Tại sao tim cá sấu có 4 ngăn

Câu hỏi:Vì sao ở lưỡng cư và bò sát [trừ cá sấu] máu đi nuôi cơ thể là máu pha?

A. Vì chúng là động vật biến nhiệt.

B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.

C. Vì tim chỉ có 2 ngăn

D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về hệ tuần hoàn ở động vật nhé!

I. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

- Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể.

- Hệ tuần hoàn của các loài động vật đa bào

+ Ở động vật lưỡng cư có máu pha vì tim lưỡng cư có 3 ngăn [2 tâm nhĩ, 1 tâm thất] khi máu giàu CO2 từ tĩnh mạch về tâm nhĩ phải rồi xuống tâm thất [sau đó được bơm lên bề mặt trao đổi khí] và máu giàu O2 từ bề mặt TĐK về tâm nhĩ trái và cũng xuống tâm thất, do đó máu bị pha tại tâm thất trước khi đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên vị trí bơm máu giàu CO2 đi và đưa máu giàu O2 về ở 2 bên tâm thất nên máu không bị pha nhiều.

+ Ở loài bò sát [trừ cá sấu] tim có 4 ngăn nhưng vách ngăn giữa 2 tâm thất bị hụt nên cũng có sự pha trộn máu [nhưng ít hơn ở lưỡng cư].

+ Ở cá tim có 2 ngăn đều chứa máu giàu CO2 nên không pha: tâm nhĩ nhận máu giàu CO2 từ tĩnh mạch rồi chuyển qua tâm thất, sau đó bơm lên mang thải CO2 nhận O2 và đi nuôi cơ thể luôn. Ở cá sấu, chim, thú tim có 4 ngăn hoàn chỉnh, riêng biệt nên máu cũng không bị pha]

- Hệ tuần hoàn của động vật đa bào có các dạng sau:

1. Hệ tuần hoàn hở

- Gặp ở đa số động vật thân mềm [ốc sên, trai…] và chân khớp [côn trùng, tôm…].

- Đặc điểm:

+ Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợpmáu –dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

2. Hệ thống tuần hoàn kép

- Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được oxy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn làvòng tuần hoàn phổivàvòng tuần hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hoàn kép như thế này.

- Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử oxy được đưa vàotâm nhĩ phảiở trong tim, từ đây máu được chuyển sangtâm thất phảivà được bơm lênphổiquađộng mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2và hấp thụ oxy rồi quay trở lại tim quatĩnh mạch phổi.

- Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từtâm thất tráiquađộng mạch chủđể phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lạitâm nhĩ phảiquatĩnh mạch chủ trênvàtĩnh mạch chủ dướikết thúc vòng tuần hoàn.

II. Động vật lưỡng cư

- Động vật lưỡng cư là các loài động vật có xương sống máu lạnh, chúng không thể duy trì thân nhiệt qua các quá trình nộisinh lý. Tốc độ trao đổi chất của chúng thấp và kết quả là máu và năng lượng cần thiết của cũng bị giới hạn.

- Ở con trưởng thành, chúng có các tuyến lệ và mí mắt có thể di chuyển, và hầu hết các loài có tai có thể cảm nhận được máy bay hoặc rung động mặt đất.

- Lưỡi của chúng có cơ, mà ở một số loài chúng có thể nhô ra ngoài.

- Động vật lưỡng cư hiện đại có đốt sống được hóa xương hoàn toàn với các lớp đệm nối khớp. Xương sườn của chúng thường ngắn và có thể bị nhầm lẫn với đốt sống.

- Hộp sọ của chúng hầu hết là rộng và ngắn, và thường không được hóa xương hoàn chỉnh.

- Da của chúng chứa ítkeratinvà không có vảy, ngoài một vài vảy giống như cá ở các loàiGymnophionanhất định. Da của chúng chứa nhiềutuyến nhờnvà ở một vài loài có các tuyến độc.

- Tim của động vật lưỡng cư có 3 ngăn, 2tâm nhĩvà 1tâm thất. Chúng cóbàng quangvà các chất thải gốc nitơ được tiết ra chủ yếu ở dạngnước tiểu.

- Hầu hết động vật lưỡng cư đẻ trứng trong nước và ấu trùng trong nước phải trải qua giai đoạn biến thái để trở thành con trưởng thành sống trên cạn.

