Tại sao mạng lưới đô thị nước ta phân bố không đều

Tổng kết các dạng câu hỏi lý thuyết chủ yếu về một số vấn đề chuyên sâu của địa lí dân cư việt nam

  • doc
  • 20 trang

TỔNG KẾT CÁC DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT CHỦ YẾU VỀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ CHUYÊN SÂU CỦA ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Tính cấp thiết của vấn đề
Nội dung chương trình chuyên bao gồm chương trình nâng cao và chương
trình chuyên sâu, trong đó chương trình chuyên sâu được xác định bằng các chuyên
đề cụ thể. Việc biên soạn tài liệu và triển khai thực hiện chương trình chuyên sâu là
một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và tâm huyết của giáo viên chuyên. Công
việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Việc
trao đổi kinh nghiệm biên soạn và giảng dạy nội dung chuyên sâu là việc làm thiết
thực để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên chuyên.
Với cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí hiện hành, nội dung địa
lí dân cư Việt Nam chiếm 3,0/20,0 điểm. Đây cũng là nội dung quan trọng trong
các đề thi học giỏi cấp trường, cấp tỉnh hay giao lưu khu vực dành cho học sinh
THPT chuyên lớp 11 và 12. Tuy nhiên, kiến thức trong sách giáo khoa lớp 12 về
dân cư Việt Nam tương đối hạn chế chỉ tập trung trong 3 – 4 bài và tài liệu tham
khảo về phần này cũng không nhiều.
Nghiên cứu và thử nghiệm đề tài “Tổng kết các dạng câu hỏi về một số vấn
đề chuyên sâu của địa lí dân cư Việt Nam” tác giả mong muốn sẽ góp phần nhỏ bé
vào việc nâng cao chất lượng môn học, nhất là trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi ở trường THPT chuyên.
II. Tình hình nghiên cứu:
Nội dung chuyên sâu của địa lí dân cư Việt Nam đã được một số tác giả đề
cập đến trong các giáo trình đại học và tài liệu tham khảo dành cho ôn thi đại học
và học sinh giỏi môn địa lí. Giáo trình “Địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam” của nhóm
tác giả Lê Thông [chủ biên], Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ; giáo trình “Kinh
tế -xã hội Việt Nam ” [tập 1] của tác giả Nguyễn Viết Thịnh và Đỗ Thị Minh Đức
đã nghiên cứu nhiều nội dung kinh tế - xã hội Việt Nam trong đó dân cư là một bộ
phận. Những tài liệu đã nêu là các giáo trình dành cho sinh viên nên nội dung dân
cư Việt Nam được đề cập đến rất sâu và chỉ một phần trong đó sử dụng được cho
học sinh phổ thông.
Một số tài liệu tham khảo trong đó có những câu hỏi liên quan đến nội dung
địa lí dân cư có thể kể đến như: “Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí”, Lê
Thông [chủ biên] – Nguyễn Minh Tuệ - Bùi Thị Nhiệm – Vũ Thị Hải Yến, nhà
xuất bản giáo dục 2011; “Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường
THPT môn địa lí”, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2011; “Bộ đề thi đại học, cao đẳng môn
địa lí theo hướng dẫn mới của Bộ Giáo dục”, Lê Thông và các tác giả khác...Trong
các tài liệu này các câu hỏi về phần địa lí dân cư khá phong phú và có hướng dẫn
cách trả lời chi tiết. Tuy nhiên, đọc các tài liệu này học sinh khó nắm chắc kiến
1

thức một cách hệ thống và kĩ năng phân tích đề để trả lời theo các dạng câu hỏi gặp
nhiều hạn chế. Chính vì thế tác giả tổng các dạng câu hỏi lí thuyết chủ yếu liên
quan đến phân bố dân cư và đô thị hoá của nước ta nhằm phần nào khắc phục khó
khăn trên.
III. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi&giá trị sử dụng
của đề tài:
III.1. Mục đích, đối tượng:
*Mục đích:
- Góp phần nâng cao khả năng tổng hợp, tích luỹ kiến thức theo các chuyên đề
chuyên sâu cho giáo viên.
- Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức và kĩ năng một cách hệ thống.
- Rèn luyện kĩ năng viết bài cho học sinh.
* Đối tượng: - Đặc điểm phân bố dân cư và đô thị hoá của nước ta
- Các câu hỏi lí thuyết có liên quan đến phân bố dân cư và đô thị hoá Việt Nam.
III.2 Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những nội dung chuyên sâu trong phần địa lí dân cư Việt Nam.
- Sắp xếp, chọn lọc và tổng kết thành các dạng câu hỏi lí thuyết liên quan đến địa lí
dân cư.
III.3 Phạm vi:
- Áp dụng cho chương địa lí dân cư lớp 12, chương trình nâng cao và chuyên sâu.
- Giới hạn trong hai nội dung chính: phân bố dân cư và đô thị hoá.
III.4 Giá trị sử dụng:
- Đề tài làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên chuyên nhất là
trong việc biên soạn các chuyên đề chuyên sâu phục vụ công tác giảng dạy học sinh
giỏi.
- Cung cấp tài liệu hữu ích cho học sinh trong quá trình ôn thi học sinh giỏi địa lí ở
các trường THPT chuyên.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
-Thu thập thông tin, tư liệu từ các sách tham khảo, đề thi học sinh giỏi môn địa lí
cấp Quốc gia và cấp tỉnh....
- Phương pháp hội thảo, hỏi ý kiến chuyên gia.
- Các phương pháp khác có liên quan.
2

