Lao động nhập cư là ai

©ILO/Sai Min Zaw Tỷ lệ lao động di cư trẻ tuổi [15-24 tuổi] cũng tăng gần 2%, tương đương 3,2 triệu người, kể từ năm 2017, đạt mức 16,8 triệu người vào năm 2019.

Báo cáo mới có tiêu đề Ước tính toàn cầu của ILO về Lao động Di cư ra ngước ngoài: Kết quả và Phương pháp luận cho thấy trong năm 2019, lao động di cư ra nước ngoài chiếm gần 5% lực lượng lao động toàn cầu, khiến họ trở thành một phần không thể tách rời của nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, nhiều lao động di cư vẫn thường phải làm những công việc tạm thời, phi chính thức và không được bảo vệ, khiến gia tăng nguy cơ rơi vào tình trạng không ổn định, bị sa thải và sa sút về điều kiện làm việc. Khủng hoảng COVID-19 làm gia tăng những nguy cơ này, đặc biệt là đối với nữ lao động di cư vì họ chiếm số đông trong các công việc bị trả lương thấp, đòi hỏi tay nghề thấp, và họ ít được tiếp cận với các chế độ an sinh xã hội cũng như ít có lựa chọn đối với các dịch vụ hỗ trợ. “Đại dịch đã làm lộ rõ tình trạng bấp bênh của họ. Lao động di cư thường là đối tượng đầu tiên bị cho nghỉ việc, họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận để được chữa trị và họ thường không được đưa vào diện điều chỉnh của các chính sách ứng phó với đại dịch COVID-19,” bà Manuela Tomei, Vụ trưởng Vụ Điều kiện làm việc và Bình đẳng của ILO, cho biết. Hơn hai phần ba số lao động di cư ra nước ngoài tập trung tại các nước có thu nhập cao. Trong tổng số 169 triệu lao động di cư ra nước ngoài có đến 63,8 triệu [37,7%] làm việc tại châu Âu và Trung Á. 43,3 triệu người [25,6%] làm việc tại châu Mỹ. Như vậy, tính trên tổng số lao động di cư ra nước ngoài, tỷ lệ lao động di cư tại châu Âu, Trung Á và châu Mỹ chiếm 63,3%. Đối với các quốc gia Ả-rập và khu vực châu Á và Thái Bình Dương, mỗi khu vực hiện tiếp nhận khoảng 24 triệu lao động di cư, tổng cộng tương đương với 28,5% tổng số lao động di cư. Châu Phi hiện tiếp nhận 13,7 triệu lao động di cư, chiếm 8,1%. Phần lớn lao động di cư là nam giới, với 99 triệu người, và hiện số lao động di cư là nữ là 70 triệu. Phụ nữ phải đối diện với nhiều trở ngại kinh tế - xã hội hơn khi di cư lao động và họ thường di cư theo diện thành viên gia đình cùng đi hơn là tìm việc làm. Họ có thể gặp phải tình trạng phân biệt giới trong công việc và thiếu mạng lưới giao tiếp, khiến việc cân đối giữa công việc và đời sống gia đình tại nước ngoài trở nên khó khăn. Tỷ lệ người trẻ di cư ra nước ngoài làm việc đã tăng từ 8,3% năm 2017 lên 10% năm 2019. Tỷ lệ này tăng lên có lẽ có liên hệ với tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao ở nhiều nước đang phát triển. Phần lớn lao động di cư [86,5%] ở độ tuổi trưởng thành chính [25-64 tuổi].
Ở nhiều khu vực, lao động di cư ra nước ngoài chiếm một tỷ trọng quan trọng trong lực lượng lao động, là nguồn đóng góp sống còn cho xã hội và nền kinh tế của các nước tiếp nhận lao động và họ đảm nhận những công việc thiết yếu trong các lĩnh vực trọng yếu như chăm sóc y tế, giao thông, dịch vụ, nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Theo báo cáo, 66,2% lao động di cư làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, 26,7% trong lĩnh vực công nghiệp và 7,1% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, có sự khác biệt giới đáng kể giữa các lĩnh vực khác nhau: Phụ nữ chiếm số đông trong lĩnh vực dịch vụ, phần nào do nhu cầu đối với nhân viên chăm sóc, bao gồm cả nhân viên y tế và giúp việc gia đình, tăng lên. Lĩnh vực công nghiệp tiếp nhận nhiều lao động nam hơn.

“Các chính sách về lao động di cư sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi được xây dựng dựa trên bằng chứng thống kê vững chắc. Báo cáo này đưa ra những ước tính sát thực dựa trên những phương pháp chắc chắn và số liệu đáng tin cậy đươc tổng hợp hài hòa từ các nguồn khác nhau,” ông Rafael Diez de Medina, chuyên gia thống kê trưởng kiêm Vụ trưởng Vụ Thống kê của ILO. “ Những chính sách này có thể giúp các nước đáp ứng được những thay đổi trong cung và cầu lao động, khuyến khích đổi mới và phát triển bền vững cũng như chuyển giao và cập nhật kỹ năng”.

Page 2

GENEVA [ILO News] – The number of international migrant workers globally has risen to 169 million, a rise of three per cent since 2017, according to the latest estimates from the International Labour Organization [ILO]. The share of youth migrant workers [aged 15-24] has also increased, by almost 2 per cent, or 3.2 million, since 2017. Their number reached 16.8 million in 2019.

The new report, ILO Global Estimates on International Migrant Workers: Results and Methodology, shows that in 2019, international migrant workers constituted nearly five per cent of the global labour force, making them an integral part of the world economy.