- Động vật lưỡng cư thở bằng phương thức bơm, không khí đầu tiên được đẩy xuống khu vực hầu họng qua lỗ mũi. Sau đó lớp màng hậu họng đóng lại và không khí được đẩy vào phổi bằng cách thắt cổ họng.Một phương thức khác là trao đổi khí qua da.

III.Động vật bò sát

- "Động vật bò sát"có danh pháp khoa học là "Reptilia"là"các động vật bốn chân có màng ối" [nghĩa là các phôi thai được bao bọc trong màng ối].

- Động vật bò sátlà một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi thức ăn của tự nhiên,bò sátvô cùng đa dạng về chủng loại, góp vai trò khác nhau cho môi trường sống của chúng lẫn con người.

- Tất cả các nhóm bò sát hiện đại đều cótâm nhĩ.Do đó, có thể an toàn khi cho rằng điều này đúng với hầu hết, nếu không phải tất cả, các loài bò sát đã tuyệt chủng. Trong bốn nhóm bò sát sống chính, tâm thấtđược chia ít nhất một phần.Khi hai tâm nhĩ củatimthằn lằnco lại, hai luồng máu[máucó khí từ phổi ở tâm nhĩ trái và máu không có khí từ cơ thể ở tâm nhĩ phải] chảy vào buồng trái của tâm thất.Khi áp lực tích tụ trong khoang đó, máu không được tạo áp lực bị ép qua khoảng trống trong vách ngăn vào khoang bên phải của tâm thất.Sau đó, khi tâm thất co lại, máu không có khí được bơm vào động mạch phổi và từ đó đến phổi, trong khi máu có khí được bơm vào các động mạch hệ thống [động mạch chủ] và như vậy đến cơ thể.

Những kỷ lục về loài bò sát

Một con rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah lớn nhất mà được ghi nhận ở Việt Nam có chiều dài 3,6m cân năng 17,5kg đã được Chi cục kiểm lâm Đồng Nai bắt giữ của bọn buôn lậu động vật hoang dã ngày 10/10/99 và được thả vào Vườn quốc gia Cáttiên. Trước khi từ biệt con rắn cực độc này còn dựng đứng lên cao khoảng 1,5m để chào và cảm ơn các chiến sỹ kiểm lâm cứu sống mình [].

Kỷ lục dài nhất của loài rắn thuộc về loài trăn gấm Python reticulatus phân bố ở vùng Đông nam Á chiều dài nhất được ghi nhận là hơn 10m [33 feets] và hơn 250kg.

Kẻ giết người đáng sợ nhất đối với nhân loại là loài Rắn lục hoa cân [saw-scaled viper] phân bố ở châu Phi và Ấn Độ. Nọc độc của chúng hàng năm giết chết hơn 10.000 người và khoảng 30% đã chết vì loài này cắn. Trứng của loài cá sấu khi nở ra có tỷ lệ giới tính rất khác nhau nếu nhiệt độ thấp hầu hết trứng sẽ nở ra con cái sẽ được nở và ngược lại. Chính vì điều này cá sấu mẹ luôn luôn phủ một lớp đất dày lên tổ của chúng để kiểm soát nhiệt độ nhằm số lượng con đực và con cái nở ra bằng nhau.

Kỷ lục sống lâu nhất thế giới thuộc về loài rùa. Cụ rùa già nhất được ghi nhận thuộc vùng Seychelles có tuổi thọ là 150 năm. Con rùa lớn nhất thuộc về loài rùa da Dermochelys coriacea có chiều dài 1,8 và cân nặng hơn 400kg [880 Ib]. Chú rùa nhỏ nhất thuộc về một loài rùa nước ngọt Bắc mỹ.

Phùng mỹ Trung - Hải quan Đồng Nai

hì, cá sấu là động vật máu lạnh duy nhất tim có 4 ngắn!

em tưởng cá sấu tim nó có 3 ngăn chính thức và một vách hụt đó chứ. đâu phải là 4 ngăn hoàn toàn đâu ạ, ý này em học từ hồi lớp 7 , đúng cái phần ghi nhớ em học thuộc lần đầu tiên. học sinh em chẳng bao giờ ngồi học thuộc như thơ, nhưng không lầm đâu ạ

hì, cá sấu là động vật máu lạnh duy nhất tim có 4 ngắn!

Em vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ cho việc tại sao tim cá sấu có 4 ngăn mà máu đi nuôi cơ thể lại là máu pha [cái này đúng, em không bịa đâu].

