện phức tạp giúp hình thành các chức năng trí tuệ bậc cao, là tiền đề cho sự phát triển các loại tưduy trừu tượng, tư duy logic, tư duy sáng tạo.Hoạt động hệ thần kinh của thiếu niên cũng chưa cân bằng, hưng phấn thường mạnh hơn ức chếnên các em thường hiếu động, ham hoạt động. Trong hành động hay có thêm nhiều động tác phụ dẫn đếnsự hậu đậu. Hưng phấn mạnh cũng khiến các em khó làm chủ cảm xúc, dễ bị kích động, hay vi phạm kỉluật, dễ có hành vi bốc đồng, thiếu tôn trọng người khác. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạngbạo lực học đường ngày càng gia tăng. Do hưng phấn và ức chế không cân bằng nên các em thường cónhững hành vi đối lập nhau, chẳng hạn lúc thì ồn ào náo nhiệt, lúc lại tỏ vẻ thờ ơ, mỏi mệt...Ở tuổi thiếu niên, có sự mất cân đối giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai,phản xạ có điều kiện đối với tín hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn so với phản xạ có điều kiện đốivới những tín hiệu từ ngữ. Do vậy, ngôn ngữ của thiếu niên cũng thay đổi. Lúc thì các em nói chậm hơn,lắp bắp, nhát gừng, có lúc lại nói nhanh hơn, nuốt lời, mất chữ, thậm chí có trường hợp đứng trước giáoviên nữ các em biến họ thành “quạ” [“chào cô ạ” nói nhanh thành “chào quạ”] ...2.1.2.5 Sự phát triển của hệ nội tiếtCác tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, nhưng chưa ổn định [đặc biệt là hoocmon của tuyếngiáp trạng và tuyến sinh dục] làm ảnh hưởng hoạt động của hệ thần kinh, hệ tim mạch. Do đó, các em dễxúc động, bực tức, nổi khùng. Nếu người lớn không kiên nhẫn, biết cách thuyết phục thì các em rất dễ cóphản ứng mạnh khi phật ý.Tuy nhiên, tất cả những hiện tượng rối loạn này chỉ mang tính chất tạm thời, khoảng 15 tuổi trở đicác em sẽ bước vào tuổi đầu thanh niên với sự phát triển hài hòa về mọi mặt.Sự phát triển của tuyến sinh dục [hiện tượng dậy thì]Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển cơ thể của thiếuniên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động mạnh và những biểu hiện của sự dậy thì xuất hiện. Biểu hiện chủyếu của sự chín muồi sinh dục ở các em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng kinh nguyệt.Tuổi trung bình bắt đầu dậy thì của các em nữ thường vào khoảng 11, 12 tuổi và kết thúc saukhoảng 3-5 năm. Các em ngm bắt đầu và kết thúc chậm hơn các em gái khoảng 1 đến 2 năm. Hiện tượngdậy thì phụ thuộc nhiều vào đặc điểm thể chất,dinh dưỡng, môi trường sống và hoạt động, sinh hoạt cánhân...nên thời điểm bắt đầu dậy thì ở một số em có thể sớm hơn hoặc muộn hơn.Đến 15-16 tuổi, giai đoạn dậy thì kết thúc. Các em đã có thể sinh sản được, nhưng sự trưởngthành thực sự về mặt tâm lý và xã hội thì còn phải đợi thêm nhiều năm nữa. Vì vậy, người lớn cần chú ýgiúp đỡ thiếu niên một cách tế nhị để các em yên tâm học tập, tránh hiện tượng “yêu sớm” có thể gây ranhững hậu quả đáng tiếc.Như vậy, sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển thể chất của thiếu niên cómột ý nghĩa quan trọng đối với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới. Những biến đổi rõ rệt về mặt giảiphẫu sinh lý làm cho thiếu niên trở thành người lớn theo quy luật tự nhiên và làm nảy sinh trong các emcảm giác về tính người lớn. Sự phát dục làm cho thiếu niên xuất hiện những rung cảm giới tính mới lạ,khiến các em quan tâm nhiều hơn đến người khác giới.2.1.3 Điều kiện xã hộiBước sang tuổi thiếu niên, điều kiện sống và hoạt động của các em có sự thay đổi cơ bản so vớituổi nhi đồng. Vị trí của