So sánh bộ luật mose and hammurabi

Một nền văn minh vĩ đại đã hình thành ở Trung Đông từ các khu định cư ở vùng Crescent Màu Mỡ. Nơi an tọa của vị thánh siêu quần, chủ nghĩa siêu thực linh thiêng và chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn. Nơi chúng ta có thể tìm thấy cội nguồn luật pháp, buôn bán, tiền bạc và máu đổ tràn lan. “Vùng đồng bằng Lưỡng Hà” trong loạt phim Văn minh Phương Tây.

  1. Văn minh Lưỡng Hà được hình thành nhờ những nguy hiểm mà họ phải trãi qua. (thiên tai, chiến tranh) (Những cơn mưa xối xả và Con đường chiến trận thuận lợi)

Khu vườn Địa đàng nhiều thảm họa thiên nhiên, những cơn mưa xối xả, vườn Địa đàng ở phía Đông của Eden: Nào thử bạn có nhận ra đoạn văn này không: “ Và Chúa đã tạo ra 1 khu vườn ở phía Đông của Eden, và ngài đặt ở đó con người ngài đã tạo nên, từ đất mà Chúa đã tạo ra con người. Người còn tạo ra các loài cây trông thì đẹp, ăn thì ngon,.. Và có 1 dòng sông chảy từ Eden tưới cho khu vườn và từ đó nó chia thành 4 nhánh. Nhánh thứ nhất là Pison, nhánh thứ 2 là Gikhon, nhánh thứ 3 là Hiddeken, nhánh này chảy vòng qua Assyria, ở đó chúng ta goi là Tigris, và nhánh thứ tư là Euphrates”. trong Sáng Thế ký. Nó mô phỏng lại hình ảnh của khu vườn giữa ốc đảo của dòng sông thứ 3 và 4 của Chúa. Khu vườn đầu tiên con người sống với các loài động vật ở giữa thiên nhiên hào phóng, và chưa mang lại 1 rắc rối nào. Đó là 1 phần của thiên đường. Và Vườn Địa đàng là 1 tên gọi khác của khu vườn. Và Vườn Địa đàng này chính là đồng bằng Lương Hà cổ đại. Vùng đất giữa những con sông. Nhưng vùng đb Lưỡng Hà và những vùng đất bao xung quanh nó, từ Biển Đen đến vịnh Ba Tư, từ cao nguyên Iran đến Địa Trung Hải là 1 thiên đường bị bao trùm bởi các thảm họa thiên nhiên như khu vườn địa đàng là thiên đàng dưới bóng đen của sự sụp đổ. Vùng đất phải chịu những cơn mưa xối xả.

Người Ai Cập đã nói về “dòng sông Nile của bầu trời”. Nó có những cơn cuồng phong và những trận bão cát khủng khiếp, những trận lũ điên cuồng như chúng ta biết về những dòng lũ lớn mà người Do Thái lấy ra từ sử thi Babylon. Dù khi thiên nhiên không còn làm cuộc sống khổ sở và khó lường trước nữa. Nhưng thung lũng sông Nile không bao giờ là lối đi thuận tiện cho những kẻ xâm lược. Một mặt hướng ra biển. Một mặt hướng ra vùng hoang vu ngổn ngang. Vì vậy Ai Cập có thể phát triển nền văn minh của mình, mà không phải chịu cảnh chiến tranh liên miên. Nhưng 2 con sông Tigris và Euphrates là những con đường tự nhiên tuyệt vời, không chỉ để buôn bán mà còn phục vụ cho quân đội di chuyển và sự di cư của loài người. Vì vậy những người ở Lưỡng Hà vừa là binh lính vừa là thương nhân. Chủ nghĩa hiện thực, sự hung ác, nhẫn tâm của họ, một phần là do hoàn cảnh địa lý của họ. Đó cũng là 1 trong những lý do khiến những vị thần của họ trở nên khủng khiếp, không thể dự đoán và có những cách hiển linh rất dễ sợ.

  1. Những đóng góp trí tuệ và kỹ thuật chính của văn minh Lưỡng Hà Do thiên nhiên khắc nghiệt và chiến tranh làm các phát minh vĩ đại ra đời: bánh xe, chữ viết trừu tượng, Toán học,…. Sợ thiên nhiên nên cần xây đền thờ. Việc xây dựng đền thờ cần nhu cầu có chữ viết để lưu việc thiết kế, thu, chi

Nhiều thứ lớn lao bao quanh chúng ta ngày nay bắt nguồn từ 1 vùng đất nhỏ, không lớn hơn Đan Mạch, nằm trên châu thổ sông Tigris – Euphrates mà chúng ta biết với cái tên Sumer. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cộng với những cuộc chiến tranh triền miên của họ – đặc biệt là những cuộc chiến tranh do chính họ châm ngòi, đã mở đầu 1 loạt đột phá công nghệ và thúc đẩy chuyển biến về văn hóa, xã hội, kinh tế. Chính tại Sumer, qua hệ thống tưới tiêu và thoát nước, những ngôi làng đầu tiên từ lều tranh và gạch sống đã trở thành thành phố từ thiên niên kỷ IV TCN. Những con người sáng tạo ra nền VM Lưỡng Hà này được gọi là người Sumerian.

Chính ở vùng đất này, chúng ta cho rằng bánh xe đầu tiên đã ra đời, phát triển từ bánh xe của thợ gốm, chúng đã thay thế các chiếc xe trượt tuyết, được vận chuyển để chở những hàng hóa nặng. Khoảng 2000 TCN, nan hoa được phát minh, làm những chiếc bánh xe nhẹ hơn nhiều. Và sau đó trục xe được phát minh. Và vì vậy những người ở Cận Đông là những người đầu tiên đi săn và đánh trận bằng xe ngựa. Công cụ này mang lại cho họ lợi thế rất lớn. Cho đến khi lịch sử bắt đầu, tức là khi những văn bản (chữ viết) đầu tiên xuất hiện, khoảng 3000 TCN, chúng ta tìm thấy ở Sumer không chỉ những thành phố mà cả những đền thờ rộng lớn và cấu trúc xã hội phức tạp được lãnh đạo bởi các thầy tu. Mối liên kết xã hội được tạo ra không chỉ bởi dòng sông và nguồn nước của nó như ở Ai Cập mà còn bởi ngôi đền. Ngôi đền điều khiển, thống trị cả cộng đồng, và các vùng quê. Quanh đền thờ 1 thành phố mọc lên.