Có đọc một cuốn sách, nhưng nó quá cổ rồi, không biết có tin được không.

mình ko rõ lắm. nhưng mình nghĩ thế này xem có thỏa đáng ko nhé. Bởi vì trong quá trình phát triển hệ tuàn hoàn trong phôi thai. ống động mạch không được tắc lại và teo đi để tạo dây chằng động mạch như các động vật khác. Nên máu thông giữa tĩnh mạch chủ trên và động mạch chủ. Nên máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha.

em tưởng cá sấu tim nó có 3 ngăn chính thức và một vách hụt đó chứ. đâu phải là 4 ngăn hoàn toàn đâu ạ, ý này em học từ hồi lớp 7 , đúng cái phần ghi nhớ em học thuộc lần đầu tiên. học sinh em chẳng bao giờ ngồi học thuộc như thơ, nhưng không lầm đâu ạ

Ai biểu thế. Loài bò sát tim có 3 ngăn, nhưng giữa hai tâm nhĩ lạ có vách ngăn hụt. Còn riêng con cá sấu thì không, tim có bốn ngăn hoàn toàn tách biệt.

Hi hi. Động chạm đến chuyên ngành của mình rồi.

Em vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ cho việc tại sao tim cá sấu có 4 ngăn mà máu đi nuôi cơ thể lại là máu pha [cái này đúng, em không bịa đâu].

Có đọc một cuốn sách, nhưng nó quá cổ rồi, không biết có tin được không.

Cái này chị Trang đọc ở đâu vậy, em nghĩ máu nó đi nuôi cơ thể phải là máu riêng rẽ, không có sự pha trộn chứ. Còn nếu theo chị đọc tài liệu máu cá sấu từ tim bơm ra là máu pha thì theo em có hai khả năng về cấu tạo hệ tuần hoàn: Thứ nhất, Có vách ngăn hụt giữa tâm nhĩ hoặc tâm thất. [Cái này ở người gọi là bệnh thông liên nhĩ].==> Trường hợp này thì loại bởi vì cá sấu không có vách ngăn.

Khả năng thứ hai là như anh Hiệp nói, còn ống động mạch, tức là cái ống nối thông giữa động mạch chủ và tĩnh mạch phổi do vậy có thể máu bị pha trộn. Nhưng cái này thì em chỉ thấy ở người thôi, còn ở bò sát thì lệu có không nhỉ. Mời ý kiến của các bác

Ai biểu thế. Loài bò sát tim có 3 ngăn, nhưng giữa hai tâm nhĩ lạ có vách ngăn hụt. Còn riêng con cá sấu thì không, tim có bốn ngăn hoàn toàn tách biệt.

Hi hi. Động chạm đến chuyên ngành của mình rồi.

kinh quá nhỉ, động phải tổ ong bắp cày rùi, xin chỉ giáo nhiều nhá. tớ sẽ xem lại, nhưng chẳng lẽ mình lại quên cái đó hả, tớ cũng học về tim chứ bộ. máu chả liên quan đến tim còn j. xí....xí........

Bo sat co nhat la con gi ?

Rồng Komodo ở Indonesia hay cá sấu.

Bo sat co nhat la con gi ?

