Sâm cau ngâm rượu bao lâu thì dùng được

Đã được nghe giới thiệu rất nhiều về tác dụng của rượu được ngâm từ cây sâm cau nhưng phải nói thật, trải qua biết bao nhiêu cơ hội đi công tác trên các địa phương miền núi mà không được uống rượu sâm cau. Lần công tác này, sau khi hoàn thành xong công việc, đoàn công tác được bà con người Ca Dong mời ăn cơm tối và đương nhiên không thể thiếu rượu sâm cau, đặc sản của người Ca Dong tại Phước Sơn. Mà bản tính mình là vậy, đã không uống rượu thì thôi chứ đã uống rượu lạ là phải hỏi ngay cách ngâm rượu để lần sau tự ngâm mà uống, cũng may bà con chỉ dạy mình rất nhiệt tình. Phần dưới mình sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu sâm cau mà mình đã học được từ đồng bào Ca Dong nhé.

Sâm cau thực chất không quý hiếm như những loại thảo dược khác, phân bố rất nhiều tại vùng núi nhiều tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên một số nơi người ta vẫn còn lạ lẫm với loại sâm này.

Được mệnh danh là loại sâm có tác dụng tăng cường sinh lý cho nam giới mạnh mẽ, nên sâm cau được khai thác tương đối nhiều nên số lượng sâm cau ngày một giảm sút.

Để đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng, ngày hôm nay ĐỒ NÚI sẽ giới thiệu đến mọi người cách ngâm rượu sâm cau đúng chuẩn.

1. Chuẩn bị sâm cau

- Hiện nay sâm cau đã được trồng thành công nên khi mua hàng các bạn cần lưu ý chọn những củ sâm dây rừng để ngâm, loại này chứa các thành phần bổ cao cho cơ thể chúng ta. Đối với sâm trồng nên chọn mua tại những cơ sở uy tín để tránh việc trong sâm trồng vẫn còn chứa hàm lượng các chất kích thích.

- Củ sâm cau phải được mới khai thác từ những cây có lá chắc, xanh đậm, hoa màu vàng tươi. Củ sâm màu đỏ, to, rắn, không bị úng, dập. Khi bẻ đôi củ sâm sẽ có mùi vị đặc trưng, hơi hắc.

*Lưu ý:

- Khi mua sâm các bạn nên cầm củ sâm trên tay để kiểm tra sâm còn tươi không, nếu kỹ hơn có thể yêu cầu người bán rửa một củ sâm qua nước sạch, nếu thấy củ sâm hiện lên màu đỏ đậm thì đây đích thực là củ sâm tốt.

- Mặc dù sâm cau rất tốt cho sức khỏe con người nhưng trong củ sâm có chứa một lượng nhỏ chất độc nên bắt buộc phải tiến hành khử độc cho sâm.

Cách khử độc sâm cau:

+ Rửa sâm cau thật sạch, để ráo nước, cho sâm cau vào chậu, tiến hành đổ nước vo gạo vào ngập củ sâm. Quy trình này được tiến hành ba lần, lần thứ nhất và thứ hai ngâm sâm khoảng 1 tiếng thì thay nước vo gạo mới, lần thứ 3 thì ngâm củ sâm khoảng 8 tiếng là được.

+ Khi đã ngâm sâm cau qua nước vo gạo, tiếp theo dùng rượu tráng cho sâm thật sạch [các bạn nên nhớ, dùng rượu nào ngâm sâm thì lấy rượu đó để tráng sâm], sau đó để ráo nước.

2. Chuẩn bị bình ngâm rượu

Bình ngâm rượu có rất nhiều loại khác nhau về kích thước, hình dạng, vật liệu … nhưng không phải loại nào cũng thích hợp để ngâm sâm cau, nếu các bạn muốn có được một bình rượu chất lượng nhất nên ngâm sâm cau vào trong các hủ sành, miệng không được lớn quá để tránh việc thoát hơi của rượu.

Ngoài ra, đối với các bạn có sở thích cho bạn bè, người thân thấy được những củ sâm cau, có thể thay thế bằng hủ thủy tinh, loại này cũng rất tốt. Nếu các bạn không có đủ điều kiện thì ngâm sâm cau bằng bình nhựa. Mình thấy có hai loại bình nhựa được dân ngâm rượu sử dụng phổ biến là bình ngâm rượu bằng nhựa hiệu Song Long và Duy Tân, bình Duy Tân thì đẹp hơn nhiều.

3. Chọn rượu ngâm

Tùy theo tiểu lượng người dân mỗi vùng miền mà chúng ta sử dụng nồng độ rượu khác nhau để ngâm, không nhất thiết phải quy định rượu ngâm sâm cau phải có nồng độ nhất định nhưng theo mình nghĩ các bạn nên ngâm rượu từ 37 – 50 độ là tốt nhất để tránh việc rượu nhạt thì uống không chất mà rượu cao độ quá thì uống nguy hiểm cho sức khỏe.

Điều các bạn cần phải lưu tâm nhất đó là nên mua rượu tại cơ sở nào, chất lượng rượu có đảm bảo hay không, tránh việc phải đổ bỏ bình rượu sau khi ngâm vì rượu không đảm bảo chất lượng.

4. Cách ngâm sâm cau nguyên củ

Với cách ngâm này được đa số người ngâm sử dụng vì giữ được thuộc tính ban đầu của củ sâm, sâm đựng trong bình sẽ rất đẹp, tuy nhiên thời gian sử dụng sẽ lâu hơn vì rượu ra không nhanh.

a. Chọn củ sâm cau đã được sơ chế như trên.

b. Cho sâm cau vào bình, sau đó đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg sâm cau/4 lít rượu.

c. Đậy nắp bình thật chặt, khi nào màu rượu chuyển qua vàng óng thì dùng được. Theo kinh nghiệm bản thân mình, nếu muốn có ly rượu thật sự ngon nên để rượu từ 3 tháng trở lên mới sử dụng.

TRAO ĐỔI TRỰC TIẾP VỚI CHUYÊN GIA

NGÂM RƯỢU TẠI ĐÂY

5. Cách ngâm sâm cau tươi thái lát

Sâm cau thái lát có hạn chế là nhìn không được đẹp mắt nhưng bù lại chất rượu uống sẽ chất hơn, rượu nhanh ra hơn.

a. Chọn củ sâm cau đã được sơ chế như trên.

b. Dùng dao thái củ sâm ra làm nhiều phần khác nhau, mỗi phần dày khoảng 1-1,5 cm.

c. Cho sâm cau thái lát vào bình sau đó đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg sâm cau/5 lít rượu.

d. Đậy nắp bình thật chặt, khi nào màu rượu chuyển qua vàng óng thì dùng được. Theo kinh nghiệm bản thân mình, nếu muốn có ly rượu thật sự ngon nên để rượu từ 3 tháng trở lên mới sử dụng.

6. Tác dụng rượu củ sâm cau

- Sâm cau có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy; có tác dụng như hormone sinh dục nam [thí nghiệm tiêm cồn thuốc sâm cau cho chuột đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g/kg, thấy trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng].

- Bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh.

- Chữa trị tiểu tiện không cầm được.

- Lưng, tay, chân lạnh.

- Chữa bệnh trĩ, đau bụng, ho, vàng da.

- Chữa chân tay tê, mỏi.

7. Cách sử dụng

Có thể uống rượu sâm cau hằng ngày, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần một ly rượu nhỏ.

Không quá lạm dụng rượu sâm cau, tốt nhất dưới 50ml/ngày.

Lưu ý: Không nên quá lạm dụng sẽ dẫn đến việc cường dương trong thời gian dài, làm tinh hao, kiệt sức.

Như vậy, ĐỒ NÚI đã gởi đến các bạn bài viết cách ngâm rượu sâm cau. Chúc các bạn ngâm được cho mình một bình rượu sâm cau ngon, chất lượng.

“ĐỒ NÚI ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM NGÂM RƯỢU CÓ NGUỒN GỐC TỪ NÚI RỪNG UY TÍN, CHẤT LƯỢNG GIÁ CẠNH TRANH. ĐẠI LÝ CÓ NHU CẦU LẤY SỐ LƯỢNG LỚN, ĐỒ NÚI SẼ ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH GIẢM GIÁ SÂU, GIÚP SẢN PHẨM ĐẾN TAY KHÁCH HÀNG CẢ NƯỚC VỚI GIÁ RẼ NHẤT”

Hỗ trợ khách hàng trong cả nước

An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Sâm cau từ lâu đã được người ta biết đến là một vị thuốc chữa bệnh liên quan đến sinh lý nam hiệu quả. Tuy nhiên, cụ thể tác dụng, cách dùng là giá cả của sản phẩm này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Sâm cau là cây gì?

Loại thảo dược này được biết là loài thực vật sinh trưởng trong tự nhiên. Người ta còn biết đến sâm cau qua các tên gọi khác như ngải cau, tiên mao, cồ nốc… Tên khoa học của nó là Curculigo orchioides thuộc họ Hypoxidaceae.

