Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước

Nhiều người dân vẫn nghĩ rằng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước sẽ không được phép đưa vào thực hiện giao dịch. Đây là suy nghĩ hết sức sai lầm trong khi pháp luật có những quy định về việc mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Nếu bạn muốn mua nhà trong trường hợp này thì bạn cần biết về điều kiện, thủ tục thực hiện việc mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Dưới đây là tư vấn của Luật Thái An về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý quy định việc mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước là:

  • Luật Nhà ở 2014;
  • Luật Đất đai 2013;
  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2015/NĐ-CP

Theo quy định của pháp luật nhà ở, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm:

  • Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu Nhà nước
  • Nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu
  • Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định

===>>> Xem thêm: Mua bán nhà tái định cư

Theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 118 Luật Nhà ở 2014 thì việc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không bắt buộc phải có GCN nhưng phải có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện tham gia mua bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, pháp luật chỉ mới quy định về điều kiện bán ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước ( gọi tắt là bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước).

===>>> Xem thêm: Những rủi ro khi mua bán nhà đất

Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước
Có thể bạn chưa biết khi mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước thì không bắt buộc phải có GCN – Ảnh minh họa: Internet.

Pháp luật về nhà ở hiện nay chỉ quy định điều kiện mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước là các văn bản, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện mua. Đó là những văn bản sau:

===>>> Xem thêm: Đối tượng, điều kiện, hồ sơ, thủ tục mua nhà ở xã hội

  • Đơn đề nghị mua nhà ở
  • Bản sao Giấy tờ tùy thân: Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu/Thẻ quan nhân của người đề nghị mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
  • Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc GCN đăng ký kết hôn trong trường hợp vợ chồng mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước
  • Hợp đồng thuê nhà ở được lập hợp pháp
  • Giấy tờ chứng minh đã nộp đủ tiền thuê nhà ở và chi phí quản lý vận hành nhà ở đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mua nhà ở.
  • Trường hợp ủy quyền thì phải có văn bản về việc ủy quyền có công chứng cho các thành viên khác đứng tên mua nhà. Trường hợp một trong số các thành viên trong hợp đồng mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước đã chết thì phải có giấy chứng tử. Nếu thành viên khước từ quyền mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước và đứng tên trên GCN thì phải có văn bản chứng minh và cam kết không có tranh chấp, khiếu kiện về việc mua bán này.
  • Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở (nếu có).

===>>> Xem thêm: Điều kiện bán nhà ở xã hội

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mua nhà thuộc sở hữu nhà nước

Bạn cần chuẩn bị một bộ hò sơ mua nhà thuộc sở hữu nhà nước. Bộ hồ sơ bao gồm các loại giây tờ chúng tôi đã trình bày ở trên.

===>>> Xem thêm: Mua bán nhà cần giấy tờ gì?

  • Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết hồ sơ

Chủ thể mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước phải nộp hồ sơ tại đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do UBND cấp tỉnh quyết định). Sau đó, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận, ghi giấy biên nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và lập danh sách người mua nhà ở.

  • Bước 3: Xác định giá bán nhà ở

Trên cơ sở hồ sơ đề nghị mua bán nhà ở cũ, Sở Xây dựng tổ chức họp Hội đồng xác định giá bán nhà ở để xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất.

Sau khi Hội đồng xác định giá bán nhà ở xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất, Sở Xây dựng lập danh sách đối tượng được mua nhà ở kèm theo văn bản xác định giá bán nhà ở của Hội đồng xác định giá bán nhà ở trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, quyết định.

===>>> Xem thêm: Quy trình mua bán nhà

Đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị Hội đồng xác định giá bán nhà ở họp để xác định giá; sau đó trình Bộ Quốc phòng ban hành quyết định bán nhà ở cũ.

Căn cứ vào báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, ban hành quyết định bán nhà ở cũ, trong đó nêu rõ đối tượng được mua nhà ở, địa chỉ nhà ở được bán, giá bán nhà ở cũ và giá chuyển quyền sử dụng đất và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở biết để phối hợp thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà ở.

  • Bước 4: Ký kết hợp đồng mua bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước

Sau khi nhận quyết định bán nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thông báo cho người mua nhà biết thời gian cụ thể để ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở.

===>>> Xem thêm: Quy định về vi bằng nhà đất

  • Bước 5: Thực hiện các nghĩa vụ tài sản khi mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước

Bạn phải đóng lệ phí khi mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm: lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính…. trừ trường hợp được miễn lệ phí.

===>>> Xem thêm:  Lệ phí mua bán nhà đất 

Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về mua bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước . Từ khi viết bài này các quy định của pháp luật đã có thể thay đổi. Nên để được tư vấn chính xác nhất, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Thái An.

Có thể nói, mảnh đất căn nhà là cơ ngơi, tài sản giá trị, là thành quả của quá trình làm việc là lao động vất vả của bất cứ ai. Vì vậy, khi đưa nhà ở, đất đai vào giao dịch thì bạn cần hết sức cẩn trọng, tìm hiểu kỹ thực trạng nhà đất, giấy tờ pháp lý có liên quan. Tuy hệ thống pháp luật điều chỉnh khi mua bán nhà đã dần hoàn thiện nhưng biện pháp tốt nhất là “tự bảo vệ quyền lợi của mình”.

Một trong những giải pháp tốt nhất đó là bạn cần tìm đến đơn vị cung cấp pháp lý uy tín để được tư vấn trước khi quyết định mua bán nhà ở trong trường hợp của mình.

===>>> Xem thêm: Quy định về mua bán nhà ở

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp một cách tối ưu nhất, người mua bán nhà cần tìm đến đơn vị tư vấn pháp luật uy tín để được hỗ trợ.

HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước

Giám đốc tại Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước

Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước

Hoàn thiện chính sách quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước

Bộ Tài chính vừa thông tin về kiến nghị sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng bổ sung quy định giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý cho thuê, khai thác nhà đất thuộc sở hữu nhà nước để tăng thêm nguồn thu cho Nhà nước và sửa đổi Luật Đấu giá theo hướng bổ sung hình thức đấu giá cho thuê tài sản nhà nước.

Công bố kết luận thanh tra về chuyển đổi nhà đất tại Hà Nội

Cục Thuế Lâm Đồng thu thuế từ nhà đất đạt 1.230 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh kiểm tra việc sắp xếp nhà đất tại các Tổng công ty nhà nước

TP. Hồ Chí Minh ngăn chặn vi phạm về nhà đất công sản

Mới đây, báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất (Ban Chỉ đạo 167) về thực trạng quản lý, sử dụng nhà đất thuộc sở hữu nhà nước giao cho Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh quản lý, Sở này cho rằng, công tác quản lý, sử dụng nhà sở hữu nhà nước hiện còn tồn tại một số bất cập. Các văn bản quy định về quản lý tài sản nhà nước được giao cho cơ quan làm trụ sở nhưng không có mô hình giữ hộ, quản lý vận hành cho thuê để tăng thêm ngân sách cho Nhà nước và đấu giá cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước.

Do vậy, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh kiến nghị sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng bổ sung chế độ giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý cho thuê, khai thác để tăng thêm nguồn thu cho Nhà nước, đồng thời sửa đổi Luật Đấu giá theo hướng bổ sung hình thức đấu giá cho thuê tài sản nhà nước.

Thông tin về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được cho thuê đối với tài sản công được giao quản lý trong trường hợp:

Thứ nhất, nhà, đất được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất.

Thứ hai, nhà, đất được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để cho thuê mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.

Theo quy định hiện hành, việc cho thuê phải được lập thành Đề án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện theo phương thức đấu giá nhằm đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, hiệu quả.

Đối với nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước đang được giao cho Công ty kinh doanh nhà quản lý, thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Công văn số 1631/TTg-CN ngày 15/11/2018, Bộ Tài chính cũng đã có các văn bản: Công văn số 12748/BTC-QLCS ngày 16/10/2020 và Công văn số 12817/BTC-QLCS ngày 19/10/2020 gửi Bộ Xây dựng và UBND các tỉnh, thành phố đề nghị báo cáo thực trạng quỹ nhà, đất đang giao cho công ty quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý. Đồng thời, báo cáo đánh giá kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức quản lý và cơ chế chính sách, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý quỹ nhà, đất này.

Bộ Tài chính cho biết, trên cơ sở báo cáo của Bộ Xây dựng và các địa phương, Bộ sẽ nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện chính sách và quản lý, sử dụng đối với quỹ nhà, đất.

In bài viết

Hoàn thiện chính sách quản lý sử dụng nhà sở hữu nhà nước

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước

    Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo từ ngân sách trung ương: Tối đa 40 triệu đồng/hộ

  • Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước

    Quy định mới về giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng

  • Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước

    Điểm lại chính sách tài chính nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2022

Tin nổi bật

Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước

Tiếp tục tháo gỡ vưỡng mắc, đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công

Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng ước đạt 431,94 tỷ USD

Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước

Quy định mới về giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng

Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước

Các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí được triển khai đồng bộ, hiệu quả

Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi tiếp Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn AIA