Trả lời: Cá sấu
//www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=5&news_id=19201 Về cá sấu: Cá sấu là bất kỳ loài nào thuộc về họ Crocodylidae [đôi khi được phân loại như là phân họ Crocodylinae]. Thuật ngữ này cũng được sử dụng một cách lỏng lẻo hơn để chỉ tất cả các thành viên của bộ Crocodilia [bộ Cá sấu]: bao gồm cá sấu đích thực [họ Crocodylidae], cá sấu mõm ngắn ¹ [chi Alligator, họ Alligatoridae] và cá sấu caiman [các chi Caiman, Melanosuchus ², Paleosuchus ², họ Alligatoridae] và cá sấu sông Hằng [họ Gavialidae]. Cá sấu là các loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước, chúng sống trên một diện tích rộng của khu vực nhiệt đới của châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Cá sấu có xu hướng sinh sống ở những vùng sông và hồ có nước chảy chậm, thức ăn của chúng khá đa dạng, chủ yếu là động vật có vú sống hay đã chết cũng như cá. Một số loài, chủ yếu là cá sấu nước lợ ở Úc và các đảo trên Thái Bình Dương, được biết là có khả năng bơi ra xa ngoài biển. Những loài cá sấu lớn có thể rất nguy hiểm đối với con người. Cá sấu nước lợ và cá sấu sông Nin là những loài nguy hiểm nhất, chúng đã giết chết hàng trăm người mỗi năm ở các khu vực Đông Nam Á và châu Phi. Cá sấu mõm ngắn và có thể cả cá sấu caiman đen [là loài đang nguy cấp trong sách đỏ của IUCN] cũng là những loài gây nguy hiểm cho con người. Cá sấu rất nhanh nhẹn khi khoảng cách là ngắn, thậm chí là ngoài môi trường nước. Chúng có quai hàm cực khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé thịt, nhưng chúng không thể há miệng nếu nó bị khép chặt, vì thế có một số câu chuyện về việc người sống sót khỏi những con cá sấu sông Nin mõm dài bằng cách khép chặt quai hàm của chúng. Tất cả những con cá sấu lớn cũng có vuốt sắc và khỏe. Cá sấu là những kẻ đi săn kiểu mai phục, chúng chờ đợi cho cá hay động vật sống trên đất liền đến gần, sau đó tấn công chớp nhoáng. Sau khi dùng cú đớp trời giáng của mình, con cá sấu kéo nạn nhận xuống con sông để nhấn chìm tới ngạt thở. Sau đó, để xé mồi, nó ngoạm chặt miếng thịt rồi xoay người nhiều vòng để dứt thịt ra. Thoạt nhiên, bạn có thể cho rằng điều này thật khó khăn vì không kiếm được điểm tựa, nhưng những con cá sấu thì không phải lo điều đó: ngay khi đánh hơi được mùi máu, năm sáu chú cá sấu cùng bơi đến tỏ ý muốn chia sẻ bữa ăn, và thường thì con mồi bị xé ra thành hàng trăm mảnh nhỏ bởi những bộ hàm to khỏe và cú xoay người mãnh liệt.

Là động vật ăn thịt có máu lạnh, chúng có thể sống nhiều ngày không có thức ăn, và hiếm khi thấy chúng cần thiết tích cực đi săn mồi. Mặc dù có vẻ ngoài chậm chạp, nhưng cá sấu là những kẻ săn mồi thượng hạng trong môi trường của chúng, và người ta còn thấy một số loài cá sấu dám tấn công và giết cả sư tử, động vật móng guốc lớn và thậm chí cả cá mập. Ngoại lệ nổi tiếng là chim choi choi Ai Cập [tên khoa học: Pluvianus aegyptius] là loài có quan hệ cộng sinh, trong đó chim choi choi có thức ăn là các loài ký sinh trùng sinh sống trong miệng cá sấu và cá sấu để cho chim tự do làm việc này. Áp lực của quai hàm cá sấu đạt tới 3000 pao trên một inch vuông [3000 psi, xấp xỉ 144 kPa], so sánh với chỉ 100 psi đối với một con chó to.