So sánh bộ luật mose and hammurabi

– Việc xây dựng đền thờ là 1 nhiệm vụ tập thể, hàng trăm nhân công tham gia, cần phải được điều phối và được chỉ đạo. Mọi thứ phải được lên kế hoạch chính xác từ trước. Và đề cương của việc xây đền đã được lên dây cót trước khi công việc bắt đầu. Và chúng ta có những bản xây dựng đền ở những thành phố khác nhau được vẽ trên những phiến đất sét. Những người Sumerian tin rằng những kế hoạch này được thiết kế bởi Chúa của họ và được truyền lại qua những giấc mơ. Nhưng chúng ta có thể đoán được những kiến trúc sư thật sự là những vị thầy tu. Một thứ khác chúng tôi thấy liên quan đến ngôi đền là những phiến đất sét phủ đầy những hình vẽ phác thảo và những con số. Đây là những văn bản được các thầy tu cất giữ. Họ là người quản lý đất đai của đền thờ. Và người phải chịu trách nhiệm về công việc của họ trước Thánh thần – mà thực tế là các đồng nghiệp của họ. Vì vậy họ thống nhất 1 phương pháp lưu lại các khoản thu và chi trên những văn bản viết mà những đồng nghiệp và những người kế nhiệm có thể hiểu. Nói cách khác họ phát minh ra chữ viết để lưu lại các khoản thu và chi các đền thờ.

So sánh bộ luật mose and hammurabi

So sánh chữ viết của người Lưỡng Hà và Ai Cập, chữ viết LH trừu tượng hơn: Và chữ viết khi đã được người Lưỡng Hà phát triển, phản ảnh 1 trong những sự khác biệt chính giữa họ và người Ai Cập. Năng lực của họ về mức độ của sự trừu tượng hóa. Hãy nhớ rằng chữ tượng hình của người Ai Cập là 1 hình ảnh, là 1 bức tranh. Người Ai Cập là người tư duy cụ thể, nên kể cả khi họ đã sử dụng những ký hiệu để diễn tả 1 âm thanh hay 1 âm tiết, thì họ luôn muốn sử dụng hình vẽ. Kể cả khi ký hiệu Alphabe cũng không chỉ đơn thuần là những chữ cái trừu tượng, mà là những bức tranh nhỏ theo cách của chúng. Nhưng sau đó những người kế tục Sumerian, người Semite, tiến thêm 1 bước. Những người Semite đến từ sa mạc Ả Rập, họ đến châu thổ Lưỡng Hà vào thiên niên kỷ thứ III. Ngay sau đó họ tiếp thu được nền văn hóa Sumerian, họ đã kết hợp các dạng chữ cái Alphabe với những đường nét hình ảnh thành 1 hệ thống duy nhất với những ký hiệu trừu tượng thay thế những bức tranh cụ thể. Nhiều bức tượng Sumerian có xu hướng trừu tượng hóa.

Người L Hà cũng rất giỏi Toán học, lĩnh vực mà người Ai cập tỏ ra cụ thể và chặt chẽ hơn nhiều. Đây là 1 phiến đất sét viết về 1 bài toán của những học viên L Hà.

Tôn giáo siêu thực linh thiêng khác với tôn giáo Ai Cập bắt chước thần thánh: Trong tôn giáo cũng có những điểm khác biệt. Xã hội Ai Cập 1 mực bắt chước thần thánh. Nhưng trên thực tế, Ai Cập chính họ đã sáng tạo ra 1 thế giới thần thánh, 1 bản sao của thế giới thực, nhưng rộng lớn hơn và tốt đẹp hơn nhiều. Đây cũng là điều chúng ta tìm thấy ở Hy Lạp cổ đại. Mặt khác, người Simites đã sáng tạo ra 1 thế giới thần thánh, nó xa lạ với chính nó và tách biệt với tính thần thánh của nó. Họ đã cố ý sử dụng 1 dạng chủ nghĩa siêu thực linh thiêng để thoát ly khỏi chủ nghĩa hiện thực. Nhấn mạnh vào những khía cạnh siêu phàm của thần thánh, những đôi mắt to lớn biết thôi miên và những đặc điểm siêu nhiên của họ. Bạn có thể nói khi mà người Ai cập bắt được sự khác nhau giữa con người và thần thánh bằng cách mở rộng quy mô của mọi thứ, bằng cách xây dựng những ngôi mộ, bức tượng và hình ảnh lớn hơn, thì người Simites lại quan tâm đến chất lượng, sự bí mật, những ảo mộng và bản chất. Những ngôi đền của cư dân Lưỡng Hà và đời sống tôn giáo không chỉ phản ánh rõ ràng khuynh hướng trừu tượng này mà còn giúp tạo nên và tổ chức sự trừu tượng đó.

Đó là do cuộc sống và xã hội người Lưỡng Hà tập trung phục vụ những ngôi đền, thần thánh và các thầy tu, ít nhất là vào giai đoạn đầu.

– Hoạt động buôn bán, khuếch tán văn hóa: Thời gian. Nhưng những ngôi đền và những người phục vụ đền đài không tồn tại trong sự biệt lập. Thứ nhất, thành phố Sumerian cần nhiều hàng hóa nhập khẩu: gỗ, đá để xây dựng; kim loại để làm ra dụng cụ và vũ khí và sau đến là lễ vật dâng thần linh. Những viên đá quý giá từ Afganistan và Ấn Độ. Những viên ngọc trai từ vịnh Ba Tư. Và do đó họ buôn bán, buôn bán rộng rãi và nhộn nhịp. Một tầng lớp thương gia hỗn tạp và độc lập dần dần hình thành. Những đoàn dân buôn có vũ khí và các con tàu buôn thời bấy giờ là những tác nhân mạnh mẽ khuếch tán văn hóa của họ.

