So sánh nghệ thuật của từ ấy và chiều tối năm 2024

Dòng nào khái quát được những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu? A. Hình ảnh sinh động, giọng thơ trang trọng, từ ngữ chọn lọc. B. Giọng thơ trầm lắng, hình ảnh tươi sáng, nhịp thơ khoan thai. C. Hình ảnh tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập. D. Nhịp thơ dồn dập, hình ảnh nhiều ước lệ, giọng thơ náo...

Đọc tiếp

Dòng nào khái quát được những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu?

  1. Hình ảnh sinh động, giọng thơ trang trọng, từ ngữ chọn lọc.
  1. Giọng thơ trầm lắng, hình ảnh tươi sáng, nhịp thơ khoan thai.
  1. Hình ảnh tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập.
  1. Nhịp thơ dồn dập, hình ảnh nhiều ước lệ, giọng thơ náo nức.

So sánh nghệ thuật của từ ấy và chiều tối năm 2024

Sự vận động của cảnh vật và con người từ hai câu đầu đến hai câu cuối của bài thơ “Chiều tối” cho thấy đặc điểm gì trong tâm hồn Hồ Chí Minh ? A. Luôn hướng tới niềm vui lạc quan, yêu đời B. Luôn hướng tới con người, cảnh vật, lao động C. Luôn hướng tới sự sống, ánh sáng, tương lai D. Luôn hướng tới lao động, hoạt động, vận...

+ Khẳng định tính đúng đắn của nhận định “Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc”.

tưởng tới tâm hổn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.

  • Câu thơ “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”: tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, cùng chung một lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân tộc. → Trong khổ thơ này, bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả vào sức mạnh đoàn kết. Nó cũng là một lời khẳng định: khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội. Những câu thơ cũng là biểu hiện nhận thức mới về lẽ sống chan hòa cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Trong lẽ sống ấy, con người tìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lí tưởng của nhà thơ. Khổ thơ tác giả còn cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa nghệ thuật và cuộc sống, nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, vì cuộc sống mà nên, gắn bó sâu sắc với cuộc sống, nghệ thuật mới thực có giá trị
  • Khổ thơ cuối (Những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu)
  • Trước khi giác ngộ cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản sống ở thành thị. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ không chỉ có được lẽ sống mới mà còn vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp, tình thân yêu ruột thịt với quần chúng lao khổ. Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình để đến với giai cấp vô sản, với tình cảm chân thành và điểu này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ của lí tưởng cách mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ cảm hóa Tố Hữu mà còn thay đổi cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản như Xuân Diệu, Huy Cận. Họ vốn là những thi sĩ lãng mạn rồi trở thành những nhà thơ cách mạng, sáng tác phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Điều đó thể hiện sự thay đổi quan niệm trong sáng tác của họ. Đối với Tố Hữu, từ thay đổi về nhận thức dẫn đến sự thay đổi về tình cảm trong nhà thơ: Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ
  • Tố Hữu ý thức được bản thân mình đã trở thành thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
  • Điệp từ “là” cùng với các đại từ nhân xưng đa dạng “con, em, anh” và số từ ước lệ “vạn” (chỉ số lượng đông đảo), nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. Cách gọi quần chúng là “kiếp phôi pha” – chỉ những người lao động vất vả, thường xuyên dãi nắng dầm mưa để kiếm sống; là “vạn đầu em nhỏ, không áo cơm cù bất cù bơ” – chỉ những em bé không nơi nương tựa, phải sống lang thang vất vưởng nay đây

mai đó, đã cho thấy tấm lòng đồng cảm, xót thương chân thành của nhà thơ, đồng thời cũng thấy được lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công, ngang trái của xã hội cũ.

