So sánh chỉ thị 10 15 16

Kể từ 15 giờ 00 ngày 24/6, TP Tuy Hòa thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố theo Chỉ thị 15; đối với các khu vực đã phong tỏa do có trường hợp F0, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Vậy sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào?

Các Chỉ thị 15 [ban hành ngày 27/3/2020], Chỉ thị 16 [ban hành ngày 31/3/2020] và Chỉ thị 19 [ban hành ngày 24/4/2020], đều là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong những thời điểm khác nhau.

Trong đó, Chỉ thị 16 thể hiện sự quyết liệt nhất, vì đây là giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát mạnh, lan rộng tại nhiều địa phương trong cả nước. Theo đó, sự khác biệt giữa 3 Chỉ thị này được thể hiện ở những nội dung chính dưới đây.

Về tập trung đông người

 - Chỉ thị 15: Dừng các sự kiện tập trung trên 20 người 1 phòng; Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện.

- Chỉ thị 16: Cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết; Không tụ tập quá 2 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện.

Về khoảng cách an toàn tối thiểu

- Chỉ thị 15: 2m

- Chỉ thị 16: 2m

Về các cơ sở kinh doanh 

- Chỉ thị 15: Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ, chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.

- Chỉ thị 16: Vẫn tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ, chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.

Về hoạt động vận tải

- Chỉ thị 15: Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác; Hạn chế vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến nơi khác.

- Chỉ thị 16: Dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác;  Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. 
 


Những hướng dẫn cụ thể và sự khác nhau của Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 do Thủ tướng Chính phủ ban hành để phòng, chống dịch COVID-19.

THANH HỘI [tổng hợp]

Trước khi TP.HCM bước vào giai đoạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/2020 của Thủ tướng Chính phủ [15 ngày, từ 0 giờ ngày 9.7], thì TP.HCM đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 10 của Chủ tịch UBND TP.HCM, ban hành ngày 19.6.2021.

Nhiều ý kiến cho rằng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại Chỉ thị 16 và Chỉ thị 10 không có sự khác biệt. Hơn nữa, một số biện pháp tại Chỉ thị 10 còn “mạnh tay” hơn Chỉ thị 16. Vậy tại sao TP.HCM “chuyển mình” qua áp dụng Chỉ thị 16 thay vì Chỉ thị 10.

Những khác biệt cơ bản giữa Chỉ thị 16 và Chỉ thị 10 khi TP.HCM áp dụng chống dịch Covid-19

Thực tế, Chỉ thị 10 là một chỉ đặc thù của TP.HCM được ban hành và chỉ có giá trị áp dụng tại TP.HCM. Chỉ thị 10 nêu rõ, TP.HCM tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tăng cường thêm một số biện pháp, cụ thể:

+ Dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động các chợ tự phát; chợ truyền thống nếu vi phạm phòng chống dịch thì ngưng hoạt động.

+ Không tụ tập trên 3 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tuân thủ triệt để quy tắc 5K của Bộ Y tế.

+ Yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 1,5 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

+ Yêu cầu mọi người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp khác do Sở Y tế hướng dẫn.

+ Tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng: xe buýt, xe khách theo tuyến cố định liên tỉnh và xe trung chuyển, xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ, xe taxi [trừ các phương tiện được Sở GTVT công bố hoạt động phục vụ vận chuyển người dân đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết]. Như vậy, xe 2 bánh chở hành khách, xe ôm truyền thống vẫn được hoạt động.

+ Dừng các hoạt động hội họp không cần thiết. Trong trường hợp cần thiết phải tổ chức các cuộc họp, sự kiện, đảm bảo không tập trung quá 10 người trong một phòng, ngoại trừ các cuộc họp đặc biệt quan trọng được chính quyền địa phương cho phép và phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K của Bộ Y tế.

So với Chỉ thị 10, Chỉ thị 16 quy định địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc:

+ Gia đình cách ly với gia đình; Thôn bản cách ly với thôn bản; Xã cách ly với xã; Huyện cách ly với huyện; Tỉnh cách ly với tỉnh; Phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn; Đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

+ Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp [như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...], chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch.

+ Người dân thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

+ Dừng vận chuyển hành khách công cộng, bao gồm cả xe 2 bánh có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe 2 bánh truyền thống [xe ôm], chỉ có dịch vụ giao hàng còn hoạt động.

+ Dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.

+ Chỉ thị 16 cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà. Chỉ những trường hợp thật sự cần thiết, như: trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở. Đồng thời, tăng cường tổ chức họp trực tuyến.