Sâm cau là cây gì?

Loài cây này rất phù hợp sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng ít và không khí ẩm ướt. Người ta có thể dễ dàng tìm kiếm chúng ở những vùng chân núi, nương rẫy hoặc thung lũng.

Sâm cau còn là loại cây phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, dưới tình trạng khai thác quá mức thì loài cây này đang dần rơi vào tình trạng khan hiếm hơn.

Về đặc điểm khoa học, sâm cau chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, mọc thẳng và nhỏ dần về 2 đầu. Lá cây dài, mọc thành túm, hình dạng như mũi mác và xếp nếp như phiến lá cau. Hoa tỏa ra từ bẹ lá, có màu vàng nhạt. Thông thường, mỗi cây thường có 3-5 bông hoa.

Sâm cau có mấy loại?

Hiện nay, có rất nhiều loại sâm cau sinh trưởng trong tự nhiên. Mỗi loại lại có những thành phần, hình dáng, màu sắc và đặc tính khác nhau. Bạn có thể căn cứ vào những thông tin dưới đây để lựa chọn loại cây phù hợp với nhu cầu của mình.

Sâm cau đỏ

Hay còn được còn được biết đến với tên gọi là cây bồng bồng hoặc cây phất dũ. Vỏ cây thường cỏ màu đỏ đậm, mọc thành chùm. Khi già, thân cây lại chuyển thành màu trắng. Tuy nhiên, khi cạo đi lớp vỏ bên ngoài thì thân bên trong vẫn là màu đỏ đặc trưng.

Sâm cau đỏ có nhiều tác dụng trong việc điều trị phong thấp, suy nhược thần kinh, chữa yếu sinh lý….

Cách sử dụng loại cây này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần bỏ đi lớp vỏ ngoài, làm sạch và thái lát phục vụ những mục đích khác nhau là được.

Sâm cau đen

Loại sâm này cũng được sử dụng phổ biến. Loại cây này còn có tên gọi khác là cây tiên mao. Mục đích chính khi khai thác và trồng sâm cau đen là làm nguyên liệu cho những bài thuốc bổ dương, tăng cường sinh lý nam giới.

Loại cây này thường mọc riêng lẻ chứ không thành chùm. Thường thì người ta chỉ thu hoạch chúng ngoài 4 năm tuổi thì mới cho công dụng tốt nhất.

Sâm cau trắng

Đây là loại dược liệu quý hiếm. Theo đông y,loại thảo dược này có tính ấm, vị cay ngọt và tính độc. Nhờ vậy, loài cây này mang đến tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý, làm mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa, tán ứ, ôn trung….

Những tác dụng trên của cây sâm cau trắng đã được kiểm chứng bằng những nghiên cứu khoa học. Y học hiện đại cho biết, trong loài cây này chứa Curculigin A – một hoạt chất cần thiết cho nội tiết tố nam. Vì vậy, nam giới có thể yên tâm khi sử dụng thảo dược này.

Sâm cau có tác dụng gì?

Sâm cau nấu nước uống có tác dụng gì?

Không phải tự nhiên mà loại thảo dược này trở thành nguyên liệu quý được nhiều người săn đón. Nguyên nhân là bởi khi chế biến, sâm trở thành bài thuốc có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe rất tốt. Dưới đây là một số công dụng của sâm cau khi nấu nước uống hàng ngày:

  • Chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ: Tương tự như với nam giới, sâm cũng có khả năng tương tự trong việc điều trị các vấn đề sinh lý của nữ giới.
  • Chữa hen suyễn, tiêu chảy: Sâm cau có tính ấm nên giúp làm dịu cổ họng, bồi bổ can thận, tỳ phế nên hỗ trợ điều trị bệnh lý này rất tốt.
  • Điều hòa huyết áp: Đối với những bệnh nhân có tiền sử huyết áp thì uống nước sâm mỗi ngày sẽ duy trì huyết áp ở mức ổn định, tránh tai biến.

Rượu sâm cau có tác dụng gì?

Với mỗi một cách bào chế, sử dụng thì loại thảo dược này lại cho những công dụng khác nhau. Trong trường hợp người bệnh ngâm cùng với rượu thì sẽ mang lại những ích lợi như dưới đây:

  • Hỗ trợ chữa tê thấp, đau nhức toàn thân: Bài thuốc này phù hợp với đối tượng người già hay nhức mỏi, thoái hóa. Vì vậy, bạn hãy ngâm rượu sâm cau rồi sau mỗi bữa ăn, uống 1 chén nhỏ hoặc dùng để xoa bóp cũng mang lại công dụng tương tự.
  • Tăng cường sinh lý nam giới: Một trong những tác dụng đầu tiên phải kể đến là cải thiện năng lực phái mạnh. Y học cổ truyền đã kiểm chứng tác dụng của sâm cau đối với can thận, giúp tăng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ…
  • Chữa bệnh liệt dương: Không chỉ hỗ trợ chữa yếu sinh lý thông thường, nó còn có tác dụng rất tốt đối với nam giới liệt dương, xuất tinh sớm. Nếu nam giới uống đều đặn 1 ly nước sâm cau mỗi ngày sẽ nhanh chóng cảm nhận thấy hiệu quả như ý.

Bên cạnh vị thuốc quý này, nhục thung dung cũng là loại thảo dược có khả năng chữa nhiều bệnh lý, đặc biệt là sinh lý. Bạn đọc có nhu cầu có thể tham khảo tại đây!

Cách sử dụng sâm cau

Sâm cau ngâm chung với gì?

Để gia tăng tác dụng của loại thảo dược này, bạn có thể kết hợp loại thảo dược này với một số nguyên liệu khác sẽ mang lại tác dụng như ý. Cụ thể:

Cách sử dụng sâm cau
  • Kết hợp cùng ba kích và rượu nếp.
  • Ngâm cùng dâm dương hoắc và rượu nếp.
  • Sâm cau ngâm cùng rượu trắng.
  • Ngâm cùng nấm ngọc cẩu.
  • Ngâm cùng tất cả các nguyên liệu kể trên.

Dù ngâm chung với gì, người bệnh cũng nên chú ý thực hiện theo đúng liều lượng, công thức chuẩn nhất để mang lại tác dụng như ý. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống quá nhiều rượu sâm cau, tránh gây phản ứng phụ hoặc thừa chất. Ngoài ra, rượu câm cau không phù hợp với trẻ em hoặc phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Rượu dâm dương hoắc cũng cho tác dụng tốt đối với chứng yếu sinh lý Nếu bạn đọc muốn tham khảo bài thuốc khác thì có thể đọc thêm tại đây!

Rượu sâm cau ngâm bao lâu thì uống được?

Nhìn chung, tùy vào việc kết hợp với loại nguyên liệu gì mà thời gian ngâm rượu sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, đa phần các bài thuốc đều chỉ có tác dụng khi được ngâm từ 80-90 ngày. Vì vậy, người bệnh nên chờ sau khoảng thời gian này hãy mang rượu sâm cau ra dùng.

Mặt khác, đối với sản phẩm đã cắt lát thì thời gian sử dụng sẽ nhanh hơn. Thông thường là khoảng 40 ngày, người bệnh có thể dùng bình thường.

Sâm cau ngâm mật ong

Kết hợp ngâm mật ong là bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Cách làm như sau:

  • Đầu tiên, người bệnh chuẩn bị 1kg sâm cau, 0,5kg ba kích, 0,5kg dâm dương hoắc, 5 lít rượu và 200ml mật ong.
  • Tiếp đó, bạn rửa sạch, phơi khô, thái lát tất cả các nguyên liệu rồi cho vào bình, đổ ngập rượu.
  • Cuối cùng, bạn cho mật ong vào, hòa tan cùng rượu rồi đậy nắp. Rượu mật ong sâm cau nên sử dụng sau ít nhất 80 ngày và ngâm càng lâu càng tốt.

Sâm cau giá bao nhiêu tiền 1 kg?

Về giá cả, loại thảo dược này sẽ có mức giá khác biệt giữa tươi và khô. Giá tươi thường dao động từ 70.000-120.000 VNĐ. Ngược lại, giá sâm khô thường đắt hơn do mất thời gian và công sức chế biến, giá của loại này từ 250.000-400.000 VNĐ.

Tùy vào mục đích sử dụng và khả năng kinh tế mà bạn có thể lựa chọn loại sâm phù hợp với mình.

Mua sâm cau ở đâu tốt nhất?

Hiện nay, việc mau bán loại thảo dược này trở nên rất đơn giản. Bạn có thể đặt mua tại những cửa hàng chuyên về sản phẩm sinh lý, tại các hiệu thuốc, các thương hiệu bán sản phẩm liên quan đến sâm cau…

Tuy nhiên, bạn cũng cần cảnh giác và lựa chọn những nơi bán uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Như vậy, bài viết đã cung cấp những kiến thức cần thiết về tác dụng cũng như cách dùng sâm cau. Hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn biết thêm được 1 bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả. Chúc bạn đọc thành công!

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Video liên quan

Chủ Đề