So sánh phong trào cách mạng 1930-1930 với 1936-1939

+ Phong trào cách mạng 1930-1931: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khinh tế thế giới 1929-1933 và chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt. Trong tình hình đó, ĐCSVN ra đời và kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng của nhân dân ta.

+ Cuộc vận động dân chủ 1936-1939: do sự xuất hiện và nguy cơ lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít cùng sự chuyển hướng chỉ đạo của tổ chức QTCS tại Đại hội lần thứ VII, đã đặt ra nhiệm vụ mới: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, giành dân chủ, bảo vệ hòa bình. Đó là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của toàn thể nhân loại. Trong lúc này, các cơ sở của Đảng và phong trào quần chúng đã dần phục hồi, thực dân Pháp tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa làm cho đời sống nhân dân ta càng thêm cơ cực và đói khổ.

- Để phù hợp với yêu cầu ở mỗi thời kỳ khác nhau, Đảng ta đã đề ra đường lối, nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh khác nhau.

Với giải bài tập 7 trang 75 vbt Lịch sử lớp 9 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải VBT Lịch sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

Bài tập 7 trang 75 Vở bài tập Lịch sử 9: Hãy so sánh phong trào cách mạng 1930 - 1931 với phong trào dân chủ 1936 - 1939 theo các nội dung đưa ra trong bảng dưới đây.

Lời giải:

Nội dung

1930 - 1931

1936 - 1939

Kẻ thù

Thực dân Pháp và phong kiến tay sai

Bọn phản động thuộc địa và tay sai

Nhiệm vụ

- Chống đế quốc.

- Chống phong kiến.

- Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc.

- Chống phản động thuộc địa và tay sai

Mục tiêu

- Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày

- Đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Hình thức đấu tranh

- bí mật, bất hợp pháp

- Hợp pháp, nửa hợp pháp

- Công khai, nửa công khai

Phương pháp đấu tranh

- Đấu tranh vũ trang, cướp chính quyền

- Thành lập mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương [sau đổi thành: Mặt trận Dân chủ Đông Dương]

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch sử lớp 9 hay, chi tiết khác:

Hãy hoàn thành bảng so sánh giữa phong trào cách mạng 1930 - 1931 với phong trào cách mạng 1936 - 1939 và nêu nhận xét.

Nội dung

Phong trào 1930-1931

Phong trào 1936-1939

Nhiệm vụ cụ thể

Lực lượng

Phương pháp cách mạng

Hình thức mặt trận

Nhận xét

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Nội dung

Phong trào 1930-1931

Phong trào 1936-1939

Nhiệm vụ cụ thể

Đòi cải thiện đời sống, công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu thuế.

Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Lực lượng

Công nhân và nông dân là chủ yếu

Đông đảo, không phân biệt thành phần, giai cấp. Ở thành thị rất sôi nổi tạo nên đội quân chính trị hùng hậu.

Phương pháp cách mạng

Bí mật, bất hợp pháp. Bạo động vũ trang, bãi công, biểu tình.

Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

Hình thức mặt trận

Thực hiện liên minh công nông

Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương [Mặt trận dân chủ Đông Dương].

Nhận xét

- Sự khác nhau giữa phong trào 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 cho thấy do hoàn cảnh thế giới và trong nước khác nhau, nên chủ trương sách lược, hình thức tập hợp lực lượng và hình thức đấu tranh phải khác nhau mới phù hợp.

- Chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1936-1939 chỉ có tính chất sách lược nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình mới, tạo ra cao trào đấu tranh sôi nổi. Qua đó chứng tỏ Đảng ta đã trưởng thành, có khả năng đối phó với mọi tình huống, đưa cách mạng tiến lên không ngừng.

Qua những nội dung trên đây đã giúp chúng ta thấy được những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hai phong trào….Đồng thời qua đó, cũng giúp chúng ta hiểu sâu hơn về 2 pt và đặc biệt thấy được sự linh hoạt, sang tạo trong chủ trương, đường lối của Đảng đề ra nhiệm vụ, xác định mục tiêu và lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh trong mỗi giai đoạn, thời kì khác nhau của lịch sử. Với đường lối, sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, ý chí đấu tranh của quần chúng nhân dân với ý nghĩa là các cuộc diễn tập, phong trào….đã đưa đến sự thành công vang dội của cuộc khởi nghĩa tháng 8 sau này, mở ra một bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam.

Chủ Đề