Những thợ thủ công tự do có thể đi cùng những đoàn buôn tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của họ. Nô lệ cũng là 1 phần trong hoạt động thương mại, bởi vì kẻ thù bại trận còn sống thì hữu ích hơn đã sống. Và những nô lệ này, cùng đi với đoàn buôn trên ngựa, hoặc trên tàu, sẽ phải được sắp xếp chổ ở khi tới các thành phố. Những người nước ngoài sẽ đòi hỏi, được đáp ứng về nhu cầu tôn giáo, giống như ngày nay có 1 nhà thờ Mỹ ở giữa Paris. Như thế những nghệ thuật và nghề thủ công đắc dụng được phát tán dễ dàng. Ví dụ cây rìu có chuôi của người Lưỡng Hà, là 1 sự phát triển lớn lao của cây rìu cổ xưa, được quấn quanh bởi những sợi thừng nhỏ. Những cây rìu của họ đã chu du tới Biển Đen và thành Troy. Những cái bánh xe quay tít của người thợ gốm, đã làm ra những cái lọ như thế này và được mang về phía Đông tới Ấn Độ, mang về phía Tây tới Hy Lạp, Ai Cập.

Và Ai Cập đã tiếp thu những kỹ thuật làm chai lọ của người Lưỡng Hà 1000 năm sau khi chúng được phát minh ra. Khoảng 2500 TCN, Ai Cập mới tiếp thu làm chai lọ.

– Nhưng quan trọng nhất có lẽ là những người thợ kim Lưỡng Hà và Anatonia (phía Bắc Lưỡng Hà) đã tìm cách sử dụng lò nung, để nung chảy các loại quặng: đồng đỏ vào khoảng thiên niên kỷ thứ tư, đồng vào thiên niên kỷ thứ 3 và sắt vào thiên niên kỷ thứ 2. Điều này đã làm ra các vạt dụng mới đẹp đẽ nhưng cùng làm ra các công cụ chiến tranh, giống như chiếc mũ sắt này. Kim loại cứng hơn tạo ra vũ khí mạnh hơn, dẫn đến áp đảo đối phương trong chiến tranh, và cũng áp đảo trong buôn bán vì bất cứ những gì bạn làm ra tốt hơn đối thủ của bạn, và bạn có thể bán chúng.

– Buôn bán cũng làm cho dòng máu Sumerian pha trộn nhiều hơn, bởi vì những nhà buôn di chuyển, những nghệ nhân thợ thủ công di chuyển và nô lệ cũng đi từ nơi này tới nơi khác, vì vậy dòng máu nguyên thủy, mà tất cả người Sumerian bấy giờ thừa kế, từ 1 tổ tiên chung, ngày càng bị pha trộn mất. Kết quả là việc trông giữ ngôi đền trong thành phố lỏng lẻo dần. Và thánh nam thánh nữ trị vì thông qua các thầy tu cao nhất bị thay thế bằng 1 người thống trị thế tục hoặc 1 ông vua giống như thế này.

So sánh bộ luật mose and hammurabi

– Quyền lực thế tục: Họ trị vì đất nước dưới danh nghĩa thần thánh. Bạn có thể nghĩ như thế cũng chẳng khác gì nhau, nhưng nó là bước đầu tiên tới sự quyền lực thế tục. Không thiêng liêng, ko cúng lễ, quyền lực giờ trong tay 1 người phàm trần. Mặc dù những ông vua thế tục này chỉ được coi như đại diện của thần thánh, được ủy thác để thực hiện ý chí của họ. Khi họ chiến đấu có thần chỉ huy, quân đội của họ và chính thần đánh trận chứ không phải họ. Điều đó có nghĩa là chiến thắng trong 1 trận chiến, xác định phận sự thiêng liêng của nhà vua. Và khi họ xây dựng luật pháp, họ chỉ đơn giản là diễn giải và áp dụng những nguyên tắc mà thần thánh đã nói cho họ, ngài muốn con người làm theo. Trong khi đó ở Ai Cập, công lý là 1 khía cạnh của trật tự thiêng liêng, trong đó pharaoh là 1 phần không thể tách rời. Ở đồng bằng L Hà cũng như Israel, công lý là biểu hiện các mệnh lệnh của thần thánh, ý chí của thần thánh, được viết ra bởi những người mà thần thánh tin tưởng. Ví dụ như cách mà Chúa tin tưởng Moses. Và vì vậy đấng thần linh tạo ra luật pháp, và những người truyền đạt luật pháp không còn là 1, và với sự tách biệt này, luật pháp có cuộc sống riêng của nó. Ví dụ 1 bộ luật thành văn là 1 giao kèo giữa 2 bên. Dân chúng phải tuân lệnh nhà vua, phải tuân theo luật của vua. Nhưng vua cũng phải tuân theo qui định dành riêng cho vua trong chính bộ luật đó. Và như thế, không ai đứng trên luật pháp, ít nhất trên lý thuyết là như vậy. Và mặc dù từ thời đó cho đến nay, lý thuyết thường bị phớt lờ. Đó vẫn là nguyên tắc cơ bản, có sức mạnh lớn lao, trường tồn. Bởi vì nó được tôn trọng thậm chí trong xung đột. Và vì vậy việc xây dựng và viết bộ luật thành văn bản sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và tư tưởng chính trị của cả xã hội qua các thời đại.

