Tại sao mắt hay bị ngứa

Lý giải nguyên nhân gây ngứa mắt

Ngứa mắt là triệu chứng mà ai cũng có thể gặp phải. Bạn có thể bị ngứa mắt vì nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng hoặc nhiễm trùng. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân gây ngứa rất cần thiết để có cách chữa ngứa mắt phù hợp.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ngứa mắt phổ biến cùng cách khắc phục mà bạn có thể tham khảo.

1.Do dị ứng

Nếu chứng ngứa mắt của bạn diễn ra đều đặn có chu kì vào cùng một thời điểm hàng năm, điều này cho thấy bạn có khả năng cao bị dị ứng theo mùa.

Một cách để nhận biết dễ dàng hiện tượng này là bạn sẽ có thêm một số phản ứng dị ứng khác, ví dụ như hắt hơi, nghẹt mũi...

Thông thường, các triệu chứng dị ứng được kích hoạt bởi Histamine – một loại hợp chất sản xuất từ các tế bào nhằm chống lại các tác nhân gây dị ứng. Đồng thời, Histamine cũng gây ra phản ứng viêm và chứngngứa mắt dị ứng.

Để hạn chế hoặc giảm bớt mức độ dị ứng, bạn cần:

✔️Chú ý đến các dự báo thời tiết và nên ở trong nhà khi thời tiết có sự thay đổi gây phản ứng tiêu cực với cơ thể [trời quá lạnh, nhiều mưa...]

✔️Thường xuyên tắm rửa, giặt quần áo...

✔️Bạn có thể sử dụng thêm một số thuốc kháng histamin không kê đơn để giảm bớt triệu chứng.

2.Do khô mắt

Do khô mắt

Khô mắt do lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc do tốc độ bốc hơi nhanh, gây tổn thương bề mặt nhãn cầu và gây cảm giác khó chịu trong mắt, ngứa mắt, nóng, đau nhức mắt, khiến mắt bị mờ đi…

3. Nhiễm trùng mắt

Mắt bị ngứa cũng có thể đến từ nguyên nhân mắt đang bị nhiễm trùng bởi các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm...

Một trong những bệnh nhiễm trùng mắt gây ngứa mắt phổ biến là viêm kết mạc. Khi gặp phải bệnh lý này, mắt của bệnh nhân sẽ chuyển sang màu hồng, mắt bị ngứa và khô dữ dội, đem đến cho bệnh nhân cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Thông thường, viêm kết mạc sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh, cùng với kháng viêm đó là steroid khi cần thiết. Trong trường hợp tình trạng viêm nhiễm diễn biến nghiêm trọng, một số loại thuốc ức chế miễn dịch sẽ được sử dụng.

4. Viêm mí mắt

Đôi khi, mắt bị ngứa và đỏ cũng có khả năng xảy ra doviêm mí mắt [còn có tên gọi khác là viêm bờ mi]. Tình trạng này xảy ra khi các tuyến dầu nhỏ ở gốc lông mi bị tắc nghẽn. Bên cạnh chứng ngứa mắt, đỏ mắt..., viêm mí mắt cũng có thể gây ra một số biểu hiện khác như sưng đau, chảy nước mắt...

Viêm mí mắt không gây suy giảm thị lực, nhưng nó có thể trở thành một vấn đề mãn tính có thể dẫn đến viêm kết mạc và một số biến chứng khác.

Ở trường hợp nhẹ, viêm mí mắt có thể được khắc phục bằng cách giữ mí mắt sạch sẽ. Ở trường hợp nặng, bạn cần tìm đến bác sĩ để có kiểm tra cụ thể. Lúc này, một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm sẽ được áp dụng.

5. Do đeo kính áp tròng

Một số bệnh nhân bị ngứa mắt do mang kính áp tròng quá lâu trong mắt hoặc không vệ sinh và thay kính thường xuyên. Điều này gây kích ứng mắt, dẫn đến phản ứng ngứa mắt dị ứng vàđỏ mắt.

Vì vậy, nếu như bạn có sử dụng kính áp tròng, hãy thực hiện các bước chăm sóc tròng mắt một cách cẩn thận, thay kính thường xuyên... để tránh tình trạng trên.

Để có đôi mắt khỏe mạnh, các bác sĩ khuyên rằng:

✔️Tránh dụi mắt: Khi mắt bị đau hoặc ngứa, cần cố gắng kiềm chế hành động dụi mắt. Điều này làm gia tăng khả năng và mức độ nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu như không có bệnh về mắt, hành động dụi mắt cũng không được khuyến khích.

✔️Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin A và acid béo Omega 3.

✔️Sử dụng các loại kính bảo vệ mắt khi phải tiếp xúc với cát, bụi hay tác nhân gây dị ứng...

6. Một số nguyên nhân khác

✔️Do có vật thể lạ bay vào mắt

✔️Do mắt tiếp xúc với nước biển hoặc nước hồ bơi

✔️Mỏi mắt do sử dụng các thiết bị điện tử

✔️Do viêm bờ mi

Nhìn chung, vấn đề ngứa mắt là một trong những hiện tượng xảy ra nhiều trong cuộc sống. Đôi khi, triệu chứng này xảy ra do có vật thể lạ xâm nhập vào mắt như cát, bụi... nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ở mắt. Vì vậy, nếu tình trạng đau ngứa mắt kéo dài, hãy tìm đến bác sĩ để có đánh giá chính xác nhất.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt nhất. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0911 92 91 92 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911 92 91 92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tình trạng mắt bị ngứa và sưng có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau ở mắt như ngứa ở mí mắt, ở chân lông mi hay ở khóe mắt nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân vì sao và mắt có gây nguy hiểm không.

Thông thường, các biểu hiện như mắt bị ngứa và đỏ do dị ứng không lây nhưng khó để đối phó với chúng. Vi khuẩn xâm nhập vào mắt thường tiết dịch và gây ra bệnh đau mắt đỏ, thậm chí đôi khi có thể làm . Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mắt, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vì sao mắt bị ngứa và sưng để giúp bạn có cách làm dịu cơn ngứa hiệu quả nhé.

1. Triệu chứng và nguyên nhân gây dị ứng mắt

mắt hay cụ thể là xảy ra khi một chất gây dị ứng trong không khí như , , lông thú cưng,... bay vào mắt bạn. Kết quả dẫn đến các đáp ứng miễn dịch qua trung gian IgE, phân hủy tế bào mast, giải phóng  histamin và các chất khác, đó là lý do khiến mắt bị ngứa và sưng hay bị đỏ.

Các triệu chứng dị ứng mắt thường gặp như ngứa mắt, sưng mí mắt, đau mắt đỏ hay viêm mí mắt có thể dẫn đến việc đóng vảy ở rìa mí mắt và tiết dịch nhầy ở khóe mắt.

Một trong những nguyên nhân phổ biến khác khiến mắt bị ngứa và sưng là do đưa tay gãi trực tiếp vào mắt hoặc do bị lẹo.

Đây là tình trạng nhiễm trùng ở nang lông mi, mí mắt hoặc tuyến nước mắt, lẹo mắt xuất hiện dưới dạng vết sưng mềm hay sưng tấy đỏ ở rìa mí mắt của bạn. 

Ngoài ra, khi thời tiết chuyển mùa, vi khuẩn và các chất gây kích ứng không chỉ có thể khiến bạn nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân mà còn gây ra triệu chứng đau mắt đỏ, mắt bị ngứa và sưng.

Nếu cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến thị lực của bạn, để đảm bảo an toàn bạn hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để kiểm tra ngay nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng mắt bị ngứa và đỏ, và có biện pháp điều trị kịp thời nhé.

là một trong các chất gây phổ biến. có thể gây ra các triệu chứng như dị ứng, mắt bị ngứa và sưng,... Bạn có thể đọc thêm viêm mũi dị ứng là gì để có những biện pháp phòng tránh hiệu quả. Sở dĩ vì phấn hoa từ cây cối hay cỏ phấn hương phát tán rất nhanh trong không khí và dễ dàng bay vào mắt bạn - đặc biệt là vào thời điểm mùa phấn hoa phát triển mạnh hay trời nhiều gió.

là một tác nhân trong nhà thường gặp có thể gây . Mạt bụi được tìm thấy trong các hạt bụi tồn tại khắp nơi xung quanh nhà bạn, chúng dễ dàng bay vào mắt gây kích ứng và khiến mắt bị ngứa và đỏ. Mạt bụi có thể tồn tại quanh năm đặc biệt ở những nơi ẩm ướt hay thời tiết nóng bức. Do đó, bạn hãy tìm cách kiểm soát chúng và luôn vệ sinh nhà cửa để hạn chế bị dị ứng mắt nhé.

Khi mắt vô tình tiếp xúc trực tiếp với lông thú cưng hay các vi khuẩn trên cơ thể vật nuôi từ chó hoặc mèo của bạn có thể dẫn đến mắt bị ngứa và đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt và các triệu chứng đi kèm khác do dị ứng lông chó mèo như ho, sổ mũi, chảy nước mũi.

Cũng giống như , có mặt ở khắp nơi mà đôi khi bạn thường không để ý đến. Khi hít phải các bào tử nấm mốc, bạn có thể bị và xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, mắt bị ngứa và sưng hay bị nổi mề đay dị ứng thời tiết. Để tránh tác hại của nấm mốc, bạn nên tránh tạo điều kiện ẩm ướt và ngăn chúng phát triển.

Nếu bạn dễ mẫn cảm với các chất hóa học thì mỹ phẩm hay nước hoa có thể là nguyên nhân khiến bạn bị mắt khi tiếp xúc trực tiếp với các thành phần hóa học. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng để phòng tránh các triệu chứng như mắt bị ngứa và sưng nhé.

Để phòng ngừa nguy cơ mắt, bạn hãy hạn chế sử dụng kính áp tròng. Đây là cách giúp bảo vệ đôi mắt của bạn tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng từ kính áp tròng, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng bỏng rát và các kích ứng khác.

Mắt là bộ phận nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng khi gặp các vật thể lạ xâm nhập vào, do đó, bạn hãy đóng cửa sổ và tránh ra ngoài khi trời có gió mạnh, giúp ngăn ngừa và bụi bặm bay vào mắt. Nếu không, bạn nên thay đồ ngay khi vừa vào nhà để đề phòng phấn hoa bám trên quần áo và gây mắt.

Khi làm vườn hay ra ngoài tiếp xúc với không khí ô nhiễm và các tác nhân gây kích ứng dễ khiến mắt bạn bị ngứa và sưng. Vì vậy, bất kể khi nào bạn ra đường đi học hay đi làm, hãy luôn nhớ đeo kính râm vừa giúp bảo vệ đôi mắt vừa tránh bụi bặm hay các chất gây bay vào mắt bạn.

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng dị ứng mắt và đánh bay các tác nhân gây kích ứng như , hay lông chó mèo là luôn giữ cho nhà cửa của bạn luôn sạch sẽ và thoáng mát. Thường xuyên hút bụi, sử dụng máy lọc không khí cũng như vệ sinh những nơi ẩm ướt, tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc là bí quyết vừa giúp bạn ngăn ngừa mắt bị ngứa và sưng, vừa bảo vệ sức khỏe với không gian sống trong lành.

Đừng để mắt khiến bạn rơi vào tâm trạng khó chịu, bực bội, bạn hoàn toàn có thể tham khảo các loại thuốc kháng histamin để giúp giảm các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa mắt và chảy nước mắt. 

Bạn đừng quá lo lắng khi gặp tình trạng mắt bị ngứa và sưng hay các triệu chứng mắt khác mà hãy thử áp dụng những cách làm dịu cho mắt trước nhé. Hy vọng những bí kíp hay lời khuyên trên sẽ hữu ích cho bạn ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng dị ứng mắt và thoải mái tận hưởng cuộc sống. 

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp và hiệu quả. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

  • 8 Tips to Help Your Eyes Survive Allergy Season. Oregon Eye Specialists, PC. Accessed March 20, 2020.
  • Allergens in Cosmetics. U.S. Food & Drug Administration. Accessed March 20, 2020.
  • American Academy of Ophthalmology. The Itchy Eye: Diagnosis, Management of Ocular Pruritis. Accessed from September 11, 2021.
  • Eye Allergies [Allergic Conjunctivitis]. Asthma and Allergy Foundation of America. Accessed June 25, 2020.
  • Eye Allergy Diagnosis and Treatment. American Academy of Ophthalmology. Accessed June 25, 2020.
  • Mold Allergy. American College of Allergy, Asthma & Immunology. Accessed March 20, 2020.
  • Healthdirect.gov.au. Itchy eyes. Accessed from September 11, 2021.
  • WebMD. Itchy Eyes: Symptoms, Causes, and Treatments. Accessed from September 24, 2021.
  • Which Drops Are Best for Your Itchy, Red or Dry Eyes? Cleveland Clinic. Accessed March 20, 2020.
  • Understanding Eye Allergies. WebMD. Accessed March 20, 2020.

Video liên quan

Chủ Đề