Cá sấu đực là những kẻ khá ầm ỹ. Vào mùa sinh sản, chúng phát ra những âm thanh có thể so sánh với động cơ của những chiếc máy bay cỡ nhỏ, âm thanh này có thể lan truyền nhiều km trong làn nước. Chúng thu hút những con cái và tất nhiên, những con đực khác đang đố kị. Rất nhanh chóng, hàng chục con đực khác kéo đến và thi nhau cất lên những lời ca trầm hùng, đôi khi còn làm rung động mặt nước phía trên tấm lưng chúng, khiến nước bắn lên cao một cách đáng kinh nhạc. Tất nhiên, chú sấu nào khỏe hơn sẽ có tiếng ca lớn hơn. Ở môi mỗi con cá sấu đều có một bộ phận cảm nhận những rung động của mặt nước, đối với con cái là để tìm được người chồng ư ý, còn đối với những chàng ca sĩ khác là để đánh giá đối thủ. Nếu cảm thấy kẻ to mồm kia mạnh hơn mình, những con cá sấu sẽ tự rời bỏ cuộc tranh đua, còn nếu không thì trận chiến thực sự giữa những hàm răng sắc nhọn sẽ nổ ra. Các loài cá sấu lớn nhất, cũng là các loài bò sát lớn nhất trên Trái Đất là cá sấu nước mặn, sinh sống ở khu vực miền bắc Úc và trong suốt khu vực Đông Nam Á. Một điều gây nhầm lẫn là ở miền bắc Úc đôi khi người ta gọi cá sấu nước mặn là alligator [cá sấu alligator] trong khi nó không phải là như thế và loài cá sấu nước ngọt nhỏ hơn thì gọi là crocodile [cá sấu]. Điều này có lẽ là do cá sấu nước ngọt có mõm dài nhìn rất giống cá sấu sông Nin thu nhỏ, trong khi cá sấu nước mặn có thể rất giống với cá sấu alligator Mỹ ít nguy hiểm hơn nhiều. Vì thế khi người Úc nói Alligator Rivers để chỉ cá sấu ở vùng lãnh thổ phía bắc thì trên thực tế nó là cá sấu nước mặn. Đây là giải thích cho việc những người Mỹ đôi khi cho rằng cá sấu alligator là những động vật nguy hiểm chứ không phải cá sấu. Cá sấu trong thiên nhiên được bảo vệ ở một số nơi trên thế giới, nhưng chúng cũng được chăn nuôi vì mục đích thương mại, và da của chúng được thuộc làm da cá sấu có chất lượng cao để sản xuất túi, ủng, cặp v.v, trong khi thịt cá sấu được coi là đặc sản đối với những người sành ăn. Các loài có giá trị thương mại chủ yếu là cá sấu nước mặn và cá sấu sông Nin, trong khi con lai của cá sấu nước mặn và cá sấu Xiêm cũng được chăn nuôi trong các trang trại ở châu Á. Việc chăn nuôi đã làm tăng số lượng cá sấu nước mặn ở Úc, do trứng thông thường được thu hoạch từ tự nhiên, vì thế những chủ sở hữu đất đai có động cơ thúc đẩy để bảo tồn môi trường sống của cá sấu.

Cá sấu có lẽ có quan hệ họ hàng gần với chim và khủng long hơn là với tất cả các động vật khác đã được phân loại như là bò sát [mặc dù tất cả các động vật bò sát này được cho là có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn là so với rùa] và có các đặc điểm bất thường đối với các loài bò sát, chẳng hạn như tim có 4 ngăn.

[Trích //vi.wikipedia.org/wiki/Cá_sấu ]

Cá sấu có máu lạnh [hay máu pha] theo mình là do mức độ hoạt động của cá sấu thấp, do đó nhu cầu về oxi của chúng không cao như chim và thú nên máu không cần phải là máu đỏ tươi. Hơn nữa, cá sấu chưa có hệ thống hô hấp [đường ống dẫn khí, cấu tạo phổi, diện tích bề mặt phổi, ...] hoàn thiện như chim và thú nên máu không giàu ôxi cũng là điều dễ hiểu.

Thứ 1 là cho tôi xin lỗi mọi người về sai lầm khá ngớ ngẩn của mình về khoản cá sấu có 3 ngăn và một vách hụt, tôi đã xem lại sách lâu nhưng giờ mới có điều kiện trả lời lại, hóa ra là trừ cá sấu còn lại mới là có 3 ngăn và một vách hụt, tôi vẫn nhớ cái điều đáng ghi nhớ này ở trong ngoặc đơn của phần ghi nhớ.........hihi, xin lỗi mọi người nhé thứ 2 là

Ngoại lệ nổi tiếng là chim choi choi Ai Cập [tên khoa học: Pluvianus aegyptius] là loài có quan hệ cộng sinh, trong đó chim choi choi có thức ăn là các loài ký sinh trùng sinh sống trong miệng cá sấu và cá sấu để cho chim tự do làm việc này

Anh Long ơi, em nghĩ cái quan hệ này là quan hệ hợp tác chứ không phải cộng sinh anh ạ

Quan hệ hợp tác là cả 2 bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết cần cho đời sống của chúng. Còn cộng sinh là 2 bên cùng có lợi nhưng có liên quan chặt chẽ tới đời sống của chúng. Ở đây, kí sinh trùng trong miệng cá sấu là nguồn thức ăn cho chim choi choi. Còn cá sấu cũng đc lợi không nhỏ khi đc chim choi choi vệ sinh cho bộ hàm, nhất sau khi vừa ăn, đc xỉa răng cho thì còn gì dễ chịu bằng.

Hơn nữa, tài liệu này anh trích từ bách khoa toàn thư wikipedia, cho nên từ ngữ dùng ở đây có độ chính xác nhất định.

