Tại sao khi đọc xong truyện ta văn không biết tên riêng của nhân vật

180 điểm

kimngan

Tên truyện “Lặng lẽ Sa Pa” gợi ra cho em điều gì mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện? Tại sao các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng? Trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, một nhân vật đã tâm sự: “- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới ki

a. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất.”

Tổng hợp câu trả lời [1]

- Ý nghĩa nhan đề: Đặt tên truyện là “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn muốn thông qua việc viết về một nơi yên tĩnh, nơi nghỉ mát nồi tiếng để ca ngợi sự cống hiến thầm lặng của những con người hết lòng vì cuộc sống mới. Sa Pa nhìn bề ngoài lặng lẽ, nhưng Sa Pa đang góp phần vào xây dựng cuộc sống mơi với nhịp sống sôi động và khẩn trương. - Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng. Đây là dụng ý của tác giả, muốn nói về những con người vô danh lặng lẽ, say mê công hiến cho đất nước. Họ ở mọi lứa tuổi và nghề nghiệp, ở nhiều nơi trên đất nước, họ lặng lẽ dâng cho đời. Họ có cuộc sống âm thầm mà cao đẹp.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • “ – Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” [Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn - Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, Tập một, NXB GD. H. 2009. tr 67] Câu 1. Đoạn văn bản trên là lời của vua Quang Trung nói với ai? Câu nói đó xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Câu 2. Câu “Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” là kiểu câu nào xét theo mục đích nói? Dụng ý của người nói là gì? Câu 3. “Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy.” Xác định những từ ngữ phủ định có trong câu trên. Qua những từ ngữ đó, con hiểu gì về tấm lòng của vua Quang Trung? Câu 4. Dựa vào nội dung của đoạn trích trên và những hiểu biết về hồi 14 tác phẩm, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ ý chí quyết chiến quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp [gạch chân, chỉ rõ]. Câu 5. Nêu tên một bài thơ trung đại đã học trong chương trình THCS nói về niềm vui chiến thắng ngoại xâm và ước vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị. Chỉ rõ tên tác giả.
  • với những hiểu biết xã hội của em, hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tình hữu nghị, hợp tác trong giai đoạn hiện nay.
  • Giải nghĩa từ “chén đồng”. Chỉ ra một thành ngữ, giải nghĩa thành ngữ đó và cho biết tác dụng? Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
  • Em hãy trình bày suy nghĩ khoảng 2/3 trang giấy thi về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương [Nguyễn Dữ]: “Phan nói: - Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao? Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: - Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.” [Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017]
  • Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng oâu bị động và phép thế [gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế].
  • Những câu trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Trong một văn bản đã học có các câu: - Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”. - Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
  • Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, hoàn cảnh ây có mối quan hệ như thế nào tới những điều tác giả gửi gắm trong tác phẩm?“Với Nguyễn Duy, hình tượng vầng trăng quen thuộc đã gợi cho nhà thơ những cảm xúc mới mẻ và những suy nghĩ sâu sắc”
  • Viết đoạn văn nghị luận [không quá 5 câu] trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên. Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau: Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. - Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi. - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn… [Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD]
  • Trong văn bản "Tiếng nói của văn nghệ", Nguyễn Đình Thi viết: "Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh". [Ngữ Văn 9, Tập II, Tr 12,13 - NXB GD 2005] Qua "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", em hãy làm sáng tỏ "điều mới mẻ", "lời nhắn nhủ" mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn đem "góp vào đời sống".
  • “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài… [Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương] Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương [Trích “Truyền kỳ mạn lục”] của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích [Trích “Truyện Kiều”] của Nguyễn Du.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề