Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 6 tuổi

SKKN một số BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG mầm NON mẫu GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.91 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH
DƯỠNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON MẪU GIÁO ”

- Người thực hiện: Võ Thị Mộng Thường
- Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Cái Đôi Vàm
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG
KIẾN:
“Dinh dưỡng và sức khỏe” có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng thể lực
và sự phát triển trí tuệ của con người. Trong mọi thời đại thì Sức khoẻ là vốn
quý nhất của con người nói riêng và của toàn nhân loại trên thế giới nói chung,
khi sức khoẻ bị suy giảm thì năng xuất lao động, kết quả học tập, hiệu quả
trong công việc của con người mang lại không cao như mong muốn.
Trong những năm gần đây, vấn đề “phòng chống các bệnh cho trẻ trong
trường Mầm non –Mẫu giáo” đang là vấn đề được toàn xã hội đặc biệt quan
tâm. Trong các các biện pháp đó thì biện pháp về việc ‘phòng chống bệnh suy
dinh dưỡng” ở trẻ cũng là một vấn đề cần thiết và cấp bách cấp bách trong giai
đoạn hiện nay.
Có thể nói chúng ta đang nỗ lực cao nhất phấn đấu “dành những gì tốt đẹp
nhất cho trẻ em”. Bỡi lẽ ưu tiên đầu tư trong việc chăm sóc trẻ em ngay từ
những năm đầu đời có một ý nghĩa sinh học, xã hội và nhân văn quan trọng mà
mọi đứa trẻ trên thế giới này đều được quyền đón nhận. Như Bác Hồ đã nói
“trẻ em như búp trên cành” câu nói này có ý nghĩa hết sức sâu sắc, giai đoạn
quan trọng nhất trong cuộc đời của một con người đặc biệt là cuộc đời của một
đứa trẻ là cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nhất.


Từ nhận thức “sức khỏe cuả trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước
ngày mai”, sức khỏe ảnh hưởng rất lớn đến thể lực và trí tuệ, đặc biệt sức khỏe
là yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện đối với trẻ sau này. Sức khỏe
vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì cơ thể trẻ


chậm phát triển và sinh ra nhiều loại bệnh tật, nhất là đối với trẻ ở lứa tuổi
Mầm non- Mẫu giáo đây đang là thời kì và trong giai đoạn phát triển nhanh về
thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt, và
có đủ khả năng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục. Để thế hệ trẻ
được khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất
nước trong mọi thời đại đặc biệt là thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước thì việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn.
Có thể cho rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa là hoàn toàn phụ
thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt
động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ không ngừng
phát triển. Để đảm bảo công tác “phòng chống suy dinh dưỡng” được phát huy
theo hướng tích cực, thì việc nâng cao chất lượng chăm sóc phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện
nay.
Nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe
của trẻ em. Dựa vào tình hình thực tế của trường, năm học 2012-2013 tỷ lệ suy
dinh dưỡng của trẻ còn khá cao, cụ thể trẻ thể nhẹ cân: 10,50%, trẻ thể thấp còi:
11,53%, vừa nhẹ cân vừa thấp còi: 6,76%. Từ thực tế đó tôi nhận thấy rằng cần
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ xuống đến mức thấp nhất là vấn đề rất cần
thiết.
Là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác bán trú của trường, tôi luôn
trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức
thấp nhất. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non mẫu giáo”. Qua việc tìm tòi và nghiên


cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp để đưa vào áp dụng trong thực tế ở trường.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không
ít những khó khăn trở ngại.
Thuận lợi:

- Giáo dục “Dinh dưỡng và sức khỏe” luôn là vấn đề được đặc biệt quan
tâm hàng đầu của nhà trường đối với trẻ ở độ tuổi Mầm non Mẫu giáo.
- Được sự quan tâm của các cấp năm học 2012 - 2013 trường được xây
dựng theo quy trình bếp ăn một chiều đảm bảo đúng theo yêu cầu giáo dục. Với
sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường đã vận động được sự ủng hộ
của các ban ngành, hội cha mẹ học sinh trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa phía giáo viên, nhà trường và các bậc phụ
huynh học sinh.
- Một số giáo viên được tập huấn chuyên môn hè về “Dinh dưỡng và chăm
sóc sức khỏe”.
- Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được trang bị khang trang, đồ
dùng học tập cũng như đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú cho trẻ được
trang bị đầy đủ, công trình vệ sinh và nguồn nước sạch đã được đảm bảo cho
trẻ sử dụng.
- Vấn đề phòng chống Dinh dưỡng” dễ dàng lồng ghép vào các môn học
khác như: môn thể dục, môn môi trường xung quanh, Văn học … và nó cũng
giúp cho giáo viên dễ dàng giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi khi vào tiết học cũng
như khi hoạt động ngoài trời.
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên tuy nhiên khi thực hiện cũng gặp
không ít những khó khăn trở ngại.
Khó khăn:


Trường chỉ mới tổ chức công tác bán trú cho mổi khối một lớp vì vậy mà
công tác bán trú tại trường là: 3/18 lớp đạt 16,67%.
- Bên cạnh đó việc tuyên truyền cách phối hợp các loại thực phẩm trong
cách ăn uống của trẻ mang lại hiệu quả về sức khoẻ khá cao. Tuy nhiên do điều
kiện kinh tế của một số hộ gia đình khó khăn nên một số cha mẹ học sinh chưa
thực hiện tốt đựơc về vấn đề “ Dinh dưỡng và sức khỏe ” cho trẻ.

-Mặt khác do nhận thức của phụ huynh còn hạn chế về việc “phòng chống
suy dinh dưỡng” họ không coi trọng hay nói đúng hơn là phụ huynh không coi
đó là bệnh mà chỉ xem đó là tình trạng còi xương hay chậm lớn hoặc là do yếu
tố duy truyền qua các thế hệ ( cha mẹ nhỏ con thì sinh con ra là nhỏ).
- Hơn nữa kĩ năng về chăm sóc dinh dưỡng sức khoẻ của phụ huynh cho
con còn hạn chế, thiếu hiểu biết chưa hiểu được bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
là như thế nào. Do vậy tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường vào đầu năm học là
khá cao. Cụ thể qua việc cân đo khám sức khoẻ đầu năm:
+ Tổng số trẻ ở trường là: 581 cháu
+ Tổng số trẻ bán trú là:139/581 trẻ Đạt tỷ lệ 23,93 %

T

ĐỘ

T

TUỔI

1 Nhµ trÎ
2 MGB
3 MGN
4 MGL
Tæng

TỔNG SỐ
TRẺ ĐẾN
TRƯỜNG

23

139
192
227
581

TỔNG
SỐ TRẺ
ĐƯỢC

TÌNH TRẠNG SDD CỦA TRẺ
SDDNC
TỔNG TỈ LỆ

SDDTC
TỔNG TỈ LỆ

SDDNC-SDDTC
TỔNG
TỈ LỆ

CÂN ĐO

SỐ

%

SỐ

%


SỐ

%

23
139
192
227
581

0
16
22
23
61

0
11,51
11,45
10,13
10,50

0
26
25
16
61

0
18,71

13,02
7,05
11,53

0
10
8
19
37

0
7,29
4,39
9,31
6,37

Với những thực trạng như trên khiến tôi không khỏi băn khoăn lo lắng và
suy ngẫm để có thể tìm ra những biện pháp thực sự tốt, có hiệu quả nhằm mang
lại lợi ít về sức khoẻ cho trẻ. Và một trong những biện pháp đó có biện pháp


phối hợp chặt chẽ gia đình và giáo viên - nhà trường trong việc thực hiện về
giáo dục “phòng chống suy dinh dưỡng” cho trẻ ở trường Mầm non - Mẫu giáo.
Năm học 2012-2013 trường Mẫu giáo Cái Đôi Vàm đang đề nghị sở công nhận
trường Mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy đây là giai đoạn cần nâng chất
chất lượng chăm sóc nhu cầu dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ ở trường. Từ đó
giúp tôi mạnh dạn đưa ra những biện để áp dụng vào công tác chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ trong thực tế ở nhà trường.
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Tóm lại trên đây là “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho

trẻ ở trường Mầm non mẫu giáo” đã và đang áp dụng vào thực tế trong trường
học và mang lại hiệu quả.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN :
Để thực hiện tốt vấn đề về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường
Mẫu Giáo chúng ta cần đi sâu vào việc nghiên cứu và tìm hiểu một số biện
pháp sau:
3.1. Phối hợp với Trung tâm y tế Huyện Phú Tân để khám sức khoẻ
định kì và cân đo hàng tháng để nắm được tình trạng sức khoẻ của trẻ, kiểm
tra thường xuyên Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phối hợp với các cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ là
một trong những biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ. Chính vì vậy mà nhà trường luôn phối hợp tốt với trung tâm y tế
huyện Phú Tân trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ khám sức khỏe theo định
kỳ 2 lần trong một năm. Qua đó nhằm theo dõi kiểm tra và phân loại sức khỏe
của trẻ theo biểu đồ tăng trưởng để có chế độ theo dõi kịp thời, chăm sóc phù
hợp. Những trẻ vượt cân có biểu hiện như béo phì thì cần được kiểm tra cân đo
hàng tháng để điều chỉnh khẩu phần phần ăn, và chế độ dinh dưỡng hợp lí. Đối
với những trẻ suy dinh dưỡng cần kết hợp với phụ huynh về cách chăm sóc,


mặt khác cần điều chỉnh, tăng khẩu phần ăn phù hợp nhằm giúp trẻ tăng cân và
phát triển trí tuệ.
Kiểm tra sức khỏe cho đội ngũ cấp dưỡng trước khi kí hợp đồng làm việc
và khám sức khỏe theo định kì 6 tháng/ 1 lần.
Tổ chức kiểm tra hàng tháng về trình độ tay nghề của đội ngũ cấp dưỡng
về khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng trực tiếp tiếp xúc với thức ăn được
khám sức khỏe 2 lần/ năm, được xét nghiệm máu để đảm bảo tránh được các
loại bệnh tật cho trẻ.
Bênh cạnh đó nhà trường còn theo dõi, quản lí danh sách tiêm chủng, cách

phòng chống các loại dịch bệnh thường xuyên xảy ra như: bệnh tay chân
miệng, bệnh sốt xuất huyết, và các loại dịch bệnh khác…Đặc biệt là thường
xuyên kiểm tra khâu vệ sinh an toàn thực phẩm và khâu sơ chế biến thức ăn tại
bếp được kiểm tra theo dõi hàng ngày.
3.2. Bồi dưỡng kiến thức thực hành về dinh dưỡng, thực hiện tốt về vệ
sinh an toàn thực phẩm, cách giữ vệ sinh khâu chế biến thực phẩm cho đội
ngũ cán bộ giáo viên, và cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở
trường.
Đây là một trong những hoạt động thiết thực mà gia đình, nhà trường và
xã hội cùng thực hiện. Do vậy biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
và biện pháp nâng cao chế độ dinh dưỡng hợp lí đó là khẩu phần ăn hàng ngày
phải đủ về số lượng và cân đối về chất lượng vấn đề này là rất cần thiết.
Nhu cầu về chất dinh dưỡng của trẻ so với người lớn nếu tính theo cân
nặng thì cao hơn. Do đó để phòng chống suy dinh dưỡng đạt hiệu quả cao thì
biện pháp tốt nhất là đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ và chế độ dinh dưỡng hợp lí
để trẻ vận động và phát triển tốt cũng như phát huy năng lực, trí tuệ, óc sáng
tạo cho mai sau.
Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường
Mầm non Mẫu giáo thì ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức vận động


được 3 khối lớp với gần 140 cháu được bán trú tại trường, nhà trường luôn đảm
bảo chế độ ăn cho trẻ theo đúng quy định, hàng tháng luôn thay đổi chế độ ăn
để từ đó nhà trường xây dựng khẩu phần, chế độ ăn cho phù hợp. Đặc biệt là
quan tâm đến việc chăm sóc về mặt tinh thần, tạo bầu không khí thoải mái, đầm
ấm, gần gủi qua đó nhằm giúp cho trẻ có được cảm giác thân thiện như một
bữa ăn tại nhà, trẻ ăn được ngon miệng hơn.
Hướng dẫn chỉ đạo giáo viên ở các nhóm lớp quan sát trẻ ăn và động viên
khuyến khích trẻ ăn hết suất, khi ăn không làm rơi vãi thức ăn trên bàn.
Xây dựng khẩu phần ăn và thực thực đơn của trẻ thay đổi theo mùa, tháng,

theo tuần nhằm đảm bảo cân đối về chất dinh dưỡng, chế biến món ăn phù hợp
khẩu vị của trẻ, đảm bảo ít nhất cho trẻ ăn một lần trứng trong một tuần.
Thường xuyên xây dựng góc tuyên truyền tại các nhóm lớp như : những
điều phụ huynh cần biết, biết thích ăn gì, bé thích màu gì...nhằm giúp phụ
huynh hiểu và nắm bắt thông tin để thực hiện tốt những nôi quy, quy chế của
nhà trường và lớp học như : cho trẻ ăn đúng giờ và ngủ đúng giấc, không cho
trẻ mang quà bánh vào lớp.
Hướng dẫn chỉ đạo giáo viên lồng ghép dinh dưỡng và sức khỏe vào các
môn học khác như : Làm quen văn học, môi trường xung quanh, thể dục...Đặc
biệt là lồng ghép chuyên đề về dinh dưỡng sức khỏe vào hoạt động vui chơi,
hoạt động ngoài trời...
Tổ chức vận động giáo viên xây vườn cây cho bé tại lớp để trẻ tiếp xúc với
thiên nhiên, thông qua đó nhằm giúp trẻ được trải nghiệm với thực tế trong sinh
hoạt cũng qua đó nhằm giúp trẻ có sức khỏe và thể lực tốt để vận động và phát
triển tốt về mọi mặt.
Đặc biệt là luôn chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm, khâu sơ chế, chế
biến, bảo quản và chia thức ăn cho trẻ một cách khoa học nhằm đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là đảm bảo nguồn giá trị có đầy đủ các chất
dinh dưỡng. Hàng ngày phải công khai tài chính cho các bậc phụ huynh biết để
kiểm tra giám sát công tác thu chi của trường.


Đối với cấp dưỡng phụ trách khâu chăm sóc và nuôi dưỡng, là một phó
hiệu trưởng phụ trách mảng này tôi luôn bồi dưỡng những kiến thức bằng cách:
cung cấp tài liệu, qua thử nghiệm kiểm tra hàng ngày, hoặc thông qua hội thi
cấp dưỡng giỏi để họ có đủ kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng
cao chất lượng bữa ăn đảm bảo nguồn dinh dưỡng giá trị dinh dưỡng tốt nhất
cho trẻ phù hợp với đặc điểm của mọi lứa tuổi. Đối với cấp dưỡng khi sơ chế
biến món ăn phải thực hiện theo quy trình bếp ăn một chiều, thực hiện tốt việc
lưu mẫu thức ăn hàng kể cả thực phẩm sống mới được nhập chưa qua sơ chế

biến.
Khâu chăm sóc nuôi dưỡng ở trường phải đảm bảo đúng 10 nguyên tắc
vàng trong sinh hoạt ăn uống.
3.3. Thực hiện công tác tuyên truyền:
Đây là một trong những biện pháp góp phần quan trọng trong công tác
phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ trong trường mầm non. Đây là biện pháp mà
nhà trường xác định là có tầm quan trọng lớn để đem đến hiệu quả cao trong
việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ. Công tác tuyên
truyền là chủ yếu với nhiều hình thức khác nhau cụ thể như: “hình thức nấu ăn
nhằm duy trì chế độ dinh dưỡng”, “Dinh dưỡng đảm bảo hợp lí và cân đối”,
“Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ”, “cách lựa chọn thực phẩm an toàn”,
“cách sơ chế biến thực phẩm tạo món ăn đảm bảo vệ sinh”... Trao đổi trực tiếp
với phụ huynh để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ qua đó nhằm vận động sự ủng hộ của các bậc phụ huynh
đối với nhà trường trong việc phòng chống suy dinh cho trẻ đạt hiệu quả cao.
Lên kế hoạch tuyên truyền chăm sóc nuôi dưỡng nhằm đảm bảo chất
lượng tốt nhất đối với trẻ tại các nhóm lớp. Nội dung thông tin tuyên truyền
bao gồm những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cụ thể là :
Cách vệ sinh rữa tay trước và sau khi ăn, cách phòng và chống các loại dịch
bệnh, và các phong trào sức khỏe của nhà trường cụ thể là :


+ Kiểm tra sức khỏe của trẻ thông qua đánh giá biểu đồ tăng trưởng hàng
tháng.
+ Tuyên truyền đến phụ huynh về tình hình thời tiết để phụ huynh có thể
nắm bắt và biết cách phòng tránh các loại bệnh tật cho trẻ thông qua các bản
tin, hình ảnh để thu hút được sự quan tâm chú ý của phụ huynh.
Thông báo cho phụ huynh về tình hình khỏe của trẻ thông qua những buổi
đưa đón trẻ, từ đó giúp giáo viên nắm bắt kịp thời những thông tin từng trẻ để
qua đó có biện pháp xử lý các tình huống kịp thời để công tác phòng chống suy

dinh dưỡng ở trẻ đạt kết quả tốt. Hạ thấp được tình trạng, nguy cơ của bệnh suy
dinh dưỡng cho phụ huynh nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.
Tăng cường phối hợp với Ban Đại Diện cha mẹ học sinh của các nhóm lớp
kiểm tra định kì đầu hay cuối tháng hoặc đột xuất trong tháng từ khâu cung cấp
nguyên vật liệu đến khâu sơ chế và chế biến thực phẩm đến việc chia khẩu
phần ăn của trẻ và cùng chăm sóc trẻ theo đúng quy định và đảm bảo tình khoa
học.
Ngoài ra nhà trường còn tổ chức thi nấu ăn cho các giáo viên và được phụ
huynh ủng hộ.
3.4. Ngoài những biện pháp trên tôi còn sư tầm tranh ảnh về những
nhóm thực phẩm phục vụ cho bữa ăn của trẻ. Đặc biệt là tranh về 4 nhóm
thực phẩm chính cụ thể là :
+ Nhóm lương thực (cung cấp năng lượng chủ yếu): gạo, mì, ngô, khoai...
+ Nhóm thức ăn động vật (đạm động vật): thịt, cá, trứng, tôm... Đạm thực
vật: đậu hủ, đậu tương...
+ Nhóm dầu ăn (cung cấp chất béo): vừng, lạc..
+ Nhóm rau xanh, hoa quả cung cấp vitamin, muối khoáng.
Tích cực tham gia các lớp tập huấn do PGD- Sở GD&ĐT tổ chức để học
hỏi kinh nghiệm tiếp thu kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng
để đem về phổ biến lại cho giáo viên phụ huynh và giáo dục trẻ ngay trong
phạm vi trường học.


IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI :
- Bên cạnh sự nổ lực và phấn đấu của bản thân cùng với sự quan tâm dìu
dắt của của các cấp lãnh đạo, kết hợp với sự tích cực hổ trợ của các bậc phụ
huynh học sinh trong nhà trường vì thế trong thời gian thực hiện tôi thấy giải
pháp trên đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực :
+ Các cháu có thể lực tốt : da dẽ hồng hào , cơ thể khoẻ mạnh mau lớn.
+ Trẻ hồn nhiên năng động, đa số trẻ tích cực trong các hoạt động học tập

và vui chơi.
+Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tỉ lệ trẻ béo phì giảm đi đáng kể. Cụ thể: đầu
năm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng là: 10,50% trẻ ở thể nhẹ cân, 11,53% trẻ thể thấp
còi, trẻ ở thể vừa nhẹ cân vừa thấp còi 6,37%. Đến thời điểm này giảm đi đáng
kể: tỉ lệ trẻ thể nhẹ cân còn 6,7%, trẻ thể thấp còi là 8,6%, trẻ ở thể vừa nhẹ cân
vừa thấp còi 3,52%.
+ Đa số phụ huynh học sinh đều nhận thức tốt hơn về các chăm sóc và
cách nuôi dạy trẻ đảm bảo tính khoa học. Qua đó nhằm tạo tình cảm gần gũi
giữa giáo viên, nhà trường và phụ huynh học sinh.
+ Các hợp đồng thực phẩm, chế biến chia thức ăn, lưu mẫu thức ăn, công
tác bảo vệ học sinh được thực hiện khá nghiêm túc.
+ Ngoài ra không có trường hợp trẻ bị ngộ độc thực phẩm trong phạm vi
trường học cũng như trong hộ gia đình trẻ.
+ Lớp học khang trang đủ các điều kiện phục vụ vệ sinh, ăn ngủ cho trẻ,
trẻ tích cực hoạt động. Phụ huynh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của
nhà trường.
- Bản thân trẻ cũng ý thức được việc thực hiện về “Dinh dưỡng và sức
khỏe” trong tất cả các lĩnh vực như ăn uống , sinh hoạt, cụ thể : biết rữa tay
trước khi ăn uống và sau khi đi tiêu tiểu vào, biết ăn đầy đủ các chất biết ăn đủ


suất do người lớn đã quy định, không nên đòi ăn những thức ăn bán rong nơi
lồng lề đường và những thức ăn có chứa các dược phẩm màu…
- Do cha mẹ trẻ hiểu được tầm quan trọng của “Dinh dưỡng và sức khỏe”
cũng như biện pháp “phòng chống bệnh suy dinh dưỡng” cho trẻ nên phối hợp
chặt chẽ với nhà trường để thực hiện chuyên đề về “Dinh dưỡng và sức khỏe”
trong nhà trường và gia đình được thực hiện tốt hơn. Gia đình cũng góp phần
thực hiện thắng lợi kế hoạch giáo dục “phòng chống suy dinh dưỡng” do nhà
trường và do lớp học đề ra.
* Bài học kinh nghiệm

- Là cán bộ quản lí phụ trách mảng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ ở trường
nhiệm vụ trước hết là nhiệt tình trong tác, đặc biệt là việc nhận thức và hiểu
được tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe và “cách phòng chống
suy dinh dưỡng”. Mặc khác tích cực trong công việc, bản thân chịu khó học
tập, nghiên cứu tài liệu, sách báo, tìm tòi học tập ở các bạn bè đồng nghiệp các
thế hệ đi trước. Qua đó nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản
thân để vận dụng chuyên đề này một cách phù hợp và đạt được kết quả cao
nhất. Từ đó tôi đã rút ra được những kinh nghiệm và lựa chọn những biện pháp,
phương pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, các cấp đoàn thể trong nhà
trường để thực hiện tốt biện pháp đã đề ra.
- Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh để phụ huynh hiểu
rõ tầm quan trọng của vấn đề về “dinh dưỡng và sức khỏe” nói chung và các
môn học khác ở trường nói riêng để qua đó phụ huynh nắm vững được cách
chăm sóc và nuôi dạy trẻ đảm bảo đúng khoa học.
- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho cán bộ
giáo viên nhất là nhân viên cấp dưỡng và cô nuôi được đi học, bồi dưỡng nhằm
nắm vững được vai trò và trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻ


khỏe mạnh và an toàn. Đồng thời qua đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Chú trọng khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu mua thực phẩm tại
thị trường hoặc tại các cơ sở hợp đồng thực phẩm đến khâu sơ chế, chế biến,
bảo quản và tổ chức cho trẻ ăn.
- Ưu tiên đầu tư cho cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt công tác chăm sóc
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
V. ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN:
Tóm lại trên đây là “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho
trẻ ở trường Mầm non mẫu giáo” đã và đang áp dụng vào thực tế trong trường

học và mang lại hiệu quả, cụ thể là tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ đã hạ thấp. Tuy
nhiên do mới áp dụng đối với những lớp bán trú cho nên trong quá trình thực
hiện còn hạn chế.
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường và tình hình chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ năm học 2012-2013 tôi xin đề xuất như sau:
Phòng giáo dục cần tạo mọi điều kiện để giáo viên nhất là giáo viên phụ
trách mảng công tác chăm sóc nuôi dưỡng và nhân viên cấp dưỡng được đi
học, tham quan các trường bạn để qua đó học hỏi rút được những kinh nghiệm
trong việc thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mình. Qua đó
cũng nhằm nâng cao hiểu biết về kỹ năng chăm sóc giáo dục cũng như những
biện pháp để hạn chế, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường.
Cần cung cấp thêm nhiều tài liệu về phương pháp giáo dục chăm sóc sức
khỏe dinh dưỡng cũng như tài liệu về những biện pháp phòng chống suy dinh
dinh dưỡng cho trẻ, để nhà trường cũng như giáo viên có kiến thức và kinh
nghiệm để ngăn chặn tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở lớp nói riêng cũng như ở
trường nói chung.


Cần mở thêm nhiều chuyên đề về dinh dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ để
giáo viên có cơ hội học tập trao đổi kinh nghiệm. Qua đó rút ra được kinh
nghiệm để áp dụng vào công tác giảng dạy cho bản thân..
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm với một số “biện pháp về phòng chống
suy dinh dưỡng” đã và đang áp dụng vào thực tế trong trường nhằm mục đích
nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cũng như
những “biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng” cho trẻ. Song khi trình bày
không tránh khỏi thiếu xót rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng
khoa học để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng rộng rãi sáng
kiến của mình.


Cái Đôi Vàm, ngày 01 tháng 10 năm 2012
Ý kiến xác nhận

Người thực hiện

Của Thủ trưởng đơn vị

Võ Thị Mộng Thường



skkn một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 4 5 tuổi ở trường MN thành vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
CHO TRẺ 4- 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THÀNH VÂN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Vân
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THẠCH THÀNH, NĂM 2017
1


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận


2.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng chung
2.2.2. Thực trạng tại trường mầm non Thành Vân Thạch Thành
2.2.3. Kết quả thực trạng
2.3. Các biện pháp thực hiện
2.3.1. Nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ đầu năm học, tìm hiểu
nguyên nhân số trẻ kém ăn trong nhóm lớp và lên kế hoạch phòng
chống suy dinh dưỡng.
2.3.2. Tổ chức các bữa ăn cho trẻ một cách hợp lý, khoa học đảm
bảo đủ cả về chất cũng như về lượng
2.3.3. Nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ bằng cách trồng rau
xanh, sạch, an toàn tại trường mầm non.
2.3.4. Vận dụng lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào một số hoạt
động của trẻ.
2.3.5. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
2.4. Hiệu quả sau khi thực hiện biện pháp mới.
3. Kết luận kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
* Lời kết

1
1
2
2
2
2
2
3
3

4
5
5
5
6
8
9
11
15
16
16
17
17

2


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”[4]
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại, một vĩ nhân của dân tộc việt nam. Bác
luôn có lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân đặc biệt là đối với các cháu thiếu
niên nhi đồng. Bác luôn chăm lo cho những mầm non tương lai của đất nước.
Bác ví:‘‘Trẻ em như búp trên cành”. Đúng vậy trẻ em cũng như những chồi non
phải được nâng niu chăm sóc, nếu như những chồi non đó được bảo vệ, được
uống những giọt sương mai và đón ánh nắng mặt trời thì mới phát triển tốt
thành cây và đơm hoa kết trái. Thì trẻ em cũng vậy cũng phải sống trong vòng
tay yêu thương của gia đình, của thầy cô giáo và toàn xã hội, được ăn ngon, ngủ

ngon, được học tập, vui chơi mới giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt
thể chất, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
Nhận định được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta luôn nâng cao
chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em và trên thực tế giáo dục
mầm non là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.
Quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ chính là vun đắp, xây dựng
những con người mới, những chủ nhân tương lai của đất nước có đủ trí thức và
sức khỏe để đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước trong mọi thời đại, đặc biệt
là thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay cần có những con người
phát triển toàn diện để đáp ứng mọi nhu cầu thị hiếu của xã hội ngày nay, đòi
hỏi đứa trẻ phải có sức khỏe tốt sức khỏe là vốn quý giá nhất, có ý nghĩa sống
còn với con người đặc biệt là lứa tuổi mầm non.
Từ những nhận định và quan điểm đó người ta đã nhận thấy rằng “sức
khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”[4]. Sức khỏe ảnh
hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển
của trẻ sau này. Yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa hoàn toàn phụ thuộc
vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Chính vì thế mà trẻ em cần được quan tâm chăm sóc ngay từ khi mới
sinh ra được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, người thân, được sự
che chở của xã hội thì mới không có những trẻ em nghèo, trẻ em không người
thân, không nơi nương tựa và đặc biệt không có những trẻ bệnh tật, ốm đau, suy
dinh dưỡng. Trên thực tế có rất nhiều trẻ em Việt Nam có những hoàn cảnh khó
khăn khác nhau vì vậy vấn đề chăm lo cho con em của chúng ta có một tương
lai tươi sáng là nhiệm vụ hàng đầu của gia đình, của nhà trường và cô giáo.
Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức
khỏe cho trẻ ở trường mầm non không ngừng phát triển. Do sức khỏe vô cùng
quan trọng đối với con người nếu không có sức khỏe thì con người chậm phát
triển và sinh ra nhiều bệnh tật, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non do những đòi
hỏi phát triển nhanh của cơ thể, về ăn uống cần phải thỏa mãn nhu cầu cao. Tuy
nhiên không phải mọi trẻ em sinh ra đều khỏe mạnh, bên cạnh những “Bé

khoẻ” vẫn còn những bé chưa khỏe, đó là những trẻ trẻ suy sinh dưỡng. Do
1


những vấn đề ăn uống và cách chăm sóc của người lớn làm ảnh hưởng đến sức
khỏe của trẻ, trẻ nhác ăn, ăn uống không điều độ, không đủ chất, không khoa
học...Những yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ thể trẻ.
Tóm lại cách ăn uống, cách nuôi trẻ để phòng chống suy dinh dưỡng ở độ
tuổi này rất quan trọng. Đây là giai đoạn trẻ cần được ăn nhưng cũng là thời
điểm trẻ được‘‘học cách ăn” cần được làm quen với nếp ăn uống khoa học, hợp
lý. Những sơ xuất trong cách chăm sóc, nuôi dưỡng và cách dạy trẻ ăn đều có
thể gây ảnh hưởng xấu nhất định đến sự trưởng thành sau này của trẻ.[3]
Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân tôi là một cô giáo mầm non
tôi luôn băn khoăn trăn trở là làm thế nào để cải thiện được chất lượng bữa ăn
và phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài:
‘‘Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường
mầm non Thành Vân” làm đề tài viết sáng kinh nghiệm
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích nhằm nâng cao trình độ
của bản thân về việc chăm sóc tổ chức bữa ăn cho trẻ 4-5 tuổi và để đưa ra biện
pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
4- 5 tuổi lớp mẫu giáo nhỡ B trường mầm non Thành Vân
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp kiểm tra thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu thực tế
- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thống kê
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận:
Hiện nay các nhà nghiên khoa học đã chỉ ra rằng trong giai đoạn trẻ phát
triển này không chỉ chúng ta đáp ứng nhu cầu của trẻ mà cần phải tìm hiểu thực
trạng cơ thể của trẻ.
Ở độ tuổi này việc ăn uống của trẻ là rất quan trọng nên việc đảm bảo các
nhu cầu về các chất dinh dưỡng là rất cần thiết đối với cơ thể trẻ. Xong mặc dù
hiện nay các gia đình có điều kiện kinh tế, các bữa ăn của trẻ có đầy đủ nhưng
cách chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng cách, không khoa học kéo dài cũng dẫn
tới sự suy dinh dưỡng. Vậy suy dinh dưỡng trẻ em là gì?
“Suy dinh dưỡng trẻ em(gọi đầy đủ là suy dinh dưỡng protein-năng lượng)
là một hội chứng do thiếu nhiều chất dinh dưỡng, phổ biến nhất là protein năng
lượng. Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ em chậm lớn, chậm phát triển cả về
chiều cao cũng như cân nặn”[4]
Thật đúng vậy các trường mầm non vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Hầu hết các cháu đều ăn bán trú tại trường, thời gian
các cháu ăn ở trường nhiều hơn ở nhà vì vậy việc ăn uống như thế nào để đảm
2


bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ vô cùng quan trọng,
nó quyết định đến sự phát triển sau này của trẻ.
‘‘Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng của một trẻ trong một ngày là 1470
kcal và nhu cầu khuyến nghị về năng lượng tại trường của một trẻ trong một
ngày(chiếm 50%- 60% nhu cầu cả ngày) 735-882kcal’’.[1]
Hiện nay ở nước ta tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo độ tuổi là rất cao
mà theo như tổ chức y tế thế giới đánh giá Việt Nam là quốc gia có số lượng trẻ
em suy dinh dưỡng ở thể thấp còi cao nhất thế giới, đây là con số đáng báo
động.

Vì vậy dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của
cơ thể trẻ em. Do vậy, mấy năm gần đây, Chính phủ đã ra quyết định giao cho
Ủy ban dân số gia đình và trẻ em phối hợp với bộ y tế để triển khai chương
trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng, thực hiện mục tiêu chương trình
nâng cao khẩu hiệu “Vì sức khỏe trẻ em”.
Ngày 22/2/2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về
dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 mà mục tiêu cụ
thể là tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân
và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em. Cụ thể giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi xuống 15% vào năm 2015 và giảm
xuống 12,5% vào năm 2020. Tầm nhìn đến năm 2030 phấn đấu giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở trẻ em xuống dưới mức có ý nghĩa cộng đồng( suy dinh dưỡng
thể nhẹ cân xuống 10%).[2]
Suy dinh dưỡng không những ảnh hưỡng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng
đến sự phát triển trí thông minh của trẻ. Để trẻ em có sức khỏe tốt, trí tuệ phát
triển bình thường thì người lớn cần phải có phương pháp chăm sóc trẻ một cách
đặc biệt đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Góp phần quyết định cho
sự phát triển tầm vóc, thể lực, trí tuệ của trẻ em sau này.
2.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu:
2.2.1. Thực trạng chung:
Ngày nay để sánh vai được với các nước tiên tiến trên thế giới đòi hỏi
chúng ta phải nỗ lực phấn đấu học tập, nâng cao trình độ, đào tạo những nhân
tài cho đất nước. Vì thế Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, đường
lối, chính sách ưu tiên cho ngành giáo dục đào tạo nói chung và nhất là bậc học
mầm non nói riêng được quan tâm số một như: Trẻ em vùng sâu vùng xa, trẻ
em nghèo được miễn giảm học phí, được hỗ trợ tiền ăn trưa, trẻ khuyết tật được
hưởng chính sách...
Trẻ mầm non đã được chăm sóc và giáo dục theo chương trình giáo dục
mầm non, các bậc phụ huynh đã có sự quan tâm nhiều đến con em mình, trẻ đã
được tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi

để trẻ được trải nghiệm thế giới xung quanh trẻ.
‘‘Đúng vậy‘‘Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để có một tương lai tươi
sáng thì ngay bây giờ trẻ em phải được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục để
đạt được ước mơ khỏe mạnh, thông minh, làm nền tảng vững chắc cho tương
lai sau này của trẻ’’.[4]
3


2.2.2. Thực trạng tại trường Mầm non Thành Vân- Huyện Thạch
Thành.
Năm học 2016-2017, nhà trường được công nhận trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia mức độ I, trường có đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên
chuẩn, có lòng yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng. Năm học
vừa qua, tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo nhỡ B (4-5 tuổi). Trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mầm non Thành Vân đủ về
số lượng, có tinh thần, nhiệt huyết trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức dự giờ, thăm lớp, đặc biệt là các
lớp có học sinh suy dinh dưỡng. Qua đó xây dựng và điển hình cá nhân, tập thể
lớp thực hiện tốt công tác chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường, từ đó
tôi có dịp trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục
trẻ suy dinh dưỡng cho bản thân.
- Trường thực hiện mô hình bán trú có khu trung tâm với các nhóm lớp
phân theo độ tuổi nên thuận tiện cho việc giảng dạy và chăm sóc.
- Số trẻ ăn bán trú tại trường là 100%.
- Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với giáo viên và phụ huynh có trẻ
suy dinh dưỡng thường xuyên trao đổi trực tiếp và qua cuộc họp phụ huynh các
bậc cha mẹ biết được tình trạng sức khỏe của con mình.
* Khó khăn:

- Tuy là một giáo viên công tác trong ngành được 8 năm nhưng kinh
nghiệm thực tế trong công tác chăm sóc, giáo dục cho trẻ suy dinh dưỡng là
chưa nhiều.
- Số trẻ suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao ở năm học trước, nên rất khó
khăn trong việc tìm hiểu nguyên nhân.
- Việc tổ chức nâng cao chất lượng bữa ăn giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
là một khó khăn đối với nhà trường cũng như giáo viên đứng lớp như tôi bởi vì
số trẻ trong 1 lớp rất đông, nhà trường lại thiếu giáo viên.
- Một số phụ huynh của trẻ suy dinh dưỡng còn chưa thấy được tầm quan
trọng của việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thiếu kiến thức hiểu biết về dinh dưỡng
của con em mình, việc phối hợp giữa chăm sóc, nuôi dưỡng giữa gia đình và
nhà trường còn hạn chế.
- Do phụ huynh đa số làm nông nhiệp, nay chuyển sang làm công ty
May, nhưng điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn nên ít có thời gian quan tâm
chăm sóc trẻ hoặc chăm sóc trẻ chưa đúng cách, chưa khoa học.
- Hiện nay một số gia đình tuy có điều kiện nhưng chỉ chú ý cho con ăn
nhiều thịt, cá (nhóm chất đạm) mà không cho con ăn rau, củ, quả (nhóm chất
vitamin và muối khoáng) do đó trẻ sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng dẫn tới
trẻ suy dinh dưỡng.
Với những khó khăn trên đã đặt ra cho tôi một câu hỏi là làm cách nào để
có biện pháp, phương pháp hữu hiệu nhất để giúp những trẻ kém ăn, trẻ suy
dinh dưỡng có sức khỏe tốt, tăng cân để trẻ có thể hòa nhập cùng với các bạn và
4


giúp trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập, hoạt động vui
chơi để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nói
chung và việc chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng nói riêng.
2.2.3. Kết quả thực trạng:
Qua khảo sát sức khỏe của trẻ đầu tháng 9 năm học 2016-2017, tỉ lệ trẻ

suy dinh dưỡng thực tế ở lớp tôi phụ trách được tổng hợp cụ thể qua bảng số
liệu sau:
Số trẻ Trẻ phát triển bình thường
Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
31

Số lượng
26

Tỷ lệ %
83,8%

Số lượng
5

Tỷ lệ %
16,2%

Tôi cảm thấy rất lo lắng về tình hình sức khỏe của lớp tôi qua bảng khảo
sát tỷ lệ suy dinh dưỡng rất cao. Vì thế tôi đã tìm tòi nghiên cứu tài liệu, sách
báo, học tập đồng nghiệp, các trường bạn, các phương tiện truyền thông và đã
đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh
dưỡng.
2.3. Các biện pháp thực hiện:
Qua thực tế, tôi cũng là cô giáo mầm non công tác trong ngành cũng đã 8
năm, cũng là một người mẹ. Tôi thấy việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không phải
là đơn giản, một sớm một chiều mà làm được mà phải trải qua một quá trình.
Không phải chúng ta cứ cho trẻ ăn uống, chơi tập là trẻ phát triển bình thường,
mà chúng ta phải thiết lập được kế hoạch khoa học cho những trẻ kém ăn, suy
dinh dưỡng, để đảm bảo trẻ phải được chăm sóc một cách đặc biệt và vai trò

của người giáo viên là phải nắm bắt được đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ qua thực
trạng của trường mầm non, qua hoàn cảnh gia đình….
Từ đó tôi cũng đúc rút được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng ở lớp tôi phụ trách cụ thể như sau:
2.3.1. Nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ đầu năm học, tìm hiểu
nguyên nhân số trẻ kém ăn trong nhóm lớp và lên kế hoạch phòng chống
suy dinh dưỡng.
Đây là một việc làm không thể thiếu đối với một giáo viên mầm non, bản
thân tôi thực hiện đúng kế hoạch của nhà trường vào đầu tháng 9 tôi tổ chức
cân đo, chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe cho trẻ.
Sau khi có kết quả trên biểu đồ tôi thực sự lo ngại về tình hình sức khỏe
lớp mình, vì: Tổng số trẻ: 31 trẻ thì có 5 cháu suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân và
4 cháu suy suy dinh dưỡng ở thể thấp còi. Không để cho thời gian chôi nhanh
hơn tôi đã trao đổi trực tiếp với số phụ huynh có con bị suy dinh dưỡng đồng
thời tâm sự với cô giáo chủ nhiệm của 5 cháu đã học ở năm học trước thì biết
nguyên nhân trẻ kém ăn dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng đó là:
- Do cách chăm sóc, nuôi dưỡng của phụ huynh chưa hợp lý và khoa học
dẫn đế tình trạng trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà ở đây là
thiếu hụt các chất prôtein, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ, dẫn
đến trẻ bị suy dinh dưỡng.
5


Ví dụ: Cháu Bùi Quỳnh Anh, Bùi Thị Tường Vi, Bùi Minh Hoàng là các
cháu suy dinh dưỡng. Hai cháu Bùi Quỳnh Anh, Bùi Thị Tường Vi đều sống
trong gia đình điều kiện kinh tế còn khó khăn, bố mẹ các cháu phải đi làm xa,
phải gửi con cho ông bà nên không có đủ điều kiện chăm sóc trẻ, trẻ không
được ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng nên dẫn đến trẻ bị suy dinh
dưỡng. Còn cháu Bùi Minh Hoàng tuy gia đình có khá giả hơn nhưng do bố mẹ
cháu đi làm công ty vì công việc phải đi sớm về muộn nên không có thời gian

chăm sóc trẻ, cháu đòi ăn cái gì thì bố mẹ lại chiều theo.
- Nguyên nhân thứ 2 là do sức đề kháng của trẻ kém, trẻ thường dễ bị mắc
các bệnh như: Nhiễm khuẩn đường ruột, viêm phế quản, sâu răng…các loại
bệnh tật ảnh hưởng đến cơ năng tiêu hóa của trẻ, rồi từ đó ảnh hưởng đến việc
hấp thụ thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng gặp trở ngại. Khi trẻ mắc bệnh, trẻ
sẽ mệt mỏi và không muốn ăn.
Ví dụ: Cháu Bùi Ngọc Định cháu bị mắc bệnh đường ruột, bộ máy tiêu
hóa của cháu kém, cháu ăn hay nôn, ăn ít, hay bị táo bón vì vậy cháu bị suy
dinh dưỡng.
- Nguyên nhân thứ 3 là do trẻ thích nghi kém với thức ăn lạ( dễ dị ứng)
Ví dụ: Cháu Bùi Minh Hoàng ở nhà cháu không bao giờ ăn cá nên ở lớp
hôm nào ăn cá là cháu ăn không muốn ăn.
Từ những nguyên nhân đó, từ những kế hoạch phòng chống suy dinh
dưỡng của ban giám hiệu nhà trường tôi đã lập kế hoạch phòng chống suy dinh
dưỡng cụ thể ở lớp tôi như sau:
- Tôi luôn quan tâm chú trọng chăm sóc và giáo dục đặc biệt cho trẻ suy
dinh dưỡng ở nhóm lớp mọi lúc, mọi nơi nhằm đảm bảo cho trẻ tích cực hoạt
động, vui chơi cùng với bạn và tôi luôn chăm sóc tất cả các trẻ trong lớp nhằm
nâng cao chất lượng đại trà.
- Tuyên truyền với phụ huynh về kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha
mẹ trẻ biết. Phối hợp với gia đình để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Hàng tháng, cuối học kỳ, tôi luôn cân đo, chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe
của trẻ đặc biệt tôi luôn chú trọng những trẻ bị suy dinh dưỡng để tổng hợp, so
sánh các tiêu chí đánh giá trẻ xem trẻ phát triển ở mức độ nào để có kế hoạch
chăm sóc, bồi dưỡng thêm cho những cúa kém ăn, suy dinh dưỡng.
2.3.2. Tổ chức các bữa ăn cho trẻ một cách hợp lý, khoa học đảm bảo
đủ cả về chất cũng như về lượng
Tổ chức bữa ăn một cách hợp lý và khoa học là vấn đề rất quan trọng đối
với các bậc cha mẹ, cô giáo. Khi tổ chức bữa ăn ở nhóm lớp tôi đã thực hiện
như sau:

+ Trước khi vào bàn ăn tôi cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, hướng dẫn trẻ rửa
tay bằng xà phòng theo đúng các bước. Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ, giúp trẻ
luôn vui vẻ, hào hứng trước khi ăn. Vì vậy tôi luôn có cử chỉ nhẹ nhàng, những
lời nói gợi mở, thái độ niềm nở khuyến khích trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất.
Ví dụ: Cô hỏi: Các con ơi các con đã thấy đói bụng chưa? Cô đố các con
hôm nay chúng mình được ăm món gì nào? Và cô cho trẻ kết hợp hát bài:‘‘Mời
bạn ăn” sau đó cô giới thiệu món ăn: Hôm nay cô thấy cô cấp dưỡng nấu món
6


thịt bò xào giá đỗ rất thơm ngon và hấp dẫn và còn có một món nữa canh ngao
biển nấu với rau mồng tơi ăn rất ngon đấy các con ạ!
+ Tôi kê bàn ăn thành từng nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 trẻ, cho trẻ ăn
nhanh ngồi với những trẻ ăn chậm và đặc biệt tôi luôn chú ý quan tâm đến
những trẻ ăn chậm, trẻ suy dinh dưỡng để động viên khuyến khích trẻ ăn hết
suất của mình.
+ Tôi chia cơm và thức ăn ra từng bát để đảm bảo đủ khẩu phần ăn cho
từng trẻ về số lượng cũng như về chất lượng.
+ Khi trẻ ngồi vào bàn tôi luôn nhắc trẻ ngồi ăn phải ngay ngắn, trong
khi ăn không được nói chuyện riêng sẽ rất mất vệ sinh, khi ăn phải nhai từ từ
nhai kỹ thức ăn rồi mới nuốt để tránh bị nghẹn và sặc thức ăn.
Ví dụ: Tôi nói: Hôm nay các con hãy thi đua nhau xem bạn nào ăn giỏi,
bạn nào ăn hết xuất trước sẽ được cô giáo khen và cuối năm cô hiệu trưởng sẽ
thưởng cho các con thật nhiều quà.
+ Những trẻ ăn chậm tôi luôn đến bên cạnh để động viên, khuyến khích
trẻ ăn hết suất, không la mắng, quát nạt trẻ để trẻ sợ làm ảnh hưởng không tốt
đến quá trình hấp thu thức ăn của trẻ, mặc dù trẻ ăn hết suất.
+ Khuyến khích trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và đảm bảo đủ 4 nhóm
chất dinh dưỡng là yêu cầu rất quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ vì nếu
trẻ chỉ thích ăn một loại thức ăn, thực phẩm nào đó thì sẽ không đủ cung cấp

chất dinh dưỡng nuôi cơ thể dẫn đến cơ thể trẻ sẽ bị thiếu hụt năng lượng.
Ví dụ: Qua giờ ăn tôi đã quan sát thấy một số cháu: Bùi Thị Tường Vi
Bùi Quỳnh Anh, chỉ thích ăn thịt lợn mà không thích ăn các loại thịt khác như
thịt bò, thịt gà, cá, tôm,… hay cháu Phạm Minh Hoàng chỉ ăn nhóm chất đạm
mà không chịu ăn rau, củ, quả.
Vì vậy qua thời gian theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân tôi đã đánh giá được
trẻ thích ăn gì? Và không thích ăn gì? Vì vậy tôi cần phải động viên trẻ ăn đa
dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 chất dinh dưỡng.
Ví dụ: Tôi nói: Con ơi con phải ăn cả thịt gà, thịt bò, tôm, cua…thì cơ thể
mới phát triển cân đối, sau này lớn lên con sẽ cao lớn đẹp trai, đẹp gái và động
viên cháu ăn rau bằng cách: Minh Hoàng ơi con hãy nhìn bạn Linh Chi đi bạn
ấy ăn rất nhiều rau nên da bạn ấy trắng mịn. vì vậy con hãy ăn rau để da trắng
hồng đẹp như bạn nào! Kết quả là từ đó cháu Minh Hoàng luôn thích ăn rau
mỗi ngày vì nghe cô giáo nhắc đến lợi ích của việc ăn rau.
Nhiều bậc phu huynh cho rằng chỉ cần cho trẻ ăn đủ chất đạm là được
chứ chưa biết rằng chất đạm là chất được cung cấp từ 2 nguồn thực phẩm đó là
đạm động vật và đạm thực vật. Đặc biệt là có nhiều người cũng chưa hiểu được
đạm động vật được lấy từ đâu? Và đạm thực vật được lấy từ thực phẩm nào?
+ Do đó, tôi đã có ý kiến tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường xây
dựng thực đơn cho trẻ và tôi đã gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh
có con bị suy dinh dưỡng. Khi trao đổi với phụ huynh tôi đã nêu cụ thể những
thức ăn cung cấp nguồn đạm động vật (như: thịt, cá, trứng, hải sản…) và những
thức ăn có chứa nguồn đạm thực vật (như: đậu đỗ, ngũ cốc, khoai củ,…)
7


+ Tôi đặc biệt chú trọng đến vệ sinh thực phẩm và vệ sinh trong ăn uống
để phòng tránh nhiễm khuẩn và bệnh đường ruột ở trẻ như sau:
- Trước khi chia cơm cho trẻ ăn rửa tay bằng xà phòng sau đó rửa tay lại
bằng nước sạch, lau khô tay.

- Tôi luôn đeo khẩu trang trong khi chia thức ăn và trong khi trẻ ăn để
phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.
- Đồ dùng ăn uống như: Bát, thìa, cốc…phải sạch sẽ, khô ráo và trước
khi cho trẻ ăn phải tráng bằng nước đun sôi. Thực phẩm khi vận chuyển lên lớp
tôi luôn đậy cẩn thận để tránh ruồi, muỗi đậu vào.
- Có hành vi văn minh, không nhổ, khạc trong khi tổ chức cho trẻ ăn.
Ngoài ăn ra uống nước cũng rất quan trọng đối với cơ thể.. Đối với lứa
tuổi mẫu giáo nước uống từ 1,6- 2,0 lít/ trẻ/ ngày( kể cả nước trong thức ăn). Vì
thế tôi luôn nhắc trẻ phải uống đủ nước mới tốt cho sức khỏe.
Qua giờ ăn tôi tích hợp lồng ghép giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh, rửa tay
bằng xà phòng trước và sau khi ăn, biết bảo vệ môi trường ăn xong biết nhặt
rác, bỏ vỏ… vào thùng rác theo quy định để trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh
sạch sẽ trong ăn uống.

Hình ảnh giờ ăn tại lớp
2.3.3. Nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ bằng cách trồng rau xanh,
sạch, an toàn tại trường mầm non.
Rau xanh rất cần thiết và quan trọng đối với cơ thể con người. Trong mỗi
bữa ăn cần có rau xanh. Rau, củ cung cấp rất nhiều vitamin giúp da dẻ trắng
mịn. Rau xanh được chế biến bằng rất nhiều món như: Luộc, xào, nấu canh…
Vì vậy để có được nguồn rau xanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng
cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Đầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã triển khai mô hình trồng rau
xanh tại trường bằng hình thức: Phân công cho giáo viên từng nhóm lớp phụ
trách mỗi nhóm lớp một ô và giáo viên đã bắt tay vào chăm sóc, tưới, vun xới
kết quả sau một thời gian ngắn vườn rau của giáo viên đã xanh tốt cung cấp rau
xanh hàng ngày cho trẻ ăn các bữa.
8



Vì thế khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ ở trường được tăng dần lên cả về
số lượng và chất lượng, đảm bảo lượng vitamin đặc biệt là rau xanh lá đậm
như:
Rau cải, rau ngót, bắp cải, cà chua, su hào…. Đó là các loại rau trồng phổ biến
ở địa phương rất phù hợp và dễ trồng.

Hình ảnh trồng rau sạch tại trường
Trồng rau ngoài việc giúp trẻ có nguồn thực phẩm sạch để ăn còn giúp
cho các hoạt động khám phá của trẻ. Trẻ có thể tham quan dạo chơi ngoài trời
để quan sát các loại rau, biết được tên gọi, đặc điểm, lợi ích của rau đối với sức
khỏe của con người. Từ đó giúp kích thích trẻ ăn rau trong các bữa ăn.
2.3.4. Vận dụng lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào một số hoạt động
của trẻ
Từ khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tôi nhận thấy rằng lồng
ghép giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động của trẻ tạo cho trẻ cảm giác hứng
thú học, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của trẻ. Vì vậy tôi đã lồng ghép
tích hợp vào các hoạt động sau đây:
+Trong giờ trò truyện sáng: Tôi đã trò chuyện với trẻ về những vấn đề
liên quan đến dinh dưỡng. Những câu hỏi nhẹ nhàng, lời tâm sự phù hợp với
lứa tuổi và tâm lí của trẻ sẽ khiến trẻ thích thú và trả lời lại một cách hồn nhiên
và đặc biệt tôi luôn chú ý đến những trẻ suy dinh dưỡng để biết được đặc điểm,
tâm lý của trẻ là trẻ thích gì? Và không thích gì?
Ví dụ: Tôi hỏi trẻ: Hôm nay ai đưa con đi học? Sáng nay bố mẹ cho các
con ăn gì? Ăn có ngon không? Con ăn có hết không?....Tôi động viên khen ngợi
trẻ để tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho trẻ.
+ Qua hoạt động học: Hoạt động khám phá khoa học:“Trò chuyện về
lợi ích của 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể”. Chủ đề “Bản thân”, chủ đề
nhánh là: “Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”
9



Tôi cung cấp kiến thức cho trẻ nhận biết được 4 nhóm thực phẩm là:
Thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm giàu chất đạm, thực phẩm giàu chất tinh
bột, thực phẩm giàu Vitamin rất cần thiết đối với cơ thể, giúp cơ thể phát triển
cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Bên cạnh đó tôi còn cho trẻ biết trong mỗi
bữa ăn cần ăn đủ và cân đối các chất dinh dưỡng nằm trong 4 nhóm thực phẩm
trên và phải ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau không nên chỉ thích ăn
một loại thực phẩm nào.

Hình ảnh hoạt động học tại lớp
Từ đó giáo dục trẻ biết ăn đủ 4 nhóm thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh
dưỡng nuôi cơ thể, giúp cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh.
+ Qua hoạt động ngoài trời:
Đề tài: Trò chuyện về các loại rau, chủ đề: Thế giới thực vật – Ngày 8/3.
Tôi đã cung cấp cho trẻ một số kiến thức về tên gọi, màu sắc, lợi ích của các
loại rau… Từ đó giáo dục cho trẻ ăn các loại rau, củ rất tốt cho sức khỏe, quả
cung cấp vitamin giúp da dẻ hồng hào…
Ngoài trò chuyện ra tôi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, tôi luôn
chú ý đưa những trò chơi vận động như: Vận chuyển thực phẩm về nhà, ai
nhanh hơn…và chơi tự do: Đu quay, cầu trượt, bập bênh....( tôi rất chú ý đến
khả năng vận động của trẻ kém ăn và suy dinh dưỡng ở lớp). Để giúp cho trẻ
được vận động, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, hứng thú vui chơi cùng các
bạn trong lớp.
Đồng thời với các trò chơi vận động như vậy giúp trẻ phát triển các nhóm
cơ và hô hấp, rèn luyện sự khéo léo và nhanh nhẹn cho trẻ giúp những trẻ kém
ăn, suy dinh dưỡng tích cực hứng thú hoạt động với nhóm bạn.
Bên cạnh đó vận động giúp sẽ tiêu hao năng lượng trẻ sẽ nhanh chóng
đói bụng và khi trẻ đã có cảm giác đói thì trẻ sẽ ăn ngon miệng, ăn nhanh và
quá trình tiêu hóa thức ăn cũng sẽ tốt hơn.
10



Hình ảnh chơi trò chơi vận động ngoài trời.
Ngoài việc tổ chức tốt các bữa ăn cho trẻ, tôi nghĩ tổ chức tốt một giấc
ngủ ngon cho trẻ cũng là biện pháp quan trọng. Bởi vì khi trẻ được ngủ ngon
khi tỉnh dậy trẻ sẽ có tinh thần thoải mái, trẻ sẽ hứng thú vui chơi, học tập và
giúp trẻ ăn ngon hơn từ đó trẻ sẽ tăng cân. Trước tiên phải tạo không gian yên
tĩnh cho trẻ khi ngủ, phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông,
mùa hè phải có quạt, mùa đông phải có chăn, đệm. Trước khi ngủ tôi cho trẻ
đọc bài thơ: ‘‘giờ đi ngủ” để trẻ trẻ biết được nề nếp thói quen trong khi ngủ
phải nằm yên, nằm ngay ngắn, và nhắm mắt ngủ say và khi đó trẻ sẽ có tâm
trạng vui vẻ, thoải mái khi ngủ.
Ví dụ: Những trẻ ăn uống kém, suy dinh dưỡng thường hay khó ngủ tôi
thường đến bên cạnh, động viên khuyến khích trẻ, hát ru, xoa đầu, vỗ về để trẻ
có cảm giác yêu thương, gần gũi như người mẹ, khi đó trẻ sẽ có một giấc ngủ
ngon, ngủ sâu để khi tỉnh dậy trẻ sẽ hứng thú học tập, hoạt động tích cực cùng
với các bạn trong lớp.
2.3.5. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục là một biện pháp rất đúng đắn và
cần thiết. Bởi vì muốn con em mình được phát triển toàn diện về mọi mặt thì
chúng ta phải phối kết hợp chặt chẽ để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất cho con
em mình. Không một cá nhân hay một đoàn thể nào có thể một sớm một chiều
mà tìm ra được hướng đi đúng đắn nhất mà cần phải có thời gian và công sức.
* Phối kết hợp với phụ huynh:
Khi phối kết hợp với phụ huynh, tôi đã thực hiện có hiệu quả bằng các
hình thức sau:
+ Trang trí góc những điều phụ huynh cần biết ở nhóm lớp.
Trước khi vào năm học mới chúng tôi thường phải trang trí nhóm lớp,
phía ngoài cửa lớp giáo viên đã thiết kế trang trí mảng “Những điều phụ huynh
11



cần biết” và “Một ngày hoạt động của bé” ở góc này tôi đã sưu tầm và dán
những hình ảnh đẹp phù hợp với trẻ, tạo sự hấp dẫn cho trẻ để trẻ vào lớp học
một cách thoải mái, vui vẻ và đây là góc trao đổi với phụ huynh mang những
nội dung tuyên truyền trực tiếp vì vậy những hình ảnh phải mang nội dung phù
hợp với lứa tuổi của trẻ.
Ví dụ: Tôi sưu tầm, cắt dán các bài báo, hình ảnh liên quan đến trẻ, bảng
theo dõi sức khỏe trẻ, hoạt động một ngày của trẻ treo ở bảng thông tin ở cửa
lớp cho phụ huynh dễ xem trong giờ đón trẻ và trả trẻ.
Từ những tuyên truyền bằng hình ảnh đó sẽ giúp phụ huynh nắm bắt
được tình hình sức khỏe cũng như học tập, vui chơi của con em mình và phụ
huynh có thể hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Hình ảnh góc tuyên truyền của lớp
Không những ăn uống đủ chất mà cần phải vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường sạch sẽ cũng giúp phòng chống suy dinh dưỡng, giúp cơ thể phát triển
khỏe mạnh.
Ví dụ: Tôi sưu tầm, chụp ảnh những hình ảnh trẻ đang vệ sinh sạch sẽ
rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, rửa mặt để tôi treo ở góc tuyên truyền cho
các bậc phụ huynh nhìn thấy trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
+ Trao đổi trực tiếp qua giờ đón trả trẻ và qua các buổi họp phụ
huynh:
Qua thời gian tìm hiểu, theo dõi tôi đã biết được những trẻ nào ăn kém,
trẻ nào bị suy dinh dưỡng. Vì vậy qua giờ đón trả trẻ tôi trao đổi trực tiếp với
phụ huynh có cháu bị suy dinh dưỡng về tình hình sức khỏe, ăn uống của trẻ để
phụ huynh kịp thời có biện pháp chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Qua tìm hiểu
tôi biết hầu hết các bậc phụ huynh đều làm nông nghiệp, một số làm công ty
nên thời gian chăm sóc cho con cái là không nhiều nên ăn uống của các cháu
không được quan tâm chu đáo, chỉ ăn uống tạm bợ, không hợp lý với độ tuổi

của các cháu.
12


Ví dụ: Cháu Lê Nhật Vương, mẹ cháu làm công ty May, nhiều hôm đưa
cháu đi học rất sớm, vào lớp tay cầm một gói bim bim hay một hộp sữa tôi hỏi
cháu đã ăn gì chưa, mẹ cháu bảo chị vội quá mà cháu không ăn gì, cứ đòi bim
bim nên chị mua cho cháu ăn tạm.
Qua giờ đón trả trẻ tôi đã trao đổi trực tiếp với phụ huynh và nêu ra việc
ăn uống của trẻ rất quan trọng, phải cho trẻ ăn đúng cách, đúng bữa, và phải
đảm bảo đủ chất dinh dưỡng thì cháu mới khoẻ mạnh, không bị ốm đau.
Tôi trao đổi với phụ huynh cần quan tâm tới kỹ thuật chế biến các món
ăn với thay đổi thức ăn theo tuần, theo mùa và phải tùy thuộc vào thực trạng cơ
thể của trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ ăn ngon miệng, đủ nhu cầu và ngăn ngừa hiện
tượng chán ăn hay có ở trẻ.
Khi thay đổi món ăn cho trẻ cần đảm bảo thay thế các thực phẩm trong
cùng một nhóm và chú ý tới tác dụng bổ trợ của đạm thực vật bằng các chế
phẩm từ đậu, đỗ, hoặc phối hợp các thực phẩm thay thế để đạt được các giá trị
dinh dưỡng tương ứng.[3]
Chính vì vậy tôi đã trao đổi với phụ huynh ở nhà phải cho trẻ ăn cân đối,
phối hợp với dầu thực vật và mỡ động vật.
Ví dụ: Một quả trứng vịt tương đương với:
+ 1/2 lạng thịt hoặc tôm(nhặt sạch)+ 1 thìa dầu mỡ
+ 1 lạng cá + 1 thìa dầu mỡ
+ 3/4 thanh dậu phụ to….

Hình ảnh giáo viên trao đổi với phụ huynh
Qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học vừa qua, tôi cũng đã đưa ra nội
dung ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống suy dinh dưỡng cho
trẻ để phụ huynh cùng thảo luận và đưa ra ý kiến.

Khi họp phụ huynh tôi đã tổ chức thực hiện những việc sau:
+ Tôi đã thông qua chương trình buổi họp cho phụ huynh nắm bắt.
13


+ Báo cáo thực trạng của lớp, tình hình sức khỏe, trình độ nhận thức của
trẻ cho phụ huynh nắm rõ. Đặc biệt lưu ý đến những trẻ ăn uống kém, các trẻ
suy dinh dưỡng.
+ Tôi đưa ra một số biện pháp và một số nội quy của lớp để phụ huynh
phối hợp với giáo viên cùng thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt
nhất.
+ Tôi đã trao đổi với phụ huynh cách chăm sóc trẻ trong các ngày nghỉ ở
nhà phải ăn uốn đúng cách, không cho trẻ ăn đồ ngọt( bánh, kẹo) trước khi ăn.
Vì nếu không ăn uống đúng cách thì nếp ăn uống của trẻ dễ bị phá vỡ, dễ gây
rối loạn tiêu hóa. Trong thực tế các bố mẹ rất thương con, vì luôn lo cho con
đói, nhiều bà mẹ quá chiều con, cho con ăn không đúng cách, khiến cho trẻ
luôn có cảm giác no, không muốn ăn, nhưng thực sự là đói( thiếu dinh dưỡng).
Đặc biệt tôi luôn tuyên truyền đến các bậc phụ huynh phải thực hiện vệ
sinh an toàn thực phẩm, phải dùng nguồn nước sạch, phải xử lý rác thải, nước
thải, phải tẩy giun cho trẻ theo định kỳ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và
sau khi đi vệ sinh. Đảm bảo phải ăn chín, uống sôi ăn thức ăn phải rõ nguồn
gốc và phải đảm bảo còn tươi sống. Thức ăn cần phải bảo quản, che đậy cẩn
thận chống ruồi, nhặng và nhất là phải cho trẻ ăn ngay khi thức ăn vừa ấm, nhất
là về mùa đông, không cho trẻ ăn khi thức ăn nguội lạnh. Tuyệt đối không cho
trẻ ăn các thức ăn có dấu hiệu hoặc có khả năng nhiễm độc, nhiễm khuẩn đó là:
Cá ươn, thịt có mùi, dầu mỡ có vị chua khét, trứng để lâu có vị ung, quả chín đã
có chỗ mủn, sau khi nấu xong không để lâu quá 3 giờ.
* Phối hợp với ban giám hiệu nhà trường
Qua thời gian chăm sóc trẻ ở lớp tôi đã biết được nhu cầu, sở thích ăn của
từng cháu. Vì vậy tôi đã tham mưu với phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách

mảng dinh dưỡng về vấn đề thực đơn ăn hàng ngày, hàng tuần, thay đổi chế độ
ăn khẩu phần ăn theo tuần, theo mùa để phù hợp với nhu cầu của trẻ. Thường
xuyên điều chỉnh thực đơn nhưng vẫn đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng
Ví dụ: + Có thể thay thịt bằng tôm, cua, cá…các loại thức ăn này đều chứa
nguồn protein có giá trị.
+ Tăng can xi trong bữa ăn: Chọn đậu phụ, cá, đỗ, sữa đậu nành, trứng,
cá, tôm, cua…trong khẩu phàn ăn
+ Tăng chất béo bằng cánh: Cho dầu hoặc mỡ vào canh để trẻ ăn ngon
miệng, ăn hết xuất thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, thay đổi
thường xuyên cách chế biến là khâu quyết định một bữa ăn ngon cho trẻ.
Ví dụ: + Tôi trao đổi với cô cấp dưỡng thay đổi chế biến bằng cách: Thêm mùi
vị gây hấp dẫn cho trẻ. Trong chế biến cần bổ sung thêm đậu khô, đậu nành,
dầu, mè…phù hợp với chế độ ăn của trẻ.
* Phối hợp với trạm y tế xã và các tổ chức khác để khám sức khỏe
định kì cho trẻ.
Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với trạm y tế hàng năm kiểm tra khám
sức khỏe định kì cho trẻ 2 lần/năm, kiểm tra và phân loại sức khỏe của trẻ theo
biểu đồ tăng trưởng để có chế độ chăm sóc kịp thời, phù hợp và sớm tìm ra
14


nguyên nhân dẫn đến trẻ trẻ suy dinh dưỡng. Đối với những trẻ suy dinh dưỡng
cần kiểm tra, cân đo hàng tháng để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.
Trẻ lớp tôi 100% được nhân viên y tế đến khám sức khỏe định kỳ: Khám
tai, mũi, họng, bệnh về mắt, bệnh sâu răng, bệnh cúm, chân tay miệng… và trẻ
mắc bệnh đã được điều trị kịp thời. Hay khi trẻ ốm nặng tôi trao đổi trực tiếp
với phụ huynh trẻ đó, để gia đình đưa trẻ đi khám lại ở tuyến trên và có biện
pháp điều trị cho trẻ.
100% trẻ lớp tôi được khám và tiêm phòng vacxin trong các chiến dịch
tiêm chủng.

Hàng năm cũng có các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện về kiểm tra
nguồn nước sạch và bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng chống
một số bệnh nguy hiểm như: Cúm AH5N1, bệnh tiêu chảy…Tôi luôn tuyên
truyền tới phụ huynh thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy
giun theo định kỳ cho trẻ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại
tiểu tiện. Ðảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ăn không là nguồn gây bệnh cho trẻ.
Nói chung việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình, các cơ quan đoàn
thể là việc làm hết sức có ý nghĩa và rất quan trọng trong việc chăm sóc. Vì
nếu có được sự quan tâm của toàn xã hội trẻ mới được phát triển toàn diện về
các mặt thể chất, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.

Khám bệnh định kì cho trẻ
2.4. Hiệu quả sau khi thực hiện biện pháp mới.
Năm học này với sự nỗ lực của bản thân tôi và sự quan tâm chỉ đạo sát
sao của Ban giám hiệu, sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm của các cháu bị suy
dinh dưỡng ở năm học trước, đồng nghiệp trong lớp, trong trường, phụ huynh
đã tạo điều kiện cho tôi ứng dụng các phương pháp trên có hiệu quả vào việc
nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 4-5 tuổi ở
trường mầm non Thành Vân nơi tôi công tác. Vì thế việc áp dụng các phương
pháp trên đã giúp cho tỷ lệ suy dinh dưỡng ở lớp tôi giảm xuống đáng kể. Đầu
15


năm học tôi thống kê có đến 5 cháu suy dinh dưỡng ở năm học trước( chiếm
83,8%) đến nay đã giảm xuống 1 cháu(chiếm 3,3%).
Tôi cảm thấy rất vui mừng vì các cháu đã ăn ngon, ngủ ngon và đặc biệt
là các cháu đã tăng cân đó cũng là nhờ sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà
trường gia đình và các đoàn thể khác.
Bảng tổng hợp kết quả tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ
tháng 3 năm học 2016- 2017 sau khi nghiên cứu:

Số trẻ
Trẻ phát triển bình thường Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
31
30
96,7%
1
3,3%
Nhìn vào bảng trên cho thấy: Sau khi thực hiện các biện pháp, tỷ lệ suy
dinh dưỡng của trẻ ở lớp tôi đã giảm: Trước khi sử dụng các biện pháp có 5 trẻ
suy dinh dưỡng, chiếm 16,2%. Sau khi sử dụng các biện pháp tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng còn 1 trẻ, chiếm 3,3%.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Sau khi tôi thực hiên đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi thấy rằng việc
chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm rất cần thiết và không được chủ quan trong
thời điểm hiện nay nhất là đối với trẻ mầm non.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị
cho trẻ em vào các trường phổ thông, hình thành ở trẻ những chức năng tâm
sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù
hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những tiềm ẩn đặt nền tảng cho
việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời của trẻ.[1]
Vì vậy qua một thời gian tìm hiểu tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm
sau:
- Trước tiên thì người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng,

có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn yêu nghề,
mến trẻ, luôn yêu thương trẻ như con đẻ của mình, luôn học tập nâng cao trình
độ ở mọi lĩnh vực và phải đoàn kết.
- Giáo viên phải là người có hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm
và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, có kĩ năng giao tiếp, ứng xử với phụ huynh, tạo
được lòng tin với phụ huynh.
- Vận dụng lồng ghép các chuyên đề dinh dưỡng vào tiết học cho phù
hợp với trẻ để trẻ có cảm giác thoải mái, hứng thú và đạt hiệu quả.
- Giáo viên cần phối hợp tốt giữa gia đình nhà trường nhằm hỗ trợ lẫn
nhau trong việc chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả.
- Tổ chức các bữa ăn hợp lý, khoa học và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường sạch sẽ cho trẻ ở nhà trường và gia đình.

16


Với kinh nghiệm trên đã giúp tôi hoàn thành tốt‘‘ Một số biện pháp
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Thành
Vân” trong thời gian vừa qua.
3.2. Kiến nghị:
Sau khi nghiên cứu, qua thực tế và qua kết quả đạt được tôi xin đưa ra
một số kiến nghị sau:
- Phòng giáo dục cần cung cấp thêm cho giáo viên những tài liệu về
chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ giúp
giáo viên có kiến thức và kinh nghiệm để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
- Ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp trung tâm y tế dự phòng hoặc
những chuyên gia về dinh dưỡng mở các lớp học chuyên đề về dinh dưỡng và
cách chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non cho các bậc phụ huynh và giáo viên. Đặc
biệt là giáo viên được tập huấn những tình huống và cách xử lý, phòng tránh
một số bệnh thường gặp và một số tai nạn thương tích.

- Nhà trường và gia đình cần có đầy đủ những đồ dùng, dụng cụ đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Phải đảm bảo nguồn nước sạch, xử lý rác
thải, nước thải để trẻ không mắc các bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy…..
- Nhà trường cần có những điều chỉnh cho phù hợp về chế độ ăn, khẩu
phần ăn cho những trẻ kém ăn, suy dinh dưỡng
- Các bậc phụ huynh đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng ngay
từ khi đứa trẻ đang nằm trong bụng mẹ, việc đảm bảo về chế độ dinh dưỡng
hợp lý ngay từ khi trong bào thai rất quan trọng cho đứa trẻ sau này sinh ra.
- Các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ và tìm hiểu về đặc điểm, tâm lý của
trẻ và phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sao cho khoa học để trẻ có sức
khoẻ tốt phát triển cân đối hài hoà theo đúng độ tuổi.
- Gia đình thường xuyên phối kết hợp với cô giáo, nhà trường về tình
hình sức khỏe của con em mình để từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất trong quá
trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
* Lời kết.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non Thành vân”. Trong quá trình
thực hiện đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong
nhận được sự đóng góp, bổ sung của hội đồng các cấp, các ban nghành, các
đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và tôi có nhiều kinh nghiệm
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Tôi xin chân thành cảm!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thành Vân, ngày 5 tháng 4 năm 2017
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Hoa

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục mầm non. NXB Giáo dục
Việt Nam.
[2]. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về
dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
[3]. Hà Huy khôi, Từ Giấy, Phan Thị Kim, Bùi Minh Đức. Dinh dưỡng hợp lý
và sức khỏe. NXB y học Hà Nội (1998)
[4]. Trang mạng xã hội google.com.vn:
- Nguồn: Http://doc.edu.vn/tai-lieu//de-tai-phong-va-tri-suy-dinh-duong-tre-em.
- Nguồn: Http://vanhoa.edu.vn// Nghiluanxahoi.

18


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ HOA
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Mầm non Thành Vân

TT
1.

Tên đề tài SKKN

Kết quả

Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Một số biện pháp biện pháp
kích thích trẻ 4- 5 tuổi hoạt
động tích cực trong giờ dạy vẽ

Cấp Huyện

B

2013-2014

tại trường mầm non

----------------------------------------------------

19




Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 18 - 24 tháng trong trường mầm non

  • Số trang: 21 |
  • Loại file: DOC |
  • Lượt xem: 3293 |
  • Lượt tải: 0
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 6 tuổi
sarykim

Báo tài liệu vi phạm

Tải xuống

Skkn-một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non

  • pdf
  • 15 trang
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG BÉO PHÌ VÀ SUY DINH DƯỠNG
CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

1

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Sức khoẻ là yếu tố không thể thiếu của con người, để thế hệ trẻ được khoẻ
mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước
trong giai đoạn hiện nay thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn.
Có thể nói: “Sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày
mai”, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định
đến sự phát triển của trẻ sau này.
Việc phòng chống suy dinh duỡng trẻ em là một chiến lược mang ý nghĩa
quốc gia dân tộc đã được Đảng nhà nước chú trọng đầu tư vì tương lai của chất
lượng dân số Việt Nam.
Xác định được tầm quan trọng của công tác này trong thời gian qua, các cấp
Đảng uỷ, chính quyền, các trường học, đã triển khai chiến lược một cách rộng
khắp. Ngành giáo dục mầm non đã xác định rõ mục tiêu giáo dục là: “Trẻ khoẻ
mạnh hồn nhiên, bước đầu giao tiếp với người xung quanh có thói quen ăn uống”
(Quyết định 55 của Bộ Giáo dục Đào tạo).
Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống béo
phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” nhằm góp một phần quan
trọng vào sự phát triển toàn diện cho trẻ.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Tìm ra “Một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ
trong trường mầm non”, giúp cán bộ giáo viên nhân viên làm làm công tác chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ có kiên thức, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn, hiểu sâu
hơn về ý nghĩa của việc phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng đối với sự phát
triển của trẻ. Trên cơ sở đó biết cách xây dựng kế hoạch, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ,
tự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong
trường mầm non.
III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:

1. Đối với trẻ:
- Giảm tỷ lệ béo phì và suy dinh dưỡng của trẻ xuống còn 2%.
- Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tự tin tham gia các hoạt động.
2. Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải nắm được kênh sức khẻo của 100% số trẻ trong lớp.
- Nắm rõ khẩu phần ăn một ngày của trẻ để phối hợp với phụ huynh chăm
sóc trẻ một cách tốt nhất.
- Biết tận dụng cơ hội giáo dục thể chất và lồng ghép giáo dục dinh dưỡng
cho trẻ thông qua các hoạt động.
3. Đối với cô nuôi:
2

- Biết phối kết hợp với giáo viên trên lớp chăm sóc riêng cho trẻ béo phì và
suy dinh dưỡng.
4. Đối với kế toán:
- Biết phối hợp cùng tiếp phẩm cân đối khẩu phần ăn cho trẻ trong ngày,
tuần, tháng.
5. Đối với nhân viên y tế:
- Biết phối hợp cùng giáo viên tuyên truyền kiến thức phòng bệnh và chăm
sóc sức khoẻ cho trẻ trước và sau ốm.
- Theo dõi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

1. Đối tượng: “Một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng
cho trẻ trong trường mầm non”
2. Phạm vi nghiên cứu: Tình trạng béo phì và suy dinh dưỡng của trẻ ở
trường mầm non Cát Bi - Hải An - Hải Phòng
3. Thời gian: Năm học 2013 - 2014.
PHẦN II. NỘI DUNG
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người,
một chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp sẽ tạo nên một sức khoẻ tốt cho trẻ sau này. Vì
vậy, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì hậu quả để lại sau này rất lớn. Trẻ sẽ bị thiệt thòi
về khả năng phát triển trí não, thể lực, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ và cả kinh
tế của gia đình làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội, là nguyên nhân lớn ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số.
Trẻ bị béo phì và suy dinh dưỡng là cân nặng và chiều cao không đạt mức
chuẩn quy định.
Thể béo phì (dư cân) là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do sự dư thừa
năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày so với nhu cầu tiêu hao cảu cơ thể. Béo
phì thường đi kèm theo tỷ lệ bệnh tật do các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, viêm
xương khớp…Béo phì ảnh hưởng đến sự linh hoạt, sáng tạo và sự phát triển của
trẻ.
Trẻ bị suy dinh dưỡng là thiếu dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể. Biểu
hiện suy dinh dưỡng ở 2 thể: Thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi), thể thấp còi (chiều
cao/tuổi).
Ngoài ra còn có biểu hiện giao tiếp hạn chế, nếu trẻ nặng hơn là trẻ gầy đét,
da bọc xương, bắp teo nhẽo, bụng lép không có khả năng vận động. Điều đáng chú
ý là thể thấp còi, suy dinh dưỡng mãn tính sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu
dài của đứa trẻ.

3

Trong nhiều năm qua ngành học mầm non Hải Phòng đã tổ chức chỉ đạo
từng bước trong các năm học nhằm giảm tỷ lệ béo phì và suy dinh dưỡng bằng
nhiều biện pháp. Song để công tác phòng chống béo phì và suy ding dưỡng cho trẻ
trong trường mầm non mang lại hiệu quả cao, là người quản lý về nuôi dưỡng trẻ,
tôi xin mạnh dạn nêu lên “Một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh
dưỡng cho trẻ trong trường mầm non.”
II. THỰC TRẠNG:

1. Thuận lợi:
* Về phía nhà trường:
- Trường mầm non Cát Bi là trường trọng điểm của quận Hải An, nên được
sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo
dục quận Hải An.
- Bếp ăn rộng, thoáng mát, sạch sẽ, được thiết kế xây dựng theo nguyên tắc
bếp một chiều, thuận lợi cho việc chế biến thức ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Trang thiết bị, đồ dùng phục vụ nấu ăn chuẩn, hiện đại.
- Trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý khẩu phần ăn
của trẻ thuận lợi cho việc tính định lượng khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày.
- Số trẻ ra lớp đông, tỷ lệ ăn bán trú tại trường đạt 100%.
* Về đội ngũ cô nuôi:
- Đội ngũ cô nuôi trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có thức vệ sinh an toàn
thực phẩm.
- Cô nuôi được khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, đảm bảo đủ sức khoẻ
công tác, không mắc các bệnh truyền nhiễm.
2. Khó khăn:
* Về cô nuôi:
- Đội ngũ cô nuôi trẻ mới vào nghề, kinh nghiệm tay nghề còn hạn chế.
- Cô nuôi chưa thường xuyên sáng tạo cải tiến món ăn cho trẻ, các món ăn
thường lặp lại theo chu kỳ của một tuần, nên món ăn không còn hấp dẫn với trẻ.
* Về phụ huynh:
- Mặt bằng đời sống kinh tế của phụ huynh không đồng đều, chưa thật sự
quan tâm đến chất lượng chăm sóc trong trường, nhiều phụ huynh gia đình có điều
kiện kinh tế nhưng phuơng pháp nuôi dạy trẻ thiếu khoa học.
* Về giáo viên: Việc lồng ghép kiến thức vệ sinh dinh duỡng, VSATTP vào
các hoạt động của trẻ còn hạn chế.
* Về phía học sinh:
- Một số trẻ cân nặng khi sinh thấp dưới hoặc bằng 2,5kg do đẻ thiếu tháng
thể lực, sức khoẻ kém, trẻ chán ăn là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng.
4

- Do trẻ bị mắc một số bệnh thường gặp như: ỉa chảy do vi khuẩn, do chế độ
ăn uống không hợp lý, hoặc mắc bệnh đường hô hấp kéo dài, khi ăn hay nôn trớ,
dẫn đến dinh dưỡng bị thiếu hụt
- Qua kết quả cân đo đợt I đầu năm tại các lớp, tôi thấy tỷ lệ trẻ béo phì và
suy dinh dưỡng rất cao:

Tổng số
trẻ
Đợt I
367 cháu
= 100%

Trẻ phát triển
bình thường

Cân nặng

Trẻ phát triển không bình thường
Cân nặng

Chiều cao

Chiều cao

NCT

NCD

NCT

NCD

348 cháu

339 cháu

10 cháu

9 cháu

1 cháu

27 cháu

= 95%

= 92.3%

= 3%

= 2%

= 0.3%

= 7.4%

Bên cạnh đó, giá cả thị trường cao, luôn biến động, việc mua bán thực phẩm
yêu cầu phải tươi ngon, an toàn, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo lượng Calo cần đạt
trong ngày cho trẻ tại trường.
Hơn thế nữa vấn đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” đang là một vấn đề mà
người quản lý luôn phải quan tâm. Bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như
thuốc kích thích trong các sản phẩm thịt rau trên thị trường, nhiều khi còn vượt quá
tiêu chuẩn cho phép.
Đứng trước thực trạng trên để khắc phục tình trạng béo phì và suy dinh
dưỡng cho trẻ trong trường mầm non tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP

Biện pháp 1: Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo
viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm
non đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên trong nhà truờng phải tự học bỗi dưỡng nâng cao
năng lực chuyên môn. Vậy làm thế nào để chị em có trình độ chuyên sâu về lĩnh
vực chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, bản thân là một cán bộ quản lý trẻ tôi luôn xác định
mình phải cố gắng tự học để trau dồi kiến thức nâng cao chuyên môn, tham quan
học tập các trường bạn, những đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong công tác
quản lý chỉ đạo nuôi dưỡng trong và ngoài quận mình công tác.
Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch bồi dưỡng cho hoạt động
chuyên môn của mình như sau:
1.1 Đối với giáo viên:

5

- Chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên các nội dung: Bồi dưỡng kiến thức
chăm sóc, dinh dưỡng qua tham dự các lớp tập huấn của Phòng giáo dục tổ chức
nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng cho trẻ.
- Hướng dẫn cân đo, theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong lớp.
- Tổ chức các buổi thảo luận để chị em trao đổi kinh nghiệm trong công tác
chăm sóc trẻ, về cách tổ chức giờ ăn cho khoa học hợp lý. Vì trên thực tế, việc tổ
chức giờ ăn cho trẻ ở các trường mầm non cô giáo mới chỉ lưu ý giờ ăn làm sao
cho trẻ ăn hết xuất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao
để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn. Đặc biệt là cách chăm sóc những trẻ suy dinh
dưỡng và trẻ béo phì.
VD: Đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trong giờ ăn của trẻ yêu cầu giáo
phải luôn động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất. Kiên trì tập cho trẻ ăn dần các
loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái…
- Cùng hiệu phó phụ trách chuyên môn hội thảo giáo dục chuyên đề giáo dục
thể chất với mục đích tăng cường cho trẻ tham gia các trò chơi vận động, các trò
chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ.
VD: Trong các giờ học và hoạt động vui chơi các cô giáo giải thích cho trẻ
thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, da
dẻ hồng hào, môi đỏ tóc đen, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy
còm ốm yếu.
Hoặc nhóm thực phẩm bột đường chất béo ta nên ăn vừa phải, không nên ăn
quá nhiều sẽ làm cho cơ thể béo phì…
1.2 Đối với cô nuôi:
- Tạo điều kiện cho 100% cô nuôi được tham gia học và bồi dưỡng kiến
thức kỹ năng về nuôi dưỡng qua các lớp tập huấn của Phòng giào dục, của trung
tâm y tế quận tổ chức. Tổ chức cho cô nuôi thảo luận tại trường sau đợt học tập
như:
+ Về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện quy trình bếp một
chiều, thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến, thực hiện
tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm, yêu cầu trong chế biến và bảo quản
thực phẩm, chú trọng công tác vệ sinh khu vực chế biến, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp
và vệ sinh môi trường bếp…
+ Cách xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa thay đổi theo tháng, phù hợp
với tiền ăn của trẻ, nhằm đáp ứng với nhu cầu về năng lượng và các chất dinh
dưỡng cần thiết cho trẻ.
+ Cách tính định lượng xuất ăn/trẻ, cách chia sao cho đủ lượng.
+ Cách chọn và thay thế thực phẩm phù hợp với nguồn thực phẩm có sẵn ở
địa phương, cách tính chi tiết khẩu phần ăn, điều chỉnh các chất dinh dưỡng nói
chung và tỉ lệ các chất dinh duỡng trong ngày, đảm bảo cân đối đủ chất.
6

+ Cách chế biến sống: Rửa rau, nhặt rau, thái rau, trần thịt, lọc cá, bóc
tôm…
+ Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn đầu tháng, tổ chức cho chị em
trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho đồng nghiệp về cách nấu món ăn sáng tạo do
kinh nghiệm lâu năm làm công tác nuôi dưỡng: Cách nấu chè, nấu cháo, nấu súp
khai vị.
1.3 Đối với kế toán:
Một trong những nhiệm vụ của kế toán là tính khẩu phần ăn của trẻ trong
ngày để biết trẻ ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, có cân đối giữa đạm
động vật và đạm thực vật không, có đảm bảo lượng calo trong ngày theo quy định
của từng độ tuổi không. Chính vì vậy, hàng ngày kế toán phải cân đối lượng thực
phẩm, cân đối lượng P - L- G giữa động vật và thực vật, lượng calo bình quân
trong ngày cho trẻ. Cân đối lượng đi chợ trong ngày chỉ được phép cộng hoặc trừ
5.000đ->10.000đ trong ngày.
1.4 Đối với nhân viên phụ trách y tế của trường:
- Hướng dẫn kế hoạch cân đo, theo dõi sức khoẻ của trẻ toàn trường, những
trẻ béo phì và trẻ suy dinh dưỡng. Hàng ngày cùng giáo viên theo dõi cân đo của
trẻ béo phì và suy dinh dưỡng.
- Biết phối hợp cùng phụ trách nuôi theo dõi vệ sinh an toàn thực phẩm,
trong khâu bảo quản, chế biến và lưu mẫu thức ăn hàng ngày đúng quy định.
Từ những biện pháp làm trên đã cho thấy chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ của trường nâng lên rõ rệt. Các cô giáo đã tổ chức đuợc nhiều hoạt động lồng
ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục. Biết cách tổ
chức sắp xếp giờ ăn cho trẻ khoa học hợp lý hơn. Các cô nuôi có nhiều sáng tạo
trong chế biến món ăn, tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon
miệng, hết xuất.
Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng bữa ăn và thực hiện tốt vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Ăn uống là một trong những biện pháp giúp cơ thể khoẻ mạnh, nhưng ăn
uống như thế nào để giúp trẻ có sự cân bằng giữa tuổi, cân nặng và chiều cao, cơ
thể phát triển hài hoà cân đối.
Như chúng ta đã biết ở trường mầm non trẻ được ăn 2 bữa là bữa trưa và bữa
xế. Trong đó nhu cầu về dinh dưỡng bữa trưa là nhiều calo hơn khoảng 35 -> 40%
khẩu phần ăn trong ngày. Vì bữa trưa cần cung cấp năng lượng cho trẻ để bù đắp
cho sự tiêu hao năng lượng (do hoạt động) và đảm bảo năng lượng cho trẻ hoạt
động tiếp theo trong ngày.
Vì vậy, việc xây dựng thực đơn cân đối hợp lý, quản lý khẩu phần ăn của trẻ
được tốt, giúp cho công tác phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng đạt kết quả
cao, tôi làm như sau:
* Chỉ đạo chặt chẽ khâu xuất nhập kho - giao nhận thức phẩm:
7

Tất cả các nhà cung cấp thực phẩm cho trường đều phải có cam kết an toàn
thực phẩm, thực phẩm phải tuơi ngon, rõ nguồn gốc, mang thực phẩm đúng giờ
quy định của nhà trường, giá cả hợp lý, nếu thay đổi giá cả phải báo cáo Ban giám
hiệu.
- Xuất kho: Phải có sổ kho của thủ kho, sổ theo dõi của kế toán. Số kho và
sổ theo dõi kho phải đóng dấu giáp lai, sau mỗi lần nhận cân phải ký, cuối tháng
kiểm kê kho có sự chứng kiến của giáo viên, Ban giám hiệu.
- Giao nhận thực phẩm: Tiếp phẩm đi chợ về giao nhận thực phẩm cho nhà
bếp, có sổ giao nhận thực phẩm đóng dấu giáp lai. Khi nhận thức phẩm có từ 4 ->5
nguời (Tiếp phẩm, bếp trưởng, giáo viên, hiệu phó nuôi, phụ trách y tế). Sổ nhận
thực phẩm phải ghi chép sạch sẽ, không tẩy xoá. Thực phẩm mua thêm lần 2 phải
mời ban giám hiệu hoặc kế toán xuống nhận.
* Chỉ đạo chặt chẽ khâu chế biến sống và chế biến chín: Thực phẩm nhận
xong phải được đem vào chế biến theo các khâu:
- Sơ chế sống.
- Chế biến chín.
Để quản lý tốt khâu này, bản thân tôi phải nắm chắc lượng thực phẩm quy
đổi sau khi sơ chế:
Ví dụ:
- Thịt lợn sau khi trần qua nước sôi: 1kg = 0,8kg
- Thịt bò sau khi trần qua nước sôi: 1kg = 0,8kg
- Tôm luộc bóc vỏ bỏ đầu: 1kg = 0,4kg -> 0,5kg
- Cá khúc sau khi luộc gỡ lấy thịt: 1kg = 0,4kg -> 0,5kg
Khi đã nắm vững định lượng qui đổi, tôi có kế hoạch kiểm tra đột xuất
lượng thực phẩm sau khi sơ chế để biết lượng thực phẩm có bị thuất thoát không
và qua kiểm tra sẽ đánh giá tay nghề và trách nhiệm của các cô nuôi.
Để đảm bảo đủ lượng cho các món ăn và từng độ tuổi tôi yêu cầu thực phẩm
sau khi sơ chế được cân lên để chia nấu.
Khi chế biến nấu chín yêu cầu cô nấu chính phải nắm vững định lượng để
đến khi thức ăn thành phẩm chia phải đủ lượng do nhà trường đề ra.
Ví dụ:
- Lượng nước để nấu canh: NT = 100ml; MG = 150ml
- Lượng nước cho vào thức ăn mặn: NT = 20ml; MG = 30ml
- Luợng nước để nấu cơm: 1kg gạo = 180ml ->200ml
* Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm: Vệ sinh an toàn thực phẩm
giữ vai trò rất quạn trọng trong khâu chế biến, nó quyết định đến chất lượng thực
phẩm.

8

Chính vì thế, khi chế biến thức ăn các cô phải chú ý đặc biệt đến vệ sinh an
toàn thực phẩm, phải luôn luôn tuân thủ theo quy trình bếp một chiều, không để
thức ăn sống chín lẫn lộn, dụng cụ chế biến sống chín phải có ký hiệu rõ ràng.
Trong những năm qua nhà trường không có trường hợp nào bị ngộ độc thức
ăn. Nhà trường có một nhân viên y tế cùng tôi phụ trách khâu vệ sinh an toàn thực
phẩm, thường xuyên kiểm tra giám sát nơi chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa thực
phẩm, lưu mẫu thức ăn hàng ngày, bảo hộ cô nuôi… nên công tác vệ sinh an toàn
thực phẩm của bếp luôn được đánh giá là thực hiện tốt.
Biện pháp 3: Quản lý theo dõi sức khoẻ của trẻ đúng theo quy định:
Người quản lý nếu chỉ biết đề ra kế hoạch hoạt động mà không đề ra kế
hoạch kiểm tra thì chưa hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy, mà công tác kiểm tra
trong nhà trường, đặc biệt là kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ luôn đuợc
đặt ra hàng đầu. Đây là niềm tin tưởng của các bậc phụ huynh khi gửi con vào
trường mầm non. Có 2 hình thức kiểm tra: Kiểm tra có báo trước và kiểm tra đột
xuất.
- Kiểm tra có báo trước: Thường mỗi tháng kiểm tra 1 lần, kiểm tra toàn
diện theo thang điểm 20.
- Kiểm tra đột xuất nhiều khâu: Kiểm tra giao nhận thực phẩm, kiểm tra
khâu chế biến sống chín; (sau khi sơ chế xong cho lên cân xem có đúng lượng quy
đổi không, có bị thất thoát thực phẩm); kiểm tra định luợng khi chia ăn, kiểm tra lý
thuyết các cô nuôi về định lượng, cách chế biến món ăn và vệ sinh an toàn thực
phẩm; kiểm tra sổ tính ăn của kế toán; kiểm tra việc thực hiện quy trình rửa tay,
rửa mặt và tổ chức giờ ăn cho trẻ trên lớp.
- Kiểm tra việc theo dõi cân đo sức khoẻ của trẻ: Trẻ đến trường được cân
đo 3 tháng 1 lần. Sau mỗi lần cân đo các lớp tổng hợp kết quả tuyên truyền cho
phụ huynh nắm được sức khoẻ của con em mình để cùng phối hợp chăm sóc trẻ.
Căn cứ vào kết quả cân đo đầu năm để giao chỉ tiêu phấn đấu cụ thể cho các
lớp -khối và toàn trường.
Đối với trẻ sụt cân, giữ cân, sau mỗi đợt cân tôi cùng phụ trách y tế kiểm tra
xem giáo viên cân đã đúng chưa. Với những cháu béo phì và suy dinh dưỡng lập
thêm danh sách theo dõi riêng để cân đo theo dõi hàng tháng, Cùng giáo viên đưa
ra các biện pháp khắc phục.
Kết quả sau mỗi lần kiểm tra được ghi vào sổ để đánh giá xếp loại thi đua
hàng tháng. Có chỉ tiêu thưởng cho các lớp đạt và vượt chỉ tiêu giao.
Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ
huynh:
Thông qua buổi họp ban đại diện hội cha mẹ học sinh, chúng tôi trao đổi kế
hoạch chăm sóc trẻ tại trường, để họ thấy được tầm quan trọng của công tác nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường luôn song hành và không thể tách rời nhau.
Từ đó họ phối kết hợp cùng giáo viên ở lớp tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ
9

huynh thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, cuối năm của lớp về công tác chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường.
- Chỉ đạo phụ trách y tế của trường tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ
huynh cho con đi tiêm chủng mở rộng tại trường do y tế quận và phường về tiêm,
tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh theo các công văn về bệnh như: Bệnh
tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi phát ban, dịch cúm gia cầm, tiêu chảy, thuỷ
đậu…Bằng các hình thức phù hợp như: Tranh ảnh, Pano áp phích, bảng tin, loa
đài.
- Tổ chức thi tạo môi trường cho trẻ hoạt động, thi tuyên truyền ngay trong
lớp học, với những nội dung và hình thức cung cấp những thông tin có tính thời sự,
phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và kết quả chăm sóc của nhà trường đến toàn thể
các bậc phụ huynh. Nội dung tuyên truyền được tiến hành lồng ghép theo chủ đề
hàng tháng.
Ví dụ:
Tháng 9: Tuyên truền cân đo sức khoẻ lần 1, những kiến thức cần thiết để
phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì.
Tháng 10: Cho trẻ ăn đủ chất để phòng chống suy dinh dưỡng.
Tháng 11: Vitamin A và sự phát triển của trẻ nhỏ, hiệu quả của tẩy giun.
Tháng 12: Tuyên truyền cân đo sức khoẻ lần 2, những kiến thức cần thiết
để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì.
Tháng 1: Phương pháp cho trẻ ăn trong ngày tết.
Tháng 2: Các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, chế độ ăn đảm bảo nhu cầu
về dinh dưỡng.
Tháng 3: Tuyên truyền cân đo sức khoẻ lần 3, những kiến thức cần thiết để
phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và cách phòng chống béo phì.
Tháng 4: Chăm sóc dinh dưỡng trẻ bị tiêu chảy.
Tháng 5: Phòng bệnh mùa hè.
Tuyên truyền khám sức khoẻ định kỳ của y tế quận tới các bậc phụ huynh.
Nếu cháu có bệnh đề nghị phụ huynh cho trẻ đi khám ở tuyến trên đề nghị điều trị
kịp thời.
Thông báo kết quả cân đo của các lớp, sức khoẻ của từng trẻ có nguy cơ
dưới và nguy cơ trên để phụ huynh nắm được và có kế hoạch cùng giáo viên chăm
sóc trẻ.
Hướng dẫn cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sau khi ốm, cách lên thực đơn và
ăn uống theo thực đơn, cách chế biến trong bữa ăn và thức ăn bổ sung cho trẻ giúp
trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
Ngoài ra để công tác phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng đạt kết quả
cao, tôi cùng giáo viên phối kết hợp với bố mẹ tăng cường cách chăm sóc trẻ đặc
biệt như sau:
10

* Đối với các cháu thể trạng gầy không tăng cân:
- Tìm nguyên nhân: Trẻ đang mắc bệnh hoặc mới khỏi bệnh chưa phục hồi,
kém ăn, thiếu ăn, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ngủ, vui chơi không phù hợp, do các
bà mẹ thiếu kiến thức về nuôi con hay cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn, cho con ăn
không đủ chất, không đúng giờ.
- Cách khắc phục:
+ Phối hợp với gia đình, quan tâm theo dõi, gần gũi trẻ, chăm sóc trẻ chu
đáo, thường xuyên động viên, khích lệ cho trẻ ăn hết xuất, điều chỉnh chế độ ăn,
chú ý thức ăn bổ sung, tăng lượng ăn tinh bột, các món xào, rán có nhiều mỡ, uống
thêm sữa và nước hoa quả…
+ Tổ chức cho trẻ được hoạt động thể lực giúp trẻ ăn ngon miệng, nghỉ
ngơi thoải mái đảm bảo đủ thời gian ngủ.
* Đối với các cháu ở thể béo phì và có biểu hiện béo phì:
- Biện pháp giảm tốc độ tăng cân:
+ Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn: Bánh kẹo, đường mật, kem, sữa
đặc có đường, sữa béo, các món ăn quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt,
ăn điều độ, không ăn quá no không bỏ bữa, không bị quá đói, ăn nhiều vào bữa
sáng, giảm nhẹ vào chiều tối, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
+ Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể lực như: chạy, nhảy dây, đá
bóng leo cầu thang, đi bộ bơi lội), lao động tự phục vụ, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo và
các bạn.
+ Hạn chế xem ti vi, video, trò chơi điện tử.
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày và
hoạt động của trẻ.
- Thông qua các ngày hội ngày lễ như: ngày 20/10, ngày 20/11, ngày 8/3
phối kết hợp với công đoàn nhà trường phát động phong trào thi đua: Hội thi “ cô
nuôi giỏi”, “cô chăm sóc giỏi” mời ban đại diện cha mẹ học sinh đến dự đông viên
các cô. Đồng thời đây cũng là hình thức tuyên truyên để phụ huynh hiểu được công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường.
Bằng nhiều hình thức nội dung thiết thực đã giúp cho các bậc phụ huynh
hiểu được một số kiến thức kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ như: Nhu cầu dinh dưỡng
của trẻ theo độ tuổi, cách cho trẻ ăn bổ xung, phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh,
cách giữ gìn môi trường cho sạch sẽ., thoáng mát, các điều kiện chăm sóc trẻ ở
trường ở nhà. Phụ huynh cho con đi học đúng giờ, không còn tình trạng phụ huynh
cho trẻ mang quà vặt đến lớp.
Họ sẵn sàng ủng hộ nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất trí nâng
mức tiền ăn lên để đảm bảo cho con họ có bữa ăn đủ chất, đủ lượng ở trường.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

1. Bản thân:
11

- Làm tốt công tác tham mưu, phối kết hợp Ban giám hiệu nhà trường đã đầu
tư mua sắm thêm một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác nuôi dưỡng
như: Tủ sấy bát, tủ lạnh bảo quản lưu mẫu thức ăn, thay một số bảng biểu cho bếp,
sửa bồn vệ sinh cho trẻ, sửa hệ thống cấp nước bình nóng lạnh cho 100% các lớp.
- Qua việc chỉ đạo trên tôi thấy mình có nhiều kinh nghiệm trong công tác
chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt là công tác phòng chống béo phì và suy dinh
dưỡng cho trẻ.
2. Phụ huynh:
- Hiểu được công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường. Đặc biệt là chăm
sóc những trẻ suy dinh dưỡng và béo phì .
- Tin tưởng vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, số trẻ ra lớp ngày càng tăng.
- Hỗ trợ kinh phí lắp sàn gỗ cho trẻ đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát
về mùa hè thuận tiện cho việc chăm sóc trẻ; ủng hộ kinh phí mua đồ dùng hiện đại
cho bếp ăn như: tủ sấy bát, tủ lạnh, rổ rá nốc …
3. Cô nuôi:
- Nắm chắc định lượng quy đổi thực phẩm khẩu phần ăn của trẻ. Biết kết hợp
cùng giáo viên làm tốt công tác phòng chống cho trẻ béo phì và suy dinh dưỡng.
- Có thêm kỹ năng chế biến món ăn, cách lựa chọn thực phẩm, nắm chắc
đinh lượng khẩu phần ăn của trẻ.
- Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tổ chức chăm sóc trẻ trong
giờ ăn. Qua kiểm tra dự giờ đột xuất 100% các lớp tổ chức tốt giờ ăn cho trẻ, chăm
sóc trẻ chu đáo.
- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát dinh
dưỡng cho trẻ thông qua các hoạt động.
- Làm tốt công tác tuyên truyền về phòng chống béo phì cho trẻ.
- Bếp ăn được đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của quận đánh giá
xếp loại tốt.
4. Trẻ:
- Hầu hết các cháu đều đuợc tăng cân qua các đợt cân. Trẻ khoẻ mạnh nhanh
nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động.
Sau khi tác động biện pháp, qua cân đo trẻ đợt II kết quả cho thấy số trẻ tăng
cân, chuyển kênh được tăng lên rõ rệt, số cháu béo phì đã giảm tỷ lệ xuống, cụ thể:
Tổng số
trẻ
367 cháu

Trẻ phát triển
bình thường
Cân nặng

Chiều cao

= 100%

Đợt I

Trẻ phát triển không bình thường
Cân nặng

Chiều cao

NCT

NCD

NCT

NCD

348 cháu

339 cháu

10 cháu

9 cháu

1 cháu

27 cháu

= 95%

= 92.3%

= 3%

= 2%

= 0.3%

= 7.4%
12

Đợt II
So
sánh
2 đợt

367 cháu

354 cháu

343 cháu

7 cháu

6 cháu

= 100%

= 96.4%

= 93%

= 2%

= 1.6%

Tăng

Tăng

Giảm

Giảm

6 cháu

4 cháu

3 cháu

3 cháu

(1.4%)

(0.7%)

( 1%)

( 0.4%)

0 = 0%

24 cháu
= 7%

Giảm
1 cháu
(0.3%)

Giảm
3 cháu
(0.4%)

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Trong quá trình chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non tôi thấy,
để chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ cần làm tốt các nội dung sau:
1. Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên trong công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
2. Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền.
3. Nâng cao chất lượng bữa ăn và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Quản lý và theo dõi sức khoẻ của trẻ đúng theo quy định.
Đặc biệt người quản lý phải tận tâm với công việc đi sâu kiểm tra, động viên
giáo viên nhân viên làm tốt công việc được giao.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:

Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
phát triển thể chất góp phần phát triển toàn diện cho trẻ sau này. muốn cho trẻ có
thể lực tốt, chúng ta phải chăm sóc trẻ một cách khoa học và phù hợp. Vì nếu trẻ
ăn quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng “Béo phì”, nhưng nếu ăn không đủ chất trẻ sẽ bị
"suy dinh dưỡng”. Cho nên việc cân đối, chế biến thực phẩm sao cho đủ chất dinh
dưỡng, tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng, tạo cho trẻ có những bữa ăn
ngon góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ là trách nhiệm của
nguời quản lý chỉ đạo nuôi đặt lên hàng đầu.
Nhờ sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của bản thân, kết hợp với sự sáng tạo và
nhiều kinh nghiệm của đội ngũ cô nuôi cùng giáo viên của trường đã góp phần giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng và béo phì của nhà trường xuống còn từ 1 -> 3%. Đây cũng chính là
niềm tin của các bậc phụ huynh khi gửi con em vào trường chúng tôi.
2. KHUYẾN NGHỊ:

Trong quá trình chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non tôi thấy
để phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ cần:
- Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên trong công
tác chăm sóc nuôi dưỡng.
- Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền
- Nâng cao chất lượng bữa ăn và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quản lý và theo dõi sức khoẻ của trẻ đúng theo quy định.
13

Trên đây là một số biện pháp được tôi đã rút ra trong quá trình chỉ đạo
phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non. Rất mong
được sự góp ý các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn công tác
chỉ đạo nuôi dưỡng trong những năm sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Hải An, ngày 20 tháng 2 năm 2014
Người viết:

Lương Thị Hiền

MỤC LỤC
14

Nội dung

Trang

Phần I. Đặt vấn đề

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

1

3. Kết quả cần đạt

1

4 . Đối tượng, phạm vi, kế hoạch nghiên cứu

2

Phần II. Nội dung

2

1. Cơ sở lý luận

2

2. Thực trạng

3

3. Một số biện pháp

4

4. Kết quả đạt được

11

5. Bài học kinh nghiệm

11

Phần III. Kết luận chung

12

15

Tải về bản full

Nội dung SKKN Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi Mầm non

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu SKKN Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi Mầm non để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 15 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview SKKN Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi Mầm non

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

SKKN: Một số kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non

Từ nhận thức “ Sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khoẻ là một yếu tố không thể thiếu của con người. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
  2. Chúng ta đang nỗ lực cao nhất phấn đấu “dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”. Sở dĩ nói như vậy bởi vì những ưu tiên đầu tư cho chăm sóc trẻ em ngay từ những năm đầu đời có một ý nghĩa sinh học, xã hội và nhân văn cực kỳ quan trọng mà mọi đứa trẻ có quyền đón nhận. Từ nhận thức “ Sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khoẻ là một yếu tố không thể thiếu của con ngươì. Để thế hệ trẻ được khoẻ mạnh, thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong trường mầm non không ngừng phát triển để đảm bảo công tác phòng chống suy dinh dưỡng được phát huy theo chiều hướng tích cực, nâng cao chất lượng chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Số này xin giới thiệu cùng các đồng nghiệp “Một số kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non”.
  3. Muốn phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non ta phải bám sát vào các yêu cầu đó là: 1. Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ Đây là hoạt động, nhà trường, gia đình, xã hội cùng thực hiện. Do đó việc quan tâm đến hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ và chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết. Dinh dưỡng hợp lý đó là khẩu phần ăn hàng ngày phải đủ về số lượng và cân đối về chất lượng. Cân đối giữa chất sinh ra năng lượng (đạm, đường , béo, đường). Cân đối giữa thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ nếu tính theo cân nặng thì cao hơn người lớn. Vì vậy muốn phòng chống suy dinh dưỡng có hiệu quả cần phải giúp cho trẻ có đầy đủ thức ăn để sinh trưởng, phát triển và vận động. Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ thì ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức vận động cho trẻ được bán trú tại trường, nhà trường luôn đảm bảo chế độ ăn theo quy định, thay đổi chế độ ăn, thực đơn phù hợp. Căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi để xây dựng khẩu phần ăn cho phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình, trẻ ăn ngon miệng hơn. Chỉ đạo giáo viên ở các nhóm lớp quan sát trẻ ăn và động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không làm rơi vãi thức ăn. Khẩu phần và thực đơn của trẻ được thay đổi theo mùa, theo tháng và theo tuần, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, chế biến phù hợp khẩu vị của trẻ. Đảm bảo cho trẻ có ít nhất một lần ăn một quả trứng, một bữa
  4. trái cây. Thường xuyên xây dựng góc tuyên truyền tại các nhóm lớp như: Những điều phụ huynh cần biết; Bé thích ăn gì,...để giúp cho cha mẹ trẻ nắm được những thông tin cần thiết và từ đó thực hiện tốt nội quy của nhà trường như: cho trẻ ăn ngủ đúng giờ giấc, không cho trẻ mang quà bánh đến lớp. Phát động cuộc thi sáng tác, sưu tầm thơ, câu chuyện , câu đố, bài viết có nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng cho giáo viên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động như: Làm quen văn học, Khám phá khoa học, Thể dục, Giáo dục âm nhạc,...thể hiện rõ nhất vào hoạt động vui chơi của trẻ chính là hoạt động “ bé tập làm nội trợ”, giáo viên dạy trẻ có biết sử dụng thành thạo các đồ dùng dụng cụ như dao, thớt, cốc , chén,… Tổ chøc thực hiện mô hình vườn rau của bé tại trường để trẻ vừa được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ trải nghiệm với thực tế và phát triển. Đồng thời cải thiện bữa ăn cho trẻ, trẻ có rau xanh theo mùa đảm bảo hợp vệ sinh. Luôn chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm, khâu sơ chế, chế biến thức ăn, khâu bảo quản và chia thức ăn một cách khoa học nhất, đảm bảo VSATTP, tránh lãng phí đặc biệt là đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Hàng ngày phải công khai tài chính cho các bậc phụ huynh được biết và giám sát. Phối hợp với phụ huynh để mua thực phẩm do chính phụ huynh trồng và chăn nuôi, chế biến ra để phụ huynh yên tâm về chất lượng. Đối với nhân viên phụ trách nuôi dưỡng luôn bồi dưỡng những kiến thức qua cung ứng tài liệu, qua thử nghiệm hàng ngày và qua hội thi dinh dưỡng giỏi để có kiến thức về VSATTP nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ phù hợp với mọi lứa tuổi. Nhân viên nuôi dưỡng phải biết cách
  5. chế biến thức ăn và thực hiện đúng quy trình bếp một chiều, thực hiện tốt việc lưu mẫu thức ăn kể cả thực phẩm sống. Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đúng 10 nguyên tắc vàng trong ăn uống.
  6. Bé thi chọn thực phẩm 2. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền Đây là việc nhà trường xác định có tầm quan trọng lớn để đem đến hiệu quả trong việc chăm sóc và phòng ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ. Công tác tuyên truyền là chủ yếu với nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức cho phụ huynh nghe báo cáo và toạ đàm về dinh dưỡng như “giá trị kiến thức cho trẻ mầm non” “nấu ăn duy trì dinh dưỡng” “ dinh dưỡng hợp lý và cân đối” “ Chăm sóc cho bà mẹ mang thai” “ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ” “ cách chọn mua thực phẩm an toàn,…Trao đổi trực tiếp cho phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Lên kế hoạch tuyên truyền về nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các nhóm, lớp. Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, các hoạt động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khoẻ của nhà trường cụ thể là: - Tình hình sức khoẻ của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng - Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường để phụ huynh có thể nắm được và biết cách phòng tránh bệnh tật cho trẻ - Các thông tin cần thiết về cách chăm sóc con,… Quan tâm đầu tư cho các góc tuyên truyền của trường và lớp. Kết hợp với các bản tin và hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng để thu hút được sự quan tâm chú ý của phụ huynh.
  7. Tổ chức khám, tư vấn cho phụ huynh có trẻ bị suy dinh dưỡng, tổ chức các hội thi tìm hiểu về dinh dưỡng,... Thông báo cho phụ huynh biết tình hình sức khoẻ của trẻ qua các cuộc họp, qua các buổi đưa đón trẻ, trao đổi trực tiếp cho phụ huynh từ đó giúp cho giáo viên và phụ huynh nắm được cá tính của từng trẻ để có biện pháp uốn nắn kịp thời, phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Tăng cường phối hợp với Hội phụ huynh của các nhóm lớp đến kiểm tra định kỳ đầu tháng hoặc đột xuất trong tháng. Kiểm tra khâu cung ứng đến sơ chế và chế biến thực phẩm đến khẩu phần ăn của trẻ. Quan sát bữa ăn của trẻ, cùng chăm sóc trẻ theo đúng khoa học. Song song với những công việc trên, nhà trường tổ chức hội thi nấu ăn được phụ huynh ủng hộ nhiệt tình. Cuộc thi thể hiện kết quả quản lý và thực hành về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm rất tốt. 3. Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khoẻ và cân đo theo định kỳ, kiểm tra thường xuyên VSATTP Phối hợp tốt với cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ là một trong những biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Chính vì vậy mà nhà trường luôn phối kết hợp tốt với trạm y tế xã trong việc chăm sóc sức khoẻ, quản lý tiêm chủng, phòng dịch bệnh cho trẻ và thường xuyên kiểm tra khâu vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà trường. Hăng năm nhà trường phối hợp với y tế xã khám sức khoẻ cho trẻ 1-2 lần/năm theo dõi, kiểm tra và phân loại sức khoẻ của trẻ theo biểu đồ tăng trưởng để có chế độ chăm sóc kịp thời, phù hợp. Những trẻ có biểu hiện như béo phì, suy dinh dưỡng cần kiểm tra, cân đo hàng tháng để
  8. điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Kiểm tra sức khỏe cho đội ngũ cấp dưỡng trước khi hợp đồng làm việc theo định kỳ hàng năm. Giáo viên được khám sức khoẻ 2 lần/ năm. Nhân viên nuôi dưỡng được khám sức khoẻ, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm phổi… để đảm bảo tránh các bệnh tật cho trẻ. Tổ chức kiểm tra tay nghề hàng năm cho đội ngũ cấp dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân. Hy vọng một số kinh nghiệm này sẽ giúp các đồng nghiệp đem lại hiệu quả khi phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non. Mong muốn nhận được những chia sẻ, trao đổi của các đồng nghiệp./. Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Huệ Nguồn tin: Phòng Giáo dục Mầm non