  1. Vai trò của những đế chế lớn trong truyền bá văn hóa và kỹ thuật.

– Chiến tranh tranh giành đất đai giữa các thành phố, hình thành đế chế: Tuy nhiên, tại thời điểm đó, các vị vua của cư dân L Hà, chủ yếu là người điều hành quân đội và cương vị đó, chắc hẳn làm họ rất bận rộn. Bởi vì chiến tranh đóng 1 phần lớn trong cuộc sống của xã hội cổ xưa. Mặc dù những người nông dân này sản xuất thừa thải, nhưng chủ yếu nông sản tập trung vào tay 1 nhóm nhỏ trong xã hội. Điều này đã giới hạn khả năng mở rộng dân số nông thôn. Vì vậy nông dân nghèo phải tìm 1 vùng đất mới để sống. Thành phố Sumerian (chú trọng) việc khai hoang ở vùng sa mạc lẫn đầm lầy. Nhưng sau đó cũng như ngày nay, phần lớn những dụng cụ tiết kiệm lao động hiệu quả nhất bị ăn cắp. Vì vậy, có những cuộc chiến không ngừng giữa các thành phố, cố chiếm hoặc đoạt lại đất từ bên kia. Cuối cùng, chủ nghĩa đế quốc đúng nghĩa sẽ phát triển từ những cuộc chiến tranh như thế. Một số thành phố hoặc vùng đất sẽ mở rộng xa hơn, triệt tiêu các đối thủ xung quanh nó, và thiết lập sự thống trị của nó và sự thống trị của thần thánh mà nó đại diện lên những thành phố khác. Qua nhiều thế kỷ, bắt đầu khoảng 2400 TCN, có hàng loạt các đế chế, đầu tiên là các thành phố của người Ur hay Lagash và các thành phố ở phía Bắc như Akkad của người Semite (Sargon). Vị trí chính xác của Akkad vẫn chưa được xác định. Cuối cùng là Babylon, thủ đô của 1 dân tộc Semites, người Amorites. Babylon là 1 thành phố thương mại lớn nhất vùng. Có 1 lượng ngôn ngữ và phương ngữ khổng lồ được nói rất nhiều trên đường phố và các khu chợ. Nơi đã khơi dậy, truyền cảm hứng cho huyền thoại về tháp Baben. Mặc dù những ngôi đền bậc thang hay kim tự tháp bậc thang đầu tiên được tạo nên bởi người Sumerian.

– Bộ luật đầu tiên Hammurabi: Khoảng 1800 TCN, vua Babylon Hammurabi (1810 – trị vì 1792 – 1750 BC), đứng bên trái, đã công bố cho toàn dân 1 bộ luật viết tay, công và tư. Bộ luật Hammurabi đã được khắc ở đây, trên 1 bia tưởng niệm, đã trở thành nền tảng của luật thương mại quốc tế, làm xương sống cho các hợp đồng, lợi tức, các dạng thế chấp và tất cả các loại giao dịch thương mại. Nó cũng bao gồm cả mảng hình sự và khá nghiêm khắc trong lĩnh vực đó: “Luật thứ 8” nếu 1 người ăn trộm bò, cừu, lừa, lợn hay lạc đà của đền thờ hay cung điện sẽ bị phạt gấp 3 lần. Nếu lấy trộm của người bình thường, hắn sẽ bị phạt gấp 10 lần. Nếu tên trộm không thể trả tiền, hắn sẽ bị khép tội chết. Luật thứ 110: nếu 1 nữ tu sĩ, 1 người phụng sự cho thần thánh, mà không sống trong nhà tu kín, mở cửa 1 quán rượu hoặc đi vào quán rượu và uống rượu sẽ bị thiêu sống. Luật 196: nếu 1 người làm 1 quý ông mù mắt, hắn sẽ bị móc mắt. Vì vậy nền văn minh L Hà là nơi đầu tiên khai sinh ra những thứ mà ngày nay chúng ta cho là dĩ nhiên. Bao gồm cả luật nợ máu phải trả bằng máu. Cả bộ luật và các văn tự đã được chuẩn hóa dùng để lưu giữ bộ luật, đều đến từ hoạt động buôn bán.

So sánh bộ luật mose and hammurabi

– Cân đo đong đếm – Tiền: Bởi vì họ phải viết ra những thỏa thuận, và phải làm cho những thỏa thuận này thực sự có hiệu lực. Và cũng chính người đã phát minh ra việc cân đong đếm, rất cần thiết cho việc buôn bán và cực kỳ hữu ích để thống kê thu chi của đền thờ,và việc xây dựng các công trình công cộng. Và trong lúc ấy kiểu quan hệ có trật tự của cư dân thành thị, đã đòi hỏi cách chia thời gian chính xác hơn người nông thôn. Vì vậy người Sumerian đã chia ngày và đêm thành 2 giai đoạn 12 giờ, tức là 24 giờ như chúng ta có ngày nay. Họ đã chế tạo ra nhiều dụng cụ để đo những khoảng thời gian này. Họ và người Babylon cũng chia năm ra thành tuần, mỗi tuần có 7 ngày. Ý tưởng này sau đó được người Do Thái học tập và tiếp tục phát triển, bằng cách đưa ra 1 ngày nghỉ cuối tuần.

Và cuối cùng những người Sumerian và những người bà con đầu nguồn của họ đã phát minh ra đơn vị đo mà ta gọi là tiền. Cho đến lúc đó thì sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ đã đóng 1 vai trò thực sự quan trọng trong nền kinh tế mới và 1 chuẩn mực chung là rất cần thiết để tất cả các loại hàng hóa đều được đo lường, đều được định giá. Cuối cùng thì 1 con bò đáng giá bao nhiêu? Hay 1 cái bình? Hoặc 1 tên nô lệ? và những chuẩn giá trị mang tính quy ước này sẽ được sử dụng như 1 vật ngang giá trong trao đổi, mà bạn có thể dùng để mua các vật dụng, và định giá công lao động – tức là trả lương.

Vì vậy chuẩn đầu tiên được sử dụng có lẽ là lúa mạch, 1 thứ thiết yếu của cuộc sống. Trên thực tế, trả lương và trả tiền thuê nhà đất là hình thức chuyển đổi phổ biến nhất, dùng lúa mạch trong suốt 2000 năm, thậm chí cho đến khi Hammurabi ra đời, khoảng từ 1800 đến 1700 TCN. Nhưng sau đó là kim loại, cụ thể là bạc và đồng (cho những giao dịch nhỏ) đã được thừa nhận là vật ngang giá thuận tiện nhất. Thế kỷ thứ VIII TCN, vua Assyri đã bắt đầu đóng dấu trên những thanh bạc. Vào TK thứ VII TCN, các vị vua Lydian bắt đầu làm đồng xu như thế này. Nhưng ban đầu giá trị của bạc hay đồng trong trao đổi không phải là giá trị quy ước mà là lượng kim loại trong nó. Như vậy bạn phải cân, 1 chút bất tiện.