  • Nhà thơ tự nhận thức được bản thân mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ thì cần biết yêu thương, biết chia sẻ, biết đấu tranh để không còn những mảnh đời cơ cực, bất hạnh như thế nữa. Chính vì những kiếp người “phôi pha”, những em bé “không áo cơm cù bất cù bơ” âý mà Tố Hữu đã hăng say hoạt động cách mạng. Họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ. (Liên hệ mở rộng: Bài thơ ra đời vào năm 1938, cùng thời gian ra đời với một số tác phẩm văn học hiện thực đã phản ánh những kiếp người sống mòn mỏi, quẩn quanh, bế tắc rất cụ thể như: “Hai đứa trẻ” với chị em Liên, bà cụ Thi điên, mẹ con chị Tí,... đó cũng là những “kiếp phôi pha” hay cả những kiếp người vì xã hội đương thời mà trở nên tha hóa như Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Tất cả họ đều cần được bảo vệ, cần được che chở, cần được “khai sáng” bởi chân lý của Đảng để cùng nhau hướng đến một tương lai tươi sáng hơn. Chính Tố Hữu – con người với trái tim yêu thương bao la sẽ làm điều đó.
  • Nghệ thuật
  • Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ (điệp từ, so sánh, ẩn dụ...)
  • Hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng.
  • Ngôn ngữ gợi cảm giàu nhạc điệu và giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở, sôi nổi...
  • Đánh giá chung
  • Bài thơ “Từ ấy” diễn tả niềm vui sướng, say mê của nhà thơ khi được giác ngộ lý tưởng cộng sản, khẳng định lẽ sống mới và thể hiện sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của người thanh niên trẻ tuổi đôi mươi đang khao khát tìm lẽ sống. Từ cảm hứng đến giọng điệu, ngôn từ, hình ảnh,..ất cả đều cho thấy một niềm vui lớn khi Tố Hữu bắt gặp lý tưởng sống của cuộc đời mình. Chất men say trong lý tưởng khiến cho bài thơ có giọng điệu say sưa, náo nức và đầy sảng khoái. Nhịp thơ dồn dập, say sưa, thôi thúc đầy hăm hở... đều bộc lộ tâm trạng vui sướng, tin tưởng, say mê và khao khát hành động, dâng hiến đến quên mình của nhà thơ.
  • Bài thơ cũng chính là bản tuyên ngôn cho tập thơ “Từ ấy” nói riêng và toàn bộ các tác phẩm của ông nói chung: đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ.
  • Đồng thời, Từ ấy tiêu biểu cho hồn thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu. Từ ấy có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu. Bài thơ còn là bản tuyên ngôn về lẽ sống, tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. BÀI VIẾT THAM KHẢO

Bài thơ được Tố Hữu viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nó là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ Tố Hữu. Như chính nhà thơ đã từng viết “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh”. Toàn bộ bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cuộc sống và tác dụng kì diệu của lý tưởng cách mạng đối với quá trình nhận thức cũng như đối với đời thơ Tố Hữu. Bài thơ còn thể hiện quá trình vận động của tâm trạng cũng như nhận thức của người thanh niên trí thức tiểu tư sản sang người trí thức cách mạng giàu lòng yêu nước. *Khổ 1: Khổ 1 của bài thơ tập trung diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng của Đảng Cộng Sản. Ở khổ thơ đầu có sự kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp Tự sự và trữ tình. Hai câu thơ đầu được tác giả viết theo bút pháp tự sự. Lời thơ như một lời kể về một kỉ niệm không thể nào quên trong cuộc đời của người chiến sĩ cách mạng trẻ:“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/Mặt trời chân lí chói qua tim”. “Từ ấy” là chỉ cái mốc thời gian đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và trong cuộc đời thơ Tố Hữu. Đó là khi Tố hữu 18 tuổi đang hoạt động rất tích cực trong ĐTNCS Huế. Được giác ngộ lý tưởng cộng sản, Tố Hữu vô cùng vui sướng, ông đã hoạt động cách mạng một cách say mê và sau một năm ông được kết nạp vào Đảng. Tức là được đứng vào hàng ngũ danh dự của những con người tiên phong. Cụm từ “bừng nắng hạ” là biểu tượng cho cảm xúc của bài thơ. “Bừng nắng hạ” là bừng lên vui sướng hân hoan, bừng lên niềm hạnh phúc, bừng lên một chân lý tỏa sáng cho cuộc đời của mình. Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho lí tưởng cách mạng. Những từ ngữ được sử dụng chính xác, giàu sức gợi ở đây là từ “bừng” và từ “chói”. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột, từ “chói” chỉ ánh sáng xuyên mạnh. Vậy hình ảnh “bừng nắng hạ”, “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui đột ngột của nhà thơ. Tố Hữu đã khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn ánh sáng mới, làm bừng sáng lên tâm hồn. Tác giả gọi chân lí cách mạng là mặt trời chân lí bởi Đảng là

