Tại sao minecraft bị ghét ở việt nam

RedhoodVN là một trong những streamer đông Fans nhất tại Việt Nam

Nếu coi Minecraft là thiên đường không giới hạn của trí tưởng tượng, cho phép bạn thoải mái sáng tạo mọi lúc mọi nơi thì RedhoodVN chắc hẳn chính là vị “Chúa giáng thế” trị vì miền đất lý tưởng này. Chỉ cần một từ khóa đơn giản và search trên Google thôi, bạn sẽ thấy vô số các video hướng dẫn, cách chế tạo những thứ tưởng chừng cực kỳ phức tạp, nhưng khi rơi vào tay RedhoodVN lại trở nên đơn giản tới không ngờ như cỗ xe tăng bọc thép siêu mạnh, căn hầm bí mật dưới lòng đất hay chiếc đồng hồ Ben 10 “có thể biến hình”…

Giống như StarboyVN, RedhoodVN sở hữu phong cách Stream cực kỳ dễ gần và cuốn hút, giúp người xem có thể theo chân anh “đắm chìm” vào những câu chuyện, những cuộc hành trình khám phá hấp dẫn và chân thực nhất trong “thiên đường” Minecraft. Chưa kể, anh chàng này còn cực kỳ sáng tạo khi liên tục cho ra đời những ý tưởng mới lạ, độc đáo cũng như vô cùng thú vị, giúp người xem đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác và không bao giờ cảm thấy nhàm chán.

RedhoodVN cực kỳ sáng tạo khi liên tục cho ra đời những ý tưởng mới lạ, độc đáo cũng như vô cùng thú vị

Một điểm thú vị nữa trong mỗi lần Stream của RedhoodVN chính là những màn “co-op” “cười ra nước mắt” cùng Mều Channel, nữ Streamer xinh xắn, dễ thương và cũng “có số, có má” trong làng Minicraft Việt. Với những màn “trêu nhau” đầy hài hước và hóm hỉnh như “tỏ tình với Mều” hay “troll Mều chạy té khói với tên lửa hạt nhân”, RedhoodVN cùng cô nàng đáng yêu này đang trở thành cặp đôi thống trị, đầy tính giải trí của cộng đồng Minecraft tại Việt Nam.

Cặp đôi đầy tính giải trí của làng Minecraft Việt Nam: RedhoodVN và Mều

Là một trong những streamer chuyên nghiệp trẻ tuổi tiềm năng nhất trong cộng đồng Minecraft Việt, thế nên không lạ khi RedhoodVN đang được săn đón bởi khá nhiều nền tảng livestream. Hiện tại, anh chàng sinh năm 97 này đã trở thành một mảnh ghép của Nonolive - một trong những cộng đồng livestream lớn nhất hiện nay, đồng hành cùng  những tên tuổi lớn trong làng streamer Việt như Tiền Zombie V4, Baroibeo, Uyên Pu, Linh Ngọc Đàm....

Với chi phí đầu tư lên tới hàng triệu USD cùng nội dung livestream game cực kỳ đa dạng như: PUBG, PUBG Mobile, League of Legends, Minecraft, Rules of Survival,Liên Quân Mobile.... Nono live hứa hẹn sẽ trở thành sân chơi hấp dẫn và vô cùng lý tưởng đối với cộng đồng Streamer tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Độc giả quan tâm có  thể tìm hiểu thêm Nonolive tại trang chủ Nono live, ngoài ra Fanpage chính thức của cộng đồng livestream này cũng có khá nhiều thông tin hấp dẫn. 

Game thủ có thể tải Nono live tại đây

Tin liên quan

Nếu bạn là một người quan tâm tới Game Mobile và bạn thường xuyên tham gia vào các hoạt động trên mạng xã hội thì chắc hẳn bạn sẽ biết tới con game bị netizen Việt [cư dân mạng Việt] cực kì ghét, đó là Free Fire.

Vậy tại sao tựa game Free Fire lại bị ghét đến như vậy? Vâng, chúng ta hãy cùng thử tìm hiểu ở trong bài viết này nhé các bạn !

#1. Tìm hiểu qua về game Free Fire [FF]

Đây là một con game Made in Vietnam của 111dots Studio, tuy nhiên về sau được Garena tiếp tục phát triển và phát hành tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

— theo Wikipedia

Game đi theo lối chơi Battle Royale Online góc nhìn thứ 3, với 50 người chơi trong một trận đấu, và về sau có thêm những chế độ khác như đối kháng co-op PVP, tương tự như tựa game PUBG hay Fortnite.

Game Free Fire ở thời điểm hiện tại có khá nhiều sự lựa chọn về vũ khí, trang phục, nhân vật, chế độ, maps,… đây là một điều tất yếu cho một game đã phát triển từ cuối năm 2017.

Xuất hiện khi PUBG PC đang làm thể loại Battle Royale trở nên hót hòn họt, FreeFire cùng với Rule Of Survival là 2 lựa chọn để người dùng Mobile có thể trải nghiệm thể loại game này, lại còn Free đúng nghĩa nữa chứ.

Game được phát hành trên cả 2 nền tảng iOS và Android, từng được đồn đoán là sẽ được mang lên PS4 nhưng rồi cũng chẳng thấy đâu.

Bên cạnh game PUBG và COD [Cod of Duty], Free Fire cũng là một trong những tựa game có lượt tải về và doanh số đều ở mức top toàn cầu, người chơi thường xuyên cũng ở mức khá cao.

