Tại sao người bị tiểu đường lại gây

Bệnh thần kinh đái tháo đường là hậu quả của thiếu máu thần kinh do bệnh vi mạch, ảnh hưởng trực tiếp của tăng đường máu trên tế bào thần kinh, và những thay đổi trao đổi chất nội bào làm giảm chức năng thần kinh. Có nhiều dạng, gồm

Bệnh đa dây thần kinh đối xứng là phổ biến nhất và ảnh hưởng đến phía xa bàn chân và bàn tay [phân bố kiểu đi tất hoặc găng tay]; bệnh biểu hiện như dị cảm,rối loạn cảm giác, hoặc không đau, mất cảm giác xúc giác, rung, cảm giác bản thể, hoặc nhiệt độ. Ở chi dưới, những triệu chứng này có thể dẫn đến giảm cảm nhận về chấn thương bàn chân do giày không phù hợp và mang trọng lượng bất thường, có thể dẫn đến loét chân và nhiễm trùng hoặc gãy xương, sai khớp, và trật khớp hoặc phá hủy cấu trúc bàn chân bình thường [Khớp Charcot ]. Bệnh thần kinh sợi nhỏ được đặc trưng bởi cảm giác đau, tê và mất cảm giác nhiệt độ với bảo tồn cảm giác rung và cảm giác vị trí . Bệnh nhân dễ bị loét chân và thoái hóa khớp thần kinh và có tỷ lệ mắc bệnh thần kinh tự động cao. Bệnh thần kinh sợi lớn chiếm ưu thế được đặc trưng bởi yếu cơ, mất rung và cảm giác vị trí, và giảm phản xạ gân sâu. Phổ biến tình trạng teo cơ bên trong của bàn chân và bàn chân rủ

Bệnh lý thần kinh tự động có thể gây hạ huyết áp tư thế, không dung nạp hoạt động thể lực, tim nhanh khi nghỉ, buồn nôn và nôn [do liệt dạ dày], táo bón và tiêu chảy [bao gồm hội chứng dạ dày rỗng], đại tiện mất tự chủ, bí tiểu và không kiểm soát, rối loạn chức năng cương dương và xuất tinh ngược, và khô âm đạo.

Bệnh rễ thần kinhthường ảnh hưởng đến các rễ thần kinh từ L2 đến L4, gây đau, yếu và teo chi dưới [đái tháo đường teo cơ], hoặc rễ thần kinh từ T4 đến T12, gây đau bụng [bệnh đa rễ thần kinh ngực].

Bệnh thần kinh sọ gây ra nhìn đôi, sụp mi và đồng tử không đều khi bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ số 3 hoặc liệt vận nhãn khi bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ số 4 hoặc số 6.

Bệnh đơn dây thần kinh gây yếu và tê ngón tay[dây thần kinh giữa hoặc bàn chân rủ [dây thần kinh mác]. Bệnh nhân đái tháo đường cũng dễ bị tổn thương chèn ép thần kinh, như hội chứng đường hầm cổ tay. Bệnh có thể xảy ra ở một số vị trí khác nhau cùng một lúc [viêm đơn thần kinh phối hợp]. Tất cả có xu hướng ảnh hưởng chủ yếu đến bệnh nhân lớn tuổi và thường giảm xuống trong nhiều tháng; tuy nhiên. Tổn thương chèn ép thần kinh thì không.

Điện cơ và thần kinh có thể cần thiết cho tất cả các dạng bệnh thần kinh và đôi khi được sử dụng để loại trừ các nguyên nhân khác của các triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như bệnh rễ thần kinh không đái tháo đường và hội chứng ống cổ tay.

Quản lý bệnh lý thần kinh cần một cách tiếp cận đa chiều bao gồm kiểm soát đường máu, chăm sóc bàn chân thường xuyên và quản lý đau. Kiểm soát đường máu chặt có thể làm giảm bệnh thần kinh. Điều trị để giảm triệu chứng bao gồm kem capsaicin tại chỗ, thuốc chống trầm cảm ba vòng [ví dụ amitriptyline], thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine [ví dụ, duloxetine] và thuốc chống co giật [ví dụ, pregabalin, gabapentin]. Bệnh nhân bị mất cảm giác nên kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện chấn thương bàn chân nhỏ và ngăn chặn nó tiến triển đến nhiễm trùng nguy hiểm.

Dụng cụ đo áp kế monofilament 10 g được chạm vào các vị trí cụ thể trên mỗi chân và được đẩy cho đến khi nó uốn cong. Kiểm tra này cho một kích thích áp lực liên tục, hằng định [thường là một lực 10 g], có thể được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của cảm giác theo thời gian. Cả 2 bàn chân được kiểm tra, và xuất hiện [+] or không có [] của cảm giác tại mỗi vị trí sẽ được ghi lại.