một nguồn ánh sáng kì diệu, tỏa ra từ những tư tưởng đúng đắn, hợp với lẽ phải. Nó báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi ấy thể hiện thái độ thành kính của nhà thơ đối với cách mạng. Từ “chói qua tim” là tác giả nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng là một nguồn ánh sáng mạnh, nó xua tan đi màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, của tư tưởng. Hai câu thơ sau tác giả viết bằng bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh rất sinh động, giàu hình tượng để diễn tả niềm vui sướng vô hạn của buổi đầu tiếp xúc với lí tưởng cộng sản: “Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Hình ảnh “vườn hoa lá” và “rộn tiếng chim” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một thế giới tươi sáng, rộn rã, tràn đầy sức sống. Nhà thơ so sánh hồn tôi như vườn hoa lá, một cách so sánh lấy hình ảnh cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Để từ đó bạn đọc chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ khi đến với cách mạng. Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách mạng không chỉ khơi dậy một sức sống mới mà còn mang lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. Đó là nhà thơ say mê ca ngợi nhân dân, ca ngợi đất nước, say mê hoạt động cống hiến cho cách mạng. Như vậy, khổ thơ mở đầu bài thơ diễn tả niềm vui, niềm say mê và hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ từ khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Những câu thơ trên được viết bằng cảm xúc dạt dào diễn tả tâm trạng, tâm hồn bằng những hình ảnh cụ thể và sinh động đã tạo được một ấ tượng độc đáo, mới lạ so với thơ ca cách mạng đương thời và trước đó. Xong cái hấp dẫn lớn nhất trong thơ Tố Hữu là con người chân thành, tâm hồn trong trẻo, nồng nhiệt đã tìm được một cách diễn đạt rất phù hợp. *Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống: Khi giác ngộ lí tưởng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người: “Tôi buộc lòng tôi với mọi

nhỏ” là những em bé lang thang vất vưởng nay đây mai đó). Tình cảm của tác gải thể hiện qua cách xưng hô: con, anh và em, cho ta thấy tình hữu ái giai cấp, tình yêu thương ruột thịt. Điệp từ “đã là” là một điểm nhấn, nó giúp tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm gắn bó của mình với quần chúng nhân dân lao khổ. Tác giả đã xác định mình là một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ. Tình cảm ấy trở nên cao quý hơn khi ta hiểu được Tố Hữu vốn là một trí thức tiểu tư sản, có lối sống đề cao cái tôi cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi. Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình đế đến với giai cấp vô sản với tình cảm chân thành và điều này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ lí tưởng cách mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ cảm hóa Tố Hữu mà còn thay đổi cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản như Xuân Diệu, Huy Cận. Họ vốn là những thi sĩ lãng mạn rồi trở thành những nhà thơ cách mạng, sáng tác phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Điều đó thể hiện sự thay đổi quan niệm trong sáng tác của họ. Các nàh thơ lãng mạn quan niệm:“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió/ Mê theo trăng và vơ vẩn cùng mây” (Xuân Diệu) Nhưng quan niệm của các nhà thơ cách mạng, nhà thơ, nhà văn phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Như Sóng Hồng đã từng viết:“Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”. Hay Hồ Chí Minh đã viết:“Nay ở trong thơ nên có thép/Nhà thơ cũng phải biết xung phong” 3, Kết bài: Với cách sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ rồi sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh. Bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người. Cũng như sự chuyển biến sâu sắc của nhà thơ, bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ ca của Tố Hữu. Nó là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và cũng là tuyên ngôn của nàh thơ chiến sĩ. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách

nghệ thuật thơ Tố Hữu, có sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình và chính trị, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca truyền thống nhưng giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu lời thơ giản dị khiến nó dễ đi vào lòng người đọc.

Chiều tối (Mộ, Hồ Chí Minh)

  1. Tác giả
  2. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới.
  3. Người không chỉ là một nhà cách mạng kiệt xuất mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Văn chương không phải là sự nghiệp chính của Người. Tuy nhiên, bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật.
  4. Khái quát về tập thơ "Nhật kí trong tù"
  5. Tên tuổi của nhà thơ Hồ Chí Minh gắn liền với tập thơ chữ Hán Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) - một tập nhật kí bằng thơ được viết trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943.
  6. Nội dung chính của tập thơ:
  7. Người đã ghi chép những điều mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên đường đi đày từ nhà lao này đến nhà lao khác tại Quảng Tây, Trung Quốc.
  8. Tập thơ đã tái hiện một cách chân thật, chi tiết bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Quốc dân đảng và một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc những năm 1942 - 1943 với ý nghĩa phê phán sâu sắc.
  9. Tập thơ ghi lại tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù. Nhờ vậy, qua tập thơ, ta có thể nhận ra bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh. Đó là một con người có nghị lực phi thường; tâm hồn luôn khao khát tự do, hướng về Tổ quốc "một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng" (nhà văn Viên Ưng, Trung Quốc)
  10. Nghệ thuật: Nhật kí trong tù là một tập thơ đặc sắc, đa dạng và linh hoạt về bút pháp, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca của Hồ Chí Minh.
  11. Vị trí tập thơ: Nhật Ký Trong Tù được xem là viên ngọc bích, đóa hoa thơ xinh xắn mà Bác lỡ tay đánh rơi vào kho tàng văn học Việt Nam.

 Cánh chim bay về tổ còn gợi niềm mong ước sum họp, khát vọng được tự do, đoàn tụ, trở về quê hương tiếp tục sự nghiệp cứu nước cứu dân của Bác trong hoàn cảnh xa xứ, tù đày.