6 điểm cần lưu ý khi TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 phòng Covid-19

Tin liên quan

Trước diễn biến vô cùng phức tạp của COVID-19, cảnh báo nhiều ca F0 chưa rõ nguồn lây và sự xuất hiện của biến chủng mới, TP.HCM đã có những chỉ đạo khắt khe hơn công tác phòng chống dịch. Qua đó, UBND TP.HCM đã ký Chỉ thị 10/CT-UBND quyết định đóng cửa chợ tự phát, tạm dừng vận chuyển hành khách công cộng và không được tụ tập quá 3 người. Dưới đây là toàn bộ thông tin về Chỉ thị số 10 của TP.HCM.

Chỉ thị số 10 được ban hành nhằm sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường

Giãn cách xã hội là một loạt các phương pháp yêu cầu người dân hạn chế tiếp xúc, tránh tụ tập nơi đông người và giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 2m, đây được xem là cách hiệu quả để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh COVID-19 trong cộng đồng.

Chỉ thị số 10 là quyết định được ban hành trên nguyên tắc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15 và tăng cường thêm các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, lây lan trên địa bàn. Chỉ thị số 10 đồng thời thực hiện mục tiêu kép, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế, bảo vệ thành phố, sớm đưa cuộc sống người dân trở lại trạng thái bình thường.

Chỉ thị số 10 được ký vào tối ngày 19/6/2021, trong bối cảnh dịch bệnh tại thành phố ghi nhận hơn 1.346 ca mắc với nhiều chuỗi lây nhiễm, đặc biệt là những ca bệnh chưa rõ nguồn lây.

Chỉ thị số 10 của TP.HCM được ban hành nhằm quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, tuyệt đối tuân thủ nghiêm các quy định, không chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm. Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ và tăng cường các biện pháp trọng tâm sau:

  • Dừng các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động của các chợ tự phát;
  • Không tụ tập quá 3 người tại các nơi công cộng, ngoài phạm vi trường học, bệnh viện công sở. Thực hiện nghiêm Chỉ thị 5K của Bộ Y tế gồm Khẩu trang –
  • Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế.
  • Giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét khi tiếp xúc với người khác tại các địa điểm công cộng;
  • Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nguyên tắc phòng, chống dịch của các cá nhân, tổ chức;
  • Người dân chỉ ra ngoài trong những trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, mua thuốc, cấp cứu. Người làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và những trường hợp khác sẽ do Sở Y tế hướng dẫn;
  • Người dân cần tự giác chấp hành các yêu cầu và biện pháp phòng, chống dịch, tham gia khai báo y tế tự nguyện để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân thành phố và nhà máy, các xí nghiệp, phân xưởng được tiếp tục hoạt động nhưng tiên quyết phải đảm bảo được khoảng cách an toàn 1,5 mét giữa người với người, đeo khẩu trang tại nơi làm việc, đồng thời khử trùng, diệt khuẩn không gian thông thoáng;
  • Các UBND tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Thủ Đức và các quận, huyện. Các chợ truyền thống không đảm bảo được công tác phòng, chống dịch phải tạm dừng hoạt động;
  • Đơn vị nhà nước, cơ quan phải đảm bảo được quy định giãn cách trong quá trình làm hoạt động; các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn hạn chế tối đa hoạt động trực tiếp, chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến, đến trụ sở khi thật sự cần thiết và phải chấp hành nghiêm khuyến cáo 5K;
  • Hoạt động hội, họp không cần thiết phải bị tạm dừng. Trong trường hợp phải tổ chức hội, họp cần đảm bảo không tập trung quá 10 người trong/phòng, trừ các cuộc họp đặc biệt được chính quyền địa phương cho phép tổ chức và phải tuân thủ khuyến cáo 5K;
  • Phong tỏa các khu vực có nguy cơ cao nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh tại địa phương;
  • Các đơn vị nhà nước, cơ quan cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động làm việc tại nhà. Chỉ đến làm việc tại công sở trong các trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến, trực cơ quan, trực chống dịch, cung ứng hàng hóa thiết yếu, xử lý tài liệu mật.
  • Số người làm việc tại cơ quan không quá ½ tổng số người lao động, riêng lực lượng vũ trang và ngành y tế thành phố phải đảm bảo 100% nhân số;

Chỉ đến làm việc tại công sở trong các trường hợp thật sự cần thiết, với số người không quá ½ tổng số người lao động

Ngoài ra, Chỉ thị số 10 còn yêu cầu tạm dừng các hoạt động vận tải hành khách công cộng, hạn chế di chuyển của người dân. Vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, xe đưa đón công nhân, chuyên gia doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động nhưng phải đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn chống dịch.

Trước khi Chỉ thị số 10 của TpHCM được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai chỉ thị về vấn đề giãn cách xã hội là: Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg. Trong đó, TP.HCM đang thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố theo Chỉ thị 15, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc [quận 12] theo Chỉ thị 16, quyết định được thực hiện bắt đầu từ 0h ngày 31/5/2021.