B.NỘI DUNG
I.Định hướng chuyên đề theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo:
TT Nội dung
Mức độ cần đạt
1
Đặc điểm dân số Kiến thức:
và phân bố dân cư - Chứng minh và giải thích đặc điểm dân số nước ta và
nước ta
nêu rõ ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế- xã
hội.
+ Qui mô dân số đông và vẫn đang tăng
+ Có nhiều thành phần dân tộc với những đặc điểm khác
nhau.
+ Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ, đang bước
vào giai đoạn cơ cấu dân số già.
+ Ảnh hưởng của đặc điểm dân số nước ta đến phát triển
kinh tế- xã hội và môi trường.
- Giải thích được vì sao phải tiến hành phân bố lại dân
cư và lao động giữa các vùng.
- Nêu rõ được vì sao nước ta phải tiếp tục thực hiện
chính sách DS_KHHGĐ
Kỹ năng:
- Tính được thời gian dân số tăng gấp đôi
- Biết cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và phân tích
biểu đồ, bảng số liệu thống kê để trình bày được đặc
điểm dân số và phân bố dân cư nước ta.
2
Đô thị hoá
Kiến thức:
- Nhận xét và giải thích được mạng lưới đô thị nước ta:
+ Tiêu chí phân loại đô thị
+ Mạng lưới đô thị phân bố không đồng đều giữa các
vùng và tập trung chủ yếu ở đồng bằng ven biển
+ Giải thích
- Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh
tế- xã hội và môi trường.
+ Ảnh hưởng tích cực
+ Ảnh hưởng tiêu cực
Kĩ năng:
- Vẽ và nhận xét được biểu đồ thể hiện đặc điểm đô thị
hoá ở nước ta
- Biết cách sử dụng và khai thác Atlat địa lí Việt Nam để
trình bày các loại đô thị và sự phân bố của chúng.

3

II. Một số đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm gần đây phần địa lí dân cư
Việt Nam:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT NĂM 2007
Câu 5. [3 điểm]
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự
phân bố dân cư ở Trung du và miền núi phía Bắc.
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT NĂM 2008
a] Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố
dân cư nước ta theo lãnh thổ.
b] Tại sao nói sự phân bố dân cư nước ta hiện nay còn bất hợp lí?
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT NĂM 2009
Câu 5. [3 điểm]
a] Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích
sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Hồng.
b] Tại sao cơ cấu dân số theo độ tuổi có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
kinh tế - xã hội của nước ta?
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT NĂM 2010
Câu 5. [3,0 điểm]
a] Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích
về mạng lưới đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
b] Tại sao cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
ở các vùng dân tộc ít người?
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT NĂM 2011
Câu 5. [3,0 điểm]
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về
phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ.
4

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT NĂM 2012
Câu 5. [3 điểm]
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự
phân bố đô thị nước ta
III. Tổng kết các dạng câu hỏi lí thuyết chủ yếu về phân bố dân cư và đô thị
hoá.
1.Trình bày, chứng minh, giải thích đặc điểm phân bố dân cư cả nước.
Ví dụ:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức nhận xét và giải thích đặc điểm
phân bố dân cư nước ta?
- Mật độ trung bình: cao so với thế giới
Nguyên nhân: do lịch sử quần cư sớm, gắn với nền sản xuất lúa nước, dân số tăng
nhanh trong khi diện tích đất đai hạn chế. Nhân tố khác: vị trí địa lí…
- Phân bố không đều:
+ Có nhiều cấp mật độ dân số khác nhau, chênh lệch giữa mức cao nhất và thấp
nhất.
+ Đồng bằng và miền núi
+ Giữa thành thị và nông thôn [qua biểu đồ cột dân số qua các năm]
+ Giữa các khu vực: đồng bằng – đồng bằng, miền núi – miền núi
+ Không đều ngay trong nội bộ 1 vùng
- Phân bố chưa hợp lí: đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích nhưng lại chiếm ¾ dân số,
MN ngược lại  hậu quả?
Giải thích phân bố dân cư không đều: Do sự khác biệt giữa các vùng, các khu vực
về:
- Tính chất nền kinh tế và trình độ phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định. Các khu
vực tập trung dân cư thường gắn liền nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ hơn là nông
nghiệp. Trong nông nghiệp: Các vùng trồng lúa nước thâm canh, chăn nuôi gia súc
lớn, trồng cây công nghiệp theo lối sản xuất hàng hoá sẽ tập trung dân cư đông hơn
các khu vực phát triển lâm nghiệp, nông – lâm kết hợp...
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật [hệ thống đô thị, các trung tâm công
nghiệp, các đầu mối giao thông...]
- Vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là địa hình.
2. Dựa vào Atlat và kiến thức nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư
1 vùng lãnh thổ nước ta.
2.1. Cách giải.
- Khái quát: Phạm vi của vùng [bao gồm những tỉnh nào], diện tích, dân số…
- Đặc điểm
+ Mật độ dân số trung bình: cao hay thấp [so sánh với các vùng khác và cả nước]
5

+ Phân bố không đều: từng vùng có thể trình bày theo các cách sau:
Trong toàn vùng [mật độ cao nhất và thấp nhất]
Giữa các khu vực [Theo độ cao địa hình hoặc các cấp mật độ dân số…]
Giữa các tỉnh
Ngay trong 1 tỉnh
- Giải thích: dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư [Trình độ, tính
chất nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, điều kiện tự nhiên...]
2.2. Ví dụ:
2.2.1. Ví dụ 1: Nhận xét và giải thích về phân bố dân cư ĐBSH
* Khái quát
* Mật độ dân số cao nhất nước ta
- Mật độ trung bình trên 1000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao.
- Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên [địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước],
có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất
sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước…
* Phân bố dân cư không đều:
- Trong toàn vùng:
+ Dân cư tập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1001-2000 người/km2
[dẫn chứng]
+ Mật độ thấp hơn 501 đến 1000 người/km2 ở rìa phía B, ĐB và TN [dẫn chứng]
+ Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, mức độ đô thị hóa.
- Giữa thành thị và nông thôn:
+ Đa số dân cư sống ở nông thôn [dẫn chứng], tỉ lệ dân đô thị thấp hơn tỉ lệ chung
cả nước
+ Do các nguyên nhân kinh tế [nông nghiệp là hoạt động truyền thống vẫn đảm bảo
cho cuộc sống cho phần lớn dân cư], các nguyên nhân về dân số [mức sinh của
nông thôn cao hơn đô thị] và 1 số nguyên nhân khác
2.2.2.VD2:Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của vùng Đông Nam Bộ:
*Khái quát
* Nhận xét:
- Mật độ dân số trung bình cao so với cả nước và các vùng khác: cao hơn mức
trung bình cả nước, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng [dẫn chứng]
Nguyên nhân: đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước ta, là vùng
chuyên canh CCN lớn nhất cả nước, tập trung nhiều đô thị lớn, điều kiện tự nhiên
thuận lợi [giáp biển, giàu thủy sản, dầu khí, tài nguyên du lịch phong phú…]
- Phân bố không đều: 6 cấp với xu hướng chung là tập trung đông ở trung tâm và
phía Nam còn phía Bắc thưa dân hơn.
+ Cấp mật độ cao từ 1001 trở lên: chủ yếu là các đô thị Tây Ninh, Thủ Dầu Một,
Bà Rịa – Vũng Tàu trong đó trên 2000 người/km2: TP HCM, Biên Hòa.
6