  • Bức tranh núi rừng buổi chiều tà còn được khắc họa qua hình ảnh chòm mây lẻ trôi lững lờ giữa tầng không.  Đây cũng là thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ điển phương Đông (Liên hệ: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” ( Thu điếu – Nguyễn Khuyến) “Cô vân độc khứ nhàn” (Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình – Thơ Lí Bạch) Tuy nhiên, nếu như hình ảnh đám mây trong thơ ca xưa thường gợi ra sự nhàn tản, thoát tục của một nhà nho tìm về với chốn làng quê ẩn dật thì trong thơ Bác, nó là hình ảnh của hiện thực. Trên đường chuyển lao, ánh mắt Bác hướng lên cao và bắt gặp đám mây trôi chầm chậm, lơ lửng (“mạn mạn”) trên bầu trời. Đám mây ấy gợi ra không gian rộng lớn, bao la, mênh mông nhưng tĩnh lặng, đượm buồn của núi rừng. Nhà thơ không gợi tả màu sắc mà người đọc vẫn cảm thấy rừng núi chiều tối thật âm u, thật vắng vẻ, quạnh hiu.  Chòm mây như có hồn, như mang tâm trạng. Nó cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ, lờ lững trôi giữa không gian trời chiều. Hình ảnh ấy còn gợi thân phận lênh đênh, trôi dạt nơi đất khách quê người, nỗi buồn, nỗi cô đơn của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh từ đày khắc nghiệt. → Những cụm từ “quyện điểu” (chim mỏi) và “cô vân” (đám mây lẻ) vừa gợi tả cảnh, vừa gợi lên tâm trạng mệt mỏi, cô đơn, lẻ loi của con người. Tuy vậy, ánh mắt Bác vẫn hướng lên bầu trời, đồng cảm với cánh chim “mỏi”, thả hồn theo đám mây lẻ trôi lững lờ. Phải có một tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết và một phong thái ung dung, tự tại, tinh thần lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh thì mới có thể chan hòa cùng với thiên nhiên như thế. Hai câu đầu vừa đậm màu sắc cổ điển với bút pháp chấm phá, lấy điểm vẽ diện (cánh chim, chòm mây gợi bầu trời mênh mông), lấy động tả tĩnh (sự chuyển động nhẹ nhàng của làn mây và cánh chim bay mỏi gợi sự tĩnh lặng ở miền sơn cước lúc chiều buông), bút pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng ; vừa đậm tính hiện đại với vẻ đẹp tâm hồn của người tù – chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Đó cũng chính là “chất tình” dào dạt và chất “thép” cứng cỏi thường gặp trong thơ Người. b. Hai câu thơ cuối: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người miền sơn cước: “Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng” (Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng)
  • Nhận xét bản dịch: “thiếu nữ” dịch là “cô em”, dịch thơ có thêm chữ “tối”  Chưa đúng với tinh thần của nguyên tác.
  • Trên đường chuyển lao, ánh mắt người tù cộng sản nhận ra người lao động trong công việc: cô gái xóm núi xay ngô. Cũng như các nhà thơ, nhà văn xưa, tấm lòng nhân đạo của

