Tại sao hà nội nóng

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Trong đợt nắng nóng này, một số nơi như Quỳ Hợp [Nghệ An], Hương Khê [Hà Tĩnh] ghi nhận nhiệt độ 41 độ C - Ảnh: CHÍ TUỆ

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về đợt nắng nóng diện rộng ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Bộ, ông Vũ Tuấn Anh, dự báo viên phòng dự báo thời tiết [Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia], cho biết đợt nắng nóng đầu tiên của mùa hè năm nay ở các tỉnh phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ kéo dài hết ngày hôm nay [27-4].

Ngày 28-4, khi vùng áp thấp nóng phía Tây suy yếu dần thì cường độ nắng nóng ở các khu vực này sẽ giảm dần.

Đánh giá sơ bộ của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia về đợt nắng nóng này? 

Đến thời điểm hiện nay nắng nóng đã xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ được 3 ngày. Mức nhiệt ở các khu vực này trong 3 ngày vừa qua dao động trong khoảng 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. 

Đặc biệt ở khu vực vùng núi Bắc và Trung Trung Bộ đã có nắng nóng gay gắt với mức nhiệt cao hơn trong khoảng 37-39 độ C, một số nơi nhiệt độ đã vượt quá 40 độ C như ở Quỳ Hợp [Nghệ An]. 

Trong đợt nắng nóng này, một số nơi đã ghi nhận mức nhiệt trên 40 độ C. Đây có phải là nhiệt độ cao kỷ lục trong đợt này và có bất thường so với quy luật không?

- Năm nay nắng nóng đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm, đây là đợt nắng nóng diện rộng đầu tiên của mùa hè năm 2022. 

Giá trị nhiệt độ 41 độ C rơi vào ngày 26-4 là giá trị nhiệt độ cao nhưng với khu vực Quỳ Hợp hay các huyện vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ thì cũng chưa phải là kỷ lục. Trong tháng 4 đã nhiều lần ở Quỳ Hợp có nhiệt độ cao trên 41 độ C. 

Ví dụ như vào ngày 21-4-2015 nhiệt độ ở Quỳ Hợp là 41,2 độ C, hay năm 2007 vào ngày 23-4 nhiệt độ tại Quỳ Hợp còn cao tới 41,7 độ C.

Vì sao thủ đô Hà Nội những ngày qua trời âm u, chưa xuất hiện nắng nóng như dự báo? 

Mặc dù trong những ngày qua vùng áp thấp phía Tây không phát triển quá mạnh, tuy nhiên ở khu vực Hà Nội do chịu ảnh hưởng của đới gió Đông Nam tầng thấp nên trời duy trì trạng thái nhiều mây vào buổi sáng. Phải đến gần trưa và chiều mới bắt đầu có nắng. Do đó nhiệt độ trong ngày mới chỉ dao động quanh ngưỡng 32-34 độ C và chưa xuất hiện nắng nóng. 

Trung tâm có khuyến cáo gì tới người dân ở những nơi có nắng nóng? 

Đối với người dân ở những nơi có nắng nóng nên đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng.

Ngoài ra, cũng không nên làm việc lâu ở ngoài trời vì nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Đồng thời, trong điều kiện thời tiết nắng nóng sẽ khiến chỉ số tia UV tăng cao gây hại đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

CHÍ TUỆ

Chịu ảnh hưởng của La Nina, nắng nóng ở miền Bắc đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Đồng thời, các đợt nóng sắp tới có thể không gay gắt và kéo dài như cùng kỳ năm 2020.

Miền Bắc vừa trải qua đợt mưa lạnh cuối mùa trước khi bước vào giai đoạn nắng nóng cao điểm của mùa hè. Trong vòng một tuần tới, khu vực tiếp diễn trạng thái oi nóng với nền nhiệt dao động 28-31 độ C, thời tiết vẫn tương đối dễ chịu khi trời nhiều mây, có gió.

Dù đã bước vào tháng 5, Bắc Bộ mới chỉ trải qua một đợt nắng nóng cục bộ vào ngày 25-27/4, chưa xảy ra trên diện rộng. So với cùng kỳ nhiều năm, nắng nóng ở miền Bắc năm nay đến muộn hơn.

Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng thường bắt đầu vào khoảng giữa tháng 4 ở khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Bộ. Tuy nhiên trong năm nay, khu vực này đón đợt nóng đầu tiên vào cuối tháng 4.

