So sánh doanh thu du lich da nang năm 2024

Ngành ‘công nghiệp không khói’ của Đà Nẵng đã có những dấu hiệu phục hồi nhanh sau đại dịch Covid-19. Thành phố vẫn giữ được sức hấp dẫn riêng và có thương hiệu quốc tế trên bản đồ du lịch thế giới. Song, du lịch địa phương vẫn còn rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ…

Phục hồi nhanh sau ‘bão dịch’

Theo số liệu từ Sở Du lịch Đà Nẵng, 9 tháng năm 2023, số lượt khách do cơ sở lưu trú trên địa bàn phục vụ ước đạt hơn 5,8 triệu lượt, gấp 2,1 lần so cùng kỳ 2022, bằng 109% so cùng kỳ 2019, đạt 138% kế hoạch. Trong đó, khách quốc tế ước đạt hơn 1,6 triệu lượt, gấp hơn 5,8 lần so cùng kỳ 2022, bằng 67% so cùng kỳ 2019, đạt 314% kế hoạch; khách nội địa ước đạt hơn 4,2 triệu lượt, tăng 1,7 lần so cùng kỳ 2022 và bằng 142% so cùng kỳ 2019, đạt 114% kế hoạch. Doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành 9 tháng năm 2023 ước đạt hơn 21.000 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2022, bằng 108% so với cùng kỳ năm 2019...

Dự kiến cả năm 2023, khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt hơn 7,1 triệu lượt, tăng 94% so với năm 2022. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 2,1 triệu lượt, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2022, khách nội địa 4,9 triệu lượt, tăng 56% so với năm 2022. Doanh thu dịch vụ lưu trú, lữ hành ước đạt hơn 14.000 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với năm 2022, bằng 163% so với cùng kỳ năm 2019.

Trên thực tế, trong thời gian qua, nhiều lễ hội, sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế đặc sắc được tổ chức thành công đã thực sự tạo hiệu ứng truyền thông, thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế đến với Đà Nẵng...

Cụ thể, hơn 20 sự kiện, lễ hội đặc sắc được tổ chức từ đầu năm đến nay đã tạo không khí sôi động cho du lịch thành phố. Đây cũng chính là sản phẩm hiệu quả để kích cầu, thu hút và phục vụ khách, qua đó khẳng định thương hiệu Đà Nẵng là Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á…

Theo ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng, với hơn 20 sự kiện, lễ hội đặc sắc được tổ chức trong 9 tháng qua đã thực sự tạo ra không khí sôi động cho du lịch ở địa phương.

So sánh doanh thu du lich da nang năm 2024
Du lịch Đà Nẵng đã phục hồi nhanh sau đại dịch Covid-19.

Trong đó phải kể đến Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF 2023, thu hút hơn 942.000 lượt khách); Lễ hội Tận hưởng mùa hè đã tạo cú hích kích cầu du lịch hè với gần 782.000 lượt khách lưu trú trong tháng 7/2023; Lễ hội Du lịch Golf Đà Nẵng và Giải Golf Phát triển châu Á - BRG Open Golf Championship Danang 2023 cũng thu hút hơn 38.000 lượt khán giả theo dõi trực tuyến; Cuộc thi Marathon Quốc tế Đà Nẵng Manulife 2023 đã đón 9.000 vận động viên từ khắp nơi trên thế giới…

Hiện, lượng khách quốc tế do cơ sở lưu trú phục vụ của Đà Nẵng cao thứ 3, sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, 10 thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng chủ yếu gồm: Hàn Quốc đạt 770.211 lượt khách, Thái Lan đạt 147.724 lượt khách, Đài Loan đạt 123.936 lượt khách, Mỹ đạt 74.503 lượt khách, Ấn Độ đạt 67.456 lượt khách, Malaysia đạt 65.072 lượt khách, Nhật Bản đạt 55.677 lượt khách.

Với những số liệu trên, rõ ràng ngành ‘công nghiệp không khói’ của Đà Nẵng đã có những dấu hiệu phục hồi nhanh sau đại dịch Covid-19. Đà Nẵng vẫn giữ được sức hấp dẫn riêng và có thương hiệu quốc tế trên bản đồ du lịch thế giới với môi trường du lịch tiếp tục đảm bảo về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.

Phát triển du lịch còn khó khăn

Có thể nói, ngành du lịch Đà Nẵng phục hồi tích cực trong 9 tháng đầu năm 2023, song hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Mới đây, tại Hội nghị đánh giá hoạt động dịch vụ du lịch thành phố 9 tháng đầu năm 2023, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023 và năm 2024, hàng loạt ‘điểm nghẽn’ của du lịch Đà Nẵng đã được các đại biểu ‘điểm mặt chỉ tên’.