Chỉ thị số 15/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 27/3/2020 yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội, tránh tụ tập nơi đông người. Cụ thể, Chỉ thị số 15 yêu cầu người dân:

  • Phải đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp;
  • Không tập trung quá 5 người ngoài phạm vi trường học, bệnh viện, công sở;
  • Khi phải di chuyển từ địa bàn khác qua quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc [quận 12], người dân cần nắm rõ các tuyến đường bị cấm hoặc hạn chế phương tiện thực hiện đúng theo hướng dẫn;
  • Các cơ sở ăn uống được mở cửa hàng, nhưng chỉ phục vụ theo hình thức mang đi;
  • Nhà hàng trong khách sạn, các cửa hàng tiện ích được phép mở cửa phục vụ khách, nhưng phải bố trí khu vực chỗ ngồi thông thoáng, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa khách hàng và không phục vụ quá 10 người trong cùng một thời điểm.

Chỉ thị số 15 yêu cầu người dân phải đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp

Chỉ thị số 16/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 31/3/2020. Theo đó, Chỉ thị 16 nâng mức giãn cách xã hội cao hơn Chỉ thị số 15 được ban hành trước đó và có một số điểm khác biệt nhất định so với Chỉ thị số 10 như sau:

  • Khi giao tiếp, người dân cần đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu là 2 mét;
  • Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi bệnh viện, trường học, công sở;
  • Các khu chợ tự phát, chợ truyền thống vẫn được hoạt động bình thường, nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn chống dịch;
  • Các cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu, nhà máy, phân xưởng hoạt động bình thường nhưng cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu khi giao tiếp là 2 mét, tiến hành khử trùng, khử khuẩn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Tính đến ngày 18/6/2021, Việt Nam đã tiêm gần 2 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca [Vương Quốc Anh], khoảng 14 – 20% tỷ lệ người có phản ứng sau tiêm, con số này tương đương với khuyến cáo của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế thế giới [WHO]. [1]

Trong năm 2021, Việt Nam cần tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho 70 triệu người từ 18 tuổi trở lên [đủ điều kiện tiêm phòng vắc xin COVID-19], nếu đạt được tỷ lệ tiêm chủng 70% số này, nước ta sẽ đạt miễn dịch cộng đồng.

Xem thêm tình hình tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Việt Nam và thế giới tại đây.

Tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đưa 30 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca về Việt Nam, Hệ thống tiêm chủng VNVC quyết định chuyển giao toàn bộ số vắc xin này cho Bộ Y tế với giá chuyển nhượng vắc xin bằng đúng giá mà VNVC mua từ AstraZeneca để phục vụ cho những người cán bộ tuyến đầu chống dịch. Mọi chi phí phát sinh để có thể mua vắc xin và mang về nước, cho đến khi chính thức chuyển giao cho Bộ Y tế được VNVC tự chi trả với ước tính chi phí hàng trăm tỷ.

Đến nay, VNVC đã đưa về Việt Nam tổng cộng 405.200 liều vắc xin phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca. Dự kiến trong những tháng tiếp theo, VNVC sẽ tiếp tục nhận thêm hàng triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca mỗi tháng.

Không chỉ là đơn vị tư nhân duy nhất nỗ lực mang vắc xin COVID-19 về cho Đất nước, kịp thời cùng Bộ Y tế triển khai tiêm chủng cho cán bộ tuyến đầu chống dịch, Hệ thống tiêm chủng VNVC còn đóng góp sức người, sức của, cử 100 đội tham gia chiến dịch tiêm chủng thần tốc vắc xin COVID-19 tại TP.HCM, gồm 350 nhân viên y tế tinh nhuệ nhất [bao gồm 100 bác sĩ, 200 điều dưỡng và 50 nhân viên hỗ trợ] đến từ 10 trung tâm tiêm chủng VNVC tại TP.HCM, trở thành đơn vị có đóng góp đông nhất trong chiến dịch tiêm chủng toàn thành phố lần này.

Để tham gia chiến dịch lịch sử, tất cả bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế của VNVC đều đã được tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, chứng chỉ hành nghề, được đào tạo quy trình an toàn tiêm chủng và đã tiến hành tiêm chủng vắc xin cho hàng triệu khách hàng tại các trung tâm VNVC. Đặc biệt đa phần trong số đó đều có kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin COVID-19 đợt 1 được triển khai từ ngày 8/3/2021.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có chiều hướng phức tạp trong thời gian tới, Hệ thống tiêm chủng VNVC sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc phòng, chống dịch tại các trung tâm và tuân thủ theo Chỉ thị số 10 của TP.HCM đã được Chính phủ ban hành.

Video liên quan

Chủ Đề