So sánh dầu thường với dầu đặc biệt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo là một trong những mảnh ghép quan trọng cần thiết cho sức khỏe. Tỷ lệ chất béo được khuyến nghị trong khẩu phần ăn cho người Việt trưởng thành là 18-25%. Trong đó, các acid béo no không vượt quá 10% năng lượng bữa ăn, chất béo không no từ 10-15%.

Nortalic mách bạn 5 lưu ý khi chọn dầu ăn cho gia đình mình:

Điểm đông

Chuyên gia cho biết, dầu ăn tốt có độ sánh, mùi thơm nhẹ và trong suốt. Khi nhiệt độ xuống thấp, các loại dầu ăn sẽ bị đông. Mỗi loại dầu ăn có một điểm đông khác nhau. Có những loại dễ đông như dầu dừa, cọ; cũng có loại khó đông hơn như dầu đậu nành, hạt cải, hướng dương, gạo… Hiện tượng dầu ăn đông khi nhiệt độ hạ xuống thấp là đặc tính vật lý tự nhiên, không gây ra biến đổi hóa học, nên sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn với sức khỏe.

Màu sắc

Màu sắc dầu ăn đậm hay nhạt cũng do đặc tính tự nhiên. Ví dụ như dầu đậu nành có màu vàng nhạt, dầu mè thơm có màu nâu cánh gián, dầu gạo lại mang màu vàng sẫm, dầu ôliu có màu vàng ngả xanh… Khi lựa chọn, nên căn cứ vào đặc tính màu sắc tự nhiên của loại dầu ăn đó để lựa chọn phù hợp.

So sánh dầu thường với dầu đặc biệt

Điểm bốc khói

Với các món ăn chiên nướng ở nhiệt độ cao, bà nội trợ nên chọn những loại dầu ăn bền nhiệt, tức là có điểm bốc khói cao. Ví dụ như dầu gạo, một trong những loại dầu thực vật có điểm bốc khói cao (khoảng 254 độ C), vừa thích hợp trộn salad, vừa chế biến được món chiên nướng. Tuy nhiên, bất kỳ loại dầu ăn nào cũng không nên đun ở nhiệt độ quá cao (trên 180 độ C), để món ăn không cháy và giảm giá trị dinh dưỡng.

Tỷ lệ cân bằng các chất béo

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Trong chế độ dinh dưỡng, chất béo đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động cơ thể. Tuy nhiên, việc hấp thu các loại chất béo no và không no cần đảm bảo cân bằng với liều lượng phù hợp; đồng thời ưu tiên các nhóm acid béo lành mạnh như omega 3, 6, 9 có trong cá hồi, một số loại hạt và đặc biệt là dầu gạo”.

Dầu gạo khá được ưa chuộng ở Mỹ, Nhật, Australia… Đây là loại dầu thực vật trích ly từ lớp vỏ cám hạt gạo, có hàm lượng dưỡng chất chống oxy hóa tự nhiên cao. Đặc biệt, gamma-oryzanol trong dầu gạo làm chậm quá trình lão hóa tế bào, giảm cholesterol, đẩy lùi nguy cơ bệnh tim mạch.

  • So sánh dầu thường với dầu đặc biệt

“Dầu gạo có tỷ lệ cân bằng lý tưởng giữa các chất béo thiết yếu, gần nhất với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Tim mạch Mỹ (30% chất béo bão hòa, 38% chất béo không bão hòa đơn và 31% chất béo không bão hòa đa). Ngoài ra, dầu gạo còn dồi dào các dưỡng chất gamma-oryzanol, phytosterol, vitamin E, squalene cùng các loại acid béo omega 3,6,9 tốt cho sức khỏe tim mạch, tuần hoàn, ngăn ngừa ung thư và cải thiện hệ miễn dịch cơ thể”, Phó giáo sư Mai cho biết thêm.