các em trong gia đình, nhà trường và xã hội được nâng cao. Từ vị trí là “trẻ con ”chuyên dần sang vị trí mới “vừa trẻ con, vừa người lớn”2.1.3.1 Trong gia đìnhVị thế của thiếu niên trong gia đình đã được thay đổi. Cha mẹ không xem các em là bé nhỏ nữa.Trong gia đình các em được thừa nhận như một thành viên tích cực. được cha mẹ giao cho những nhiệmvụ cụ thể như: trông nhà, nấu cơm, giặt giũ. chăm em nhỏ... Thậm chí nhiều em phải tham gia lao độngphụ kiếm tiền cho cha mẹ. Hầu hết các em đã ý thức được các nhiệm vụ đó và thực hiện tích cực. Nhờ đó,thiếu niên hình thành ý thức trách nhiệm cao hơn.Điều quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với các em là cha mẹ cho phép các em tham gia bản bạcmột số công việc trong gia đình, quan tâm và lắng nghe ý kiến của các em, dành cho các em những quyềnsống độc lập hơn, từ đó các em cũng có ý thức xây dựng, bảo vệ hạnh phúc và uy tín của gia đình nhiềuhơn. Những sự thay đổi đó đã làm cho trẻ ý thức được vị thế của mình trong gia đình và động viên, kíchthích các em hoạt động tích cực.Tuy nhiên, có rất nhiều “dạng” thiếu niên khác nhau. Do điều kiện sinh sống và hoàn cảnh giađình khác nhau nên vị thế và sự phát triển tâm lý của thiếu niên cũng không đồng đều. Điều kiện kinh tế[giàu, nghèo, vừa đủ ăn..] và thái độ của cha mẹ [quan tâm hay thờ ơ, nuông chiều hay nghiêm khắc...] sẽảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tâm lý của các em.2.1.3.2 Trong nhà trườngTrên thực tế, đa số thiếu niên đều đi học trung học cơ sở, vì vậy hoạt động học tập vẫn chiếm vịtrí quan trọng trong đời sống của hầu hết thiếu niên và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý củacác em dù không phải là hoạt động chủ đạo.Hoạt động học tậpTrong nhà trường trung học cơ sở, hoạt động học tập được xây dựng một cách cơ bản, hướng vàothỏa mãn nhu cầu nhận thức cho học sinh, phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập của các em.Hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở có những điểm nổi bật sau:Thứ nhất, có sự thay đổi về nội dung học tập : ở trường trung học cơ sở, các em được tiếp xúcvới nhiều môn học khác nhau, mỗi môn học bao gồm hệ thống tri thức lý luận với những khái niệm trừutượng, khái quát, nội dung học tập phong phú và sâu sắc hơn, do đó đòi hỏi các em phải có sự thay đđổivề cách học. Sự phong phú về tri thức của từng môn học làm cho khối lượng tri thức mà các em lĩnh hộiđược tăng lên nhiều tầm hiểu biết của các em được mở rộng.Thứ hai, có sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập: Các em được học nhiềumôn học do nhiều thầy, cô giảng dạy, mỗi thầy cô có một phương pháp dạy học khác nhau nên các emcũng bị ảnh hưởng nhiều hơn. Đa số các thầy cô thường áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nênđòi hỏi các em phải tích cực và chủ động nhiều hơn trong học tập. Tính chất và hình thức học tập củathiếu niên cũng thay đổi. Việc học của thiếu niên được diễn ra theo nhiều hình thức sinh động khác nhaunhư thảo luận, thực hành, thí nghiệm, tham quan, ...Thứ ba, động cơ học tập của học sinh trung học cơ sở có một cấu trúc phức tạp, đa dạng nhưngchưa bền vững. Việc học của các em được thúc đẩy bởi nhiều loại động cơ, có động cơ xã hội, có động cơnhận thức và cả động cơ cá nhân muốn được bạn bè thừa nhận, nể phục, ...Thứ tư, thái độ học tập của học sinh trung học cơ sở cũng được cấu trúc lại. Có sự phân hóa tháiđộ đối với các môn học, có môn “thích”, môn “không thích”, có môn “cần”, môn “không cần”... Từ đódẫn đến các thái độ khác nhau trong học tập: từ chăm chỉ, tích cực, đầy trách nhiệm, đến uể oải, thờ ơ,lười biếng,... Thái độ học tập của các em phụ thuộc vào hứng thú, sở thích của các em, đồng thời phụthuộc nhiều vào nội dung môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên.Các dạng hoạt động khácNgoài hoạt động học tập, các em được tham gia vào nhiều dạng hoạt động ở nhà trường như: laođộng, sinh hoạt ngoại khóa, văn nghệ, thể thao... Các em tham gia những hoạt động này không chỉ nhằmthỏa mãn nhu cầu văn hóa mà còn thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với bạn bè.2.1.3.3 Ngoài xã hộiVị thế xã hội của thiếu niên được nâng cao. Các em có nhiều quyền hạn và nghĩa vụ xã hội hơn.Các em gia nhập đội thiếu niên tiền phong, tích cực tham gia các hoạt động xã hội khác nhau. Đến 14tuổi, các em có thể gia nhập Đoàn Thanh Niên Đảng Cộng Sản Việt Ngm, được làm chứng minh thư,được xã hội công nhận quyền công dân... Xã hội thừa nhận các em như một thành viên tích cực và giaophó cho các em một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực khác nhau như gìn giữ môi trường ‘sạchvà xanh”, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, hướng dẫn sinh hoạt hè cho các emnhỏ...Do tham gia công tác xã hội, mà quan hệ của học sinh trung học cơ sở được mở rộng, kinhnghiệm cuộc sống phong phú lên, nhân cách của thiếu niên được hình thành và phát triển.2.1.4 Điều kiện về tâm lýĐiều kiện tâm lý cho sự hình thành và phát triển tâm lý ở tuổi thiếu niên chính là sự chín muồi vềtâm lý trong giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi nhi đồng bước sang tuổi thiếu niên. Tâm lý thiếu niên sẽ đượchình thành và phát triển dựa trên nền tảng của những cấu trúc tâm lý đã có. Cuối tuổi nhi đồng, các em đãđạt những thành tựu nổi bật: phát triển các thao tác tư duy cụ thể; có khả năng tổ chức và kiểm soát cáchành động nhận thức, hành vi theo mục đích xác định; biết phân tích, lập các kế hoạch hành động; ngônngữ đã hoàn thiện ngữ pháp và ngữ nghĩa của ngôn ngữ nói, hình thành các kỹ năng đọc và viết tiếng mẹđẻ; phát triển nhận thức xã hội, cùng với sự phát triển lòng vị tha và tính hiếu chiến [giảm dần] trong đờisống xúc cảm - tình cảm. Sự phát triển các đặc trưng tâm lý này gắn liền với sự nhận thức các chuẩn mựcđạo đức, trên cơ sở đó hình thành hành vi đạo đức của các em.L.x. Vưgốtxki cho rằng những thành tựu phát triển tâm lý cuối tuổi nhi đồng đã khiến các em mởrộng và phát triển hứng thú cùng những mối quan tâm mới trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong giai đoạnchuyển tiếp, và đó chính là điều kiện tâm lý chín muồi cho sự hình thành và phát triển tâm lý ở lứa tuổithiếu niên.Tóm lại, sự phát triển nhảy vọt về thể chất, sự thay đổi điều kiện sống và hoạt động [học tập, giaotiếp...], sự chín muồi về tâm lý ở giai đoạn chuyển tiếp là những điều kiện giúp cho tâm lý của lứa tuổithiếu niên hình thành và phát triển nhảy vọt về chất, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trìnhphát triển tâm lý cá nhân.2.2 Hoạt động giao tiếp của thiếu niênHoạt động giao tiếp cũng là một trong những điều kiện của sự phát triển tâm lý của tuổi thiếu niên. Tuynhiên, hoạt động giao tiếp là hoạt động chủ đạo của thiếu niên nên cần đi sâu nghiên cứu hoạt động này.Hoạt động giao tiếp ở tuổi thiếu niên có những thay đổi về chất so với hoạt động giao tiếp của tuổi nhiđồng, đặc biệt trong giao tiếp với người lớn và bạn bè