So sánh giá tiêu việt nam vwois các nước khác năm 2024

Ảnh minh họa.

Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 11/2022, Việt Nam xuất khẩu được 211.507 tấn hồ tiêu các loại, đạt giá trị xuất khẩu 911,1 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu giảm 14,9%, tương đương 37.015 tấn. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng 34 triệu USD, tương đương 3,9%.

Ước tính cả năm, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ đạt khoảng gần 230.000 tấn, giảm 13 % về sản lượng, đạt giá trị 970 triệu USD, tăng hơn 2% so với năm 2021. Nếu tính chung tất cả các loại gia vị, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước đạt 1,5 tỷ USD.

Ngoài xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam còn nhập khẩu hồ tiêu từ các quốc gia khác như Brazil, Indonesia... về gia công, chế biến và xuất khẩu với giá trị cao hơn. Từ đầu năm đến hết tháng 11/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 34.273 tấn, tăng 48,9% so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh khó khăn chung, những kết quả đạt được là thành công rất đáng ghi nhận của ngành hồ tiêu, cho thấy ngành gia vị Việt Nam đang dần tạo được chỗ đứng trong chuỗi giá trị thế giới, nhất là vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu.

Việt Nam có lợi thế hơn so với một số nước sản xuất hồ tiêu khác như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka, Campuchia... nhờ lợi thế từ EVFTA. Cụ thể, thuế nhập khẩu hồ tiêu xay hoặc nghiền xuất khẩu sang EU giảm từ 4% xuống còn 0%. Bên cạnh đó, ngành hồ tiêu Việt Nam cũng được đánh giá cao về năng lực chế biến với tỷ lệ hàng qua chế biến hiện chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo các chuyên gia, thời gian tới, ngành hồ tiêu cần tập trung nâng cao chất lượng, tỷ lệ chế biến để tạo giá trị gia tăng và khai thác hiệu quả các thị trường phân khúc cao.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Giá tiêu xuất khẩu 2023 trước tình trạng dù thất trên thị trường diễn biến giá tiêu trong quý 2 năm ngoái biến động theo chiều hướng giảm Nguyên nhân do sản lượng lớn khiến xuất hiện tình trạng dư cung bình quân 2 tháng ảnh đầu tháng 4 giá tiêu yêu giảm thêm khoảng 500 đến 1.000 đồng mỗi kg và hiện nay tháng 4 mức giá này vẫn đang được duy trì.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan trong tháng 5, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 22 nghìn tấn, trị giá 98,4 triệu USD, giảm 11,3% về lượng và giảm 14% về trị giá so với hồi tháng 4.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đạt 99,54 nghìn tấn trong xuất khẩu hạt tiêu, trị giá 460 triệu USD, giảm 18% về lượng, nhưng tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.627 USD/tấn, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá tiêu xuất khẩu có xu hướng giảm là các hộ nông dân cũng như các doanh nghiệp thu mua gặp một khó khăn lớn. Tuy nhiên tính đến nay Việt Nam vẫn được ghi nhận là một trong những nước có sản lượng xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới.

Hiện tại, Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại sau thời gian dài phong tỏa nhiều thành phố lớn để chống dịch COVID-19. Điều này giúp nhu cầu tiêu và các mặt hàng khác tăng, kéo theo giá nội địa khởi sắc.

Thời điểm hiện tại Việt Nam có giá tiêu phụ thuộc phần lớn vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay. Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên sức mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường. Thị phần tiêu Việt Nam tại Trung Quốc đứng thứ hai sau Indonesia với 29%.

Trong khi Việt Nam đang nắm giữ thị phần xuất khẩu tiêu lớn tới 60 đến 65%, việc đảm bảo ổn định thị trường có thể kéo giá tiêu cho tương lai tăng trở lại .Vì vậy cập nhật được các tình hình diễn biến giá tiêu mới nhất có thể hỗ trợ cho người nông dân trồng tiêu không bị lỗ, ngoài ra đối với các doanh nghiệp dự báo giá tiêu là điều quan trọng giúp doanh nghiệp lường trước được tình hình thu nhập của mình.

Giá tiêu xuất khẩu sang các nước EU tăng hay giảm?

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng đưa ra những dự báo trong năm, mức tiêu thụ hạt tiêu của EU sẽ trên đà tăng trưởng và lợi thế của hiệp định EVFTA giúp cho hạt tiêu Việt Nam có điều kiện thuận lợi để gia tăng thị phần ở thị trường này.