Khi bạn bị bệnh tiểu đường [đái tháo đường], về lâu dài nếu không có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập luyện hợp lý và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để kiểm soát hiệu quả căn bệnh này, bệnh tiểu đường có thể làm giảm chất lượng cuộc sống hoặc gây ra những ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như tim, thận, thần kinh, mắt...

Hãy cùng điểm qua một vài biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường [đái tháo đường] để giúp bạn hiểu rõ hơn, biết cách phòng tránh và chung sống hòa bình với chứng bệnh này.

Biến chứng tiểu đường được chia làm hai loại: mãn tính và cấp tính1.

Là những biến chứng sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

  • 1. Biến chứng mắt
  • Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... cũng có thể xảy ra.

    Làm sao để có thể phòng tránh?

    Không cách phòng tránh nào hiệu quả hơn việc kiểm soát tốt đường huyết của bạn, với một chế độ sống khỏe và dinh dưỡng cân bằng. Bên cạnh đó, bạn nên có lịch khám mắt định kỳ, tối thiểu một năm một lần. Nếu cảm thấy mắt đột nhiên bị mờ hoặc đau nhức, hãy đi khám ngay để kiểm soát tình trạng cơ thể của mình nhé.

  • 2. Biến chứng về tim mạch
  • Mặc dù các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của đái tháo đường, tuy nhiên không phải là không có cách phòng ngừa cho những biến chứng này.

    Làm sao để có thể phòng tránh?

    Hãy kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể, bao gồm đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học với giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bị tiểu đường qua sản phẩm hỗ trợ như Glucerna.

  • 3. Biến chứng về thần kinh
  • Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi...

    Làm sao để có thể phòng tránh?

    Kiểm soát lượng đường luôn cân bằng, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách mỗi ngày là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa biến chứng về thần kinh.

  • 4. Biến chứng về thận
  • Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.

    Làm sao để có thể phòng tránh?

    Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, kết hợp cùng chế độ ăn ít muối, ít đạm, ít mỡ. Đừng quên đi xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi chức năng thận nữa.

  • 5.Biến chứng nhiễm trùng
  • Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

    Làm sao để có thể phòng tránh?

    Luôn giữ đường huyết cân bằng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, vùng kín hoặc tiết niệu. Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, cơ thể có mùi khó chịu, tiểu buốt, có máu… hãy gặp bác sĩ ngay.

Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.

  • 1. Hạ đường huyết
  • Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép [khoảng 3.6 mmol/l]. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do:

    • Bạn bị quá liều thuốc hạ đường huyết [thuốc uống hoặc tiêm insulin].
    • Ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn.
    • Tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi.
    • Uống nhiều rượu, bia.

    Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết, ví dụ như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh.

    Cách xử lý đối với các biến chứng đột ngột thế này:

    Khi gặp dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình, người mắc bệnh tiểu đường nên nhanh chóng dùng dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường như uống Glucerna, ăn kẹo bánh ngọt hay uống nửa ly nước trái cây, kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu đường huyết bình thường trở lại bạn tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng trước đó khi cảm thấy tỉnh táo hẳn.

    Nếu hạ đường huyết nặng, bạn hãy đi cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.

  • 2. Hôn mê
  • Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

    Làm sao để có thể phòng tránh?

    Cần kiểm soát tốt đường huyết của người bị đái tháo đường bằng thuốc men. Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng và phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương và stress cũng là yếu tố quan trọng cần được chú ý.

Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị tiểu đường, chúng ta cần hiểu rõ tiểu đường là gì và điều gì đã gây nên bệnh tiểu đường. Cùng Glucerna tìm hiểu về căn bệnh này và các thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.

Tại sao bạn bị tiểu đường [đái tháo đường]?

Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin - một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Bạn có thể hình dung rõ hơn cách hoạt động của insulin và đường trong cơ thể trong sơ đồ sau:

Vì vậy, khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì... là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường1. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.

Làm thế nào để kiểm soát tiểu đường [đái tháo đường] hiệu quả?

Tuy bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Nhưng tin vui là, bạn có thể kiếm soát tốt bệnh tiểu đường bằng cách tuân thủ điều trị bằng thuốc, áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cùng tập luyện thể dục hợp lý, kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên.

Phát hiện sớm tiểu đường giúp bạn gia tăng cơ hội phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng đái tháo đường. Vậy làm thế nào để xác định rõ cơ thể có đang bị tiểu đường hay không? Khám phá cùng Glucerna trong phần Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của bệnh tiểu đường [đái tháo đường] nhé!

Lưu ý:

Để kiểm soát tốt đường trong máu, bạn phải có chế độ chăm sóc hợp lý qua việc tuân thủ điều trị, sống lành mạnh và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cân bằng.

[1] Theo bài viết: General Diabetes fact & information, Joslin Diabetes Center.

Video liên quan

Chủ Đề