+ Cấp độ trung bình 201 – 1000 người/km2 trong đó từ 501 - 1000 là ở ven các đô
thị lớn của vùng : TP HCM, Biên Hòa, Bình Dương, Thủ Dầu Một…
Từ 201 – 500: tỉ lệ diện tích tương đối rộng ĐB Đồng Nai, Bà Rịa, Tây Ninh, Bình
Phước…
+ Mức độ thấp: từ 50 – 200: Phía Bắc Tây Ninh, ĐB Bình Phước, TB Đồng Nai,
phía Nam TP HCM.
- Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn [dẫn chứng]
* Giải thích:
- Mật độ dân số của vùng cao do có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh
tế - xã hội [đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước ta, tập trung nhiều
đô thị, các TTCN và dịch vụ lớn; giáp biển, giàu thủy sản, dầu khí, tài nguyên du
lịch phong phú…]
- Phân bố không đều theo 6 cấp mật độ do các nhân tố tác động đến phân bố dân cư
không giống nhau trong vùng [Cấp mật độ cao gắn với các đô thị, trung tâm kinh
tế, văn hoá; cấp mật độ thấp do đây là những khu vực rừng còn nhiều, cửa sông Sài
Gòn, rừng ngập mặn, bãi triều mới bồi]
- Các đô thị là nơi tạp trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, trình độ phát triển cao
hơn. Nông thôn chủ yếu phát triển cây công nghiệp...
2.2.3.VD3: Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở ĐBCL
- Khái quát: gồm 13 tỉnh, thành phố với diện tích hơn 40 000 km2 chiếm 12 % diện
tích cả nước và dân số 17,69 triệu người [chiếm 17,5 % dân số cả nước]
a. Nhận xét:
* Mật độ dân số trung bình khá cao, phổ biến từ 201- 500 người/km2, cao hơn TB
toàn quốc; so sánh với ĐBSH.
*Dân cư phân bố không đều:
- Trong toàn vùng: + Cao nhất là hơn 2000 người/km2
+ Thấp nhất 50-100 người/km2
- Giữa các khu vực:
+ Đông đúc nhất ở trung tâm, ven sông Tiền, sông Hậu [501- 1000 người/km2]
+ Khu vực rìa đồng bằng như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng
trung tâm bán đảo Cà Mau dân cư thưa thớt hơn [101-200 người/km2]
- Giữa các tỉnh:
+ Các tỉnh nằm ở trung tâm có mật độ dân số cao hơn ở rìa đồng bằng [Cần Thơ
835 người/km2 còn Cà Mau 234]
+ Ngay trong 1 tỉnh có sự phân bố không đều
Ví dụ: Trà Vinh phía Bắc và tây mật độ cao hơn501-1000, 201-500 còn phía đông
nam giáp biển mật độ dân số thấp hơn 101-200
Hoặc trong tỉnh Kiên Giang , cao ở Rạch Giá, thấp nhất ở Hà Tiên [dc]
* Phân hóa:
7

- Đông đúc ở ven sông Tiền, sông Hậu, trung tâm của ĐBCL [500 -1000
người/km2]
- Thưa thớt: mật độ 50-100 người/km2
b. Giải thích:
- Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quyết định là trình độ
phát triển kinh tế, tính chất nền kinh tế
- Mật độ dân số khá cao do: vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự cư trú và sản
xuất.
+ Là vùng thâm canh lúa nước cần nhiều lao động
+ Là một trong những vùng kinh tế năng động của nước ta
+ ĐK tự nhiên thuận lợi: địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi
dào, khí hậu nóng ẩm.
- Phân bố không đều do:
Khu vực trung tâm do có đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu rất thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, nền kinh tế phát triển, tập trung mạng lưới đô thị. Khu vực
rìa thưa dân vì đây là khu vực đất phèn,đất mặn cần cải tạo.
2.2.4. Ví dụ 4: Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên:
*Khái quát
* Mật độ dân số vào loại thấp nhất cả nước, với mật độ phổ biến 50 -100
người/km2
Giải thích: do TN có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh
tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật còn hạn
chế, lịch sử khai thác lãnh thổ muộn, chủ yếu dân tộc ít người…
* Phân bố không đều:
Với 5 cấp phân bố: cao nhất lên tới 501-1000 và thấp nhất là dưới 50 người.
- 201-500 người và 501-1000: thành phố Pleei Ku, Buôn Ma Thuật, Đà lạt, thị xã
Bảo Lộc và các vùng phụ cận do đây là các đô thị nơi có nền kinh tế với các ngành
công nghiệp, dịch vụ phát triển.
- 50-100, 101-200: tập trung ven các đô thị và các vùng chuyên canh CCN lâu năm
như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Thị xã Bảo Lộc…
- Dưới 50: tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho
sản xuất giao thông như vùng biên giới với Lào và CPC, vùng núi cao phía Bắc cao
nguyên Lâm Viên
2.2.5.Ví dụ 5: Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư vùng Bắc trung Bộ.
* Khái quát: gồm 6 tỉnh, dân số 2008 là 10,7 triệu người chiếm 12,5 % dân số cả
nước
* Mật độ dân số trung bình là 208 người/km2, thấp hơn mức trung bình cả nước
[260], thấp hơn nhiều ĐBSH, ĐBCL, ĐNB

8

Do trình độ phát triển kinh tế chưa cao, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.
* Phân bố dân cư rất không đồng đều:
Có đầy đủ 7 cấp mật độ từ cao nhất trên 2000 đến mức thấp nhất dưới 50.
- Trên 2000 rất ít chỉ tập trung phụ cận các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh
Hóa, Vinh, Huế.
- 1001-2000:chỉ có ở phụ cận thành phố Thanh Hóa.
- 501-1000: phân bố ở các đồng bằng duyên hải như Thanh Hóa, Nghệ An, và Thừa
thiên Huế.
- 201-500: Tập trung ở ven các thành phố thị xã ven biển, dọc quốc lộ 1A: hà Tĩnh,
Đồng Hới, Đông Hà.
- 101-200: thuộc vùng đồi trung du trước núi ở Nghệ an, Thanh Hóa, Quảng Trị…
- 50-100 và dưới 50: là vùng núi hiểm trở phía tây thuộc dãy TSB.
Không đều giữa các khu vực,các tỉnh:
- Giữa đồng bằng ven biển và trung du miền núi, đồng bằng có mật độ dân số cao
trên 200, tiếp đến vùng đồi trung du trước núi 101-200, vùng núi phía tây dưới 100.
- Giữa thành thị và nông thôn: phần lớn dân cư tập trung ở nông thôn, mạng lưới đô
thị còn mỏng, qui mô dân số ít.
- Giữa các tỉnh: cao nhất là Thanh Hóa và thấp nhất là Quảng Bình.
- Trong 1 tỉnh: phía tây thưa dân, phía đông đông đúc hơn
 Kết luận: khu vực đông dân: đồng bằng ven biển, dọc QL 1 và đường sắt thống
Nhất
Vùng thưa dân: đồi núi phía tây
Giải thích: do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố.
- Tự nhiên: địa hình, đất đai, nguồn nước, thiên tai trong đó chủ yếu là địa hình
[khu vực núi cao hiểm trở thưa dân hơn so với đồng bằng ven biển]
- KT_XH: tính chất nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế
+Khu vực đông dân nhất là các thành phố thị xã gắn với hoạt động CN và DV phát
triển.
+ Các khu vực đồng bằng gắn với hoạt động trồng lúa nước, hoạt động khai thác
thủy sản có mật độ tập trung đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi
núi phía tây và phát triển lâm nghiệp ở núi cao phía tây.
2.2.6.Ví dụ 6: Nhận xét về đặc điểm phân bố dân cư- dân tộc của vùng núi Tây
Bắc. Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KT-XH của vùng?
* Khái quát
* Mật độ dân số thấp, qui mô nhỏ nhất trong 8 vùng nước ta với 2,66 triệu người,
chiếm 3 % dân số toàn quốc [08]
Do địa hình hiểm trở nhất nước ta, kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kĩ thuật còn hạn chế, nhiều dân tộc ít người…
9

* Phân bố dân cư không đều:
- Theo độ cao địa hình: các vùng có địa hình thấp thường có mật độ dân số cao hơn
những vùng núi cao.
Cao nguyên Sơn La, Mộc Châu mật độ 50-100, vùng núi cao HLS , Pu Si Lung, Pu
Sam Sao, Pu Đen Đinh dưới 50 người/km2.
- Giữa các tỉnh: cao nhất Hòa Bình [178] thấp nhất Lai Châu [37]
- Không đồng đều ngay trong 1 tỉnh:
Các thành phố, thị xã có mật độ dân số cao hơn vùng sâu, vùng xa
VD: MĐ DS Sơn La chia 3 cấp độ:
+ Cao nhất: 101-200: trung tâm thị xã Sơn La
+ 50-100: cao nguyên Sơn La, Mộc Châu
+ Dưới 50: dọc dãy Pu Sam Sao
* Đặc điểm phân bố dân tộc:
- Đây là địa bàn cư trú nhiều dân tộc ít người, thành phần dân tộc đa dạng gồm các
nhóm V-Mường, Tày – Thái…trong đó chủ yếu là nhóm Tày- Thái, thứ 2 là nhóm
HMoong-Dao, các nhóm còn lại số lượng ít.
- Phân bố: các dân tộc không sống riêng rẽ mà xen kẽ nhau, tuy nhiên 1 số dân tộc
có số lượng lớn sống tập trung ở 1 số tỉnh:
+ Người Thái: thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái sống tập trung trong các thung lũng
và cánh đồng miền núi ở các tỉnh Sơn la, Điện Biên, Lai Châu, Hào Bình.
+ Người Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường cư trú tập trung ở Hòa Bình.
+ Người Hmoong thuộc nhóm ngôn ngữ Hmoong- Dao sống ở các vùng núi cao
Lai Châu, ĐB, Sơn La.
* Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư, dân tộc đến sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Dân số ít, phân bố thưa thớt gây khó khăn cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên và
lao động của vùng. Đây là vùng có nhiều tiềm năng khoáng sản, thủy điện, lâm
nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển CCN nhưng lại thiếu lao động đặc biệt lao
động kĩ thuật.
- Các dân tộc ít người với truyền thống văn hóa độc đáo, kinh nghiệm sản xuất
phong phú có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH miền núi, đảm bảo
ANQP của đất nước.
- Tuy nhiên trình độ dân trí của đồng bào dân tộc ít người còn thấp gây khó khăn
trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật phát triển sản xuất, khai thác hiệu
quả TNTN.
3. Trình bày và giải thích đặc điểm đô thị hóa của cả nước
3.1.VD1: Dựa vào Atlt chứng minh rằng trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp.
- Tỉ lệ dân thành thị thấp và tăng chậm [dẫn chứng]

10

- Phân cấp đô thị: chủ yếu loại 3 và 4 với qui mô dân số đô thị chủ yếu ở các cấp từ
100 – 200 nghìn người
- Phân bố đô thị không đồng đều và chưa hợp lí, còn mang tính tự phát. Đô thị tập
trung ở các đồng bằng ven biển còn phía tây mạng lưới đô thị thưa thớt.
- Cơ sở vật chất hạ tầng đô thị còn yếu kém.
Giải thích: chiến tranh kéo dài tàn phá làm gián đoạn quá trình đô thị hóa
Điểm xuất phát thấp chủ yếu là hoạt động nông nghiệp, duy trì cơ chế cũ tập trung
bao cấp…
3.2.VD2: Trình bày đặc điểm mạng lưới đô thị nước ta dựa atlat và kiến thức.
- Số lượng đô thị lớn: 689 đô thị [2005]
- Phân cấp đô thị: đô thị đặc biệt,1,2 và các đô thị khác.
- Qui mô dân số đô thị: chủ yếu là đô thị vừa và nhỏ [dẫn chứng]
- Chức năng đô thị: khá đa dạng trong đó có đô thị tổng hợp có ý nghĩa cả nước, đô
thị có ý nghĩa vùng ngoài ra còn có các đô thị chức năng hành chính, công nghiệp
mang tính chất địa phương…
- Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ chủ yếu tập trung ở đồng
bằng, ven biển, phía bắc, phía tây mật độ đô thị thưa hơn.
3.3.Ví dụ 3 : Hãy nhận xét về mạng lưới đô thị của nước ta? Giải thích?
a. Nhận xét
- Số lượng: khá nhiều [05 là 689 đô thị]
- Qui mô: chủ yếu là đô thị qui mô nhỏ và TB [dẫn chứng]
- Phân cấp:
+Phân làm 5 cấp [dẫn chứng]
+ Phần lớn là loại 3,4; loại 1 và 2 hạn chế
- Chức năng:
+ Chủ yếu là chức năng hành chính
+ Một số đô thị có chức năng tổng hợp: HN, TP HCM [kinh tế, hành chính, CN và
DV…]
+ Chức năng khác: công nghiệp, du lịch…
- Phân bố:
+ Không đều giữa các vùng
+ Trong mỗi vùng
+ Vùng có mật độ đô thị dày đặc: ĐBSH, ĐBCL, ĐNB
Còn lại là các vùng có mật độ thấp: TB, TN
b. Giải thích:
- Nền kinh tế chậm phát triển, xuất phát điểm nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, Cn-DV chưa phát triển mạnh
- Lí do khác: chịu ảnh hưởng chiến tranh kéo dài, sự khác nhau về điều kiện tự
nhiên và KT-XH giữa các vùng.
11

4. Nhận xét và giải thích đặc điểm mạng lưới đô thị của 1 vùng
4.1. Cách giải.
* Đặc điểm:
- Khái quát
- Đặc điểm chung [so với các vùng khác trong cả nước]
- Qui mô dân số [cụ thể]
- Phân cấp đô thị [dựa atlat nêu cụ thể]
- Chức năng
* Giải thích: dựa vào tính chất nền kinh tế, phân bố dân cư, lịch sử khai thác lãnh
thổ,vị trí địa lí và điều kiện TN...
4.2. Ví dụ :
4.2.1. Ví dụ 1: Nhận xét và giải thích đặc điểm mạng lưới đô thị của vùng Tây
Nguyên.
* Đặc điểm
- Khái quát
- Đặc điểm chung: mạng lưới đô thị thưa thớt, phân bố phân tán
- Qui mô: phần lớn các đô thị có qui mô nhỏ và trung bình. Cụ thể:
+ Chỉ duy nhất có Buôn Ma Thuật có qui mô dân số trên 20 – 50 vạn dân
+ 4 đô thị 10 đến 20 vạn dân: Kon Tum, Plaay Ku, Đà Lạt, Bảo Lộc.
+ 3 đô thị dưới 10 vạn dân: Gia Nghĩa, Ayn Pa, An Khê
- Phân cấp:
+ 2 đô thị loại 2 là Buôn Ma Thuật và Đà Lạt
+ 3 đô thị loại 3 là Kon Tum, Play Ku và Bảo Lộc
+ 3 đô thị loại 4 là An Khê, Ayun Pa và Gia Nghĩa
- Chức năng: Phần lớn mang chức năng hành chính, chức năng công nghiệp hạn
chế, chỉ có các điểm công nghiệp, chưa có trung tâm công nghiệp [dẫn chứng]
* Giải thích
- Đây là vùng cao nguyên dân cư thưa thớt nên qui mô đô thị nhỏ
- Nền kinh tế chậm phát triển, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất[chiếm
53,2 % GDP] nên phần lớn là các đô thị mang chức năng hành chính.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn trước hết là mạng lưới GTVT nên mạng lưới đô thị
thưa thớt, phân tán.
4.2.2. Ví dụ 2: Nhận xét và giải thích đặc điểm mạng lưới đô thị vùng đồng bằng
sông Hồng.
* Đặc điểm:
- Khái quát
- Mạng lưới đô thị dày đặc nhất trong cả nước
+ Số lượng đô thị nhiều
+ Mật độ đô thị cao nhất nước ta.
12