họ hướng về những con người yếu đuối: người phụ nữ có số phận bất hạnh (Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; nàng Vũ Nương trong truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ; nàng chinh phụ lẻ loi chờ chồng trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn...); Bác cũng hướng tới người phụ nữ, nhưng trong thơ Bác, đó lại là một người phụ nữ lao động bình thường, giản dị trong lao động. Đó chính là tình yêu thương của một chiến sĩ cộng sản đối với con người thuộc giai cấp vô sản, nhân dân lao động – đối tượng mà người dành cả cuộc đời mình đấu tranh vì họ. → Hình ảnh "cô gái xay ngô" là hình ảnh trung tâm của bức tranh, được gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực. (bút pháp tả thực)

  • Điệp ngữ “ma bao túc” ở cuối câu ba được lặp lại ở đầu câu bốn tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng, diễn tả những vòng quay liên tục, đều đặn, không dứt của động tác xay ngô. Những vòng quay liên tục ấy gợi ra không khí làm việc miệt mài, chăm chỉ, cần mẫn và vẻ đẹp khỏe khoắn trong lao động của cô gái xóm núi. Nhịp điệu, hơi thở cuộc sống đời thường đi vào thơ Bác hết sức tự nhiên.  sự gắn bó thiết tha với người lao động.
  • Cuối bài thơ là chữ “hồng”, được xem là “nhãn tự” của bài thơ - làm câu thơ sáng lên, toát lên được tinh thần của bài thơ:
  • Chữ “hồng” là hình ảnh tả thực (màu hồng của lò than), gợi không gian sáng rực, gợi không khí ấm áp, tươi vui.
  • Báo hiệu sự vận động của thời gian từ chiều sang tối. Cái tài tình của Bác cũng là ở chỗ này. Cả bài thơ không có một chữ “tối”, thế mà người đọc vẫn thấy thời gian đã về tối rồi (nguyên tác không có chữ "tối", phần dịch thơ có thêm chữ "tối" đã làm lộ ý thơ, phá vỡ nét đẹp của câu thơ). Chính cái ánh lửa đỏ rực của lò than khiến chúng ta nhận ra điều đó, bởi trời có tối thì nhìn từ xa mới thấy được ánh lửa đỏ rực lên. Đây chính là thủ pháp quen thuộc trong thơ ca cố điển phương Đông "lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối".
  • Đem lại hơi ấm, ánh sáng cho cảnh vật, đem lại niềm vui bình dị cho người lao động, dường như xóa tan nỗi mệt nhọc của công việc xay ngô nặng nề, vất vả.
  • Làm ấm lòng, làm vơi đi nỗi cô đơn của người tù xa xứ. Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động trong tư tưởng của Người: từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm áp tình người.  Mạch thơ vận động hướng về sự sống, về ánh sáng ấy khiến hai câu sau đậm tính hiện đại.
  • Nhận xét, đánh giá chung: “Chiều tối” là một trong những bài thơ tiêu biểu của tập thơ “Nhật kí trong tù”. Cả bài thơ chỉ với hai mươi tám chữ mà chứa đựng biết bao cảm xúc, ý nghĩa. Sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại làm bài thơ vừa có dáng dấp của một bài thơ tứ tuyệt cổ kính vừa mang đậm tinh thần thời đại. Bài thơ vẽ ra bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người miền sơn cước mà Bác thấy trên đường chuyển lao. Từ đó người đọc thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; tinh thần lạc quan yêu đời, dù