đồng trang lứa. Giao tiếp mang tính chất tâm tìnhtrở thành hoạt động chủ đạo của tuổi thiếu niên.2.2.1 Giao tiếp của thiếu niên với người lớn2.2.1.1 Đặc điểm giao tiếp giữa thiếu niên với người lớnNét đặc trưng trong giao tiếp của thiếu niên với người lớn là sự cải tổ lại mối quan hệ không bìnhđẳng giữa trẻ em và người lớn ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ mới dựa trên cơ sở của sự bìnhđẳng và tôn trọng.Quan hệ giữa thiếu niên với người lớn có những điểm đáng chú ý sau:Một là, sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự thay đổi của điều kiện sống và các dạng hoạt độnghọc tập, giao tiếp... làm xuất hiện ở thiếu niên một cảm giác mới: ‘‘cảm giác mình là người lớn L.x.Vưgốtxki cho đây là cấu tạo tâm lý mới trung tâm trong nhân cách của thiếu niên. Các em cảm thấy mìnhkhông còn là trẻ con nữa, những cũng chưa phải là người lớn thực sự. Trong con người các em, những néttính cách “vừa trẻ con, vừa người lớn’' đan xen nhau, đôi lúc trông thật trẻ con, nhưng đôi lúc ra vẻ ngườilớn thực sự. Các em học đòi và bắt chước người lớn, nhưng thực chất các em còn hiểu mơ hồ về thế giớingười lớn. Các em có xu hướng vươn lên làm người lớn và luôn cố gắng để được mọi người công nhậnrằng mình đã lớn, nên trong suy nghĩ và hành động các em thường bộc lộ rõ nhu cầu được độc lập, đượctự khẳng định mình.“Cảm giác mình là người lớn” là nét đặc trưng trong nhân cách thiếu niên, vì nó biểu hiện lậptrường sống mới của thiếu niên đối với người lớn và thế giới xung quanh. Cảm giác mình là người lớnđược thể hiện rất phong phú về nội dung và hình thức: về hình thức, các em bắt đầu quan tâm đến cách ănmặc, đi đứng,''nói năng,... về nội dung, các em quan tâm đến những phẩm chất và năng lực riêng,... Tronghọc tập, các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn có lập trường và quan điểm riêng. Trong gia đình vàxã hội, các em muốn được độc lập và không phụ thuộc nhiều vào người lớn. Trong giao tiếp các em cónhu cầu được [độc lập, được tự khẳng định mình.Sự phát triển tính người lớn ở thiếu niên phụ thuộc vào nhiều yêu tố: sự phát triển thể chất và sinhlý, điều kiện sống và hoạt động: tính tích cực hoạt động của cá nhân. Hoàn cảnh sống khác nhau sẽ tácđộng nhiều đến trẻ. Những trẻ có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, có cơ hội tiếp xúc nhiều đối tượngkhác nhau, sớm phải lao động kiếm sống, hoặc sống trong những gia đình có cha mẹ biết quan tâm đúngmức, biết tạo điều kiện cho con sớm thể hiện tính độc lập thì sẽ phát triển tính độc lập, tự chủ nhanh hơnnhững trẻ khác.Sự phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo nhiều phương hướng khác nhau nhưhướng “sách vở”, hướng “học đòi”, hướng “độc lập, tự chủ”,... Những cách thể hiện tính người lớn khácnhau sẽ hình thành những xu hướng phát triển hệ thống giá trị có nội dung khác nhau, đánh dấu ngã rẽcuộc đời với những số phận khác nhau.Hai là, nhu cầu được độc lập, được tự khẳng định mình trong quan hệ với người lớn được thể hiệnrất cao. Các em đòi hỏi người lớn phải đối xử bình đẳng, tôn trọng, tin tưởng và mở rộng quyền hạn độclập của các em. Nếu người lớn không thay đổi cách ứng xử, vẫn đối xử với các em theo kiểu các em là trẻcon, ra lệnh cho các em, can thiệp thô bạo vào từng việc làm của các em, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việchọc tập và sinh hoạt của các em thì bằng cách này hay cách khác, các em sẽ có những thái độ và phản ứngtiêu cực, chống đối lại người