- Qui mô đô thị:
+ Có nhiều đô thị lớn, chiếm 2/3 đô thị trên 1 triệu dân của cả nước [Hà Nội và Hải
Phòng], so sánh với ĐBCL…
+ 1 đô thị 20 đến 50 vạn dân: Nam Định
+ 7 đô thị 10 đến 20 vạn dân: Vĩnh Yên, Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh, Hải Dương,
Thái Bình, Ninh Bình.
+ 2 đô thị dưới 10 vạn dân: Phủ Lý, Hưng Yên.
- Phân cấp đô thị: có đầy đủ 5 cấp
+ 1 đô thị đặc biệt: HN
+ 1 đô thị loại 1: Hải Phòng
+ 1 đô thị loại 2: Nam Định
+ 7 đô thị loại 3: Vĩnh yên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Phủ Lý, Thái Bình,
Ninh Bình
+ Còn lại là các đô thị loại 4
- Chức năng đô thị đa dạng:
+ Đô thị tổng hợp: HN- thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất cả
nước.
+ Đô thị công nghiệp: Hải phòng là thành phố cảng, trung tâm công nghiệp lớn của
Miền
Bắc

cả
nước.
+ Đô thị du lịch: HP, HN, Ninh Bình.
+ Đô thị hành chính: Thái Bình, Phủ Lý.
* Giải thích:
- Đây là vùng đồng bằng châu thổ, mật độ dân số cao nhất cả nước nên qui mô đô
thị khá lớn
- Lịch sử khai thác lâu đời, nhiều ngành nghề truyền thống, CN, DV đang phát triển
với nhiều trung tâm kinh tế, TTCN lớn nên đô thị nhiều chức năng.
- Cơ sở hạ tầng tốt, mật độ giao thông cao, HN là đầu mối GTVT lớn nhất ở phía
Bắc hội tụ nhiều tuyến đường huyết mạch nên mạng lưới đô thị dày đặc.
52.3.Ví dụ 3:. Nhận xét và giải thích về mạng lưới đô thị ở ĐBCL
* Nhận xét;
- Qui mô: số lượng đô thị tương đối nhiều nhưng qui mô nhỏ
- Phân cấp đô thị: đều từ loại 2 trở xuống
- Chức năng: chủ yếu là hành chính, một số đô thị liên quan đến chức năng kinh tế
[chức năng công nghiệp chuyên ngành chế biến lương thực, thực phẩm]
- Phân bố:
+ Chủ yếu là ven sông Tiền, sông Hậu
+ 1 vài đô thị phân bố riêng lẻ, vùng rìa đồng bằng mật độ đô thị thưa hơn.
* Giải thích:

13

- Qui mô nhỏ, chủ yếu là loại 3 và 4, phần lớn có chức năng hành chính do: nền
kinh tế chậm phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và thủy sản
- Phân bố:
+ Ven sông Tiền, sông Hậu do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế tương đối
phát triển
+ Riêng thành phố Cà Mau, Rạch Giá là ngoại lệ vì thuộc tỉnh lị tỉnh Cà Mau và
Kiên Giang
5. So sánh mạng lưới đô thị giữa 2 vùng:
5.1. Cách giải.
* Khái quát về mỗi vùng
* Giống nhau:
- Số lượng đô thị
- Qui mô dân số đô thị
- Phân cấp đô thị
- Chức năng
- Phân bố.
* Khác:
- Số lượng đô thị
- Qui mô dân số cho mỗi đô thị
- Phân cấp đô thị
- Chức năng
- Phân bố.
5.2.Ví dụ:
5.2.1. Ví dụ 1: So sánh mạng lưới đô thị giữa 2 vùng: ĐBSH với ĐBCL
* Khái quát:
* Giống nhau:
- Mạng lưới đô thị tương đối dày đặc
- Có nhiều đô thị qui mô trung bình và lớn
- Đều có 1 số chức năng: hành chính, công nghiệp, kinh tế, chức năng khác…
* Khác nhau:
- Đồng bằng SH so với ĐBCL:
+ Về số lượng đô thị: từ cấp đặc biệt đến cấp 4 ít hơn
+ Về qui mô dân số cho mỗi đô thị lớn hơn
. Có 2 đô thị trên 1 triệu dân: HN, HP
. 1 đô thị 20 đến 50 vạn dân: Nam Định
. 7 đô thị 10 đến 20 vạn dân: Vĩnh Yên, Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh, Hải Dương,
Thái Bình, Ninh Bình.
14

. 2 đô thị dưới 10 vạn dân: Phủ Lý, Hưng Yên.
+ Về phân cấp đô thị: có đầy đủ 5 cấp
. 1 đô thị đặc biệt: HN
. 1 đô thị loại 1: Hải Phòng
. 1 đô thị loại 2: Nam Định
. 7 đô thị loại 3: Vĩnh yên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Phủ Lý, Thái Bình,
Ninh Bình
. Còn lại là các đô thị loại 4
+ Chức năng đô thị đa dạng hơn:
. HN- thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất cả nước.
. Hải phòng là thành phố cảng, trung tâm công nghiệp lớn của Miền Bắc và cả
nước.
. Các đô thị còn lại phần lớn là các trung tâm công nghiệp
+ Phân bố rộng khắp cả vùng với mật độ dày đặc nhất cả nước.
- ĐBCL so với ĐBSH:
+ Số lượng đô thị nhiều hơn [15 đô thị]
+ Qui mô dân số cho mỗi đô thị nhỏ hơn
. 1 đô thị 50 vạn đến 1 triệu dân: Cần Thơ
5.2.2. Ví dụ 2:. So sánh mạng lưới đô thị giữa 2 vùng TDMNBB với Tây Nguyên.
- Khái quát từng vùng
a.Giống:
- Mạng lưới đô thị thưa, phân bố phân tán.
- Đều có qui mô trung bình và nhỏ [dc]
- Phân cấp: đô thị loại thấp loại 3 và 4 [1 đô thị 200- 500 nghìn người]
- Chức năng: đa dạng [hành chính, công nghiệp, chức năng khác…] nhưng chủ yếu
chức năng hành chính.
- Phân bố: không đồng đều
b.Khác:
- TDMNBB so với Tây nguyên:
+ Số lượng nhiều hơn [dẫn chứng]
+ Qui mô: nhỏ hơn về qui mô dân số.
2 đô thị 20 đến 50 vạn dân: Thái Nguyên, Hạ long.
3 đô thị 10 đến 20 vạn dân: Việt Trì, Hạ Long, cẩm Phả.
Còn lại các đô thị dưới 10 vạn dân [15 đô thị]: nhiều hơn so Tây Nguyên
+ Phân cấp đô thị:
3 đô thị loại 2: Việt Trì, hạ Long, Thái Nguyên
Đô thị loại 3 và 4: chủ yếu.
+ Chức năng:

15

4 đô thị chức năng công nghiệp [TTCN] [Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Cẩm
Phả] trong đó có 3 đô thị là trung tâm kinh tế, lớn nhất là Hạ Long còn lại là các
chức năng khác.
+ Phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển với các đô thị qui mô tương
đối lớn, các khu vực còn lại mật độ đô thị thưa hơn, chủ yếu là các đô thị qui mô
nhỏ, chức năng hành chính.
- Tây Nguyên so với TDMNBB:
+ Số lượng: ít hơn [8 đô thị]
+ Qui mô: lớn hơn về qui mô dân số
1 đô thị 20 đến 50 vạn dân: Buôn Ma Thuật
4 đô thị 10 đến 20 vạn dân  nhiều nhất: Kon Tum, Pleei Ku, Đà Lạt, Bảo Lộc
Dưới 10 vạn dân: An Khê, Yun Pa, Gia Nghĩa
+ Phân cấp:
2 đô thị loại 2 : Buôn Ma Thuật, Đà Lạt
Còn lại là các đô thị loại 3 và 4
+ Chức năng: hạn chế hơn, không có chức năng công nghiệp [chỉ có các điểm công
nghiệp, chưa có trung tâm công nghiệp], phần lớn là chức năng hành chính.
+ Phân bố tương đối đều hơn theo lãnh thổ, về cơ bản mỗi đô thị đều gắn với 1 tỉnh
lị.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
16

Việc tổng kết các dạng câu hỏi trong phần địa lí dân cư là cần thiết để học
sinh nắm kiến thức và kĩ năng theo hệ thống, ghi nhớ vấn đề tốt hơn và đó cũng là
cách để làm quen và rèn luyện các dạng đề trong thi học sinh giỏi. Theo các dạng
câu hỏi và kèm theo hướng dẫn cách giải học sinh có thể tự học ở nhà mở rộng
thêm các bài tập khác.
Với giáo viên, việc tổng kết các dạng bài trong phần này giúp chủ động hơn
trong phân phối thời gian ôn tập. Giáo viên cũng có cơ hội để rèn luyện kĩ năng
trình bày cho học sinh và nắm được những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh.
II. Kiến nghị
Đối với giáo viên chuyên để đạt được những kết quả tốt trong công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi cần có ý thức xây dựng các chuyên đề chuyên sâu. Mỗi năm
tập trung làm 1-2 chuyên đề và hoàn thiện dần qua các năm tiếp theo, làm hết các
chuyên đề và bổ sung, cập nhật những kiến thức và dạng đề mới. Không ngừng trau
dồi chuyên môn, học hỏi ở đồng nghiệp, học hỏi ở các chuyên gia nhất là các giáo
sư về trường thỉnh giảng hàng năm cũng là điều cần thiết với giáo viên để chuyên
đề thêm sâu sắc và chất lượng.
Đối với nhà trường nên khuyến khích việc giáo viên viết chuyên đề chuyên
sâu trao đổi ở tổ nhóm chuyên môn trong các buổi họp tổ. Tổ chức các cuộc hội
thảo, tham quan học tập trường bạn ...để giáo viên có thêm kinh nghiệm và cách
làm hay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
17

1. Chương trình dạy học chuyên sâu môn Địa lí, Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Hà
Nội 2009.
2. Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT chuyên môn
địa lí, Hải Phòng 2011.
3. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Nhà xuất bản Đại học sư phạm
2010.
4. Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí, Lê Thông [chủ biên] – Nguyễn
Minh Tuệ - Bùi Thị Nhiệm – Vũ Thị Hải Yến, nhà xuất bản giáo dục 2011.
5. Kỷ yếu hội thảo giáo viên chuyên vùng DH và ĐBBB, Hưng Yên 2011.
6. Hướng dẫn làm đề thi đại học và cao đẳng môn địa lí theo cấu trúc mới của
Bộ giáo dục và đào tạo, Lê Thông và một số tác giả khác, nhà xuất bản đại
học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh 2008.
7. Hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh vào Đại học và cao đẳng, Lê Thông,
nhà xuất bản giáo dục 2003.
8. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Lê Thông [chủ biên] - Nguyễn Văn Phú –
Nguyễn Minh Tuệ, nhà xuất bản giáo dục 2001
9. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Nguyễn Viết Thịnh - Đỗ Thị Minh Đức, nhà
xuất bản giáo dục 2000.

MỤC LỤC
18

Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Tính cấp thiết của vấn đề

1

II. Tình hình nghiên cứu

1

III. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi và giá trị sử
dụng

2

IV. Phương pháp nghiên cứu

2

B. NỘI DUNG
I. Định hướng chuyên đề theo qui định của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.

3

II. Một số đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm gần đây phần địa lí
dân cư Việt Nam

4

III. Tổng kết các dạng câu hỏi và bài tập

5

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.Kết luận

17

II.Kiến nghị

17

19

20

Tải về bản full

Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta? Giải thích?

Lý thuyết Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1. Mật độ dân số và phân bố dân cư

– Mật độ dân số: cao, ngày một tăng.

Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² [thế giới: 47 người/km²], năm 2016: 280 người/km² [thế giới: 57 người/km²].

– Dân cư nước ta phân bố không đều:

+ Không đồng đều theo vùng:

  • Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng. [trên 1000 người/km2]. Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng [1192 người/km2].
  • Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. [khoảng 100 người/km2]. Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.

→ Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế – xã hội và môi trường.

