Tại sao phải kiểm soát ô nhiễm môi trường

Quan trắc môi trường là gì?

Môi trường sống của chúng ta đang ngày càng bị đe dọa bởi vấn nạn ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường đất… tất cả đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Các vấn đề ô nhiễm này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân mà chủ yếu từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, từ các hộ gia đình…

Vậy, quan trắc môi trường là quá trình theo dõi sự thay đổi của môi trường, những yếu tố tác động đến sự thay đổi ấy để đưa ra những thông số cụ thể, chính xác. Việc này sẽ giúp đánh giá được hiện trạng môi trường, những tác động xấu và có hướng xử lý kịp thời.

Quan trắc tình trạng môi trường là một trong những phương pháp được đánh giá cao trong việc giúp chúng ta nắm bắt rõ tình trạng môi trường hiện tại.

Mỗi ngày các nhà máy, xí nghiệp đều thải ra môi trường nguồn rác thải, nước thải và khí thải rất lớn. Chính yếu tố này khiến môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng, nếu không có biện pháp bảo vệ môi trường con người sẽ dần mất đi môi trường sống.

Công việc quan trắc môi trường

Theo dõi những diễn biến, thực trạng môi trường và các nguồn phát sinh ô nhiễm của cơ sở.

Thực hiện lấy mẫu đo đạc, phân tích theo định kỳ để kiểm soát thực trạng và mức độ ô nhiễm từ hoạt động sản xuất.

Hiện nay, để quan trắc nguồn nước, khí thải các đơn vị sẽ sử dụng những thiết bị, phương tiện tự động tiên tiến để giám sát môi trường, giúp cung cấp những số liệu nhanh chóng, liên tục và tức thời. Và đó được gọi là quan trắc tự động, nó sẽ bao gồm quan trắc nước thải, quan trắc nước ngầm, quan trắc khí thải…

Tại sao chúng ta cần phải quan trắc môi trường

Hiện nay, không chỉ có các cơ quan nghiên cứu và bảo vệ môi trường mới thực hiện quan trắc và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Mà ngay cả các đơn vị tham gia hoạt động sản xuất cũng cần quan trắc để góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của chính mình và đảm bảo được các hoạt động sản xuất.

  • Quan trắc sẽ giúp đưa ra các đánh giá, nhận định về diễn biến tình trạng môi trường cấp quốc gia. Đây sẽ là những thông tin được sử dụng để xây dựng các báo cáo về môi trường.
  • Quan trắc có thể xác định được tình trạng chất lượng môi trường của từng vùng có đặt thiết bị quan trắc. Từ đó sẽ có phương hướng và biện pháp xử lý để bảo vệ môi trường nhanh chóng.
  • Thực hiện quan trắc sẽ có những chỉ số về môi trường giúp cảnh báo sự thay đổi bất thường, mức độ ô nhiễm của môi trường.
  • Công việc này sẽ giúp có những số liệu để lưu trữ, phục vụ công tác bảo vệ môi trường quy mô cấp quốc gia và quốc tế.
đo khí độc

Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước 

 


Ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam đang vượt quá khả năng kiểm soát

Tại các sông, hồ, kênh rạch trong nội thành, nội thị, trị số hàm lượng các chất ô nhiễm của các thông số đặc trưng ô nhiễm hữu cơ đều vượt trị số giới hạn tối đa cho phép. 
Vấn đề cấp bách

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định việc thu gom xử lý nước thải tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường; nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường…


 Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc của cả chính quyền và cộng đồng.
Thực tế hiện nay, tỷ lệ các đô thị, khu dân cư có công trình xử lý nước thải sinh hoạt còn rất nhỏ bé, nhiều nơi xử lý nước thải công nghiệp chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, còn nặng về đối phó. Gần 1/3 số khu công nghiệp đang hoạt động chưa hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhiều hệ thống xử lý nước thải tập trung đang hoạt động có công nghệ chưa hoàn chỉnh, hoạt động không ổn định. Một phần đáng kể các chất thải y tế thu gom từ các bệnh viện, trạm y tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh chưa được tiêu hủy bằng công nghệ đạt yêu cầu vệ sinh môi trường, thậm chí có nơi còn được chôn lấp chung với các chất thải sinh hoạt… Công tác quy hoạch xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ở một số tỉnh /TP còn gặp nhiều khó khăn về quỹ đất, vốn đầu tư xây dựng, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân ở các vùng dự kiến quy hoạch bãi chôn lấp chất thải…Chung tay vào cuộc

Theo các chuyên gia, nước vừa là một thành phần của môi trường, vừa là nơi chịu tác động lớn nhất, rõ ràng nhất bởi các biến động thiên nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc của cả chính quyền và cộng đồng.

