Tại sao thành viên hợp danh không được làm chủ dntn

Home » Doanh nghiệp » Thành viên hợp danh Công ty hợp danh có những hạn chế quyền nào?

Thành viên hợp danh công ty hợp danh là những hạn chế quyền nào ? Các đặc điểm của thành viên hợp danh công ty hợp danh. 

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân bởi việc thành lập công ty dựa trên uy tín cá nhân của nhiều người [Các thành viên công ty] để tạo dựng hình ảnh cho công ty. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Do vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những quy định riêng hạn chế đối với thành viên hợp danh này.

Tìm hiểu về công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một mô hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung [gọi là thành viên hợp danh, phải là cá nhân và chịu trách nhiệm tài sản vô hạn]. Ngoài ra công ty còn có thể có thêm thành viên góp vốn [chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn với phần vốn góp vào công ty]. 

Thành viên hợp danh là chủ sở hữu của công ty hợp danh, chịu chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty.

Xem thêm: Người thừa kế thành viên hợp danh

Những hạn chế về quyền của thành viên hợp danh

Do chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới nên Luật Doanh nghiệp 2020 đã đưa ra những quy định nhằm hạn chế quyền của thành viên hợp danh. Căn cứ là Điều 181 Luật doanh nghiệp 2020:

“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”

Luật doanh nghiệp 2020 quy định như vậy bởi vì:

Thứ nhất, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Công ty

Thứ hai, tính liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.

Qua đó có thể lý giải quy định của pháp luật như sau:

– Đối với doanh nghiệp tư nhân chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản của công ty [không chỉ trong phạm vi số vốn đăng ký]. Trong khi đó, thành viên hợp danh của công ty hợp danh cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp, có nghĩa là thành viên hợp danh cũng chịu trách nhiệm tài sản vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hợp danh. Do đó, nghĩa vụ của thành viên hợp danh có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các thành viên hợp danh khác, vì vậy mà pháp luật không cho phép một cá nhân được làm thành viên hợp danh của hai công ty hợp danh hoặc thành viên hợp danh được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác.

– Như phân tích ban đầu, công ty hợp danh là công ty đối nhân, được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, uy tín của các thành viên. Do vậy, có thể nói uy tín, tên tuổi của các công ty thuộc loại hình này gắn liền với các thành viên hợp danh. Vì vậy, Pháp luật Việt Nam hạn chế “Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.” Để tránh ảnh hưởng đến uy tín của công ty hợp danh.

– Vì tính chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh và tính đối nhân của công ty hợp danh nên việc các thành viên chuyển nhượng một phần vốn góp hay toàn bộ vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác là không hợp lý.

Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam cũng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, do vậy, nếu được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại thì họ mới được thực hiện những điều mà pháp luật hạn chế quyền của thành viên hợp danh này.

Xem thêm: Thành viên hợp danh công ty hợp danh góp vốn vào công ty TNHH

Trên đây là tư vấn về Thành viên hợp danh công ty hợp danh là những hạn chế quyền nào. Hãy liên hệ với LawKey để được tư vấn chuyên sâu hơn.

“Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền thành lập công ty TNHH không?” là thắc mắc của không ít chủ doanh nghiệp tư nhân mong muốn thành lập công ty TNHH nhằm mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, thông qua những quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, bài viết sau đây sẽ làm rõ những quyền hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời giải đáp cho câu hỏi trên.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH

Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH theo quy định của pháp luật

Doanh nghiệp tư nhân

Điều 74 BLDS năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 [LDN 2020] thì doanh nghiệp tư nhân là:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc CTCP.

Theo quy định trên thì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Cá nhân chính là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân đó. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có toàn quyền quyết định đối với toàn bộ những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là người có toàn quyền quyết định về việc sử dụng lợi nhuận của công ty sau khi đã nộp thuế và phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính khác theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Điều 46 LDN 2020 quy định về công ty TNHH hai thành viên trở lên, theo đó Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

  • Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên từ 02 đến 50;
  • Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của LDN 2020;
  • Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 51, 52 và 53 của LDN 2020.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Như vậy, các thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên chỉ cần chịu trách nhiệm về khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp.

Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân theo Luật Doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân có được thành lập công ty TNHH

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, pháp luật quy định những hạn chế nhất định đối với loại hình doanh nghiệp này. Cụ thể, tại khoản 3, 4 Điều 188 LDN 2020 quy định:

  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Có thể thấy, quy định nêu trên không quy định hạn chế quyền thành lập Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Hợp tác xã của Chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền thành lập công ty TNHH.

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, pháp luật quy định những hạn chế nhất định đối với loại hình doanh nghiệp này. Cụ thể, tại khoản 3, 4 Điều 188 LDN 2020 quy định:

  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Có thể thấy, quy định nêu trên không quy định hạn chế quyền thành lập Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Hợp tác xã của Chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền thành lập công ty TNHH.

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH bao gồm: Công ty TNHH 1TV do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và Công ty TNHH hai thành viên trở lên trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên từ 2 người trở lên và không vượt quá 50 người. Thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.Về cơ bản hai loại hình công ty này giống nhau ngoại trừ khác nhau do số lượng thành viên quyết định.

>>> Xem thêm:Tư Vấn Thủ Tục Thành Lập Công Ty TNHH Một Thành Viên

Hồ sơ thành lập công ty TNHH

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên [đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên];
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân góp vốn, người đại diện theo pháp luật [của công ty dự kiến thành lập];
  • Đối với thành viên là tổ chức cần cung cấp các giấy tờ sau:

Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của tổ chức.

Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác.

Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ [nếu không phải là đại diện pháp luật đi nộp hồ sơ];
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ.

Thủ tục thành lập công ty TNHH

Trình tự thành lập công ty TNHH

Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo hai hình thức sau:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Nộp hồ sơ online tại địa chỉ: //dangkykinhdoanh.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

Thời hạn giải quyết: Từ 5-7 ngày làm việc.

Nhận kết quả: 

  • Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua mạng, cần đem theo hồ sơ gốc bản giấy và lệ phí nộp tại Bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. 
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hướng dẫn người thành lập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.

>> Xem thêm: Mẫu Giấy Đề Nghị Thành Lập Công Ty TNHH Một Thành Viên

Bài viết trên là nội dung về vấn đề thành lập công ty TNHH của chủ doanh nhiệp của chúng tôi. Nếu quý bạn đọc có vướng mắc về thủ tục thành lập công ty TNHH hay có nhu cầu tư vấn pháp luật doanh nghiệp vui lòng gọi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:  hoặc .

Video liên quan

Chủ Đề