– Không đồng đều theo thành thị và nông thôn:

  • Tập trung đông ở nông thôn [74%].
  • Tập trung ít ở thành thị [26%].

2. Các loại hình quần cư

Đặc điểm Quần cư nông thôn Quần cư thành thị
Phân bố dân cư Tập trung thành các điểm dân cư. Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn.
Tên gọi điểm quần cư Làng, ấp [người Kinh]. Bản [người Tày, Thái, Mường,…]; Buôn, plây [các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên]; Phum, sóc [Khơ-me]. Phường, quận, khu đô thị, chung cư,…
Hình thái nhà cửa Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt. Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới.
Hoạt động kinh tế chủ yếu Nông nghiệp Công nghiệp, dịch vụ
Mật độ dân cư Thấp Cao

3. Đô thị hoá

– Đặc điểm:

  • + Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp [30%].
  • + Trình độ đô thị hóa còn thấp.
  • + Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
  • + Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.

Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 14

Câu 1

Dựa vào hình 3.1 [SGK trang 11], hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.

Lời giải:

– Phân bố dân cư nước ta rất không đồng đều trên lãnh thổ:

  • Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước.
  • Miền núi và trung du dân cư thưa thớt. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ thấp hơn các vùng khác.

– Trong cùng một vùng, phân bố dân cư cũng rất chênh lệch giữa các địa phương. Ví dụ: ở đồng bằng Sông Hồng, vùng trung tâm của đồng bằng dân cư tập trung đông hơn các vùng rìa.

-Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mạng lưới đô thị dày đặc và có nhiều đô thị lớn hơn các vùng khác.

Câu 2

Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

Lời giải:

– Quần cư nông thôn:

+ Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy thuộc theo dân tộc và địa bàn cư trú : làng, ấp [người Kinh]; bản [người Tày, Thái, Mường,…]; buôn, plây [các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên]; phum, sóc [người Khơ-me].

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, do phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

+ Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.

– Quần cư thành thị:

+ Các đô thị, nhất là các đô thị lớn ở nước ta có mật độ dân số rất cao .Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn…

+ Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Là trung tâm kinh tế , chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng.

Câu 3

Quan sát bảng 3.2 [trang 14 SGK ] nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.

Lời giải:

ân cư nước ta có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trong nước.

  • Tập trung đông ở các vùng đồng bằng, là những vùng có mật độ dân số cao hơn mức trung bình của cả nước. Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng năm 2003: 1192 người km2
  • Đông Nam Bộ – 476 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long – 425 người/km2.
  • Thưa thớt ở các vùng miền núi và cao nguyên : Tây Bắc 67 người/ km2
  • Tây Nguyên 84 người/km2 , Đông Bắc 141 người/km2 .

– Ngay trong một vùng thì mật độ dân số cũng không giống nhau giữa các khu vực và các địa phương. ở Trung du miền núi Bắc Bộ tiểu vùng Đông Bắc có mật độ dân số 141 người/ km2 cao hơn tiểu vùng Tây Bắc 67 người/km2.

– Mật độ dân số trung bình ở các địa phương giai đoạn 1989 – 2003 đều tăng lên, nhưng mức độ tăng có sự khác nhau giữa các khu vực:

  • Tây Nguyên là khu vực có mật độ dân số trung bình tăng nhiều nhất từ 45 lên 84 người/km2 , tăng 1,87 lần [do các chương trình di dân của Đảng và Nhà nước lên Tây Nguyên để xây dựng và phát triển các vùng kinh tế mới].
  • Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có mật độ dân số tăng ít nhất: 103 lên 115 người/km2, tăng 1,1 lần.

Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở Việt Nam. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 14.

Soạn Địa lí 9 Bài 3 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Trả lời câu hỏi mục II trang 12 SGK Địa lí 9

1.Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết.

2.Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta.

Câu 1

Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức đặc điểm quần cư -Xem tại đây

Lời giải chi tiết:

Những thay đổi của quần cư nông thôn:

- Tỉ lệ người lao động tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp [công nghiệp - xây dựng và dịch vụ] ngày một tăng.

- Nhiều dãy nhà cao tầng mọc lên.

- Các cánh đồng trước đây được thay thế bằng những khu công nghiệp, xí nghiệp, điểm công nghiệp tập trung sản xuất.

- Các tuyến đường cao tốc, tỉnh lộ, huyện lộ được nâng cấp xây dựng hiện đại hơn, giao thông dễ dàng.

Câu 2

Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 3.1.

Lời giải chi tiết:

Các đô thị ở nước ta phân bố không đều:

- Tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển [mật độ cao nhất ở ĐBSH, ĐBSCL và Đông Nam Bộ].

- Miền núi - kinh tế kém phát triển, chủ yếu tập trung các đô thị có quy mô dưới 100 nghìn người [TDMNBB].

=> Nguyên nhân:

- Các đô thị phân bố ở những nơi có nhiều điều kiện để phát triển: vị trí thuận lợi, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện và tập trung đông dân cư.

- Ngược lại, vùng đồi núi điều kiện khó khăn: địa hình hiểm trở, thiên tai [lũ quét, sạt lở,...], giao thông khó khăn và dân cư thưa thớt nên đô thị ít và có quy mô nhỏ.

Loigiaihay.com

  • Trả lời câu hỏi mục III trang 13 SGK Địa lí 7

    1. Dựa vào bảng 3.1, hãy: Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta. Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào. 2. Hãy lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố.

  • Giải bài 1 phần câu hỏi và bài tập trang 14 SGK Địa lí 9

    Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.

  • Bài 2 trang 14 SGK Địa lí 9

    Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

  • Bài 3 trang 14 sgk địa lí 9

    Quan sát bảng 3.2, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.

  • Trả lời câu hỏi mục I trang 10 SGK Địa lí 9

    Quan sát hình 3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?

  • Tình hình phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ

    Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.

  • Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 116 SGK Địa lí 9

    Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.

Video liên quan

Chủ Đề