Về Hiệp định EVFTA, các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hồ tiêu (mã HS 0904) ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đây được xem là đòn bẩy quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào EU, đặc biệt là trước đây các sản phẩm chế biến có mức thuế từ 5 - 9%.

Cục Xuất nhập khẩu cũng kỳ vọng các doanh nghiệp tiêu tại Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội để phát triển ngành chế biến hồ tiêu. Đặc biệt là khi các nhà đầu tư trong khối EU sẽ chuyển nhà máy chế biến về Việt Nam để tận dụng tối đa về nhân công cũng như nguyên liệu giá rẻ, tạo cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường EU được đa dạng hơn.

Giá tiêu xuất khẩu hôm nay bao nhiêu 1 kg?

Theo kết quả khảo sát mới nhất, giá tiêu trong nước vẫn duy trì ở mức cao trên 70.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất đang được ghi nhận hiện là 73.500 đồng/kg; và thấp nhất là 70.500 đồng/kg.

Trong khi đó, Hiệp hội Hạt tiêu thế giới (IPC) đánh giá thị trường xuất khẩu hạt trên toàn cầu vẫn có nhiều triển vọng tích cực. Riêng giá tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng giảm, còn các nước khác đều tăng hoặc duy trì ổn định.

Trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng hồ tiêu nước ta sang Hàn Quốc chiếm tới 90% đạt 4,206 tấn, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, ngành hạt tiêu Việt Nam đang chiếm vị trí quan trọng tại thị trường Hàn Quốc.

Nhờ vậy, mà triển vọng xuất khẩu tiêu của nước ta ngày càng khả quan hơn do nhu cầu tiêu thị tại thị trường này tương đối ổn định trong thời gian tới.

Đối với thị trường Ấn Độ, nước này đã nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt tới 9,53 nghìn tấn, tăng 5,2% về lượng và tăng 58,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo các số liệu thống kê gần đây, cũng ghi nhận hạt tiêu xuất khẩu của nước ta đạt 123,64 nghìn tấn, tuy giảm 19,7% về lượng nhưng tăng 12,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ở thị trường Trung Quốc giảm tới 80% xuống còn 5,609 tấn.

Dự báo giá hạt tiêu xuất khẩu trong thời gian tới

Về triển vọng trong những năm sắp tới, nhiều chuyên gia cùng với các đơn vị sản xuất và người dân trồng tiêu đều kỳ vọng giá tiêu sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung và nhu cầu cả sản phẩm này đang trở về trạng thái cân bằng, thậm chí có thể “thiếu hụt” nếu tình hình sản xuất không thuận lợi.

Theo Cục Xuất nhập khẩu dự báo, năm nay, giá tiêu xuất khẩu vẫn giữ ở mức khá cao, điều này đã làm tác động đến ngành hạt tiêu. Hiện tại, Mỹ đang là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam và nếu tình hình kinh tế của nước này phục hồi sẽ giúp nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu cũng tăng theo.

Trong khi, Hiệp hội Hạt tiêu thế giới (IPC) cho biết, tình hình xuất khẩu hạt tiêu trong năm nay sẽ tăng cao hơn vì nhu cầu thu mua trên thế giới có thể đạt từ 130.000 tấn đến 160.000 tấn. IPC cũng dự báo giá hạt tiêu trong thời gian thời sẽ tiếp tục tăng do cung cầu đang dần trở lại trạng thái cân bằng.

Các chuyên gia nhận định, để duy trì được giá tiêu ở mức cao trong những năm tiếp theo thì việc kiểm soát được sự gia tăng nguồn cung là một yếu tố rất quan trọng.

Ngoài ra, người trồng tiêu cũng cần phải thay đổi phương pháp sản xuất theo hướng khác giúp cho mặt hàng này sạch, an toàn và đạt chất lượng tốt.

Có thể thấy, Việt Nam là một nước đứng đầu về xuất khẩu hạt tiêu trên toàn thế giới song sản phẩm này của nước ta vẫn chưa được biết đến tại nhiều trường. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cũng là yếu tố mà ngành hạt tiêu Việt Nam cần chú trọng trong thời gian sắp tới.

Trên đây là thông tin giá về giá tiêu xuất khẩu hôm nay tại thị trường trong nước và thế giới. Chúng tôi sẽ luôn cập nhật giá hạt tiêu vào lúc 7h sáng hàng ngày, mời các bạn theo dõi để có thông tin chính xác và nhanh nhất.