Sốt không rõ nguyên nhân là gì?

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân là hiện tượng thường gặp ở con nhỏ. Trong những trường hợp này, cha mẹ cần làm gì để nhận biết cũng như có cách đối phó kịp thời, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.

Sốt là hiện tượng cơ thể thân nhiệt sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Việc trẻ sốt không rõ nguyên nhân sẽ khiến bố mẹ ít nhiều lo lắng vì chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Khi xác định rõ nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời sẽ giúp phụ huynh chăm sóc con yêu đúng cách và nhanh khỏi bệnh hơn.

Thân nhiệt khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân

Cha mẹ chỉ nên cho con uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể con lên đến 38.5 – 39 độ C. Lúc này, bé thường mệt mỏi, biếng ăn, hay cáu gắt và quấy khóc.

Sốt là cách cơ thể bé chống lại sự nhiễm trùng (vi trùng, kí sinh trùng,…). Cũng có những trường hợp con sốt không do nhiễm trùng như sau tiêm phòng, mọc răng hoặc không rõ nguyên nhân.

Sốt không rõ nguyên nhân là gì?

Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phản ánh đến mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Đôi khi sốt cao không hẳn đã là bệnh bé nặng.

Tuy nhiên, khi con sốt ≥ 39 độ C, bé thường mệt mỏi, quấy khóc. Khi sốt > 41 độ C, cơ thể của con sẽ có dấu hiệu co giật, tổn thương não cực kì nguy hiểm.

Các nguyên nhân chính khiến bé bị sốt

Dưới đây là một vài nguyên nhân chính khiến bé bị sốt cha mẹ cần nắm rõ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất:

– Sốt do mặc quá ấm: Phụ huynh thường mặc cho con nhiều lớp quần áo vì nghĩ con rét, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thói quen này dễ khiến bé bị sốt do cơ thể trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều nhiệt hoàn thiện.

– Sốt do tiêm chủng: Sau khi trẻ tiêm phòng các bệnh như uốn ván, sởi, ho gà,… thường có dấu hiệu bị sốt.

– Sốt do mọc răng: Khi sắp mọc răng, con sẽ khóc nhiều, biếng ăn kèm theo sốt nhẹ trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi mọc răng mới trẻ cũng thường bị sốt.

– Sốt do cảm nắng: Thời tiết nóng nực là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ nhỏ và người lớn.

– Sốt do cảm cúm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Bé sẽ đi kèm các biểu hiện như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng kèm với sốt trong 2-3 ngày.

– Sốt do viêm tai: Bé sốt cao kèm theo dấu hiện như biếng ăn, đau tai, chảy mủ, nghe không rõ. Những bé chưa nói được sẽ có các biểu hiện rõ rệt: kéo tai, ngoáy tay vào tai.

– Sốt xuất huyết: Trẻ có các dấu hiệu sốt xuất huyết như: các chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, máu chân. Trẻ bị sốt cao trong 3 ngày; nặng hơn bé sẽ đi ngoài ra phân đen, đau bụng, chân tay lạnh, cơ thể mệt mỏi.

– Sốt do sởi: Hiện tượng sốt cao đi kèm các dấu hiệu khác như sổ mũi, ho nhiều, mắt đỏ. Từ ngày thứ tư, da bé xuất hiện vết ban sởi, đặc biệt ở mặt.

– Sốt do viêm phổi: Con thường sốt cao, thở khò khè, ho, nôn, bỏ ăn bỏ bú. Nếu nặng hơn, môi và chân bé sẽ tím tái lại

– Sốt phát ban: Sốt đi kèm với phát ban khắp cơ thể, bé sẽ khỏi sau 3-7 ngày.

– Sốt do viêm màng não: Dấu hiệu sốt viêm màng não mủ thường đi kèm cổ cứng, thóp phồng, nôn mửa, mệt mỏi, con ngủ li bì và nhạy cảm với ánh nắng.

– Sốt do nhiễm trùng máu: Con sốt cao liên tục, nhiễm trùng, nôn mửa, thở nhanh, bỏ ăn, có thể phát ban…

Sốt không rõ nguyên nhân là gì?

Cách chăm sóc trẻ sốt không rõ nguyên nhân

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, khi trẻ sốt, bố mẹ có thể hạ sốt cho bé tại nhà bằng một số biện pháp dưới đây. Tuy nhiên khi bé sốt quá cao và cơ thể có dấu hiệu bất thường thì cần đưa đi khám bác sĩ gấp.

– Uống nhiều nước: giúp con bổ sung lượng nước bị mất đi do sốt. Nếu bé đang bú mẹ thì mẹ nên tăng cữ bú để tăng sức đề kháng.

– Mặc quần áo thoáng mát: Mẹ nên cởi bớt quần áo, chăn ấm để cơ thể con hạ bớt nhiệt, giúp hạ sốt hiệu quả.

– Uống thuốc hạ sốt: Nếu con sốt trên 39 độ, cho con uống thuốc có paracetamol liều 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, cứ cách 4 – 6 giờ uống lại nếu còn sốt. Nếu bé không uống được do nôn mửa hay đang ngủ, bố mẹ có thể dùng viên hạ sốt đưa vào hậu môn.

– Chườm mát cơ thể trẻ bằng nước ấm: Pha nước ấm như nước tắm cho bé, sau đó nhúng khăn rồi đặt vào 2 hõm nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân trong vòng 30 – 45 phút. Cha mẹ cần thay khăn nhúng nước ấm liên tục đến khi thân nhiệt bé giảm. Nước ấm bốc hơi làm giãn mạch máu, giúp con hạ sốt một cách nhanh chóng.

– Tắm nước ấm: Đặt bé vào chậu nước ấm, sau đó tắm gội khắp cơ thể trong 5-7 phút rồi lau khô và mặc quần áo thoáng mát.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Theo Petersdorf-Beeson (1961): Sốt không rõ nguyên nhân (SKRNN) khi thân nhiệt > 38,3°C (101°F);kéo dài ít nhất 3 tuần;không chẩn đoán được nguyên nhân sau một tuần khảo sát tích cực tại bệnh viện.

  • Theo Durack và Street (1991): Sốt không rõ nguyên nhân hiện được chia thành 4 nhóm:

  • Phân loạiĐịnh nghĩaNguyên nhân thường gặpSKRNN cổ điểnT0> 38,3°C, > 3 tuần, khám ngoại trú ít nhất 3 lần, hoặc nằm viện ≥3 ngày, chưa rõ nguyên nhânNhiễm trùng (vi trùng, virus, ký sinh trùng…), bệnh ác tính, bệnh tạo keo.SKRNNtrong bệnh việnT0> 38,3°C, nhập viện ≥ 24 giờ nhưng không sốt hoặc không có ổ nhiễm trùng đang thời kỳ ủ bệnh; tìm ít nhất 3 ngày không rõ nguyên nhânViêm ruột do Clostridium difficile, sốt do thuốc, thuyên tắc phổi, viêm tĩnh mạch nhiễm trùng, viêm xoang.SKRNN ở người giảm bạch cầu hạtT0> 38,3°C, neutrophil ≤ 500/μl; tìm ít nhất 3 ngày không rõ nguyên nhânNhiễm trùng cơ hội, Aspergillosis, Candidiasis, Herpes virus.SKRNN ở người nhiễm HIVT0> 38,3°C, HIV (+),> 4 tuần đối với bệnh nhân ngoại trú; > 3 ngày với bệnh nhân nội trú, không rõ nguyên nhânLao, viêm phổi do Pneumocystis jirovecii, viêm màng não nấm, viêm não do Toxoplasma, nhiễm nấmhuyết, bệnh do Mycobacterium Avium Complex, viêm nội tâm mạc, dị ứng thuốc.

    II.1. Nhiễm trùng

    • Vi trùng thường: thương hàn; các loại ápxe sâu trong ổ bụng: áp xe gan, lách, áp xe dưới hoành; viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, bệnh melioidosis, viêm xoang, viêm xương...

    • Bệnh lao: lao phổi và lao ngoài phổi như lao hạch, lao màng phổi, lao màng bụng...

    • Bệnh nhiễm virus (EBV, CMV, HIV...)

    • Bệnh nhiễm Rickettsia (sốt ve mò)

    • Bệnh nhiễm ký sinh trùng: Sốt rét, áp xe gan do amíp, sán lá gan lớn

    • Bệnh nấm phổi hay gây SKRNN trên bệnh nhân ung thư máu, u lympho.

    • Một số bệnh lý khác: Toxoplasmosis, Trypanosomiasis, Leishmaniasis….

    II.2. Bệnh ác tính:

    U lympho Hodgkin, u lympho không Hodgkin, bệnh bạch cầu, bướu đặc trong ổ bụng, atrial myxoma….

    II.3. Bệnh tạo keo

    • Lupus ban đỏ hệ thống.

    • Viêm khớp dạng thấp.

    • Một số bệnh tạo keo khác: viêm nút quanh động mạch, viêm động mạch thái dương,…

    II.4. Các căn nguyên khác

    • Sốt do thuốc: Sulfamid, Dapson, Allopurinol, Penicillin, Bromid, Iod, Thiouracil, Barbiturat,….

    • Sốt tâm lý:

      • Nhiệt độ cao tự nhiên (Habitual hyperthermia): thường gặp ở phụ nữ trẻ,hay kèm theo những triệu chứng liên quan đến thần kinh tâm lý hơn là tổn thương thực thể như: mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, đau mơ hồ…

      • Sốt giả tạo: bệnh nhân cố ý gây tăng thân nhiệt có mục đích (học sinh muốn nghỉ học..).

    • Thuyên tắc phổi, cơn tán huyết, bướu máu sau chấn thương ở những vị trí kín đáo (quanh lách, sau phúc mạc, màng tim...), rối loạn trung tâm điều nhiệt.

    • Hội chứng thực bào máu.

    II.5. Sốt không chẩn đoán ra.

    Các bệnh nhân này được chia thành 3 nhóm:

    Nhóm 1: gồm những bệnh nhân nhiễm siêu vi kéo dài tự giới hạn,tuy nhiên không phân lập được virus.

    Nhóm 2: gồm những bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh và xem như bị nhiễm trùng.

    Nhóm 3: gồm những bệnh nhân đáp ứng với steroids giống như bệnh liên quan đến miễn dịch, tuy không xác định rõ được loại bệnh.

    III.1. Bệnh sử

    • Hỏi kỹ tính chất sốt, trình tự xuất hiện và tính chất các triệu chứng đi kèm với sốt.

    • Tiền sử du lịch,tiếp xúc với thú vật,nơi cư ngụ hoặc lui tới.

    • Các bệnh lý có sẵn,các thuốc đã và đang dùng…

    • Cần hỏi nhiều lần nếu còn có điều gì chưa rõ ràng.

    III.2. Thăm khám

    Cần thăm khám kỹ các cơ quan, đôi khi phải khám nhiều lần:

    • Đánh giá tổng trạng, tình trạng dinh dưỡng, mức độ thiếu máu.

    • Tim:các âm thổi ở tim.

    • Phổi: Ran phổi, hội chứng 3 giảm,...

    • Bụng: khối u, gan lách lớn,...

    • Trực tràng,tinh hoàn, cơ quan vùng chậu ở phụ nữ.

    • Da niêm: sang thương da,xuất huyết da, dưới móng,…

    • Hạch: thượng đòn, cổ, khuỷu, nách, bẹn,…

    • Dấu màng não, dấu thần kinh khu trú.

    III.3. Xét nghiệm

    Tùy theo gợi ý nguyên nhân thông qua hỏi bệnh sử và thăm khám lâm mà chọn lựa các xét nghiệm phù hợp giúp chẩn đoán. Các nhóm xét nghiệm giúp chẩn đoán gồm: xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh, miễn dịch, chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết.

    • Cần đánh giá mức độ nặng của bệnh song song với việc tìm nguyên nhân gây sốt.

    • Thăm khám tỉ mỉ, nhiều lần, lặp lại các xét nghiệm nếu cần để tìm nguyên nhân, nhất là các thể bệnh không điển hình.

    • Tốt nhất là điều trị theo nguyên nhân.

    • Các trường hợp bệnh nặng: vừa hồi sức, điều trị theo kinh nghiệm, đồng thời tích cực tìm nguyên nhân gây sốt trong suốt quá trình điều trị bệnh nhân.

    LƯU ĐỒ CHẨN ĐOÁN CĂN NGUYÊN SỐT KÉO DÀI
    1. Fever of unknown origin – Harrison's PRINCIPLES OF INTERNAL MEDICINE, Eighteenth Edition (2012), McGraw-Hill Companies, Inc.

    2. Fever of unknown origin (FUO)- Clinical Infectious Disease, Second Edition (2015), Cambridge UnTMersity Press.