Quân đội nhà Lý được chia thành bao nhiêu bộ phận?

Quân đội của nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?

17/11/2020 1,217

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Câu Hỏi:

Quân đội của nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?

A. dân binh, công binh.

B. cấm quân, quân địa phương.

C. cấm quân, công binh

D. dân binh, ngoại binh

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Quân đội của nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận là cấm quân, quân địa phương.
Quân đội của các nhà nước phong kiến ở Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV sớm được tổ chức quy củ, gồm hai bộ phận: cấm quân- quân bảo vệ nhà vua và kinh thành và quân địa phương- canh phòng ở các lộ phủ.

Giang [Tổng hợp]

Báo đáp án sai Facebook twitter

Quân đội của các nhà nước phong kiến ở Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV sớm được tổ chức quy củ, gồm hai bộ phận: cấm quân- quân bảo vệ nhà vua và kinh thành và quân địa phương- canh phòng ở các lộ phủ

Đáp án cần chọn là: B

[Bqp.vn] - Lý Công Uẩn, Điện tiền chỉ huy sứ [người đứng đầu quân cấm vệ nhà Tiền Lê] được tôn làm vua thay Lê Long Đĩnh [chết tháng 10/1009], lập nên triều đại nhà Lý kéo dài 215 năm.

Nhà Lý đã tập trung củng cố, xây dựng và phát triển nhà nước quân chủ trung ương tập quyền về mọi mặt, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang để sẵn sàng đối phó vwois nguy cơ bị xâm lược từ phương Bắc.

Quân đội nhà Lý được chuyển thuộc tự nhiên từ quân đội nhà Tiền Lên sang, về cơ bản, tổ chức biên chế không có sự thay đổi lớn. Lực lượng vũ trang của nhà Lý được tổ chức theo nguyên tắc Thân quân với lực lượng thường trực chuyên nghiệp và Sương quân với lực lượng bán chuyên nghiệp.

Lực lượng thường trực chuyên nghiệp được tổ chức thành hai bộ phận: quân Cấm vệ của triều đình và quân Vương hầu của các hoàng tử, thân vương, đại thần ở các lộ, châu, phủ.

Dưới thời Lý, quân Cấm vệ được tổ chức biên chế không thống nhất, tùy theo từng đời vua. Quân Cấm vệ có các quân [vệ] biên chế mỗi quân [vệ] có 500 người hay 200 người. Triều vua Lý Thái Tổ [1010 - 1028], trong lực lượng quân Cấm vệ có 6 vệ, mỗi vệ biên chế 500 người, Triều vua Lý Thái Tông [1028 - 1054], quân Cấm vệ có 10 vệ, mỗi vệ biên chế 200 người, Triều vua Lý Thánh Tông [1054 - 1072], quân Cấm vệ có 16 vệ, mỗi vệ biên chế 200 người…

Đứng đầu quân Cấm vệ là Điện tiền chỉ huy sứ. Căn cứ vào độ tin cậy và sự tài nghệ, quân Cấm vệ được chia làm hai loại: quân Ngự tiền và quân Điện tiền. Quân Ngự tiền làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở của vua, còn quân Điện tiền bảo vệ cấm thành.

Các đơn vị quân Ngự tiền dưới quân được tổ chức thành các đô, hỏa, còn các quân [vệ] của lực lượng khác được tổ chức thành các giáp, mỗi giáp biên chế 15 người.

Cũng như quân đội Tiền Lê, Quân đội nhà Lý các binh sỹ phục vụ trong lực lượng quân Cấm vệ đều được thích trên trán chữ “Thiên tử quân”. Quân Vương hầu [quân địa phương] theo quy định của triều đình, mỗi nơi chỉ được tổ chức một lực lượng khoảng 500 người, khi có sự biến chiến tranh, lực lượng này được phát triển nhanh chóng về số lượng và đặt dưới sự điều hành thống nhất của nhà vua.

Lực lượng bán chuyên nghiệp được gọi là Sương quân [Tứ sương], được tổ chức ở kinh đô và các địa phương, chủ yếu làm nhiệm vụ phục dịch hay canh gác vòng ngoài các cổng thành. Binh sỹ phục vụ trong lực lượng này luân phiên nhau về làm ruộng để tự túc sau mỗi kỳ hạn được gọi tập trung, thông thường mỗi đợt gọi vào phục dịch và canh gác khoảng 1-2 tháng. Chính sách này dưới thời Lý được gọi là “ngụ binh ư nông” [lính gửi trong dân].

Thời bình, nhà Lý chỉ duy trì một lực lượng vũ tang thường trực cần thiết, chú trọng phân hạng dân đinh trong cả nước. Với chính sách này, nhà Lý có thể huy động một lực lượng lớn đinh tráng vào quân đội trong một thời gian ngắn khi có chiến tranh xảy ra.

Quân đội nhà Lý có sự chuyển hóa dần thành quân thủy và quân bộ. Lực lượng thủy binh được trang bị nhiều chủng loại thuyền có khả năng cơ động và tác chiến dài ngày trên biển, trên sông và cả tác chiến thủy - bộ.

Quân bộ được xây dựng theo hướng chính quy, tăng sức cơ động để có thể đối phó được với các đội quân thạo đánh bộ khi chiến tranh xảy ra.

Trong thời bình, quân đội nhà Lý rất được chú trọng huấn luyện cả về kỹ năng chiến đấu và các hình thức chiến đấu cũng như tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội.

Trang bị vũ khí trong lực lượng vũ trang dưới thời Lý vẫn là “vũ khí lạnh” song đã có bước phát triển mới so với quân đội các thời kỳ trước đó, khả năng cơ động cao hơn.

Quân đội nhà Lý đã đánh thắng quân đội Tống ngay trên đất Tống trong chính sách “tiên phát chế nhân” và khi quân Tống xâm lược Đại Việt lần thứ hai [1075 - 1077], do Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy.

Chủ Đề