Yet many migrant workers are often in temporary, informal or unprotected jobs, which expose them to a greater risk of insecurity, layoffs and worsening working conditions. The COVID-19 crisis has intensified these vulnerabilities, particularly for women migrant workers, as they are over-represented in low-paid and low-skilled jobs and have limited access to social protection and fewer options for support services. “The pandemic has exposed the precariousness of their situation. Migrant workers are often first to be laid-off, they experience difficulties in accessing treatment and they are often excluded from national COVID-19 policy responses,” said Manuela Tomei, Director of the ILO Conditions of Work and Equality Department. More than two-thirds of international migrant workers are concentrated in high-income countries. Of the 169 million international migrant workers, 63.8 million [37.7 per cent] are in Europe and Central Asia. Another 43.3 million [25.6 per cent] are in the Americas. Hence, collectively, Europe and Central Asia and the Americas host 63.3 per cent of all migrant workers. The Arab States, and Asia and the Pacific each host about 24 million migrant workers, which, in total, correspond to 28.5 per cent of all migrant workers. In Africa there are 13.7 million migrant workers, representing 8.1 per cent of the total. The majority of migrant workers – 99 million – are men, while 70 million are women. Women face more socio-economic obstacles as migrant workers and are more likely to migrate as accompanying family members for reasons other than finding work. They can experience gender discrimination in employment and may lack networks, making it difficult to reconcile work and family life in a foreign country. The share of youth among international migrant workers has increased, from 8.3 per cent in 2017 to 10.0 per cent in 2019. This increase is likely to be related to high youth unemployment rates in many developing countries. The large majority of migrant workers [86.5 per cent] remain prime-age adults [aged 25–64].
In many regions international migrant workers account for an important share of the labour force, making vital contributions to their destination countries’ societies and economies, and delivering essential jobs in critical sectors like health care, transportation, services, agriculture and food processing. According to the report, 66.2 per cent of migrant workers are in services, 26.7 per cent in industry and 7.1 per cent in agriculture. However, substantial gender differences exist between the sectors: There is a higher representation of women migrant workers in services, which may be partly explained by a growing labour demand for care workers, including in health and domestic work. Men migrant workers are more present in industry. “Labour migration policies will be effective only if they are based on strong statistical evidence. This report offers sound estimations, based on robust methods and reliable data integrating harmonized complementary sources,” said Rafael Diez de Medina, Chief Statistician and Director of the ILO Department of Statistics. “These policies can then help countries respond to shifts in labour supply and demand, stimulate innovation and sustainable development, and transfer and update skills.”

Các lao động di cư tương lai học tiếng Hàn Quốc trước khi xuất cảnh.

Xem thêm ảnh về lao động di cư tại thư viện ảnh của ILO trên Flickr


Hiện nay có khoảng 540.000 lao động Việt Nam hiện đang làm việc ở nước ngoài. Hầu hết trong số này là nam và nữ lao động trẻ đến từ các vùng nông thôn, tay nghề thấp. Đài Loan [Trung Quốc], Nhật bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê-Út và Malaysia là những nước có đông lao động Việt Nam đến làm việc. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có khoảng 134.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tro năm 2017. Số lượng lao động nữ tăng liên tục hàng năm, nhiều người trong số này làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình, tại các quốc gia trong đó có Ả Rập Xê Út. Lao động Việt Nam chủ yếu làm trong các lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, thuyền viên tàu cá, nông nghiệp, giúp việc gia đình và dịch vụ.

Một số báo cáo cho biết có một số lượng lao động Việt Nam hiện đang làm việc với tư cách không hợp pháp ở nước ngoài bao gồm trong số đó là các lao động đi qua các kênh không chính thức tới các quốc gia như Bắc Phi, châu Âu và một số nước có chung đường biên giới với Việt Nam.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam thông qua lượng kiều hối gửi về, nguồn thu ngoại tệ và kỹ năng tay nghề được nâng cao. Trong năm 2016, Ngân hàng Thế giới ước tính khoảng 11,9 tỷ đô la Mỹ kiều hối được gửi về Việt Nam. Con số này chiếm hơn sáu phần trăm GDP của Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trong  khu vực Đông Nam Á là nước nhận được lượng kiều hối lớn nhất, chỉ sau Philippines [theo Ngân hàng Thế giới, 2018].

Tuy nhiên người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn còn phải đối mặt với những rủi ro và thách thức như chi phí cao, bị lừa đảo trong quá trình tuyển dụng, phải chịu một số hình thức vi phạm quyền lao động và tiếp cận rất hạn chế với cơ chế giải quyết khiếu nại hiệu quả. Thông tin tin cậy về cách thức di cư hợp pháp và giảm rủi ro trong khi di cư thường chưa đến được với người lao động Việt Nam.

Di cư ra nước ngoài để làm việc cần phải hợp pháp và an toàn nếu đó là sự lựa chọn để có được việc làm bền vững. Các hoạt động của ILO hướng tới việc tăng cường sự hiểu biết và khả năng tự chủ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nâng cao cơ hội thành công trong quá trình di cư và tái hòa nhập. Để đạt được mục tiêu này, các nỗ lực của ILO tập trung vào việc hỗ trợ khu vực tư nhân, chính phủ và cũng như các đối tác xã hội trong việc xây dựng và triển khai hiệu quả các chính sách, công cụ và thử nghiệm các sáng kiến góp phần vào việc tăng số người di cư và tái hòa nhập thành công.

Video liên quan

Chủ Đề