Thương hiệu uy tín

Hóa chất có thể biến dầu tái chế, mỡ bẩn thành dầu ăn giá rẻ với màu sắc bắt mắt, đánh lừa thị giác người tiêu dùng. Chúng còn được dán nhãn, đóng tem mác giả để trà trộn vào thị trường. Chỉ dựa vào cảm quan bên ngoài, khó xác định được chất lượng dầu ăn. Vì vậy, lời khuyên cho các bà nội trợ là nên chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, bày bán ở cửa hàng tin cậy.

Loại dầu hỗn hợp này có hiệu quả dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể và khả năng tải nhiệt cao hơn.

Khi chọn mua dầu ăn cho gia đình, bạn có thể thấy một số sản phẩm được thông tin là “phối trộn từ dầu olein” hoặc “thành phần gồm dầu olein, dầu nành”... Tuy nhiên, việc phối trộn này có ích lợi gì, chưa nhiều bà nội trợ biết rõ.

Dầu olein (dầu cọ) và dầu nành có lợi ích chung là cung cấp năng lượng, axit béo để tham gia cấu trúc các tế bào, đặc biệt là thần kinh. Nó giúp hỗ trợ hấp thu các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K... Cả hai đều chứa các axit béo bão hòa và chưa bão hòa. Theo bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP HCM, điểm khác nhau là trong thành phần dầu olein chứa nhiều axit béo bão hòa. Trong khi đó, dầu đậu nành lại nhiều Omega 3,6,9 giúp giảm cholesterol xấu, nguy cơ một số bệnh tim mạch.

Dầu olein được chiết xuất từ phần cùi thịt của quả cọ. Trái cọ chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng vitamin E rất cao. Trong 100gram dầu cọ có tới 15,94mg (nhu cầu cơ thể người là 6-15mg vitamin E một ngày). “Dầu cọ chịu được nhiệt độ cao nên được khuyến nghị sử dụng trong chế biến món ăn chiên, xào, nướng để hạn chế không sinh ra các chất không có lợi cho sức khỏe", bác sĩ Diệp cho biết thêm.

So sánh dầu thường với dầu đặc biệt

Dầu cọ có điểm sôi cao thích hợp với các món chiên, xào.

Lý do các loại dầu ăn trên thị trường hiện nay thường đưa vitamin E (và một số loại dưỡng chất khác như vitamin A, D3, Omega 3 -6 -9) lên vị trí hàng đầu bởi vì tính năng của chúng đối với sức khỏe. Vitamin E có rất nhiều lợi ích với cơ thể của con người, nổi bật nhất là bảo vệ tế bào tránh gốc tự do, giúp đỡ chức năng kháng thể và sửa lỗi DNA. Các nhà sản xuất dầu ăn cũng thường phối trộn dầu cọ với một số loại dầu thực vật khác để tạo ra một loại hỗn hợp, có hiệu quả dinh dưỡng và khả năng tải nhiệt cao hơn. Theo đó, dầu cọ phối với dầu nành sẽ cho ra sản phẩm có hàm lượng vitamin E cao, giàu vitamin A, D3 và có cả các vi chất quý như omega 3-6 -9.

So sánh dầu thường với dầu đặc biệt

Bác sĩ Diệp khuyến cáo thông thường một người trưởng thành cần khoảng 60 - 70gram chất béo là mỗi ngày. Trong đó nên có đủ 3 loại: một phần ba là chất béo chưa bão hòa có nhiều nối đôi; một phần ba nữa là chất béo chưa bão hòa có một nối đôi, một phần bacòn lại là chất béo bão hòa. Dầu olein, dầu nành… hay dầu hỗn hợp phối trộn giữa 2 loại này thông thường đều được nêu rõ thành phần trong thông tin trên nhãn mác của sản phẩm.

Mai Thương

So sánh dầu thường với dầu đặc biệt

Dầu ăn hảo hạng Voca Deli được Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) sản xuất trên dây chuyền tinh luyện dầu ăn hiện đại của châu Âu. Sản phẩm chứa hoạt chất chống oxy hóa, Omega 3-6-9 từ đậu nành nguyên chất và bổ sung bộ ba vitamin A, D, E giúp xương chắc khỏe, tăng cường thị lực và nâng cao hệ miễn dịch.