Quân đội có chức năng như thế nào

Tuy nhiên, đội quân lao động sản xuất [thực chất cũng thực hiện đủ 3 chức năng của quân đội, nhưng tập trung nhiệm vụ chủ yếu cho lao động sản xuất] đang gặp phải một số rào cản về chính sách, dẫn tới chưa bung hết được sức mạnh để đóng góp nhiều hơn cho kinh tế-xã hội [KT-XH], nhất là trong bối cảnh nước ta đang nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế trước những tác động của đại dịch Covid-19.

Bài 1: Lao động sản xuất - một chức năng quan trọng của quân đội

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta ngay từ khi mới thành lập lực lượng QĐND đã rất chú trọng tới chức năng đội quân lao động sản xuất, coi đây là một trong 3 chức năng chính của quân đội. Thực hiện chủ trương, chính sách ấy, đội quân lao động sản xuất thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh [QPAN] trong quân đội đã được xây dựng và phát triển thành một lực lượng hùng mạnh, đóng góp rất lớn cho sự phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng và bảo vệ đất nước...

Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quân đội tham gia lao động sản xuất

QĐND Việt Nam có 3 chức năng chính là đội quân chiến đấu,đội quân công tácvà đội quân lao động sản xuất. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện-tài liệu của Đảng, trong Hiến pháp và trong hệ thống pháp luật của nước ta. Việc QĐND Việt Nam tham gia lao động sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế là sự kế thừa từ những bài học xương máu trong lịch sử của dân tộc.

Ngay từ thời kỳ đầu, khi ông cha ta tổ chức ra lực lượng quân đội để chiến đấu chống quân xâm lược, mở rộng bờ cõi, lực lượng quân đội đã được tổ chức thành một đội quân vừa thiện chiến, vừa giỏi sản xuất. Chính sách “ngụ binh ư nông” có thể coi là một sự sáng tạo tuyệt vời, song song với quá trình thao luyện quân sự, binh lính cũng được đưa đi tham gia sản xuất nông nghiệp để tăng cường quân lương, khoan thư sức dân. Không chỉ trong thời bình, trong thời chiến, cha ông ta cũng thực hiện rất tốt chính sách quân đội vừa chiến đấu, vừa lao động sản xuất để tự bảo đảm quân lương. Chính điều này làm nên một nghệ thuật chiến đấu rất độc đáo của Quân đội ta thời phong kiến. Rất nhiều lần, giặc ngoại xâm thực hiện mưu kế bao vây, chặn đường tiếp tế lương thực của ta với hy vọng không đánh mà quân ta tự tan rã. Nhưng nhờ tự lao động sản xuất, quân ta tự túc hoàn toàn được lương thực, ngược lại khiến quân giặc lâm vào tình trạng rệu rã và bị đánh bại.

Kế thừa bài học kinh nghiệm của cha ông, ngay từ khi mới tổ chức lực lượng QĐND Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng tổ chức cho quân đội tham gia lao động sản xuất, từ sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang-thiết bị quân sự, quân trang, quân dụng cho tới tăng gia trồng trọt, chăn nuôi. Trong Bài nói về tình hình và nhiệm vụ trước mắt của quân đội tại Hội nghị cao cấp toàn quân ngày 20-3-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Nhiệm vụ xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu và nhiệm vụ tích cực tham gia sản xuất củaquân độiđều rất quan trọng, thống nhất và kết hợp chặt chẽ với nhau. Bộ đội chiến đấu và bộ đội sản xuất phải tăng cường đoàn kết. “Toàn quân phải đoàn kết phấn đấu, quyết tâm xây dựng Quân đội ta thành một đội quân hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu, học tập giỏi, công tác giỏi, sản xuất giỏi”, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn như vậy.

