tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Mô hình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ đang được áp dụng tại nhiều bệnh viện lớn đã thay đổi hoàn toàn phương pháp đỡ đẻ và chăm sóc sơ sinh truyền thống. Dự kiến đến năm 2020 tất cả các bệnh viện trên cả nước sẽ áp dụng các bước chăm sóc sơ sinh thiết yếu theo cách mới này.

Đây là phương pháp tiến bộ giúp trẻ tránh nguy cơ mất nhiệt nhờ được tiếp xúc da kề da với mẹ, hạn chế nguy cơ trẻ không được bú mẹ dẫn đến suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn và có những bước tư vấn, hỗ trợ kịp thời giúp cho sản phụ chăm sóc con dễ dàng hơn và sớm hồi phục sau sinh.

Video đề xuất:

"Da kề da” ngay sau khi sinh và những lợi ích tuyệt vời cho bé

Gia đình sản phụ được khuyến khích có mặt tại bệnh viện để hỗ trợ khi cần. Đối với sản phụ:

  • Được khuyến khích di chuyển nếu muốn và dừng ở tư thế thoải mái
  • Ăn nhẹ và uống nước để có sức rặn.
  • Đi tiểu hết

Nhân viên y tế sẽ thực hiện đo mạch, cơn co tử cung, nhịp tim thai 30 phút/lần; đo và ghi lại thân nhiệt 2 giờ/lần; đo độ mở tử cung 4 giờ/lần.

Để chuẩn bị cho cuộc sinh, nhiệt độ phòng sinh cần ở mức 25-28 độ C, đảm bảo không có gió lùa và giữ không gian kín đáo, riêng tư cho sản phụ.

Sau đó, nhân viên y tế sẽ rửa tay đúng quy trình, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết; đặt một tấm vải khô lên bụng sản phụ hoặc ở vị trí dễ lấy, hướng dẫn sản phụ rặn khi muốn rặn cùng với cơn co tử cung.

2.2. Chăm sóc thiết yếu sơ sinh: 90 phút đầu sau sinh

Thực hiện quy trình đỡ đẻ cho sản phụ:

  • Khi cổ tử cung đã mở hết, đầu trẻ lọt thấp, người đỡ đẻ cần nhắc lại các bước can thiệp và hướng dẫn sản phụ cách rặn đẻ.
  • Thông báo giờ sinh và giới tính của trẻ.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, Bộ trưởng bộ Y Tế đã ban hành Quyết định về các bước chăm sóc sơ sinh thiết yếu trong và ngay sau sinh bao gồm:

Bước 1: Lau khô toàn thân trẻ trong 5 giây đầu tiên sau khi sinh, lưu ý kiểm tra hơi thở của trẻ trong khi lau khô. Đặt trẻ nằm trong khăn khô ở trên bụng hoặc cánh tay của mẹ, cho tiếp xúc trực tiếp da kề da ít nhất 90 phút sau sinh.

Lưu ý: Không được hút đờm dãi thường quy. Trong vòng 30 giây đầu sau sinh không được hút nhớt trừ trường hợp miệng/mũi trẻ bị tắc nghẽn. Không nên hút phân su trừ khi trẻ không khỏe.

Bước 2: Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin sau khi chắc chắn là không có trẻ thứ 2 và thông báo cho sản phụ. Oxytocin để tử cung co tốt, tránh băng huyết sau sinh.

Hướng dẫn thai phụ cách rặn đẻ

Bước 3: Kẹp dây rốn muộn [sau khi dây rốn ngừng đập hoặc đợi 1-3 phút sau khi thai sổ] và cắt dây rốn một thì.

Bước 4: Thực hiện kéo dây rốn có kiểm soát.

Bước 5: Xoa đáy tử cung cứ 15 phút/lần trong vòng 2 giờ đầu sau sinh.

Bước 6: Khuyến khích cho trẻ bú sớm và nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không nên cho trẻ ăn thêm bất cứ một loại thực phẩm nào khác. Lợi ích của việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn có thể kể đến:

  • Ngăn ngừa tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và tiêu chảy trong 3 tháng đầu.
  • Giúp kích thích tăng tiết oxytocin giúp tử cung co lại sớm hơn để phòng ngừa băng huyết sau sinh.

2.3. Chăm sóc thiết yếu sơ sinh: 90 phút đầu đến 6 giờ đầu

  • Sau khi trẻ không bú nữa thì khám tình trạng của trẻ [kết hợp theo dõi 15 phút/ lần], đeo vòng tên mẹ con vào cổ chân, cân trẻ và ghi vào bệnh án.
  • Kiểm tra xem trẻ có các dấu hiệu khó thở như thở rên, thở nhanh hoặc chậm, thở rút lõm lồng ngực hay không.
  • Kiểm tra thân nhiệt của trẻ, mắt có dịch chảy ra hay không, có rỉ máu rốn, bụng có chướng hay không.
  • Kiểm tra toàn thân trẻ, đánh giá các chấn thương có thể có khi sinh như: bướu đầu, vết bầm tím, sưng ở mông trẻ, tư thế bất thường của chân, mức độ cử động tay chân [có hoặc không cử động...].
  • Tra thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt cho trẻ để phòng nhiễm khuẩn mắt.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa: tiêm vitamin K để ngăn ngừa chảy máu, vắc-xin viêm gan B để phòng lây truyền sang trẻ và vắc-xin phòng lao để ngăn ngừa bệnh lao.
  • Trì hoãn tắm cho trẻ sau 24 giờ.

Tiêm vitamin K cho trẻ ngay sau khi chào đời

Ngoài ra, nhân viên y tế cần hướng dẫn mẹ chăm sóc rốn cho trẻ:

  • Để cuống rốn tự do, che bằng quần áo của trẻ.
  • Quấn tã dưới chân rốn trẻ, không đắp bất cứ thứ gì lên chân rốn.
  • Dùng vải sạch lau nhẹ nhàng nếu rốn bẩn
  • Nếu quan sát thấy rốn đỏ hoặc chảy mủ cần báo cho nhân viên y tế và cho trẻ đi khám.
  • Lưu ý không được băng rốn hoặc bụng, tránh động chạm chân rốn của trẻ nếu không cần thiết.

  • Nhân viên y tế sẽ tư vấn cho sản phụ nghỉ ngơi nằm viện ít nhất 24 giờ rồi mới xuất viện [kể cả khi không gặp phải biến chứng gì].
  • Trẻ được nằm cùng phòng, cùng giường với mẹ [nhiệt độ phòng đủ ấm từ 25-28 độ C và tránh gió lùa]. Không tách trẻ khỏi mẹ nếu không cần thiết.
  • Trợ giúp cho trẻ bú mẹ cả ngày và đêm và đánh giá tình hình bú của trẻ. Mẹ cần thông báo cho điều dưỡng nếu thấy trẻ có xu hướng bú kém.

Lưu ý: Không cho trẻ xuất viện nếu trẻ bú không tốt. Không cho trẻ dùng nước đường, sữa công thức hoặc các loại nước uống khác cũng như bú bình hoặc ngậm vú giả.

  • Vệ sinh cho trẻ hàng ngày bằng vải ẩm, lau vùng mặt, cổ và cánh tay. Rửa mông cho trẻ và lau khô cẩn thận. Nếu tắm cho trẻ thì chỉ nên tắm sau 24 giờ và đo thân nhiệt trước khi tắm.
  • Tiến hành khám lại cho trẻ trước khi xuất viện: Nhân viên y tế sẽ quan sát những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ [nếu có]: bú kém, co giật, thở nhanh [>60 nhịp/phút], tăng thân nhiệt trên 37,5 độ, hạ thân nhiệt dưới 36,5 độ.

Gia đình sản phụ được khuyến khích tìm đến các cơ sở y tế nếu phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường nào ở trẻ, đồng thời nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để nắm rõ tình hình sức khỏe của trẻ. Thực hiện tái khám sau khi xuất viện theo lịch sau:

Dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec được nhiều mẹ bầu lựa chọn

  • Lần 1: trong vòng 24 giờ sau sinh
  • Lần 2: vào ngày thứ 3 [48 - 73 giờ sau sinh]
  • Lần 3: vào ngày thứ 7 - 14 ngày
  • Lần 4 [lần cuối]: vào tuần thứ 6 sau sinh.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Thạc sĩ. Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền được đào tạo chuyên sâu về siêu âm sản khoa, phẫu thuật nội soi và nội soi tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và có hơn 13 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.

Hiện bác sĩ đang là Bác sĩ Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Video đề xuất:

Hướng dẫn vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

XEM THÊM:

BỘ Y TẾ
-------

Số: 6734/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ NGAY SAU MỔ LẤY THAI

--------

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ khuyến cáo về Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ của Tổ chức Y tế thế giới;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn "Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai" ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh thanh tra Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh; Giám đốc các Học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp có đào tạo nhân lực y tế; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng Bộ Y tế [để báo cáo]; - Các Thứ trưởng [để phối hợp chỉ đạo]; - Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;

- Lưu: VT, BMTE.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Viết Tiến

Video liên quan

Chủ Đề