Dù vậy, sự chấp nhận vật ngang giá bằng kim loại mang tính quy ước đã đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp từ nền kinh tế tự nhiên trong đó các vật dụng được đổi chác trực tiếp sang nền kinh tế tiền bạc, trong đó mọi thứ đều có thể được định giá, bằng rất nhiều đồng bạc hoặc nhiều bó lúa mạch. Và kết quả của việc này là bạn có thể đánh giá tài sản của ai đó không phải ở thực phẩm, ở nô lệ hay các vật dụng khác (chính chúng cũng có thể bị tiêu thụ, sử dụng hay thưởng thức) mà bằng 1 vật ngang giá trừu tượng chung thứ không thể được tiêu thụ mà chỉ có thể được trao đổi để lấy bất kỳ vật dụng hay dịch vụ hữu ích nào. Vì vậy người sản xuất có thể sản xuất chỉ để bán ra thị trường chứ không phải cho chính họ hoặc lao động cho 1 người có nhu cầu gì đó và sẵn sàng trả công cho anh ta. Bạn có thể sản xuất cho thị trường, bạn có thể tự định giá cho thị trường. Và bạn cũng có thể thể đổi nó đi, và dùng nó để lấy những gì bạn muốn ở 1 thời điểm khác. Thêm nữa vật ngang giá mới có thuộc tính như lúa mì, lúa mạch và gia súc: nó có thể tái tạo, nó có thể sinh sôi. Giống như ngũ cốc, giống như thú nuôi. Tiền có thể xem như nguồn vốn và có thể được sử dụng để đảm bảo nguồn thu tức là lợi nhuận và nếu bạn cho vay bạn sẽ được lãi. Vì vậy cho đến thời Hammurabi, khoảng 3800 năm trước, xã hội rất cần 1 hệ thống pháp luật, và bộ luật Hammurabi ra đời. Chúng ta sẽ xem xét nó trong chương trình tiếp theo….

  1. Từ Đồng Tới Sắt (From Bronze to Iron)

Ở các đế quốc Assyria, Persia và Neo-Babylon, kim loại đã làm một cuộc cách mạng không chỉ trong sản xuất dụng cụ mà còn trong cả xã hội.

Vai trò to lớn của kim loại, nhất là sắt trong phát triển văn minh nhân loại

  1. Các phương pháp của dân bên cạnh đế chế là sức cản sức mạnh thành bang

Từ các cuộc chiến tranh đẫm máu của các đế chế cổ đại Assyria, Babylon, Ba Tư,…(1945 BC – 328 BC) hình thành nên nền văn minh. Khi 1 đế chế lật đổ 1 đế chế khác, thương mại và văn hóa phát triển, người man di bị chế ngự, những thành phố mới mọc quanh Địa Trung Hải. Nhờ vai trò của sắt.

– Chiến tranh tìm kiếm nguyên liệu, đã tạo sự thịnh vượng vùng Trung Đông: Vấn đề TIỀN: Ở vùng Lưỡng Hà, những nhà buôn ngày càng giàu có, ngân quỹ các ngôi đền ngày càng tăng. Họ còn cho vay tiền lấy lãi. Hoạt động như những Ngân hàng. Và thật sự, sự thịnh vượng này chỉ dành cho 1 phần nhỏ dân số. Thật kỳ quặc, 1 trong những nhân tố gây nên sự thịnh vượng và phá vỡ bầu không khí ngột ngạt của kinh tế TNK 3, đó là những cuộc chiến tranh cướp bóc tàn bạo. Mà nhờ đó các hoàng đế của Akkad (2334 BC), sau đó là Babylon (1894 BC), Nineveh ghi danh vào lịch sử. Chính chiến tranh, chứ không phải hòa bình, đã dẫn tới bước nhảy vọt nhất của xã hội. Một phần mục đích của các cuộc chiến đấu này là kim cương và quặng kim loại mà họ không thể hoặc không muốn bỏ tiền ra mua của những bộ lạc thổ dân hay của ngoại quốc.

Người Ai Cập thường hay tiến hành các cuộc viễn chinh để lấy quặng đồng trong sa mạc Sinai. Tương tự như thế người Sumer, và đặc biệt hơn là những vị vua Semitic ở Akkad và Babylon đã phái những đoàn thám hiểm tới phía Bắc và Tây để lấy những nguyên liệu thô họ cần: kim loại, đá, gỗ. Những cuộc chiến tranh cướp bóc của các vị hoàng đế như Sargon, Assyria khoảng 1850 TCN cũng gây thương vong khủng khiếp. Assyria, bắc Lưỡng Hà, các vị vua ngập chìm trong kiêu căng và máu. Những thành phố bị chiếm, cướp và thiêu cháy. Những tù nhân bị lột da sống hoặc đóng cọc xuyên qua người. Đầu, bàn tay và chân bị cắt ra nhiều vô kể.

  1. Những vấn đề kinh tế và thương mại dẫn dắt thành tựu quan trọng về trí tuệ và xã hội.

– Chiến lợi phẩm quá dồi dào, chuyển thành hàng hóa làm phát triển kinh tế tiền tệ, phát triển giới thương nhân trung lưu: Nhưng bên cạnh sự cướp bóc, giết người và trấn áp là danh sách dài những chiến lợi phẩm vàng bạc, kim loại, nông sản, gia súc và nô lệ. Vua Arsurbanipal, Assyria, vào TK 7 BC đã khoe khoang như sau: con người, lừa, lạc đà, cừu ta mang về Assyria như hàng hóa. Khi Arsurbanipal phân phát lạc đà và cừu cho nhân dân, nhiều tới nỗi làm giá sụt xuống, cho tới khi chúng có 1 sự cân bằng trên thị trường. Những người chủ quán rượu được lạc đà. Những người nô lệ cũng có lạc đà. Sự phân phối những chiến lợi phẩm tràn lan (những thứ đáng lẽ cất trong kho nếu 1 đất nước không bị xâm lược) đã làm lan tỏa sức mua ra cả Lưỡng Hà. Điều đó khuyến khích cung và cầu đồng thời tù nhân bổ sung nguồn nô lệ và nhân công có tay nghề. Những nhà buôn ký giao kèo để được tùy ý sử dụng những của cướp được và đồ cống nạp sẽ kiếm nhiều lợi lộc. Và những người làm công cho họ cũng có lợi. Chúng ta gọi đó là giai cấp trung lưu, nằm giữa nhóm chính phủ và các thầy tu và bên kia là số đông người nghèo khổ. Nền kinh tế tiền tệ lan rộng cho đến khi cả đất đai không còn là riêng của Thượng đế hay vua, nó cũng có thể được mua bán giống như những vật phẩm khác.