Trong khi Rule Of Survival trở thành tựa game gần như chết do không quản lí được hack, đồ họa thì chán, nhiều bug,… thì Free Fire vẫn đang sống nhăn răng tới tận bây giờ, măch dù nó thua PUBGM và CODM ở gần hết mọi khía cạnh.

#2. Vậy tại sao Free Fire lại bị ghét?

Netizen [cư dân mạng] chẳng mấy ai gọi Free Fire bằng cái tên của nó cả, mà họ gọi bằng những cái tên khác dễ thương hơn như lỬa cHùA, lỬa mIễN pHí, tRaSh gAme,.. dù cho Free Fire dịch ra Tiếng Việt là bắn tự do, hay bắn miễn phí.

Wikipedia về Free Fire bị chỉnh sửa liên tục, với nội dung chủ yếu và gần như duy nhất là: Lửa chùa là một tựa game nhái PUBG.

Những người để Avatar Free Fire, đăng content Free Fire, share nội dung Free Fire, thần tượng player Free Fire,… đều sẽ bị coi là trẻ trâu, sửa nhi.. các kiểu con đà điểu.

Youtuber về Free Fire cũng bị đem ra soi mói vì các content mang tính bỔ íCh cho trẻ nhỏ, bên cạnh các Zootuber khác.

Vậy thì đâu là lí do của những việc tai hại này?

Đầu tiên: Free Fire là một tựa game khác xa so với chuẩn mực. Đồ họa của Free Fire không chi tiết, bắn súng không giật nhưng đạn văng lung tung, mua nhân vật có Skill riêng, trượt tuyết trên cỏ, skin súng giúp tăng mạnh các chỉ số của súng,…

Do PUBG kể từ khi ra mắt tới giờ đã được coi là chuẩn mực của  thể loại Battle Royale. Trong khi đó Free Fire thì lại đang quá rời xa chuẩn mực đó, và là kẻ ra sau nên việc bị kì thị quá là dễ hiểu.

Còn chưa kể PUBGM [PUBG Mobile] cũng đã ra mắt và mang những cơ chế y hệt của bản PC [phiên bản trên máy tính] nữa.

Theo như định nghĩa của giới gamer, thể loại Battle Royale là thể loại sinh tồn nhặt trang bị, hoàn toàn không phụ thuộc vào tài nguyên mà mỗi tài khoản cá nhân có, nên không mang thiên hướng Pay to Win [nạp tiền để chiếm ưu thế], nhưng Free Fire thì có.

Tiếp theo: Cộng đồng Free Fire rất…. trẻ con !

Việc sử dụng đồ họa và lối chơi đơn giản nhưng màu mè, không cần tính toán nhiều, đây là một trong những game FPS mà người chơi rất dễ làm quen và có tính giải trí nhiều hơn là Try hard.

PUBGM và CODM yêu cầu dung lượng máy trống tới 5GB, Ram cũng phải hơn 4GB và con Chip cũng phải thuộc top trên thì mới có thể chơi ngon lành được. Nhưng Free Fire thì không, game chỉ vỏn vẹn 1 GB, và có thể dễ dàng cân được kể cả trên các máy giá rẻ.

Đây là điều thu hút trẻ em có máy cũ, máy rẻ đến với tựa game hiếm hoi mà chúng có thể vừa chơi vừa tương tác với nhau theo thời gian thực như vậy. Ngày xưa có máy toàn chơi game Temple Run với My Talking Tom thôi ^^ !

Cách cư xử của cộng đồng này cũng rất trẻ con. Nhiều vụ việc liên quan đến bản quyền không được giải quyết, liên tục kiếm cách hút máu người chơi dù biết phần lớn số đó là trẻ em, các content PR chất lượng tới mức trở thành meme trên mạng xã hội,…. Không phải tự nhiên đây được coi là cộng đồng “trẩu” nhất Việt Nam.

Thêm một điều nữa: Đối với nhiều người, một tựa game như Free Fire không nên tồn tại.

Khi mà báo đài liên tục cảnh báo về nguy cơ nghiện game online ở trẻ nhỏ, cũng như tác hại của việc ngáo game thì Free Fire xuất hiện, trở thành một trong những tựa game online hiếm hoi có sức thu hút đối với những người chơi nhỏ tuổi như vậy.

Không giống như mấy con game tương tác với thú ảo như My Talking Tom, không giống những game chạy endless kiểu Subway Surfers, cũng không giống như những tựa game trực tuyến chạy bằng Flash như trên Gamevui hay Y8, Free Fire mang lại khả năng chơi online có tương tác thời gian thực với các Player khác.

=> Điều này khiến nó cũng trở thành một tựa game có khả năng gây nghiện với người chơi, nhất là trẻ nhỏ.

Hơn nữa, game cũng cho phép mua vật phẩm như những game online khác, lại còn mang thiên hướng Pay to Win nữa chứ.

Điều này có thể ảnh hưởng xấu tới hành vi của những Player nhí: Ví dụ điển hình như ăn trộm tiền để nạp thẻ, để mua máy chơi game, chơi thâu đêm suốt sáng vì hiểu biết trong cuộc sống còn hạn chế…

… Để rồi báo đài lại có tư liệu để nói về tác hại của game, như trên kênh THVL mới đây chẳng hạn. Kể ra thì slither.io mới là game online lành mạnh nhất đối với trẻ em trong thời buổi này.

Các bạn có đang chơi tựa game Free Fire này không? Và bạn nghĩ tựa game này có xứng đáng để bị kì thị như vậy không? Hãy để lại comment về góc nhìn của bạn ở phía bên dưới bài viết này nhé !

CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Video liên quan

Chủ Đề