Mặc dù tình cảnh vô cùng đau khổ nhưng Người vẫn sáng tác được trên 130 bài thơ, ghi chép trong một cuốn sổ tay và được đặt tên là “Ngục trung nhật kí”. Tập thơ được sáng tác vào khoảng thời gian từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Bài thơ “Chiều tối” (Mộ) là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thứ 31 trong tập thơ. Cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối mùa thu năm 1942.

  • Đề tài: Bài thơ “Chiều tối” ngay từ nhan đề đã thể hiện một quãng thời gian, một đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa nay, đó là viết về thiên nhiên cảnh vật vào lúc chiều tối, hoàng hôn. Đây cũng là khoảng thời gian dễ gây cảm xúc, tâm trạng cho lòng người, đặc biệt là với những kẻ xa nhà lữ thứ, bởi đó là thời điểm người ta thường được sum họp đầm ấm bên gia đình. Chỉ riêng trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều bài thơ viết về thời điểm này trong ngày như: Xế chiều, Hoàng hôn, Cảnh chiều hôm...
  • Hai câu thơ đầu:
  • Bức tranh thiên nhiên: Hai câu thơ đầu là bức tranh chiều tối mơi miền sơn cước. Cảnh chiều buồn vắng, con người cảm thấy sự cô đơn thấm đẫm lên bức tranh thiên nhiên cảnh vật. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả bằng hai nét vẽ đậm là cánh chim và chòm mây.
  • Hình ảnh cánh chim: Thơ ca xưa nay khi miêu tả bức tranh cảnh vật chiều tối thường mượn hình ảnh cánh chim chiều. Trong ca dao có câu: Chim bay về núi tối rồi Trong thơ bà Huyện Thanh Quan: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm khách sương sa khách bước dồn Đại thi hào Nguyễn Du cũng miêu tả cánh chim chiều bay về rừng núi vào lúc chiều tối: Chim hôm thoi thót về rừng Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành Thậm chí, đến thơ ca hiện đại Huy Cận cũng miêu tả hình ảnh cánh chim chiều: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Chiều tối là lúc vũ trụ bước vào trạng thái nghỉ ngơi, con chim sau một ngày bay lượn giờ đã mỏi cánh và muốn tìm về tổ ấm. Nhưng nếu cánh chim chiều trong thơ cổ bay về chốn xa xăm, vô định: Chúng điểu cao phi tận/Cô vân độc khứ nhàn (Chim bầy bay đã ngút ngàn/Mây côi cũng thích lang thang một mình) thì cánh chim trong thơ Hồ Chí Minh lại tìm về với tổ ấm, sự sống khiến bức tranh thiên nhiên vì thế trở lên có hồn và đầm ấm hơn.
  • Hình ảnh chòm mây: Trong bức tranh cảnh vật chiều tối còn có hình ảnh đám mây chiều. Tuy nhiên trước hết cần khẳng định câu thơ dịch chưa sát so với nguyên tác, chưa diễn đạt được đó là đám mây cô đơn lẻ loi. Bản dịch thơ đã bỏ mất chữ “cô” đầy tâm trạng và bỏ qua mất từ láy “mạn mạn” miêu tả sự nhẹ nhàng, lơ lửng của đám mây chiều. Có thể nói với hai hình ảnh cánh chim và chòm mây tác giả đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên buổi chiều nơi rừng núi rất đẹp, buồn và gợi cảm.
  • Nghệ thuật miêu tả: Hai câu thơ đầu sử dụng ngôn từ hàm súc với các biện pháp nghệ thuật quen thuộc trong thơ cổ phương Đông.
  • Nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, lấy ít gợi nhiều: Chỉ với hai nét phác họa là cánh chim, chòm mây mà đã không chỉ gợi bức tranh cảnh chiều đẹp, gợi cảm mà còn gợi được cái hồn của cảnh vật buồn vắng, ảm đạm, hiu hắt và có phần đơn chiếc.
  • Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: Với hai nét vẽ động, miêu tả chuyển động của cánh chim và chòm mây là chim bay, mây trôi đã làm nổi bật thêm trạng thái tĩnh và sự buồn vắng của bức tranh cảnh vật lúc chiều tối.
  • Tả cảnh ngụ tình: Một trong những đặc sắc nghệ thuật nổi bật của hai câu thơ là ở chỗ có sự gắn bó giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Qua bức tranh cảnh vật để thấy được tâm trạng nhà thơ được thể hiện một cách kín đáo. Sự mỏi mệt của cánh chim còn là sự mỏi mệt của người tù sau một ngày phải lê bước ở trên đường. Trong cái cô đơn, lẻ loi của chòm mây cũng có tâm trạng của người tù là tâm trạng của kẻ xa nhà lữ thứ. Buổi chiều là khi người ta được sum họp gia đình còn người tù phải một mình lẻ loi nơi đất khách, quê người.
  • Nghệ thuật đối lập: Đối lập giữa hình ảnh cánh chim nhỏ bé với bầu trời chiều gợi lên cái mênh mông, bát ngát, thoáng đãng của bầu trời nhưng cũng nhấn mạnh thêm sự nhỏ bé, đơn chiếc của hình ảnh cánh chim chiều, do đó càng nhấn mạnh tâm trạng buồn, cô đơn của người tù.
  • Vẻ đẹp tâm hồn của người tù Hồ Chí Minh: Thông qua bức tranh cảnh vật chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người tù Hồ Chí Minh. Trong hoàn cảnh đau khổ phải trải qua một ngày dài đi bộ để chuyển lao mà chặng đường chuyển lao của một ngày được Bác ghi lại: Năm mươi ba cây số một ngày Dãi nắng dầm mưa rách hết giày Lại còn bị giải đi trong tình thế chân xiềng tay xích, phía sau là một tên lính áp giải và chờ đợi phía trước có thể chỉ là cảnh: Lại nỗi thâu đêm không chỗ ngủ Ngồi trên hố xí đợi ngày mai Vậy mà người tù Hồ Chí Minh vẫn không hề nản lòng, trái lại quên cả hoàn cảnh, vượt lên thực tại đau khổ để quan sát, say sưa, chan hòa với thiên nhiên tạo vật và cảm

cảnh đầm ấm của gia đình trong bữa cơm chiều đã sưởi ấm lòng người tù tha hương. Đó là niềm vui rất nhân bản mà không dễ gì có được ở mỗi con người. Sự chuyển vận quen thuộc này trong thơ Hồ Chí Minh thể hiện rõ tinh thần lạc quan, sự tin sự tin tưởng của nhà thơ vào một tương lai tốt đẹp. Nhiều bài thơ khác trong "Nhật ký trong tù" cũng thể hiện rõ điều đó. Người tù Hồ Chí Minh hầu như ít khi cảm thấy cô đơn mà tâm hồn luôn luôn gắn bó với nhịp sống, làm chủ hoàn cảnh và lạc quan yêu đời. Trong cảnh hoàng hôn gió rét căm, vượt lên gian khổ. Người xúc động hướng tới một tiếng chuông chùa, một tiếng sáo mục đồng mà mạnh bước: "Gió sắc tựa gươm mài đá núi, Rét như dùi nhọn chích cành cây Chùa xa chuông giục người nhanh bước, Trẻ dẫn trâu về tiếng sáo bay". (Nam Trân dịch) Có lúc trong cảnh bị cùm trói "Thừa cơ rét rệp xông vào đánh" mà Người vẫn "thoát ngục" tìm được một chút niềm vui nâng đỡ tâm hồn mình: "Oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần" (Đêm ngủ ở Long Tuyền). Điều đó cho thấy, sự sống và tự do là khát vọng của Người. Thiên nhiên và con người hiện diện trong thơ Bác bằng những nét vẽ đẹp, bình dị, đáng yêu, đó là sự sống mà Bác gắn bó, mến yêu suốt đời. + Hai câu thơ sau cũng thể hiện rõ tinh thần nhân đạo cao cả. Người tù Hồ Chí Minh dường như quên hết hoàn cảnh đau khổ của mình để quan tâm và gắn bó với cuộc sống của nhân dân lao động. Có lẽ vì thế mà người không tìm đến một hình ảnh thiếu nữ khuê các mà tìm đến miêu tả hình ảnh một cô gái lao động và hơn nữa người không chỉ quan tâm tâm đến người lao động nước mình mà quan tâm đến cuộc sống của nhân dân lao động nước người. Thế mới biết tấm lòng nhân ái bao la của Người đạt đến tầm quốc tế và nhân loại. III. KẾT LUẬN “Chiều tối” là bài thơ hay vừa có tính chất cổ điển vừa hiện đại. Tính chất cổ điển không chỉ thể hiện ở thể thơ tứ tuyệt đường luật, viết bằng chữ Hán mà còn cổ điển ở tinh thần và tính hàm súc đúng theo lý luận thơ ca phương Đông là ý tại ngôn ngoại, thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật truyền thống như lấy động tả tĩnh, lấy điểm vẽ diện, tả cảnh ngụ tình. Hình ảnh thơ đậm nét tượng trưng ước lệ, cảm hứng tự nhiên phong phú thể hiện sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên. Bài thơ mang màu sắc hiện đại ở bút pháp tả thực chân thực, hình ảnh mộc mạc, mạch thơ vận động theo hướng tích cực từ bóng tối đến ánh sáng, từ tàn lụi đến sự sống, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo, cô đơn đến ấm áp tình đời, tthể hiện rõ tinh thần lạc quan cách mạng. Hình ảnh con người hiện lên trong bài thơ không phải là là ẩn sĩ ẩn dật lánh đời mà chan chứa tình đời, tình người. Bài thơ là bức tranh cảnh vật con người nơi miền sơn cước vào lúc chiều tối và thông qua bức tranh thiên nhiên ta

cảm nhận được một tình yêu thiên nhiên, tạo vật, tình yêu cuộc sống cũng như ý chí và nghị lực phi thường, vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của người tù chiến sĩ Hồ Chí Minh. Chất trữ tình của thơ ca cổ điển kết hợp với chất thép của một nhà thơ chiến sĩ đã tạo nên sức hấp dẫn riêng bài thơ. LUYỆN ĐỀ Đề số 1: Tính chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh. I. MỞ BÀI - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Dẫn vào vấn đề: Tính chất cổ điển và hiện đại II. THÂN BÀI