Công nghệ mới vũ khí đồng – kinh tế kim loại bền vững – thị trường thành thị: Chiến tranh giúp truyền bá cái ta gọi là có thể gọi là “văn hóa”. Ví dụ sự thành công của quân đội Akkadian là do họ có vũ khí và áo giáp bằng đồng. Muốn chống lại người Akkadian bắt buột phải có quân trang tương tự. Phải tìm thợ rèn và cung cấp nguyên liệu thô. Phải tổ chức thương mại. Những đế quốc như vậy ở Lưỡng Hà, có kẻ đi chinh phục và đồng hóa và có kẻ phản kháng lại. Và như vậy, sự phản kháng cũng làm nảy sinh các hình thái kinh tế thời đồng thau phụ thuộc vào thương mại. Cũng giống với kinh tế của kẻ xâm lược, người phản kháng có thể tạo ra. Trên thực tế, trong suốt lịch sử, tác nhân phổ biến những tiến bộ kỹ thuật và kinh tế không phải cái cày mà chính là cổ chiến xa.

Thực tế vào đầu Đồng thau, khoảng 2400 TCN, cũng là thực tế ở thời kỳ hỗn loạn, nhiều thế kỷ sau đó, khi các triều đại man di kế tiếp nhau ở Babylon và tài sản, cuộc sống của tất cả mọi người đều bị đe dọa trước những cuộc tấn công liên miên thời đó.

Điều gì đã xảy ra trong những sự kiện đó? Là sự cướp bóc ở những làng quê. Sự sụp đổ của các khối bất động sản lớn. Điều đó nhấn mạnh 1 chân lý: nền kinh tế kim loại bền vững và cơ động có giá trị hơn nhiều so với kinh tế nông nghiệp thiết thực nhưng dễ phá hủy. Bảo vệ 1 túi bạc dễ hơn 1 cánh đồng lúa mạch. Trong suốt giai đoạn này, nền kinh tế tự nhiên đã sụp đỗ trong hỗn loạn hết lần này tới lần khác nhưng khuyến khích phát triển kinh tế tiền tệ. Kinh tế tiền tệ phát triển hay ít nhất sự trao đổi đã phát triển, thì việc sản xuất phục vụ thị trường trở nên thông dụng. Những thương nhân thấy họ có thể dùng thuyền nhập khẩu 1 số mặt hàng và họ kiếm được nhiều tiền hơn là làm đại lý mua 1 vài sản phẩm theo đặt hàng của Vua hay 1 đền thờ nào đó. Trên thị trường có nhiều người mua hơn. Ở Lưỡng Hà cũng như Ai Cập, cuối thiên niên kỷ thứ 2 đã chứng kiến sự lớn mạnh của 1 nhóm công chức trí thức được chính quyền chọn lựa, từ những thư lại nhỏ đến thẩm phán, làm nhiệm vụ thu thuế và tiền phạt và thống kê lại. Họ được trả công bằng tiền, họ không có đất đai riêng, không tự sản xuất ra nhu yếu phẩm. Cũng như những binh lính không sản xuất gì cả chỉ chinh chiến mang về các tù nhân và hàng hóa. Họ họp lại thành những người mua hàng ở thị trường. Có sự tăng số lượng giáo sỹ, thầy tu chuyên nghiệp đồng thời là nhà cầm quyền có thế lực, những công dân mộ đạo sẵn sàng cúng tiền cho đền thờ và nhà nguyện. Những thầy tu cũng là người mua hàng. Và như thế, thợ thủ công và nông dân có 1 thị trường ngày càng lớn (như những vại gốm). Như vậy bên cạnh việc đâm chém, bắt đầu chia sẻ lợi ích từ 1 nền văn minh chung.

Sắt làm cuộc cách mạng – Mở rộng chiến tranh: Kim loại vươn tới làng quê, nông dân Ai Cập bắt đầu sử dụng công cụ kim loại. Vào khoảng 1700 hoặc 1600 TCN, đồ sắt hiếm đến nỗi nó đắt gấp 2 lần vàng. Sau 1200 TCN, họ biết hòa tan Các bon vào làm sắt cứng hơn, đồ sắt ngày càng rẻ hơn, cho phép tạo ra những cụ sắc nhọn dùng để cắt lông cừu, thiến súc vật hay con người. Sắt có sẵn và rẻ hơn đồng thau, nó dân chủ hóa (xã hội hóa?) nền công và nông nghiệp. Cho mãi đến khoảng 800 – 900 TCN kim loại rẻ mới hoàn chỉnh quá trình mà các đế quốc kinh tế đã bắt đầu từ 1000 năm trước đó. Người nông dân cuối cùng đã có thể mua rìu và lưỡi cày kim loại. Thợ thủ công bình thường có riêng bộ đồ nghề và không phụ thuộc vào Nhà thờ và ông chủ. Những người bình thường cũng có những vũ khí bằng sắt và trở thành hiệp sĩ thời đồ đồng. Kim loại đã dân chủ hóa (phát triển, mở rộng) chiến tranh. Những người nghèo và thổ dân lạc hậu bây giờ có thể thách thức quân đội của những đất nước văn minh, những người trước đó độc quyền binh khí đồng. Vai trò của sắt hay quá. Vậy 1 lần nữa, ảnh hưởng giữa chiến tranh và công nghệ trở nên rõ ràng. Thời đại đồng thau sụp đổ khoảng cuối TNK 2 và chúng ta thấy nổi lên những đế chế quân đội hùng mạnh có thể thực hiện ước mơ của các cường quốc Lưỡng Hà trước đó bằng cách gộp tất cả đất đai và nông sản mà nền kinh tế tự nhiên nghèo nàn của họ có thể cần tới. Tiếp theo là hàng thế kỷ của chết chóc và hổn độn.

Nhưng lịch sử đã tiến thêm 1 bước. Khoảng giữa 1000 và 500 TCN, khu vực thuần túy thành thị đã mở rộng ra, lớn rất nhiều so với lúc nó mới xuất hiện vào TK 15 của thời đại đồng thau. Sự mở rộng chủ yếu nhờ những đế chế hùng hậu của Assyria và Tân Babylon và Ba tư. Mỗi đế chế đã hợp nhất những lãnh thổ vô cùng rộng lớn, mặc dù phải đánh đổi bằng rất nhiều tài nguyên và tính mạng.

  1. Sự tương tác trình độ học vấn trong truyền bá và phát triển văn minh.

– Phát triển ngôn ngữ: Nhưng sự thống nhất về chính trị thúc đẩy sự giao thương chưa từng có, trên 1 vùng rộng lớn hơn trước rất nhiều. Khi quân đội, nô lệ, nghệ nhân và thương nhân di chuyển khắp khu vực rộng lớn này họ đã phát triển Alingua Franca, một thứ ngôn ngữ chung để giao tiếp. Nó là 1 ngôn ngữ Syrian từ vùng xung quanh Damascus và nó được gọi là Aramaic. Có chữ viết 22 ký tự, tất cả là phụ âm, giống như mọi ngôn ngữ Semitic khác. Sau đó nó được tiếp nhận bởi người Chadeal, chủ nhân Babylon, sau đó thành ngôn ngữ chính thức của đế quốc Ba Tư. Vào khoảng TK 6 TCN, trong quá trình nó đã thay thế tiếng Hebrew, trong 1 vài văn bản kinh Cựu ước. Và nó có lẽ chính là ngôn ngữ mà Chúa và các tông đồ của Người đã nói.

– TK 5 BC, Hệ thống đường đưa thư, cống phẩm hình thành – Sự di dân – Phát triển các thành phố đa sắc tộc – Quân đội cũng cần nguồn từ các dân tộc thiện chiến – Phát triển văn minh hội tụ: Nhiều thế kỷ sau dó, người Assyria và nhiều hơn nữa, người Ba Tư, còn xây dựng những con đường đưa thư để thu thập cống phẩm hiệu quả hơn và những con đường này in vết chân của cả quân đội, viên chức, người đưa thư và các nhà buôn. Đến TK thứ 5 TCN, ngay cả những người bần cùng nhất, giống như Herodotus, nhà kí sự chuyên nghiệp đầu tiên, cũng đủ tiền để đi đến miền Viễn Đông châu Á. Người Assyria và người thừa kế của họ, Tân Babylon đã cưỡng chế di cư, những cộng đồng dông đúc từ đầu này sang đầu kia của đế chế. Họ đuổi dân chúng đi khỏi quê hương của họ để bớt nguy hiểm hơn. Hành động này mang lại 1 kết quả không được dự đoán trước: các thành phố lớn trở nên rất đa dạng về sắc tộc và văn hóa.

  1. Sự pha trộn dân và văn hóa thông qua đế chế và ngoại vi.

Trong số các dân tộc nạn nhân của Assyria có Do Thái. Người Do Thái có lẽ tới từ Ur, Lưỡng Hà. Nhưng cuối cùng họ đã đến phía Tây, Canaan, sau khi vòng qua Ai Cập. Người Do Thái đã thiết lập 2 vương quốc ở Canan. Judah, kinh đô là Jerusalem. Và Israel. Israel bị phá hủy bởi người Assyria vào năm 722 TCN. Những văn bản Cựu ước Isaiah, được viết ngắn gọn sau đó: “Đất nước của ta chỉ còn là 1 đống đổ nát. Thành phố của ta bị thiêu cháy trong lửa; những kẻ ngoại bang tàn phá đất nước ngay trước mặt ta” “Vương quốc hoang tàn vì bị ngoại bang lật đổ, và đứa con gái của Zion bị bỏ lại, giống như 1 căn lều trong vườn nho, hay 1 túp lều giữa cánh đồng dưa, như 1 thành phố bị vây hãm”. Năm 586 TCN, vương quốc phía Bắc của người Do Thái, lại bị đánh bại, lần này bởi nhà vua Babylon Nebuchadnezzar II. Hàng ngàn tù nhân bị đem tới Babylon, biến thành nô lệ, cùng với các dân tộc khác. Có nhóm đưa vào phục vụ quân đội đế quốc.

Vào TK 6 và 5 TCN, những hoàng đế Ba Tư đã thuê các cung thủ từ Trung Á và các đoàn chiến xa Ấn Độ để hợp binh cùng quân của Syri và lính đánh thuê Hy Lạp. Những người này đã trao đổi cho nhau mầm mống nền văn minh của họ, giống như đoàn xe hay đoàn thuyền buôn, đang di chuyển ngày 1 nhiều, trên khắp đế chế rộng lớn bao la, tương đối bình yên, tương đối an toàn. Đế chế lớn nhất trong số này, được thành lập vào TK 6 TCN khi Cyrus Đại đế liên kết với Babylon, sau đó ngài đã lãnh đạo 1 cuộc nổi dậy chống lại người Medes, lúc đó là thống trị của Ba Tư. Nhờ những cuộc chinh phạt sau đó, đế chế Ba Tư được mở rộng từ Ấn Độ tới biển Aegean.

Người Ba Tư là những chiến binh trên lưng ngựa, thống trị 1 đế chế hổn tạp vô cùng. Với tư cách là kẻ chinh phục, Ba Tư và Medes có được đặc quyền là chủng tộc vượt trội. Hoàng đế của họ không phải là Chúa Trời, mà là đại diện cho Người. Những người địa phương đã bị lợi dụng để sai khiến, cách Chúa Trời lựa chọn Ngài cũng đặc biệt. Người lính chủ nhân của con ngựa, một động vật dễ hoảng sợ, đầu tiên cất tiếng hí chào bình minh sẽ trở thành Hoàng đế. Dù Hoàng đế vĩ đại là người thường hay thần thánh thì thần dân vẫn phải dâng cống phẩm, như hình trên thành Persepolis, thủ đô Ba Tư, nay thuộc Iran. Người Medes và Ba Tư chỉ phục vụ trong quân đội, nhưng khi đế chế mở rộng, không đủ người. Các dân tộc bị chinh phục cũng tòng quân. Điều đó họ bắt buột phải chiến đấu bảo vệ nhà nước đã biến họ thành nô lệ. Vì vậy người Ba Tư không thể tin họ hoàn toàn, thực tế đã chứng minh điều đó.

Trong 1 thế kỷ hay dài hơn, nhà nước tập quyền và quan liêu Ba Tư đã giữ hòa bình, nhiều hay ít, không gì để chê trách. Sự hòa bình đó đã truyền bá văn minh từ Tiểu Á đến Địa Trung Hải.

– Dân man di tiếp thu văn minh tổng hợp làm phát sinh Văn minh La Mã: Tại vùng biển kín lớn nhất thế giới, vài trăm năm trước khi Chúa Giê – su ra đời, thấy những người dân man di vạm vỡ được khai hóa khi cọ sát với người Syri, người Phê ni xi, Assyri, Ai Cập. Chính những người dân man di này sắp tạo ra 1 thời kỳ phục hưng của trí tuệ và nghệ thuật, sự kết hợp giữa sức mạnh và 1 tầm nhìn mới, với những kỹ năng, cái mà họ đã học từ những nền văn hóa cổ xưa Cận Đông.

Sau TK 9 TCN, người Phê ni xi lập những thành phố mới xung quanh Địa Trung Hải. Sau TK thứ 8, người Hy Lạp thành lập các thành phố của họ ven Bắc Địa Trung Hải và Biển Đen. Nhưng những TP đó không được xây dựng để trở thành thủ phủ hay đồn đóng quân hay trung tâm thu thuế cho chính quyền trung ương như những thành phố châu Á, Mà là, là nơi định cư ở nước ngoài, để nông dân ra ngoại quốc ở. Vì miền duyên hải chật hẹp của Phê ni xi hay những thung lũng nhỏ bé của Hy Lạp không đủ chổ cho họ. Cái mà những kẻ thực dân này muốn là đất mới để trồng trọt, khu nuôi cá mới, căn cứ mới để cướp biển và mua bán. Thế là người Phê ni xi chiếm Bắc Phi làm thuộc địa. Và từ Carthage họ tỏa ra chiếm Tây Sicile, Sardinia, bờ biển Tây Ban Nha làm thuộc địa. Trong khi người Hy Lạp tỏa ra xung quanh Biển Đen và miền Đông Sicile.

Sau đó, chính người Etruscan (750 – 550 BC), 1 tộc nhỏ ở bán đảo Ý có thể thu nhận nền văn minh nhờ việc làm lính đánh thuê trong quân đội các đế quốc phía Đông và đã đặt được ách thống trị lên những người nông dân Ấn Âu xung quanh Florence. Người Etruscan áp đặt loại hình văn minh của họ lên những thổ dân bản địa và thành lập những thành phố nhỏ, những trung tâm của 1 nền kinh tế thành thị. Nhưng 1 số dân tộc bị họ thảo phạt quá tàn nhẫn có thể đánh bật họ ra khỏi đất nước và quay lại dùng văn minh như 1 vũ khí chống lại họ. Đáng chú ý nhất là 1 bộ tộc mông muội ở Trung Italya gọi là người La Mã.

– Chữ viết: Dù sao đi nữa, 1 thứ những kẻ thực dân Phê ni xi và Hy Lạp đem tới đây là dạng chữ viết đơn giản, 22 ký tự phụ âm. Chữ viết này đã phát triển ở 1 số thành phố người Canaanite hay Phê ni xi và trở thành tổ tiên của chữ viết ngày nay. Cùng với bảng chữ cái để đơn giản hóa những công việc, việc đọc và viết đã trở nên đơn giản không kém ngày nay. Biết đọc, biết viết không còn độc quyền huyền bí của tầng lớp thầy tu và thơ lại cao quý. Những nhà quản lý, kỹ sư, thầy thuốc, thương lái, thậm chí 1 vài binh sĩ cũng biết đọc, biết viết. Vào TK 7 TCN, hầu hết lính đánh thuê cả Hy Lạp và Phê ni xi đều có thể viết nguệch ngoạc lên mũ sắt của họ. Những người Hy Lạp sau đó lấy chữ Phê ni xi thay đổi 1 số ký tự để phù hợp phụ âm Semite đặc trưng, sáng tạo thêm 1 vài ký tự để dùng tiếng Hy Lạp diễn đạt những nguyên âm mà người Semite bỏ đi, nhưng người Ấn Âu cần. Rõ ràng người Etruscan, sau đó người Rome đã học cách viết chữ từ thực dân Hy Lạp. Tất nhiên, những người biết đọc không nhiều, nhưng sự xuất hiện của họ có nghĩa có thêm tiêu chí mới củng cố thêm sự khác biệt sẵn có giữa người giàu và người nghèo, cao quý hay thấp hèn. Từ đó về sau, việc biết đọc biết viết mãi mãi tạo ra 1 khoảng cách giữa tầng lớp có học và vô học.

– Lưu giữ thông tin: Nhưng việc biết đọc, biết viết cũng tạo phương tiện giao tiếp mới trường tồn với xuyên thời gian. Một công cụ giao tiếp không chỉ ổn định hóa mà còn tích lũy và phát triển nền văn hóa bằng những quyền lợi chung. Bởi kiến thức trước kia bị khóa chặt bởi chủ quyền, nếu có truyền miệng thì dễ bị sai lệch. Giờ đây có thể được ghi chép và bảo tồn, được tiếp thu bởi những thế hệ sau, được chuyển giao, được bổ sung, được tổng hợp lại thành kho ký ức và cảm hứng hoặc chỉ đơn giản là thông tin. Đây là nơi thế giới bắt đầu ở Trung Đông và Địa Trung Hải.

Nếu bạn đang tìm về cội nguồn, có thể nói rằng nền văn minh Phương Tây là 1 nền văn minh châu Á, VM phương Tây có nguồn gốc trong 1 lớp bụi dày của lịch sử trãi từ Biển Đen đến vịnh Ba Tư. Mảnh đất tối tăm và đẩm máu, không bao giờ thôi khuấy đảo trong những vị thần, trong những cuộc chiến tranh, trong sự hiếu thắng của chúng ta và cả óc sáng tạo, táo bạo và chủ nghĩa bành trường của mình. Và còn 1 chân lý lớn hơn nữa, lịch sử Địa Trung Hải là 1 lịch sử nhiều biến động, xung quanh nó những nền văn minh cổ xưa đã biến đổi và từ đó tưới mát cả nền văn minh Phương Tây.