Em nhớ có đọc ở đâu là cá sấu hơn 30h thì lại mọc răng mới, thế thì răng cũ nó rụng đi chắc phải nhiều lắm lắm.
Chuyện nó mọc răng có đúng ko nhỉ?

Mình nghĩ nó mọc đủ thì thôi chứ sao lại rụng.

Có rụng đi mọc lại đó Thản

//vietsciences1.free.fr/vietscience/docbao/why/nhungkylucloaivat.htm

Động vật nhiều răng nhất

"Cười hở mười cái răng", điều này chỉ đúng với con người. Một con cá sấu chỉ cần "hé miệng cười duyên" cũng để lộ ra 120 chiếc răng. Trong suốt cuộc đời, một con cá sấu có hơn 3.000 chiếc răng, tức là răng của nó rụng đi mọc lại 25 lần. Tuy nhiên, kỷ lục nhiều răng lại thuộc về cá mập khi nó có bộ trang sức gồm 3.000 chiếc răng trắng xóa mà bất kỳ hãng sản xuất kem đánh răng nào cũng phải thèm muốn. Ngay khi một chiếc bị rụng, một chiếc khác chờ sẵn nơi đúng vị trí đó và sẽ mọc ngay. Cứ như vậy, trong suốt cuộc đời, cá mập có 20.000 chiếc răng. Kỷ lục về chiếc răng to và nặng nhất thuộc về loài voi. Trọng lượng của bộ răng sữa của voi cũng nặng tới 4 kg. Còn mỗi chiếc răng hàm dưới của hà mã cũng nặng tới 4 kg. Không nhiều, không to, không nặng như răng cá mập, voi hay hà mã, nhưng răng của loài hải sư lại khiến người ta phải nhớ đến vì nó dài tới 80 cm, bằng chiều cao của một em bé 5 tuổi.

Page 2

Dec 16, 2018

Apr 16, 2018

Sep 13, 2017

May 22, 2017

Page 3

Apr 7, 2017

Dec 23, 2016

Jul 21, 2016

Page 4

Oct 29, 2015

Oct 14, 2015

Mar 23, 2015

Page 5

Page 6

Page 7

Jul 14, 2011

Jun 22, 2011

Page 8

Mar 19, 2011

Mar 13, 2011

Mar 3, 2011

Page 9

Nov 21, 2010

Oct 28, 2010

Page 10

Page 11

Page 12

Page 13

Feb 24, 2010

Feb 19, 2010

Feb 6, 2010

Jan 23, 2010

Page 14

Dec 31, 2009

Dec 16, 2009

Page 15

Oct 29, 2009

Oct 7, 2009

Oct 6, 2009

Sep 9, 2009

Sep 2, 2009

Page 16

Aug 12, 2009

Aug 5, 2009

Jul 20, 2009

Jul 20, 2009

Page 17

May 23, 2009

May 23, 2009

May 10, 2009

May 4, 2009

Apr 28, 2009

  • Nguyễn Trần Nhật Anh
  • Apr 13, 2009

Apr 13, 2009

Page 18

Feb 2, 2009

Jan 24, 2009

Dec 31, 2008

Page 19

Dec 4, 2008

Nov 11, 2008

Oct 7, 2008

Page 20

Aug 30, 2008

Aug 10, 2008

Jul 30, 2008

Jul 28, 2008

Jul 27, 2008

Jul 14, 2008

Jul 14, 2008

Jun 29, 2008

Page 21

May 14, 2008

Jan 14, 2008

Jan 8, 2008

Dec 31, 2007

Dec 25, 2007

Dec 21, 2007

Oct 14, 2007

Sep 30, 2007

Sep 23, 2007

Jul 14, 2007

Page 22

May 9, 2007

May 8, 2007

Apr 6, 2007

Feb 18, 2007

Feb 14, 2007

Page 23

Jan 29, 2007

Jan 22, 2007

Jan 6, 2007

Jan 2, 2007

Dec 18, 2006

Dec 14, 2006

Page 24

Sep 8, 2006

Aug 24, 2006

Aug 10, 2006

Jun 27, 2006

Page 25

Jun 5, 2006

May 24, 2006

May 10, 2006

Page 26

Feb 7, 2006

Jan 26, 2006

Dec 29, 2005

Dec 19, 2005

Dec 10, 2005

Nov 10, 2005

Oct 7, 2005

Sep 22, 2005

Sep 14, 2005

Jul 29, 2005

Video liên quan

Chủ Đề