So sánh tiếng anh và tiếng đức năm 2024

Học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Đức chưa bao giờ là điều dễ dàng, có những thứ ngôn ngữ thật sự khó học và quy tắc của nó khác hẳn với những gì bạn biết. Vậy nên không có gì bất ngờ khi mà rất nhiều người học tiếng đức thường xuyên phàn nàn về ngôn ngữ mới này.

Chẳng thế mà nhà văn nổi tiếng Mark Twain nói rằng Chỉ người chết mới đủ thời gian học tiếng Đức vì những quy tắc loằng ngoằng, cấu trúc ngữ pháp phức tạp, ví dụ như chỉ riêng với mạo từ the đơn giản trong tiếng Anh thì trong tiếng Đức mỗi giống và cách khác nhau sẽ có cách chia khác nhau.

So sánh tiếng anh và tiếng đức năm 2024

Thật ra không chỉ riêng tiếng Đức mà bất cứ ngôn ngữ nào cũng đều khó khi bạn không được tiếp xúc với nó từ nhỏ. Mỗi người đều gặp một vấn đề riêng trong quá trình học của mình. Vậy chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu những vấn đề thường gặp khi học tiếng Đức khiến người học đau đầu và cùng nhau đưa ra những phương pháp học tối ưu nhé.

Nội Dung Bài Viết

1. Bảng chữ cái tiếng Đức

So sánh tiếng anh và tiếng đức năm 2024

Đầu tiên khi học một ngôn ngữ, bạn sẽ bắt đầu học từ bảng chữ cái của ngôn ngữ đó. Nếu như trong bảng chữ cái tiếng Anh có 26 chữ cái, thì bảng chữ cái tiếng Đức có thêm 4 chữ cái là ä,ö,ü,ß mà thôi. Và so với tiếng Anh thì tiếng Đức có phát âm gần với tiếng Việt hơn. Vậy đây được xem là một lợi thế rồi.

2. Phát âm tiếng Đức

Phát âm có lẽ là vấn đề mà bất cứ người học ngoại ngữ nào cũng e ngại, vì các từ trong tiếng nước ngoài thường có cách phát âm khác với cách phát âm trong tiếng Việt. Nhưng tôi sẽ đưa ra cho bạn 3 lý do tại sao phát âm tiếng Đức không hề khó như bạn nghĩ:

  • Tiếng Đức có cùng hệ chữ Latinh giống tiếng Việt nên dễ dàng cho việc làm quen và nhận biết mặt chữ.
  • Tiếng Đức có cách đánh vần tương tự tiếng Việt. Ví dụ: der Hund, die Mutter, …
  • Nhiều từ trong tiếng Đức có nghĩa và phát âm gần giống với tiếng Anh. Ví dụ: Buch(book), Haus(house), Licht(light), gut(good), Preis(price),…

3. Ngữ pháp tiếng Đức

Nếu như người nước ngoài học tiếng Việt nhận xét ngữ pháp tiếng Việt phức tạp và lỏng lẻo Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam thì ngữ pháp tiếng Đức còn phức tạp và rắc rối hơn nhiều nhưng nó lại rất chặt chẽ và logic. Phần ngữ pháp này được xem là yếu tố gây trở ngại cho người học tiếng Đức.

3.1. Động từ

So sánh tiếng anh và tiếng đức năm 2024

  • Nếu như trong ngữ pháp tiếng Việt bạn có thể đặt câu bất kỳ mà không cần phải quan tâm đến cách chia động từ, thì giống như tiếng Anh trong tiếng Đức bạn bắt buộc phải chia động từ theo từng ngôi. Ở mỗi ngôi và trong từng thì khác nhau sẽ có quy tắc chia động từ nhất định. Tuy nhiên không có gì là hoàn toàn cả, bởi ngoài những động từ có quy tắc thì tiếng Đức có vô số những động từ bất quy tắc vì vậy không còn cách nào khác là phải học thuộc.
  • Động từ trong tiếng Đức rất phức tạp và bạn phải hiểu kỹ nó thì mới có thể dùng một cách chính xác và không mắc những lỗi ngớ ngẩn. Ví dụ: essen: ăn -> dùng cho người / fressen: ăn -> dùng cho động vật. wechsel: đổi -> dùng với tiền / tauschen: đổi -> dùng với đồ vật. nutzen: dùng -> vật trừu tượng / benutzen: dùng -> vật cụ thể.
  • Trong tiếng Đức có 1 loại động từ đặc biệt đó là động từ tách. Để sử dụng động từ đó trong câu bạn phải chia nó thành 2 phần, vứt phần tiền tố xuống cuối câu và đặt phần còn lại vào vị trí thứ 2 rồi chia bình thường.

3.2. Cấu trúc câu phức tạp

Có lẽ chỉ riêng phần đặt câu thôi cũng khiến bạn nản chí rồi. Mặc dù cấu tạo câu trong tiếng Đức rất rõ ràng và chặt chẽ, bao gồm S+V+O, động từ luôn luôn đặt ở vị trí thứ 2. Vậy nó phức tạp ở đâu? Chính do sự linh động hoán đổi các vị trí trong câu, bạn có thể để chủ ngữ, trạng ngữ ở trước hoặc sau động từ tùy ý.

Nói tóm lại khi đặt 1 câu chỉ cần quan tâm đến vị trí và cách chia động từ thôi. Thế nhưng không phải câu lúc nào cũng chỉ có 1 động từ, bởi ngoài động từ chính còn có động từ khuyết thiếu, trợ động từ,…vậy khi có 2 động từ trong câu vị trí sẽ thay đổi như thế nào?

Đây chính là cái khó đối với người học, giống như động từ tách thì trong câu có 2 động từ bạn sẽ vứt 1 động từ ở vị trí thứ 2 và động từ còn lại ném xuống cuối câu. Quy tắc này luôn khiến người học ngán ngẩm mỗi khi đọc một bài báo viết bằng tiếng Đức hay tự đặt bút viết ra 1 câu tiếng Đức. Bạn có thể nghĩ ra một câu rất hay viết đúng ngữ pháp nhưng lại quên mất động từ phía cuối thế là đi toi vì người đọc không hiểu gì.

3.3. Danh từ

  • Khác với tiếng Anh hay tiếng Việt thì tất cả các danh từ trong tiếng Đức dù số ít hay số nhiều đều phải viết hoa.
  • Ngoài ra một số danh từ trong tiếng Đức được kết hợp bởi nhiều từ với nhau nên bạn đừng lấy gì làm lạ khi có những danh từ dài cả chân trời, đó không phải là một từ nữa mà giống như dãy chữ cái dằng dặc. Những từ này góp phần làm phong phú vốn từ vựng tiếng Đức nhưng lại là nỗi đau cho người học và đôi khi rời vào bế tắc tra từ điển cũng không có. Ví dụ: – Waffenstillstandsunterhandlung. – Unabhängigkeitserklärungen.
  • Giống như tiếng Đức thì tiếng Việt cũng có 3 giống: giống đực(thằng), giống cái(con), giống trung(nó), tuy nhiên tiếng Đức lại chẳng có quy tắc gì về giống cả nên bạn lại phải học thuộc chúng cùng với danh từ. Ngoài ra với 4 cách của tiếng đức thì ở mỗi cách lại có quy tắc chia giống nhất định.
    So sánh tiếng anh và tiếng đức năm 2024
  • Ví dụ như con chó là der Hund, khi bạn đặt con chó vào Genitiv nó trở thành des Hundes. Đá nó vào Dativ nó sẽ là dem Hund, tống nó vào Akkusativ thì nó là den Hund. Nghịch cảnh chưa dừng lại ở đó khi mà con chó có anh em và phải chia ở số nhiều thì bọn chó lại phải chịu hành hạ thêm 4 cách chia ở số nhiều nữa.

3.3. Tính từ

  • Trong tiếng Việt tính từ luôn đứng sau danh từ và không biến hình nhưng tiếng Đức thì khác đa số tính từ đứng trước danh từ và chia đuôi theo giống, số và cách của danh từ.

4. Tiếng Đức có giống tiếng Anh không?

Khía cạnh Tiếng Anh Tiếng Đức Cấu trúc ngữ pháp Đối tượng động từ đơn giản, ít biến hóa Đối tượng động từ phức tạp, biến hóa nhiều Bảng chữ cái A-Z (26 chữ cái) A-Z (26 chữ cái) Số lượng người nói Hơn 1.5 tỷ người nói tiếng Anh Khoảng 90 triệu người nói tiếng Đức Vùng phổ biến Quốc tế, Anh, Mỹ, Úc, Canada, New Zealand, Ấn Độ,… Đức, Áo, Thụy Sĩ và một số nước châu Âu Độ khó học Trung bình Khá khó Tính linh hoạt Có nhiều cách diễn đạt và dễ học Có cách diễn đạt phong phú, độc đáo Sự tương đồng với tiếng các ngôn ngữ khác Có tương đồng nhiều với các ngôn ngữ khác Có một số từ tương đồng với các ngôn ngữ khác

5. Phương pháp học tiếng Đức

“Trong việc học ngôn ngữ, không phải khả năng, mà là thái độ sẽ quyết định sự thành công của người học”.

-Steve Kaufmann-

  • Không chỉ riêng học ngoại ngữ mà bất kể làm việc gì cũng đều cần sự quyết tâm và động lực. Từ đó mình mới có thể dành thời gian để làm tốt việc mình muốn. Động lực là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng quyết định thành công khi học ngoại ngữ của bạn. Thái độ của bạn đối với ngôn ngữ là gì?. Bạn muốn đạt điều gì với tiếng Đức?. Bạn có thực sự muốn hòa nhập với văn hóa Đức?. Liệu bạn có sẵn sàng nói tiếng Đức mỗi ngày, thậm chí khi bạn cảm thấy không thoải mái?.
  • Có rất nhiều phương pháp học được đưa ra tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng được. Bởi mỗi người đều sẽ gặp phải 1 vấn đề riêng nên không phải phương pháp này tốt với tôi thì chắc chắn sẽ phù hợp với bạn.
  • Tuy nhiên bạn vẫn nên thử từng bước 1 và tìm ra cho mình cách phù hợp và hiệu quả nhất với bản thân, đây là những phương pháp mà chúng tôi đã góp nhặt và áp dụng khá thành công với nhiều người. Nó khá đơn giản nhưng hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trên con đường chinh phục tiếng Đức.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm 5 phương pháp học tiếng Đức hiệu quả và bí quyết học tiếng Đức từ A1 tới B2 nhé!