lớn một cách công khai hay ngấm ngầm: cãi lại người lớn, không phục tùngyêu cầu của người lớn, né tránh người lớn,...Nếu được đáp ứng các nhu cầu, thiếu niên cảm thấy sung sướng, hài lòng. Nhũng cố gắng của cácem được người lớn thừa nhận có tác dụng thúc đẩy các em tích cực hoạt động, chấp nhận những chuẩnmực đạo đức và hành vi ứng xử của người lớn.Ba là, trong quan hệ với người lớn, ở thiếu niên xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Trước hết là nhữngmâu thuẫn nội tại bên trong của trẻ. Một mặt các em có nhu cầu, mong muốn được độc lập, thoát khỏi sựgiám sát của người lớn, mặt khác các em vẫn có nhu cầu mong muốn được người lớn gần gũi, chia sẻ,động viên định hướng cho mình. Tiếp theo, là những mâu thuẫn giữa bản thân thiếu niên với người lớn.Một mặt, thiếu niên cảm thấy mình đã lớn, muốn được người lớn đối xử bình đẳng và tôn trọng. Tuynhiên, không phải tất cả người lớn đều bắt nhịp được những mong muốn đó của thiếu niên và dễ dàngthay đổi kiểu quan hệ cũ [không bình đẳng] sang kiểu quan hệ mới, mà thông thường người lớn đã quenđối xử với các em như trẻ nhỏ. Hơn nữa sự thay đổi nào cũng cần có thời gian và bản thân người lớn cũnggặp nhiều khó khăn khi phải thay đổi thói quen. Vì lẽ đó nên giao tiếp giữa người lớn với thiếu niênthường nảy sinh những xung đột.Bốn là, trong tương tác với người lớn thiếu niên có xu hướng cường điệu hóa những tác động củangười lớn mà bản thân các em cho là không phù hợp. Các em hay suy diễn, thổi phồng, cường điệu hóanhững tác động đó. Chỉ cần người lớn hành xử làm tổn thương chút ít đến các em thì các em thường xemđó là sự xúc phạm lớn và phản ứng tiêu cực với cường độ mạnh, trong khi những hành vi có thể gây nguyhại đến tính mạng người khác và bản thân thì các em lại xem nhẹ. Điều đó cũng là một nguyên nhân dẫnđến tình trạng stress, trầm cảm, tự tử, tự hủy hoại bản thân,... ở thiếu niên có xu hướng ngày càng giatăng.2.2.1.2 Các kiểu quan hệ ứng xử của người lớn với thiếu niênTrong quan hệ giao tiếp ứng xử của người lớn đối với thiếu niên có ba phong cách khá điển hình.Phong cách dân chủ bình đẳngTrong phong cách giao tiếp ứng xử kiểu này, người lớn thường quan tâm đến sự biến đổi về tâmsinh lý của các em, từ đó có sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứatuổi các em. Người lớn thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng các em, đặt các em vào vị trí một người bạn người đồng hành. Giữa người lớn với thiếu niên có được sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó về tình cảm. Đây làkiểu quan hệ dân chủ, hợp tác. Kiểu quan hệ này làm giảm sự xung đột .thế hệ giữa người lớn và trẻ em,có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của thiếu niên.Phong cách độc đoánTrong phong cách giao tiếp ứng xử kiểu này, người lớn thường không xem trọng nhu cầu độc lậpcủa các em, thường xuyên áp đặt tư tưởng, thái độ và hành vi của bản thân lên các em, đối xử với các emnhư đối với trẻ nhỏ, bắt các em phải nhất nhất tuân theo mệnh lệnh của người lớn. Quan hệ ứng xử kiểunày thường chứa đựng nhiều mâu thuẫn và làm nảy sinh nhiều xung đột giữa người lớn với thiếu niên,ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm lý của thiếu niên.Phong cách tự doTrong phong cách giao tiếp ứng xử kiểu này, người lớn lại quá xem trọng những yêu cầu củathiếu niên và để cho thiếu niên muốn làm gì thì làm, quan hệ kiểu này thường có tính hai mặt. Với những

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề