Tại sao phải che thóp cho trẻ sơ sinh

1. Đặc điểm thóp của trẻ sơ sinh

Đặc điểm thóp của trẻ em

  • Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”
  • Ngay khi chào đời, xương sọ chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Những điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp.
  • Ở giai đoạn đầu đời, khi bé bắt đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp như cái đệm khi bé bị ngã và bảo vệ bé khỏi chấn thương não.

2. Chức năng của thóp là gì?

  • Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần lên. 
  • Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ có một chức năng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài.[ Khi đầu bé chui ra từ mẹ, nó bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương]

3. Thóp có dễ bị tổn thương?

  • Thóp được bảo vệ bởi các mô mỏng, nằm dưới da đầu, vì thế cha mẹ không cần lo lắng tới mức tránh gội đầu cho bé bởi vì thóp đã được bảo vệ vững chắc.
  • Trường hợp thóp bị tổn thương do cha mẹ chạm vào là hầu như không có. Việc tắm gội, đội mũ hay tiếp xúc từ tay mẹ tới thóp của bé không thể gây tổn thương cho thóp…

4. Hiện tượng thóp phập phồng

  • Do thóp là vùng não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc, giữa các lớp đó còn có các chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động cho bé. 
  • Thóp phập phồng có thể gặp ở các bé có thóp rộng. 
  • Thóp rộng so với tuổi thường gặp trong bệnh còi xương.

5. Chăm sóc thóp bé sơ sinh

  • Có thể sử dụng dầu giữ ấm để chăm sóc vùng thóp trẻ sơ sinh. Dầu giữ ấm với chiết xuất từ các thành phần thảo mộc tự nhiên không chỉ giữ ấm vùng thóp mà có thể giúp bé giữ ấm toàn thân

  • Chú ý không để vật nhọn chạm vào thóp bé.
  • Bảo vệ đầu của trẻ, tránh để bị va đập

6. Có nên che thóp cho trẻ sơ sinh thường xuyên:

Có nên thường xuyên che thóp cho bé ?

  • Việc đội nón che thóp cho trẻ cũng bắt đầu từ truyền thuyết “gió máy” ngấm qua thóp làm trẻ bị cảm, cúm. Điều này hoàn toàn sai, vì như chúng ta biết cảm hay cúm là do virus gây ra.
  • Việc che thóp quá kỹ sẽ khiến bé bị chảy mồ hôi đầu – điều mà nhiều phụ huynh nghĩ rằng bé bị đổ mồ hôi trộm rồi lại cho rằng bé bị thiếu canxi.

Có thể dùng để bảo vệ đầu cho bé, cũng như giữ ấm cho bé. Có chiếc mũ bao che bên ngoài, phần đầu của trẻ sẽ được ấm hơn.

Đầu trẻ sơ sinh thường có hình dạng không cân đối và to, nên phần da dầu cũng chiếm diện tích không nhỏ. Nhất là những lúc sau khi tắm, da đầu cần phải được lau khô ngay và giữ ấm bằng mũ để trẻ không bị mất nhiệt, dẫn đến cảm lạnh hoặc bệnh.

mũ che thóp họa tiết đáng yêu mà Babyparadise giới thiệu đến Ba Mẹ

Trẻ con ốm vẫn nên tắm, bế cắp nách không làm chân bé bị vòng kiềng hay không cần che thóp cho trẻ sơ sinh là những điều đúng nhưng vẫn được ít mẹ chấp nhận.

Với khoa học phát triển như hiện nay, có rất nhiều “mẹo” chăm sóc bé được chứng minh là không có tác dụng, ví dụ: trẻ bị cảm ho hay viêm họng thì không được uống đồ lạnh, mọc răng gây sốt ở trẻ. Nhưng để lí giải những vấn đề này với bậc ông bà hay các thành viên chăm sóc trực tiếp bé khi ba mẹ đi làm thì quả thật là điều không dễ dàng gì và đôi khi lại gây ra những căng thẳng không đáng có dù đôi khi vấn đề này khá “vụn vặt”. Sau đây là một số câu trả lời của BS Nguyễn Trí Đoàn, giám đốc y khoa phòng khám quốc tế Victoria Healthcare Mỹ giúp bạn hiểu rõ hơn một số quan niệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé.

Hỏi: Tôi nghe nói là khi trẻ bị bệnh thì không được tắm hoặc nếu tắm thì phải tắm nước pha loãng với rượu để ấm người.

BS Nguyễn Trí Đoàn: Đây được xem là một trong những truyền thuyết điển hình vì sợ trẻ tắm khi bệnh sẽ bị nhiễm nước gây viêm phổi. Trong khi viêm phổi là do virus đi qua đường hô hấp vào sâu trong phổi gây viêm. Bên cạnh đó còn là quan niệm tắm hay lau người bằng nước pha rượu. Đây là điều cấm kỵ! Vì bé sẽ hít phải hơi rượu hoặc bị rượu ngấm qua da và bị rơi vào trạng thái xỉn hoặc ngộ độc rượu. Nói chung nếu trẻ bị cảm cúm thì phụ huynh hoàn toàn có thể tắm cho trẻ như bình thường.