Đảng ta cũng xác định từ rất sớm nhiệm vụ quốc phòng kết hợp với kinh tế và ngược lại. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 [mở rộng] tháng 3-1957 về vấn đề xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng đã xác định rõ: "Quân đội phải có ý thức và thiết thực tham gia vào việc xây dựng kinh tế và củng cố hậu phương. Chỉ có phát triển không ngừng nền kinh tế của nước nhà mới có thể tǎng cường việc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Ngược lại, khi đặt vấn đề xây dựng kinh tế, phải luôn luôn chiếu cố đến nhu cầu củng cố quốc phòng, kết hợp nhu cầu thời bình với nhu cầu thời chiến".

Một góc ở Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. Ảnh:CHIẾN THẮNG.

Từ đó đến nay, Đảng ta cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách về việc quân đội tham gia xây dựng, phát triển kinh tế, thực hiện chức năng “đội quân lao động sản xuất” của quân đội. Nhà nước, quân đội cũng cụ thể hóa các chủ trương của Đảng thành quy định của pháp luật để thực hiện, chẳng hạn Nghị định số 030/NĐ của Bộ Quốc phòng ngày 23-8-1956 thành lập Cục Nông binh để tham mưu cho Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế. Hiến pháp năm 1980 đã hiến định rằng các lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ cùng toàn dân xây dựng nước nhà, Nhà nước chăm lo phát triển công nghiệp quốc phòng; Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung thêm quy định về kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng. Các quy định về doanh nghiệp QPAN cũng được thể hiện trong Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và các văn bản dưới luật...

Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế

Thấm nhuần lời dạy của Bác; thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp, pháp luật; với sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ, đội quân lao động sản xuất của QĐND Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, từ những nhà xưởng, nhà máy sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng cho tới những nông trường, lâm trường quân đội luôn đạt thành tích rất đáng tự hào, góp phần rất tích cực vào công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kiến thiết nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội, hội nhập quốc tế.

Hòa bình lập lại, các đơn vị bộ đội chủ lực cũng hăng hái tăng gia sản xuất, giúp dân xây dựng và phát triển kinh tế; còn các đơn vị bộ đội sản xuất cũng nhanh chóng vươn mình, khẳng định vai trò rất to lớn trong nền kinh tế nước nhà. Kể từ khi đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới, nhiều đơn vị bộ đội sản xuất đã chuyển đổi mô hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn nhưng vẫn giữ vững truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, luôn đoàn kết, nhất trí một lòng, “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua” và giành thắng lợi vẻ vang. Rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quốc phòng đã khẳng định được tên tuổi, trở thành những thương hiệu hàng đầu của đất nước, vươn tầm khu vực và thế giới, đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng, phát triển của KT-XH, vào ngân sách nhà nước và góp phần quan trọng vào việc bảo đảm các nhiệm vụ QPAN. Điển hình như Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội [Viettel], Tân Cảng Sài Gòn, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Tổng công ty Thành An [Binh đoàn 11], các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, thuộc các quân chủng, binh chủng.

Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp đứng chân trên các địa bàn chiến lược, tham gia phát triển KT-XH vùng sâu, vùng xa, xóa đói, giảm nghèo, ổn định dân cư vùng biên giới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố QPAN, tham gia giúp các nước bạn Lào, Campuchia phát triển KT-XH để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn QPAN phải thành lập các công ty con, nhưng theo quy định hiện hành, các công ty con ấy không được xác định là doanh nghiệp QPAN nên gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đó đang là những cản trở rất lớn làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này...

[còn nữa]

HOÀNG GIA MINH - NGUYỄN CHIẾN THẮNG

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8002 do Tổng công ty Sông Thu [Bộ Quốc phòng] đóng. [Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN]

Thực hiện chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất, trong thời bình, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tá Vũ Khanh, Viện Chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng có bài viết: Quân đội nhân dân thực hiện tốt ba chức năng trong thời bình.