Trong khi đó, Đông Bắc Bộ và Hà Nội thậm chí chưa ghi nhận ngày nào có mức nhiệt trên 35 độ C kể từ đầu năm. Theo dự báo, khu vực này có thể đón đợt nắng nóng đầu tiên của mùa hè năm nay vào khoảng cuối tháng 5.

"Các phân tích trên cho thấy nắng nóng năm nay đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm khoảng nửa tháng", đại diện cơ quan khí tượng cho biết.

Thời tiết Hà Nội dễ chịu khi nhiệt độ ban ngày không vượt quá 31 độ C, trời mát về chiều và tối. Ảnh: Thạch Thảo.

Chuyên gia cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là thời tiết trong các tháng đầu mùa hè tại miền Bắc chịu chi phối bởi trạng thái La Nina [nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương ở pha lạnh] với xác suất 50-60%.

Đến tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương khả năng tăng dần và chuyển trạng thái trung tính. Vì vậy, hai tháng tới sẽ là cao điểm của nắng nóng ở miền Bắc nhưng các đợt nóng không gay gắt và kéo dài như cùng kỳ năm 2020.

Trong bản tin dự báo dài hạn, cơ quan khí tượng nhận định nắng nóng khả năng xuất hiện muộn ở Bắc Bộ và Trung Bộ vào nửa cuối tháng 5, số ngày có mức nhiệt trên 35 độ C cũng thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Nhiệt độ trung bình trong tháng thấp hơn cùng kỳ 1-1,5 độ C.

Số ngày nắng nóng trong tháng 4 tại miền Bắc giai đoạn 2019-2022

NhãnNăm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022

ngày 13563

Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiều ngày mưa rào và dông với tổng lượng mưa cao hơn 60% so với trung bình nhiều năm. Người dân đề phòng nguy cơ lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Dự báo khoảng thời gian cao điểm mưa bão từ tháng 6 đến tháng 8, tổng lượng mưa ở Bắc Bộ cao hơn trung bình nhiều năm, khả năng hứng chịu nhiều đợt mưa lớn và cực đoan. Trong khi vào giai đoạn này, Tây Nguyên và Nam Bộ lại ghi nhận lượng mưa thiếu hụt so với mức trung bình.

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, trong những tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận nhiều loại hình thiên tai phức tạp, trái quy luật như rét lịch sử ở miền Bắc, mưa lũ trái mùa ở miền Trung, động đất gia tăng ở Kon Tum...

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay ước tính lên tới 2.400 tỷ đồng, gần bằng 50% thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra năm 2021, trong khi mùa mưa bão còn chưa bắt đầu.

Diễn biến thiên tai từ đầu năm cho thấy tình hình thời tiết năm 2022 có thể tiếp tục dị thường và phức tạp.

Các tỉnh Bắc Bộ, trọng tâm là Thủ đô Hà Nội đang trải qua đợt nắng nóng lịch sử với giá trị nhiệt độ đạt mức kỉ lục trong vòng 46 năm qua. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia khí tượng, điều này không bất thường, hoàn toàn phù hợp với quy luật khí hậu, đặc biệt là trong bối cảnh hiệu ứng đô thị ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

Đợt nắng nóng này bắt đầu từ ngày 31-5, trong đó đỉnh điểm rơi vào các ngày 3-4/6. Nhiệt độ cao nhất đo được lúc 13 giờ [ngày 3-6] tại hầu hết các điểm đều đạt trên 40 độ như Vĩnh Yên [Vĩnh Phúc] 40.4 độ, Hữu Lũng [Lạng Sơn] 40.3 độ, Sơn Động [Bắc Giang] 40.2 độ, Bắc Ninh 40.3 độ, Láng 40.2 độ, Chí Linh [Hải Dương] 41.0 độ,…

Ông Lê Thanh Hải – Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia khẳng định, nắng nóng những ngày qua đã đạt đến giá trị kỉ lục. Tại trạm Hà Đông [Hà Nội] đã ghi nhận mức nhiệt 41,5-42 độ, cao nhất trong vòng 46 năm qua. 

Trước đó, năm 1971, mức nhiệt cao nhất ghi nhận tại đây cũng chỉ 40,4 độ. Đây mới chỉ là mức nhiệt ghi nhận trong các lều khí tượng. Nhiệt độ thực tế ngoài trời còn cao hơn rất nhiều, thậm chí vượt xa giá trị dự báo.

Điều đặc biệt của đợt nắng nóng này là không tập trung mạnh ở khu vực Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mà lại tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ, trọng tâm là Thủ đô Hà Nội. Lí giải điều này, ông Hải cho biết: "Sở dĩ Thủ đô Hà Nội nóng hơn các khu vực khác là vì có một vùng thấp nóng hình thành ngay trên đồng bằng Bắc Bộ. Ngay tại Hà Nội, khu vực nội thành có mức nhiệt cao hơn ngoại thành từ 0,5-3 độ. Các vùng núi cao như Ba Vì, nhiệt độ thấp hơn do có nhiều cây xanh".

Mặc dù xuất hiện nắng nóng với giá trị nhiệt độ kỉ lục nhưng theo các chuyên gia khí tượng, điều này lại hoàn toàn phù hợp với quy luật chung của khí hậu. Theo GS Phan Văn Tân [Khoa khí tượng thuỷ văn và hải dương học – Đại học Quốc gia Hà Nội], tháng 6-7 vốn là cao điểm nắng nóng nên việc xuất hiện đợt nắng nóng kéo dài là hoàn toàn bình thường, cái bất thường nằm ở chỗ cường độ của nó quá mạnh.
Thủ đô Hà Nội đang trải qua những ngày nóng nhất trong lịch sử 

"Năm nay thời tiết tương đối lạ. Bình thường tháng 5 đã có đợt nắng nóng tương đối mạnh nhưng năm nay không có, thậm chí còn có không khí lạnh khá sâu. Ngay trong đợt nắng nóng đầu tiên đã xuất hiện nhiệt độ cao kỉ lục trong mấy chục năm khiến người dân cảm thấy bất thường nhưng thực tế nó vẫn phù hợp với quy luật khí hậu. 

Theo quy luật thông thường, trong khoảng thời gian đầu mùa hè [tháng 5-6], nắng nóng ở miền Bắc khốc liệt hơn miền Trung, đặc biệt ở phía Tây Bắc Bộ. Sang tháng 7-8, miền Trung nắng hơn miền Bắc do tác động của gió mùa Tây Nam [miền Bắc giảm dần nhờ những cơn mưa từ dải hội tụ nhiệt đới]. Miền Trung chịu tác động của hiệu ứng phơn rõ rệt hơn, trong khi miền Bắc chịu tác động của nhiều hình thái khác nhau, trong đó có vùng áp thấp nóng, áp cao Tây Tạng..."- GS Tân nói.

Vị chuyên gia hàng đầu về khí tượng này cũng nói thêm, sở dĩ Thủ đô Hà Nội phải hứng chịu "chảo lửa" còn là do hiệu ứng đô thị làm gia tăng nắng nóng. 

"Quá trình đô thị hoá khiến các nhà cao tầng mọc lên rất nhiều, nền đất được thay thế bằng nền bê tông làm nhiệt độ nóng lên nhanh, toả nhiệt nhiều khiến người dân cảm giác bị đốt nóng mạnh hơn. Không chỉ nắng nóng, hiệu ứng đô thị còn làm gia tăng lũ lụt thành phố do nước không thoát được. 

Để giảm hiệu ứng đô thị, các thành phố phải xây dựng mô hình thành phố xanh, trồng thêm cây xanh, xây dựng nhiều hồ điều hoà...Biến đổi khí hậu đang làm cho thời tiết ngày càng cực đoan hơn. Tuy nhiên, sự cực đoan của thời tiết cũng là hệ quả của những hoạt động do con người gây ra" – GS Tân nhấn mạnh.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương, nhiều khả năng El Nino sẽ quay trở lại trong năm nay. Do vậy, mùa hè năm nay sẽ tiếp tục là một mùa hè nóng. Nhiệt độ trung bình trong 6 tháng trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm [TBNN] từ 0.5-1 độ.

Nắng nóng tại các khu vực trên toàn quốc có xu hướng xuất hiện muộn, có khả năng xuất hiện một số đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt kéo dài 3-5 ngày ở Bắc và Trung Bộ. Nền nhiệt ở miền Bắc tiếp tục cao hơn miền Nam.

Ông Trần Quang Năng – Trưởng phòng dự báo khí tượng hạn ngắn [Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương] cho biết, nắng nóng ở miền Bắc sẽ dịu dần từ ngày 6-6 nhờ tác động của khối không khí lạnh. 

Tuy nhiên, do cường độ yếu, khối không khí lạnh lần này không đủ để làm nền nhiệt giảm sâu, mức nhiệt cao nhất ngày vẫn đạt 33-34 độ. Ngoài ra, tác động của khối khí lạnh không kéo dài. Chỉ sau 2-3 ngày, miền Bắc sẽ đón nắng nóng quay trở lại. 

Khánh Vy

Video liên quan

Chủ Đề