Hỏi: Tôi thường bế bé ở tư thế dạng chân để dễ làm việc nhà, tôi nghe nói bế như vậy chân bé sau này sẽ bị vòng kiềng, không biết thông tin này có đúng hay không?

BS Nguyễn Trí Đoàn: Khi mới sinh cẳng chân của bé lúc nào cũng cong là do tư thế nằm của bé khi còn trong bụng mẹ. Không có phương pháp nào để nắn xương cẳng chân của bé thẳng lại. Khi lớn lên [1-2 tuổi], chân bắt đầu phát triển dài hơn thì cẳng chân sẽ thẳng dần dần. Chân vòng kiềng thường là vì bé có cân nặng vượt trội so với độ tuổi của mình, khiến chân bé chịu một lực lớn dồn xuống nên sẽ bị cong do cần tạo thế cân bằng khi đứng.

Việc che thóp cho trẻ sơ sinh là không cần thiết, tất cả những gì mẹ cần làm là bảo vệ thóp con tránh bị va đập mạnh. [Ảnh minh họa]

Hỏi: Tôi có đọc thông tin nói rằng thóp của trẻ sơ sinh vẫn chưa dính liền với nhau, như vậy trong giai đoạn này ngoài việc che thóp cho bé tôi cần áp dụng thêm những biện pháp gì?

BS Nguyễn Trí Đoàn: Việc đội nón che thóp cho trẻ cũng bắt đầu từ truyền thuyết “gió máy” ngấm qua thóp làm trẻ bị cảm, cúm. Điều này cũng hoàn toàn sai, vì như chúngt a biết cảm hay cúm là do virus gây ra. Bảo vệ thóp cho trẻ là điều cần thiết, nhưng đó là việc tránh va đập mạnh ở phần đầu trẻ. Việc che thóp quá kỹ sẽ khiến bé bị chảy mồ hôi đầu – điều mà nhiều phụ huynh nghĩ rằng bé bị đổ mồ hôi trộm rồi lại cho rằng bé bị thiếu canxi. Do đó, đội nón trùm đầu không có tác dụng nhiều trong việc bảo vệ trẻ khỏi cảm cúm, thay vào đó chúng ta nên hạn chế việc hôn bé hay hắt hơi trước mặt trẻ để hạn chế cơ hội virus xâm nhập vào cơ thể bé.

Hỏi: Con tôi được 3 tháng, hiện nay cuốn rốn của bé đã lành hẳn nhưng bà ngoại vẫn yêu cầu tôi quấn bụng cho bé để sau này bụng bé không bị phệ. Tôi thấy bé không thoải mái trong khi quấn bụng nhưng không biết phải thuyết phục bà như thế nào và cũng không biết có ảnh hưởng gì đến bé không?

BS Nguyễn Trí Đoàn: Đây là lần đầu tiên tôi nghe câu hỏi về quấn bụng cho bé như thế này. Việc quấn bụng không có vai trò gì trong việc làm nhỏ bụng của bé. Bụng bé to là điều đương nhiên vì cơ bụng lúc này chưa săn chắc nên những bộ phận bên trong [dạ dày, ruột…] sẽ bị đẩy về phía trước tạo cảm giác bụng to hoặc là do bé bị nhồi ăn quá mức, ăn liên tục trong ngày. Sau này, khi lớn lên nếu bé tập thể hình như Lý Đức thì… cơ bụng sẽ nhỏ lại. Chúng ta cũng thấy người lớn dù “đai nịt” hằng ngày, ăn uống kiêng khem nhưng bụng vẫn cứ to đấy thôi! Nếu quấn bụng bé quá mức sẽ làm bé khó chịu, nóng bức, dễ quấy khóc.

Hỏi: Sau khi sanh bé tôi thấy bé có những mảng da bị bong ra, tôi được bạn bè khuyên là nên kỳ hết lớp da bong này, tôi muốn biết lớp da này có gây hại gì cho bé không?

BS. Nguyễn Trí Đoàn: Chất gây là những mảng da của bé bị bong ra sau sinh và có tác dụng bảo vệ cho bé. Ví dụ: giữ cho bé không quá lạnh. Chúng ta không cần kỳ hết lớp này vì từ từ chất gây sẽ tự bong ra qua những lần tắm cho bé. Việc chà mạnh đôi khi có thể gây nhiễm khuẩn vì bé bị trầy xước da.

[Theo Trí thức trẻ]

Video liên quan

Chủ Đề