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân [tiền thân của Quân đội nhân dân ngày nay] được thành lập theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Kể từ đó, quân đội đã sát cánh cùng toàn Đảng, toàn dân, lập nên những chiến công hiển hách, đánh đuổi thực dân, đế quốc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Những năm tháng trong thời bình, Quân đội nhân dân Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Các thế hệ sĩ quan, chiến sĩ quân đội vẫn kế tiếp nhau phát huy truyền thống và bản chất tốt đẹp của “Bộ đội cụ Hồ”, luôn làm đúng chức năng của đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất. Thực hiện chức năng đội quân chiến đấu: Quân đội nhân dân được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, thường xuyên thực hành huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Quân đội đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, tổ chức nghiên cứu, theo dõi, nắm chắc và đánh giá chính xác tình hình trong nước, khu vực và quốc tế có liên quan đến quân sự, quốc phòng; xác định rõ đối tượng tác chiến, thủ đoạn và phương thức hoạt động chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta; phân tích, dự báo đúng các tình huống, các nguy cơ có thể dẫn đến biến động chính trị; tham mưu với Đảng và Nhà nước có chủ trương và đối sách kịp thời, không để xảy ra bất ngờ về chiến lược, chủ động đề xuất các phương án xử lý các tình huống phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng. Quân đội đã tập trung xây dựng về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, chủ động đấu tranh triệt tiêu các yếu tố “tự diễn biến” trong nội bộ, làm thất bại âm mưu “phi chính trị hoá’’ quân đội của các thế lực thù địch. Xây dựng và hoàn thiện các kế hoạch tác chiến chiến lược; điều chỉnh cơ bản thế bố trí chiến lược trên các hướng trọng điểm. Duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng đối phó với các tình huống xảy ra. Thực hiện chấn chỉnh mạnh mẽ tổ chức quân đội theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, tập trung xây dựng các lực lượng, ưu tiên các đơn vị thường trực làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Quân đội đã thực hiện tốt việc phối hợp với các ngành, các địa phương xây dựng, quản lý và nâng cao chất lượng huấn luyện lực lượng dự bị động viên, xây dựng đội ngũ cán bộ quân sự ở cơ sở có đủ số lượng, chất lượng ngày càng cao. Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình huấn luyện đào tạo kết hợp với chấn chỉnh, củng cố hệ thống tổ chức nhà trường quân đội. Nâng cao chất lượng huấn luyện của các đơn vị trong toàn quân sát với yêu cầu, nhiệm vụ và đối tượng tác chiến; tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị. Nghiên cứu phát triển khoa học quân sự phù hợp với sự phát triển của tình hình và điều kiện Việt Nam, đáp ứng yêu cầu tác chiến trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao. Thực hiện chức năng đội quân công tác: Quân đội nhân dân luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận, đi đầu trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa biên giới, hải đảo; tích cực tham gia phòng chống lụt, bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ tài nguyên, môi trường… Các đơn vị trong quân đội nhân dân đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương còn nhiều khó khăn trên địa bàn đóng quân, tích cực tham gia xoá đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Quân đội là lực lượng xung kích trong quá trình giải quyết các hậu quả lâu dài của các cuộc chiến tranh, tham gia tích cực “Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn” của Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để giải phóng đất đai phục vụ sản xuất. Nhiều dự án điều tra, rà phá bom mìn đã được triển khai ở các khu vực bị ô nhiễm nặng nhất và đã đạt được những kết quả tích cực. Hàng chục vạn héc ta đất đai đã được dọn sạch bom, mìn, vật liệu nổ để phục vụ sản xuất. Quân đội cũng tích cực giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống xã hội. Các đơn vị trong toàn quân đã làm tốt công tác chính sách hậu phương quân đội, xây dựng được hàng vạn Nhà tình nghĩa, Nhà đồng đội... và tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ trên địa bàn cả 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Công tác khắc phục hậu quả chất độc trong đó có ô nhiễm chất độc hóa học sau chiến tranh đã được Quân đội nhân dân thực hiện đồng thời với bảo tồn và cải thiện môi trường. Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong quân đội được đẩy mạnh, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Các đơn vị quân đội đã tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng, tác động của môi trường đối với các khu vực quân sự và các khu vực liên quan; kiểm soát, giám sát ô nhiễm và quản lý chất thải quân sự; triển khai các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật khai thác sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong hoạt động quân sự; xây dựng và thực hiện đề án của Bộ Quốc phòng trong chương trình nghiên cứu khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước để giải quyết nhiều vấn đề về môi trường; xây dựng và tổ chức lực lượng làm nòng cốt trong phòng chống thiên tai và khắc phục sự cố môi trường… Quân đội là lực lượng chủ lực trong nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn, coi đây là một nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã làm tốt kế hoạch phòng chống các loại thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn, công tác lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức lực lượng, bảo đảm trang bị kỹ thuật, hậu cần, tham mưu, đến trực tiếp cùng với các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương nơi đóng quân triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, nên khi thiên tai hoặc sự cố do con người xảy ra, quân đội đã kịp thời huy động lực lượng, trang thiết bị, chủ động đối phó có hiệu quả, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân. Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" do Chính phủ phát động, các đơn vị quân đội đã có nhiều hoạt động thiết thực tham gia xây dựng nông thôn mới tại các địa bàn đóng quân. Các đơn vị trong toàn quân đã tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương [như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, bưu điện, nhà ở dân cư]; tham gia thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Tham gia thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, thực hiện các phong trào, công tác chính sách xã hội, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới; tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể vững mạnh xuất sắc, củng cố cơ sở chính trị địa phương vững mạnh toàn diện; tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng địa bàn an toàn, vững mạnh. Thực hiện chức năng đội quân sản xuất: Các đơn vị quân đội đã tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực lao động, đất đai, kỹ thuật..., đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn thực phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống vật chất cho bộ đội. Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp quốc phòng đã sản xuất được một số loại vũ khí, trang bị khí tài phù hợp, đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại, yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội. Nhiều đơn vị làm kinh tế của quân đội đã sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở thành các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn của đất nước, đi đầu trong việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước... Các doanh nghiệp quân đội đã tham gia nhiều dự án công trình trọng điểm của quốc gia như Đường Hồ Chí Minh, đường dây 500 KV Bắc - Nam, đường tuần tra biên giới, dịch vụ dầu khí, tham gia xây dựng nhiều công trình thuỷ điện lớn... Hiện có gần 100 doanh nghiệp quân đội đang tham gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế như dịch vụ bay, dịch vụ cảng biển, viễn thông, công nghiệp đóng tàu, trồng cây công nghiệp... Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp này ngày một tăng. Các khu kinh tế-quốc phòng của quân đội đã giúp dân khai hoang, cải tạo đồng ruộng, xây dựng ruộng lúa nước, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc; hỗ trợ vốn làm nhà và cây con giống, giúp đỡ về kỹ thuật sản xuất, chống di dân và đón nhận dân ở tuyến sau đến định cư, giúp dân ổn định cuộc sống lâu dài; đã phối hợp cùng với các địa phương tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phát triển văn hóa-xã hội. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình hạnh phúc, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, kế hoạch hóa gia đình, xóa mù chữ, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, ăn ở vệ sinh... được nhân dân trên địa bàn tích cực thực hiện, tạo được chuyển biến mới, góp phần từng bước xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các khu kinh tế-quốc phòng đã xây dựng được hàng chục nhà văn hóa, trạm thu phát truyền hình, đưa hệ thống phát thanh truyền hình về thôn bản; triển khai chương trình quân - dân y kết hợp, tổ chức khám chữa bệnh cho hàng chục nghìn lượt người... góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở địa bàn. Trên cơ sở quy hoạch và đầu tư xây dựng các cụm, điểm dân cư sát tuyến biên giới, các khu kinh tế-quốc phòng đã tiến hành tổ chức xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia trong mọi tình huống./.

[TTXVN/Vietnam+]

Xem thêm 70 năm thành lập QĐND Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề