Tại sao nói đảng là hạt nhân lãnh đạo

[HNM] - Vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị của tổ chức cơ sở Đảng ở cơ sở có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XV, Đảng bộ huyện Thường Tín đã giữ vững và phát huy được vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở của các TCCSĐ, trực tiếp góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển.
Trên thực tế, không phải TCCSĐ nào cũng làm tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở. Không ít TCCSĐ mất sức chiến đấu, thậm chí bị tê liệt. Vì vậy, muốn giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị, trước tiên phải tập trung xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh. Đảng bộ huyện Thường Tín trong hơn hai năm qua đã tập trung rà soát, kiện toàn, sắp xếp mô hình các TCCSĐ sao cho hợp lý. Đồng thời, Huyện ủy chỉ đạo TCCSĐ ở các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và cả công an huyện thực hiện thống nhất chủ trương thủ trưởng hoặc đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị, trực tiếp làm bí thư cấp ủy.

Các tổ chức cơ sở Đảng ở Thường Tín đã góp phần tích cực trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Ảnh: Bá Hoạt

Để bảo đảm chất lượng lãnh đạo của các TCCSĐ, không thể không tập trung quan tâm đến công tác đảng viên. Huyện ủy Thường Tín đã chú trọng khâu giao nhiệm vụ gắn với đánh giá, phân loại đảng viên. Bên cạnh đánh giá thường kỳ, Huyện ủy tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tại các TCCSĐ. Hai công việc được phối hợp chặt chẽ nhất là trong việc xử lý những hành vi vi phạm của TCCSĐ và đảng viên. Trong hai năm qua, cấp ủy các cấp huyện Thường Tín đã kỷ luật 4 tổ chức Đảng và 104 đảng viên. Năm 2011, 27 đảng viên vi phạm tư cách bị xử lý, sang năm 2012, có 48 đảng viên loại này. Một điểm được đánh giá cao trong công tác xây dựng TCCSĐ của Thường Tín là Huyện ủy chú trọng phân công cán bộ cấp ủy cấp trên bám sát, nắm bắt tình hình cơ sở. Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Quy chế "Cấp ủy viên dự hội nghị với TCCSĐ xã, thị trấn; chi bộ thôn, xóm, cụm dân cư" nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và trách nhiệm liên hệ với cơ sở của cán bộ Đảng. Nhiều cán bộ cấp ủy của huyện chủ động dành thời gian xuống cơ sở kiểm tra nắm bắt tình hình, bảo đảm chất lượng hoạt động của TCCSĐ. Đối với TCCSĐ có khó khăn, yếu kém, Huyện ủy chỉ đạo tập trung giúp đỡ khắc phục. Kết quả, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện không còn TCCSĐ yếu kém. Tỷ lệ tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ hai năm 2011, 2012 đều duy trì trên 95%.

Duy trì sức chiến đấu, phát huy năng lực lãnh đạo mang tính hạt nhân của TCCSĐ đã giúp Đảng bộ huyện Thường Tín thống nhất chỉ đạo và đồng bộ thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đạt kết quả khá cao trong hai năm qua. Nhưng về tổng thể, Thường Tín vẫn còn khả năng phát huy hơn nữa vai trò hạt nhân của các TCCSĐ. Thực tế, 3% đảng viên chưa được giao nhiệm vụ, 22% chưa có nhiệm vụ ổn định [tương đương với 1.000 đảng viên] ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công tác. Công tác kiểm tra, giám sát cũng chưa phát huy hết sức mạnh vì việc đôn đốc thực hiện kết luận sau thanh tra còn hạn chế; công tác kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm còn thấp. Huyện cũng cần có nghị quyết, kế hoạch cụ thể nâng cao chất lượng sinh hoạt từng chi bộ, bảo đảm tính giáo dục, tính lãnh đạo và tính chiến đấu cao hơn.

Trần Trọng Tân

Trong Điều lệ Đảng hiện hành, ở chương V, về tổ chức cơ sở đảng, Điều 21, điểm 1 có quy định: tổ chức cơ sở đảng [chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở] là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.

Là nền tảng thì phải xây dựng thật vững chắc, nếu nền tảng bị suy yếu, lún sập thì toàn Đảng cũng bị đổ vỡ. Để xây dựng nền tảng vững chắc thì đảng viên phải có chất lượng cao như những viên gạch, viên đá thật cứng và phải biết xây, tức là phải làm cho đảng viên qua hoạt động của mình nói dân nghe, nghe dân nói, hiểu dân làm và làm có kết quả được vừa lợi nhà, vừa ích nước, ý Đảng hợp lòng dân, từ đó mà dân tin yêu Đảng, bảo vệ Đảng, chống lại âm mưu của các thế lực thù địch phá hoại Đảng, gây chia rẽ giữa Đảng với dân.

Phát triển đảng viên là để thêm sức suy nghĩ cho cơ sở đảng lãnh đạo. Cần phải tính nhu cầu của lãnh đạo cần số lượng đảng viên bao nhiêu là vừa, quá ít thì phát triển thêm, nhưng đừng để quá đông, sinh hoạt đảng nặng nề, tốn nhiều thời gian hội họp. Cần chú ý tăng số lượng nhưng không làm giảm chất lượng. Để nền tảng được vững chắc cần phải có những đảng viên thật trung kiên, gương mẫu làm nòng cốt như những lõi thép.

Là hạt nhân chính trị cơ sở, tức là phát huy được vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng ở cơ sở. Quá trình một chu kỳ lãnh đạo thường phải qua ba bước:

- Đề ra chủ trương. - Tổ chức thực hiện chủ trương đã đề ra.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, rút kinh nghiệm về lãnh đạo để nâng cao bản lãnh, trình độ lãnh đạo về chính trị.

Để thực hiện vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, cần phải tổ chức tốt những cuộc sinh hoạt thường kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng như:

- Đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên của tổ chức cơ sở đảng do cấp ủy cơ sở triệu tập 5 năm một lần, có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn nhưng không quá một năm.

Khi cấp ủy xét thấy cần, hoặc khi có trên một nửa số tổ chức cơ sở đảng trực thuộc yêu cầu và được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý thì triệu tập đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên bất thường.

- Đảng ủy, chi ủy cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần. - Đại hội chi bộ do chi ủy triệu tập 5 năm hai lần… Khi được đảng ủy cơ sở đồng ý thì có thể triệu tập sớm hơn nhưng không quá sáu tháng. - Tổ chức cơ sở đảng có 5 nhiệm vụ nhưng cần đặc biệt coi trọng việc thực hiện nhiệm vụ thứ 2 và thứ 5. - Về nhiệm vụ thứ 2 là xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ, kiến thức, năng lực công tác, làm công tác phát triển đảng viên. - Về nhiệm vụ thứ 5 là kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra và giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.

- Cần giáo dục cho đảng viên có sự hiểu biết sâu sắc về nhiệm vụ đảng viên tham gia sinh hoạt đảng. Với đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ 3 tháng trong năm mà không có lý do chính đảng, đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp trên có thẩm quyền xóa tên trong danh sách đảng viên. Làm thật kiên quyết việc này mới thực hiện được thanh lọc Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, khắc phục tình trạng Đảng đông nhưng không mạnh, tình trạng dư luận xã hội đang cường điệu che bai Đảng “đảng viên nhan nhản nhưng cộng sản chẳng thấy đâu”.

Thực trạng tình hình đảng viên ở tổ chức cơ sở đảng [chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở] hiện nay nhìn chung có ba thành phần đảng viên:

- Đảng viên đang hoạt động ở cơ sở. - Đảng viên hưu trí.

- Đảng viên là cán bộ đương chức ở các cấp trên cấp cơ sở, được giới thiệu tham gia sinh hoạt chi bộ, làm nhiệm vụ đảng viên. Cán bộ đương chức ở các cấp trên cấp cơ sở bao gồm cả các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, Tổng Bí thư.

Thực trạng tình hình này, nếu biết phát huy thì sẽ có thế mạnh, rất thuận lợi cho việc xây dựng nền tảng vững chắc của Đảng, xây dựng hạt nhân chính trị có uy tín lớn ở cơ sở.

Để phát huy thế mạnh này, cấp ủy lãnh đạo, đứng đầu là đồng chí bí thư chi bộ cơ sở, bí thư đảng bộ cơ sở, phải để nhiều công sức chuẩn bị tốt những cuộc sinh hoạt thường kỳ và bất thường. Dự thảo báo cáo trình ra cuộc họp phải từ sự vận dụng chủ trương của cấp trên vào tình hình thực tế của đảng viên, của quần chúng nhân dân để có chủ trương lãnh đạo toàn diện ở cơ sở được sát hợp, nêu ra được những vấn đề mới, để thảo luận và có kết luận, có biểu quyết, có nghị quyết của đa số. Trong dự thảo báo cáo, cần có mục biểu dương gương đảng viên được quần chúng khen, những việc làm của đảng viên bị quần chúng chê bai, đảng viên vi phạm cần xem xét kỷ luật Đảng. Dự thảo báo cáo của cấp ủy, cần đưa trước cho các tổ đảng, đảng viên nghiên cứu trao đổi, đóng góp bổ sung, ghi lại nộp cho bí thư để làm lại dự thảo. Trình bày ra cuộc họp chỉ để biểu quyết theo từng vấn đề, không cần phải tốn thì giờ thảo luận thêm, khi đóng góp ở tổ, các đồng chí thành phần hưu trí cần dựa vào dự thảo, có ý kiến đóng góp cụ thể, thiết thực, nói ngắn gọn để có thì giờ cho các đồng chí khác nói. Nếu có ý kiến mới hơn thì nói, tránh nói thêm trùng lắp dài dòng.

Cuối cuộc họp phổ biến luôn kế hoạch tổ chức thực hiện nghị quyết, phân công đảng viên.

Đối với thành phần đảng viên là cán bộ đương chức ở trên, có tầm nhìn rộng về tình hình thực tế, có hiểu biết về những chủ trương ở cấp trên, nên cần suy nghĩ góp ý kiến với bí thư, với thường vụ cấp ủy, giúp cho việc chuẩn bị dự thảo báo cáo, về cả phần nhận xét tình hình đảng viên, việc khen chê đảng viên…

Nên để cho các cuộc sinh hoạt định kỳ không thực hiện được tốt, không làm được như nêu ở trên, không tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp thiết thực của các đồng chí hưu trí, để tất cả các đảng viên dự hội nghị phát biểu trực tiếp ở hội nghị với tình trạng là nói không bám vào dự thảo, không suy nghĩ gì mới về tình hình thực tế, thích kể chuyện thời trước mình từng làm, dựa vào thông tin trên báo đài về tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn rồi bực mình là nói, thích chuyện gì nói chuyện đó, có người nói rất dài, mất nhiều thì giờ đến người nghe đã không muốn nghe vẫn cứ nói. Đồng chí chủ trì lãnh đạo hội nghị thì nể nang không dám ngắt lời. Đến lúc không thể kéo dài việc họp thì nói kiểu xã giao: xin hoan nghênh, tiếp thu các ý kiến đóng góp để bổ sung cho bản dự thảo, rồi tuyên bố bế mạc cuộc họp. Có chuyện cán bộ đương chức cấp trên thì dự họp cho có họp, không suy nghĩ để có ý kiến giúp cho bí thư, thường vụ cấp ủy, không yêu cầu có nhận xét về mình về phẩm chất chính trị, về giữ gìn nhân cách, đạo đức lối sống…

Theo quy định ở Điều 10 của Điều lệ Đảng thì tổ chức cơ sở đảng được lập tại đơn vị hành chính sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Như vậy, đảng viên là cán bộ lãnh đạo đương chức ở cấp trên nên suy nghĩ, đề nghị, giới thiệu mình về sinh hoạt chi bộ ở nơi có số lượng đảng viên tương đối đông, có khả năng, điều kiện kiểm tra, giám sát đảng viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, nhân cách, lối sống được tốt và giúp cho mình được hiểu biết tình hình thực tế có ích cho việc thực hiện nhiệm vụ được cấp ủy giao.

Nếu cán bộ lãnh đạo đứng đầu cấp cao mà chọn nơi sinh hoạt ở chi bộ có 3 đảng viên, chỉ có mình với hai đảng viên lại mang mặc cảm tự ti, nể nang, thấy sai không dám nói là rất không hay. Và như vậy thì chủ trương của Đảng về việc đưa cán bộ lãnh đạo đương chức ở cả cấp cao phải tham gia sinh hoạt đảng ở chi bộ để được chi bộ giám sát về phẩm chất chính trị, về nhân cách đạo đức, lối sống không còn ý nghĩa.

Báo động tình trạng suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên trong đó có cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cao cấp, có nguyên nhân là do Đảng đã buông lỏng việc xây dựng cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Khắc phục cho được tình trạng này thì Đảng mới được trong sạch, vững mạnh. Đó là nhiệm vụ vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài, đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa XI đề ra.

Trích đăng từ cuốn “Góp phần ngăn chặn các hiện tượng suy thoái và đấu tranh chống các quan điểm sai trái” của Ban Tuyên giáo Thành ủy năm 2016.

Video liên quan

Chủ Đề