So sánh doanh thu du lich da nang năm 2024
Hiện, lượng khách quốc tế do cơ sở lưu trú phục vụ của Đà Nẵng chỉ đứng sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Nổi bật trong đó là việc Đà Nẵng vẫn còn thiếu hạ tầng phát triển du lịch. Cụ thể, bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, hiện việc bảo đảm hạ tầng cho phát triển du lịch gặp khó khăn khi các quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông, quy hoạch phân khu ven vịnh Đà Nẵng chưa được phê duyệt.

Thiết kế ý tưởng cảnh quan tuyến biển đường Nguyễn Tất Thành, thiết kế đô thị khu vực ven biển chưa được thông qua, nên chưa có cơ sở lập hồ sơ chủ trương đầu tư cho dự án đầu tư cải tạo cảnh quan, tạo một số điểm nhấn khu vực vỉa hè và bãi cát tuyến biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa và dự án đầu tư, bổ sung cơ sở hạ tầng, cải tạo cảnh quan, tiện ích công cộng phục vụ quản lý, khai thác du lịch ven biển tuyến đường Nguyễn Tất Thành.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng chưa có cảng biển du lịch chuyên dụng, các điểm dừng chân phục vụ các tuyến du lịch đường thủy nội địa chưa được triển khai do vướng kết luận Thanh tra Chính phủ (các dự án tại Sơn Trà), chậm triển khai các đề án tạo điểm dừng chân của các địa phương.

Đặc biệt, hiện khách Hàn Quốc có xu hướng đi Nha Trang (Khánh Hòa) nhiều hơn Đà Nẵng. Lý do là giá phòng ở Nha Trang đang thấp hơn Đà Nẵng. Cạnh tranh về giá trở thành thách thức cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, mặc dù thị trường du lịch địa phương phục hồi tốt hơn so với các địa phương khác, song đến nay thị trường khách Trung Quốc vẫn chưa phục hồi; Ấn Độ, Đài Loan, Châu Mỹ phục hồi chậm, trong khi du khách Hàn Quốc đến thành phố chủ yếu là các đoàn khách lẻ…

So sánh doanh thu du lich da nang năm 2024
Đà Nẵng vẫn còn thiếu hạ tầng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch đường sông.

Ngoài ra, cũng theo ông Cao Trí Dũng, các doanh nghiệp du lịch đang khó khăn về nguồn vốn, thu không đủ bù lỗ, nguy cơ đóng cửa, phá sản nếu không được hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời. Trong đó, tành phố cần xem xét điều chỉnh khung giá đất để tiền thuê đất hàng năm của các doanh nghiệp ven biển được hạ xuống.

Trước những khó khăn của ngành du lịch, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy cho rằng, qua kết quả 9 tháng, ngành du lịch phải có được những bài học để đánh giá hoạch định công việc chuẩn bị cho mùa du lịch năm 2024. Thành phố tiếp tục chuẩn bị và làm tốt hơn nữa phát triển du lịch dịch vụ trong năm 2024, khẳng định thương hiệu du lịch của thành phố trên bản đồ trong và ngoài nước.

Bí thư Thành ủy yêu cầu sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị thành phố, sự đồng hành ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và sự chung tay của người dân. Trong đó, các doanh nghiệp phải chủ động làm mới sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch chất lượng cao, một số đề xuất thì mạnh dạn làm nghiên cứu thí điểm…; tuyệt đối bảo đảm an toàn cho du khách; bảo đảm chất lượng, môi trường du lịch, thân thiện. Đồng thời, xây dựng nguồn nhân lực cho ngành du lịch; có cơ chế mạnh mẽ, rõ ràng hơn nữa, xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp và văn hóa, kêu gọi người dân thành phố đồng lòng ứng xử văn minh, hướng đến mỗi người dân là một đại sứ du lịch.

Được biết, với chủ đề “Tận hưởng Đà Nẵng 2024” và “Tận hưởng Đà Nẵng 2025”, trong thời gian tới, du lịch thành phố sẽ tập trung các nhóm sản phẩm: Nhóm tận hưởng vui chơi, giải trí, mua sắm; tận hưởng ẩm thực; tận hưởng nghỉ dưỡng biển; du lịch MICE; Golf; du lịch cưới; sắc màu lễ hội: lễ hội pháo hoa, lễ hội tận hưởng mùa hè, lễ hội ánh sáng…