Ông Trần Thế Loãn - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm cho rằng, hiện nay VN đã xây dựng được nhiều công cụ pháp lý nhằm kiểm soát và quản lý ô nhiễm. Cũng theo ông Loãn, đối với việc xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm nguồn nước thì mỗi địa phương cần phải xem xét cụ thể thực trạng các nguồn gây ô nhiễm và các công cụ quản lý hiện có nhằm đặt ra mục tiêu, biện pháp và lộ trình cần đạt được đối với công tác kiểm soát ô nhiễm. Đối với cơ sở xuất hoặc khu, cụm công nghiệ, kiểm soát ô nhiễm là việc xem xét quy trình sản xuất và các hoạt động phụ trợ để phát hiện và kiểm soát những hoạt động, công đoạn sản xuất có nguy cơ phát sinh chất ô nhiễm để triển khai các biện pháp, hành động nhằm cải tiến công tác quản lý, cải tiến công nghệ sản xuất, sử dụng nguyên nhiên liệu sạch hơn; khống chế/thu hồi/ xử lý tại chỗ sự phát sinh chất thải tại những điểm nóng, xử lý chất thải đầu ra của toàn bộ quá trình, đồng thời quan trắc, theo dõi liên tục các dòng thải phát sinh ra môi trường bên ngoài.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường [sửa đổi] đang được hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 tới đây. Trong đó, dự thảo Luật yêu cầu các loại nước thải phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải; đối với khu dân cư phân tán, UBND cấp xã tổ chức hệ thống thu gom và xử lý. Dự thảo cũng quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu trực tiếp của tổ chức gây ô nhiễm; người đứng đầu cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường..

 Tác giả bài viết: Mai Hằng

Nguồn tin: dddn.com.vn/

Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đang rất được quan tâm bởi hậu quả do con người tạo nên từ các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm và suy thoái môi trường sống của con người, một trong số những nguyên nhân gây ra hiện tượng này đó chính là vấn đề nhập khẩu hàng hóa. Vậy để có thể kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường trong nhập khẩu hàng hóa pháp luật đã đề ra những quy định như thế nào? Hàng hóa nhập khẩu dễ có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được kiểm soát ra sao? Tại bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý:

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường trong nhập khẩu hàng hóa

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định nhập khẩu đối với hai loại hàng hóa là: Hàng hóa cấm nhập khẩu; Hàng hóa nhập khẩu có điều kiện.

Căn cư theo quy dịnh cụ thể tại điều 70. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định:

“1. Tổ chức, cá nhân không nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu, hàng hóa sau đây:

a] Máy móc, thiết bị, phương tiện đã qua sử dụng để phá dỡ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

b] Máy móc, thiết bị phương tiện, hàng hóa, nguyên liệu, phế liệu bị nhiễm bẩn phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch.

Xem thêm: Nhãn phụ là gì? Ghi nhãn phụ, sử dụng nhãn phụ thứ hai?

2. Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

3. Hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.”

Vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 so với luật cũ thì đã bổ sung thêm đối với quá cảnh, và thay vì nhập khẩu phải đáp ứng “tiêu chuẩn môi trường” là việc nhập khẩu quá cảnh phải đáp ứng “yêu cầu bảo vệ môi trường”. Vậy thế nào được gọi là “yêu cầu bảo vệ môi trường”? Hiện nay các văn bản ban hành chính thức không giải thích rõ khái niệm thế nào là “yêu cầu bảo vệ môi trường”. Nhưng theo cách hiểu của các chuyên gia về môi trường cũng như các nhà làm luật và áp dụng pháp luật về môi trường thì “yêu cầu bảo vệ môi trường” được hiểu là hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường, trong đó có các yêu cầu kỹ thuật và quản lý môi trường. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về khái niệm này.

Nếu coi yêu cầu bảo vệ môi trường là hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật môi trường với các yêu cầu kỹ thuật và quản lý môi trường thì có thể thấy điều kiện để nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên – nhiên liệu, hàng hóa, hóa chất nhập khẩu, quá cảnh [gọi chung là hàng nhập khẩu, quá cảnh] đã bị thu hẹp về đối tượng và được thắt chặt hơn trong cả quá cảnh. Bởi quy chuẩn kỹ thuật môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng, trong khi tiêu chuẩn môi trường lại dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng của các chủ thể nhập khẩu. Có thể thấy tính cưỡng chế của quy định mới cao hơn, và bây giờ các chủ thể nhập khẩu, quá cảnh hàng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật về môi trường không còn là việc muốn hay không muốn áp dụng các mức giới hạn về thông số về chất lượng môi trường để bảo vệ môi trường nữa. Đây chính là việc gò các chủ thể nhập khẩu vào khuôn và nó trở thành nghĩa vụ chứ không còn là quyền của họ nữa.

Việc quy định mới như vậy giúp cho việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong nước được dễ dàng hơn, các cơ quan kiểm tra hàng nhập khẩu quá cảnh đặc biệt là cơ quan hải quan cứ áp dụng các thông số về chất lượng môi trường đã được ban hành theo danh mục để xử lý đối với loại hàng nhập khẩu, quá cảnh không đáp ứng thông số về chất lượng môi trường. Chủ thể nhập khẩu cũng không thể nào phủi nhận trách nhiệm khi mà quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường là bắt buộc không phải tự nguyện thực hiện như trước và không có cơ quan thanh tra, kiểm tra.

Việc quy định chặt chẽ, và áp dụng điều kiện bát buộc cũng nhằm làm hạn chế số lượng hàng nhập khẩu, quá cảnh lớn vào Việt Nam mà không rõ các hàm lượng chất thải nguy hại trong đó. Tránh việc biến nước ta thành bãi rác của thế giới. Nhưng đến nay chưa có văn bản giải thích rõ khái niệm “yêu cầu bảo vệ môi trường” có chăng sẽ dẫn đến việc áp dụng sai, hoặc là kẽ hở để lách luật?

2. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài 

Căn cứ theo quy định tại điều 71. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài luật bảo vệ môi trường 2020 quy định cụ thể:

1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Xem thêm: Nguyên tắc bảo vệ môi trường? Nội dung bảo vệ môi trường?

2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a] Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;

b] Có giấy phép môi trường;

c] Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;

d] Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Chúng ta đã biêt thì đối với việc kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân nhằm mục đích đề ra các giải pháp và quy đinh để có thể loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, khắc phục, xử lí hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên. Căn cứ dựa trên quy định trên chúng ta có thể thấy pháp luật đề ra quy định để có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan từ trung ương tới địa phương và thông qua đó có thể thấy mỗi cơ quan sẽ có trách nhiệm và quyền hạn đối với kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.

Dựa theo thực tế và quy định mà chúng tôi đề ra như trên có thể thấy hiện nay thì hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu tại Việt Nam trong thời gian qua có chiều hướng tăng mạnh, diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hướng đến môi trường sống, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát hàng hóa đã phát hiện ra rất nhiều trường hợp mà các doanh nghiệp có thủ đoạn gian lận trong nhập khẩu phế liệu như làm giả, tẩy xóa, sửa đổi các văn bản, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất để hợp thức hóa hồ sơ, khai sai tên hàng hóa, mã số hàng hóa…

Xem thêm: Ô nhiễm môi trường là gì? Biểu hiện, nguyên nhân, khắc phục ô nhiễm môi trường?

Như vậy để có thể thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận nêu trên và tăng cường quản lý nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam thì co quan có thẩm quyền ở đây là Tổng cục Hải quan mới đây cần có những quy định và có công văn gửi Cục Hải quan các  tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam để có thể kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường trong nhập khẩu hàng hóa được tốt hơn.

Theo đó, phế liệu làm thủ tục hải quan nhập khẩu phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định mà pháp luật đề ra, không những vậy nhập khẩu bởi doanh nghiệp có giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và trong hạn mức nhập khẩu theo quy định của pháp luật để nhập khẩu phế liệu tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu khi có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường, có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Theo đó thì cơ quan có thẩm quyền là Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố thông báo cho người nhập khẩu phế liệu về việc cơ quan hải quan chỉ thực hiện tiến hành thủ tục hải quan đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài thỏa mãn các quy định điều kiện nhập khẩu hàng hóa.

Trên đây là thông tin công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường trong nhập khẩu hàng hóa” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Video liên quan

Chủ Đề