So sánh chứng chỉ tiền gửi trái phiếu năm 2024

Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu đều là công cụ nợ của ngân hàng có cam kết trả lại vốn gốc và lãi suất cho người mua trái phiếu và người sử dụng chứng chỉ tiền gửi.

Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu đều là công cụ nợ của ngân hàng có cam kết trả lại vốn gốc và lãi suất cho người mua trái phiếu và người sử dụng chứng chỉ tiền gửi.

Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu đều có những ưu nhược điểm riêng khiến người mua phải cân nhắc trước khi quyết định để tránh được những rủi ro thâm hụt tài chính không mong muốn xảy ra.

Khái niệm chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu?

Chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi có tên gọi tiếng anh là “Certificate of deposit”. Đây là loại giấy tờ có giá do Ngân Hàng phát hành để có thể huy động được vốn từ các tổ chức và cá nhân khác.

Hiện nay có 3 loại chứng chỉ tiền gửi cơ bản đó là:

  • Chứng chỉ tiền gửi ghi danh
  • Chứng chỉ tiền gửi vô danh
  • Chứng chỉ tiên gửi ghi sổ
    Xem thêm: Mục đích thực sự của việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Trái phiếu

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

  • Đối tượng phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trái phiếu kho bạc), chính quyền (công trái hoặc trái phiếu chính phủ) về thời hạn và lãi suất và những quy định khác sẽ do bên phát hành quy định.
  • Đối tượng mua trái phiếu có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ.
    Tìm hiểu ngay: Những lợi ích tuyệt vời khi đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ

So sánh chứng chỉ tiền gửi trái phiếu năm 2024

Cần cân nhắc trước khi mua chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu để phòng tránh rủi ro

Ưu nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu

Chứng chỉ tiền gửi Trái phiếu

Ưu điểm

Chứng chỉ tiền gửi được đánh giá là một tài sản đầu tư có tính an toàn cao và phi rủi ro, bởi nó được bảo đảm, cam kết bởi các chính phủ. Cả gốc và lãi đều được bảo đảm trong toàn bộ thời gian đầu tư.

Chứng chỉ tiền gửi được các chuyên gia tài chính đánh giá có lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm hiện hành hiện nay do đó rất thích hợp với những cá nhân muốn tối đa hóa lợi nhuận khoản tiền tiết kiệm của mình vừa an toàn lại có lãi suất cao.

Chứng chỉ tiền gửi có tính an toàn cao và phi rủi ro, bởi nó được bảo đảm, cam kết bởi các chính phủ.

Trái phiếu có thể giúp doanh nghiệp huy động vốn nhanh và rẻ nhất so với các hình thức huy động vốn khác.

Doanh nghiệp được các nhà đầu tư chuyển cho 1 số tiền đầu tư nhất định, có thể coi là 1 khoản vay của doanh nghiệp từ phía nhà đầu tư.

Đến thời gian đáo hạn hoặc tới kỳ lấy lãi theo thỏa thuận, doanh nghiệp sẽ hoàn trả tiền lãi hoặc tiền vốn.

Nhược điểm

- Tính thanh khoản không cao: chứng chỉ tiền gửi có quy định phạt cho các nhà đầu tư khi họ muốn rút tiền trước thời gian đáo hạn, thông thường sẽ là bị mất số tiền lãi có thể nhận, đồng thời trừ vào 10% tài sản gốc.

- Lãi suất thấp nếu đầu tư dài hạn: so với trái phiếu doanh nghiệp thì chứng chỉ tiền gửi lãi suất thấp hơn, do đó các chuyên gia tài chính khuyên rằng nếu bạn xác định đầu tư số tiền của mình trong khoảng 5-10 năm thì tốt hơn nên lựa chọn một trái phiếu có độ tín nhiệm cao nhất để đầu tư thay vì chứng chỉ tiền gửi.

Ngoài ra còn rất nhiều rủi ro mà doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ phải gánh như lãi suất tăng, rủi ro bị hoàn trả trước hạn hoặc tình trạng phá sản sẽ gây tổn thất một phần hoặc toàn bộ tiền đầu tư.

Mặt khác giá trái phiếu công ty bị biến động khá mạnh trên thị trường khi mà lãi suất thị trường lên cao hơn lãi suất trái phiếu thì giá trái phiếu sẽ hạ ngoài ra khi thị trường tài chính mất cân bằng thì giá trái phiếu cũng hạ.

Xem ngay: Phân biệt lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền gửi tiết kiệm?

Sự khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu

Dù đều là công cụ nợ của ngân hàng tuy nhiên chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu khác biệt rất lớn ở chỗ gian thanh toán vốn gốc, lãi khác nhau:

  • Trái phiếu có thời hạn thanh toán gốc và lãi thông thường hiện nay là 5 năm
  • Chứng chỉ tiền gửi lại có nhiều kỳ hạn thanh toán khác nhau có thể là 1 tháng, 2 hay 3 hoặc 5 tháng hoặc có thể là không có kỳ hạn.

Hiện nay chứng chỉ tiền gửi có thể rút trước kỳ hạn, tất nhiên khách hàng sẽ hưởng lãi suất thấp không kỳ hạn do đó có thể thấy nó tương tự như việc gửi tiền tiết kiệm khi tất toán trước thời gian đáo hạn. Do đó có thể thấy được chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu được đánh giá là có tính thanh khoản như nhau.

Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn bất cứ hình thức đầu tư nào để bảo đảm an toàn cho số tiền của mình và đem lại lợi nhuận cao nhất các bạn nhé. Chúc các bạn thành công!